1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác dụng của tinh dầu tràm trà

17 1,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

Các loài tràm hiện có ở Việt Nam là Tràm cajuput (Melaleuca cajuputi), Tràm năm gân (M. quinquenervia) và Tràm trà (M. alternifolia), trong đó Tràm cajuput là loài nguyên sản ở Việt Nam, Tràm năm gân và Tràm trà là những loài mới nhập trong những năm gần đây và có nhiều triển vọng sản xuất tinh dầu. Đây cũng là những loài tràm được nhiều nước gây trồng và có tinh dầu được bán nhiều nhất trên thế giới

CHUYÊN ĐỀ: TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TINH DẦU TRÀM TRÀ VÀ TRÀM CAJETPUT 1. Mở đầu Các loài tràm hiện có ở Việt Nam là Tràm cajuput (Melaleuca cajuputi), Tràm năm gân (M. quinquenervia) và Tràm trà (M. alternifolia), trong đó Tràm cajuput là loài nguyên sản ở Việt Nam, Tràm năm gân và Tràm trà là những loài mới nhập trong những năm gần đây và có nhiều triển vọng sản xuất tinh dầu. Đây cũng là những loài tràm được nhiều nước gây trồng và có tinh dầu được bán nhiều nhất trên thế giới. Tràm trà (Melaleuca alternifolia Maiden & E. Betche ex Cheel) là một trong những loài cây chính để sản xuất tinh dầu ở Australia và một số nước trên thế giới, là loài cây gỗ nhỏ đến gỗ nhỡ, có phân bố tự nhiên chủ yếu tại 28o54' đến 31o23' vĩ độ Nam ở bang New South Wales (NSW) của Australia. Tinh dầu tràm trà được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu, nước súc miệng, trị một số bệnh ngoài da, chữa viêm xoang, bảo quản lương thực, v.v. Tinh dầu tràm trà gồm hai nhóm chính là (i). Nhóm giàu là terpinen-4-ol , (ii). Nhóm giàu 1,8-cineole. Hiện nay ở Australia mới sản xuất tinh dầu giàu terpinen-4-ol, còn ở nước ta đang nghiên cứu chọn giống theo cả hai hướng là giàu terpinen-4-ol và giàu 1,8-cineole (có thể đạt tỷ lệ 72-74%). Tràm năm gân (M. quinquenervia (Cav.). S.T. Blacke) là loài cây gỗ nhỡ, có phân bố tự nhiên ở vĩ độ 8o21' đến 33o52' Nam, tại Papua New Guinea, đến ven biển Australia. Đây là loài được nhập vào nước ta từ đầu những năm 1990, có sinh trưởng nhanh hơn các xuất xư Tràm cajuput của ta (Lê Đình Khả và cs. 2003), đã bước đầu được chọn giống theo hướng giàu 1,8-cineole (Phùng Cầm Thạch và cs., 2000). Hiện đang được trồng khảo nghiệm tại Thạnh Hóa (Long An), Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) và Ba Vì (Hà Nội) và đã chọn được một số giống có hàm lượng tinh dầu 1,4-1,8% (gấp đôi Tràm gió của ta), có tỷ lệ 1,8-cineole cao hơn 65% (trong khi Tràm gió của ta chỉ có tỷ lệ 1,8-cineole thường chỉ 15-50%, ít khi đạt 50-60%). Tràm cajuput (M. cajuputi Powell) là loài cây bụi nhỏ, cây bụi và cây gỗ nhỡ, có phân bố tự nhiên ở nhiều vùng ven biển đến các tỉnh vùng trung du như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc (Nguyễn Việt Cường và cs. 2008). Đây cũng là một trong những loài được dùng để sản xuất tinh dầu giàu 1,8-cineole. Tuy vây, các nghiên cứu gần đây cho thấy ở Việt Nam loài này cũng gồm hai nhóm là: (i). Nhóm giàu 1,8-cineole là Tràm gió (M. cajuputi subsp. cajuputi) tỷ lệ 1,8-cineole có thể 30-70%), có phân bố ở Việt Nam, Indonesia. (ii).Nhóm Tràm cừ (M. cajuputi subsp. cumingiana) tỷ lệ 1,8-cineole chi ở dạng vết đến 0,7%, có phân bố ở Việt Nam và Thái Land (Brophy and Doran, 1996). Ở nước ta Tràm trà được nhập từ Australia năm 1986 tại Trạm Dược liệu Văn Điển. Sau này, Tràm trà được trồng thử tại Trung tâm giống Nông lâm nghiệp Phú Yên và tại Trạm thí nghiệm Thạnh Hóa (Long An) của Phân viện lâm nghiệp miền Nam. Từ 2005 đến nay, Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản đã tiến hành nghiên cứu chọn giống Tràm trà có hàm lượng tinh dầu cao để lấy tinh dầu theo cả 2 hướng giàu terpinel-4-ol lẫn giàu 1,8-cineole. Đánh giá hàm lượng tinh dầu từ khảo nghiệm xuất xứ Tràm trà, Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) và Tràm cajuput (M. cajuputi) trong giai đoạn 2005-2008 tại Ba Vì, cũng như các khảo nghiệm giống đến năm 2011 đã thấy Tràm trà tuy có sinh trưởng chậm, trên đất đồi, song sinh trưởng nhanh trên đất có độ phì cao, có hàm lượng tinh dầu cao (loại giàu 1,8-cieole là 2,25-3,28%; các dòng vô tính có thể đạt 3,87-3,96% với tỷ lệ 1,8-cineole 74,26- 78,17%; loại giàu terpinen-4-ol có hàm lượng tinh dầu 2,08-2,39% với tỷ lệ terpinen- 4-ol 42,2-51,83% (Lê Đình Khả và cs. 2011); Tràm năm gân có tỷ lệ tinh dầu 0,42- 1,86%,với tỷ lệ 1,8-cineole của các giống được chọn đều hơn 65%, một số dòng vô tính có thể đạt 73,82%; Tràm gió cajuput của ta là nhóm cây có sinh trưởng chậm lại có hàm lượng tinh dầu chỉ ở mức 0,14-0,95% với tỷ lệ 1,8-cineole 15-60% (Lê Đình Khả và cs. 2008). Tinh dầu tràm gồm hàng chục các hợp chất khác nhau, trong đó có hai nhóm chính là nhóm giàu terpinen-4-ol được gọi là tinh dầu tràm trà (tea tree oil), và nhóm giàu cineole được gọi là tinh dầu cajeput (cajeput oil), tên gọi chung cho các loại tinh dầu giàu 1,8-cineole được sản xuất từ các loài tràm như M. cajuput, M. quinquenervia và M. alternifolia (Khan et al. 2010). Ngoài ra, tinh dầu Tràm năm gân được sản xuất từ Papua New Guinea còn có tên Niaoli oil (loại tinh dầu đang được sản xuất nhiều ở Madagasca, có giá bán cao gần gấp đôi tinh dầu cajeput sản xuất từ Tràm cajeput), đôi khi Niaoli oil cũng là tên goi cho loại tinh dầu giàu nerolidol. Để có cái nhìn đầy đủ về giá trị sử dụng của các loại tinh dầu tràm, chuyên đề này giới thiệu tác dụng sinh học của 2 nhóm tinh dầu chính là giàu terpinen-4-ol và giàu 1,8-cineole Hai nhóm tinh dầu giàu 1,8-cineole và giàu terpinen-4-ol đều được chưng cất theo phương pháp lôi cuốn hơi nước (Deutscher Arzneimittel-Codex, 1996, AS 2782– 1997, ISO 4730-1996). 2. Tinh dầu tràm và tác dụng sinh học của tinh dầu tràm 2.1. Một số đặc điểm của tinh dầu tràm trà và tràm cajuput 2.2.1. Tính chất hóa lý (cho cả 2 loại tinh dầu) Mùi đặc trưng. Chỉ số khúc xạ: 1,475-1,482. Độ quay cực: +5° đến +15°. Khối lượng riêng : 885-906 kg/m3. Chỉ số khúc xạ: 1.475-1.482. Nhiệt độ sôi: xấp xỉ 176°C. Độ hòa tan trong cồn: hòa tan trong hai lần thể tích của ethanol 85% tại 20°C (Deutscher Arzneimittel-Codex, Suppl. 8. Stuttgart, Govi-Verlag, 1996, AS 2782, 1997, ISO 4730, 1996) 2.2.2. Thành phần hóa học (cho cả hai loại tinh dầu) - Tinh dầu tràm trà Thành phần hóa học của tinh dầu tràm trà bao gồm các terpene hydrocarbon, chủ yếu là monoterpene, sesquiterpene và các dẫn chất alcol của chúng. Brophy và cs. đã khảo sát trên 800 mẫu tinh dầu tràm trà bằng sắc ký khí khối phổ cho thấy có gần 100 thành phần ở các tỷ lệ khác nhau (Brophy JJ et al. 1989). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là terpinen-4-ol (29-45%), γ-terpinene (10-28%), α-terpinene (2,7-13,0%) và 1,8-cineole (4,5-16,5%). Monoterpene (1-5%) bao gồm α-pinen, limonene, p-cymene và terpinolene (Brophy JJ et al. 1989; Guenther E.1968; Southwell I et al. 1999; Swords G et al. 1978; . Verghese et al. 1996). Terpinen-4-ol Tiêu chuẩn tinh dầu tràm trà của Australia quy định hàm lượng terpinen-4-ol không ít hơn 30% (hiện nay có giống đã đat hơn 43% terpinen-4-ol), 1,8-cineole không quá 15% (AS 2782, 1997), limonene không quá 1,5% (ISO 4770-2004). Tinh dầu phải có không ít hơn 3,5% sabine, 1-6% α-terpinene; 10-28% γ-terpinene; 0,5- 12,0% p-cymene và 1,5- 8,0% α-terpineol (Deutscher Arzneimittel-Codex, Suppl. 8. Stuttgart, Govi-Verlag, 1996, AS 2782, 1997, ISO 4730, 1996). - Tinh dầu tràm cajuput Thành phần hóa học của tinh dầu cajuput bao gồm hydrocarbons, alcohols, aldehydes, ketones, carboxylic acid, ether và ester. Thành phần hóa học chính là các monoterpen trong đó chủ yếu là 1,8-cineole (eucalyptol) so với hàm lượng các chất trong tinh dầu. Tùy thuộc vào các phân loài và đặc điểm địa lý của vùng trồng mà có thành phần hóa học khác nhau giữa 3 phân loài là M. cajuputi subsp cajuputi; M. cajuputi subsp. cumingiana (Turczaninow) Barlow và M. cajuputi subsp. platyphylla Barlow (Ekundayo et al. 1987). Tinh dầu tràm thương mại chủ yếu từ subsp cajuputi luôn có chứa một lượng đáng kể 1,8-cineole (3-60%), sesquiterpene alcohols globulol (vết–9%), viridiflorol (vết–16%) và spathulenol (vết–30% spathulenol (vết -30%). Các hợp chất khác như limonene (vết –5%), ß-caryophyllene (vết–4%), humulene (vết –2%), viridiflorene (0.5–9%), α-terpineol (1–8%), a- and ß-selinene (0–3%) và caryophyllene oxide (vết– 7%).Trong tinh dầu loại này không xuất hiện ete thơm. Hàm lượng tinh dầu chiếm từ 0.4% đến 1.2% trọng lượng tươi Tinh dầu của subsp. cumingiana có sự biến đổi cao về tính chất . Các thành phần chính được công bố trong tinh dầu trồng ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam là (không có hoặc hàm lượng 1 ,8-cineole thấp) bao gồm γ-terpinene (0- 19%), terpinolene (0-22%), các hydrocarbon α-pinen (1-10%), α-thujene (0-8%), α- phellandrene (vết -2%), α-terpinene (0-3%), limonene (vết -3%) và p-cymeme (0 - 12%) cũng như ether 1,8-cineole (0-6%). Monoterpenes oxy hóa gồm terpinen-4-ol (0-6%) và α-tecpineol (vết-3%). Sesquiterpene chính phát hiện trong dầu là α và γ- eudesmol (0-2%), caryophyllene oxit (0-7%), α, ß-selinene (0 - 4%), viridiflorene (0- 3%), humulene (4-14%), aromadendrene (0-5%) và beta-caryophyllene (7-44%). Chỉ có một lượng nhỏ (2%) ete thơm cajeputol trong dầu từ Thái Lan và Việt Nam nhưng trong dầu từ Kalimantan, Indonesia và Malaysia tỷ lệ lớn hơn nhiều (18%). Sản lượng dầu khoảng từ 0,3% đến 0,5% (w / w%, trọng lượng tươi). Hai báo cáo riêng biệt của các thành phần của dầu tràm từ tỉnh Long An của Việt Nam (Todorova et Ognyanov. 1988; Motl et al 1990) cho thấy dầu thương mại điển hình với 1,8 - cineole (41-48%) cùng với số lượng nhỏ hơn của α-tecpineol và thành phần khác chủ yếu là monoterpenoid Trong tinh dầu M. cajuputi subsp. platyphylla bao gồm hai loại: Loại một chứa α-pinene (34–73%), 1,8-cineole (0.2–3%), γ-terpinene (vết–2%), p-cymene (vết–1%), terpinolene (vết–1%), ß-caryophyllene (2–14%), aromadendrene (1–9%), humulene (1–7%), viridiflorene (trace–3%), caryophyllene oxide (vết–2%), globulol (vết–6%), viridiflorol (vết–2%), spathulenol (vết–3%) và không có dầu cajeputol. Sản lượng dầu loại này 0.1–0.4% (w/w%, trọng lượng tươi). Loại thứ hai được công bố gần đây trên trên trang web Papua New Guinea (Brophy and Doran 1997), có chứa ß- triketone, platyphyllol (21–80%), và cajeputol (0.6–51%). Sản lượng của tinh dầu là 0.2% to 0.6% (w/w%, trọng lượng tươi). 2.2. Tác dụng sinh học của tinh dầu giàu terpinen-4-ol (tinh dầu Tràm trà) 2.2.1. Tác dụng kháng khuẩn Tác dụng kháng khuẩn là tác dụng đáng chú ý nhất của tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà ức chế sự phát triển của Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton rubrum, Microsporum canis, Malassezia furfur, Cryptococcus neoformans, Pityrospermum ovale và Trichosporon cutaneum với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 1,1-2,2mg/ml) (Concha J.M. et al. 1998; Hammer KA et al. 1998; Nenoff P et al. 1996; Viollon C et al. 1994; Williams LR et al.1997). Ngoài ra, khi thử nghiệm trên các vi khuẩn kháng kháng sinh như Escherichia coli, Enterococcus faecium kháng vancomycin và Staphylococcus aureus kháng metacillin, tinh dầu tràm trà cũng thể hiện tác dụng ức chế đáng chú ý (Nelson RRS.1997). Một số thành phần hóa học có trong tinh dầu như linalool, terpinen-4-ol, α- tecpineol, α-terpinene, terpinolene và 1,8-cineole, ức chế sự phát triển (in vitro) của nhiều loại vi sinh vật, bao gồm cả Candida albicans, Escherichia coli và Staphylococcus aureus (MIC 0,06-0,50% v/v) (Carson C.F et al. 1995). Thử nghiệm trên 32 chủng Propionibacterium acnes, tinh dầu tràm trà nhạy cảm với tất cả các chủng với MIC là 0,25% cho năm dòng và 0,50% cho các dòng khác (Carson C.F. et al. 1994) Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Staphylococcus aureus (DMST 8840) (MIC 0,064-0,512 mg/ml; MBC 0,128-0,512 mg/ml), Vibrio cholerae (DMST 15778) và Bacillus cereus (TISTR 687) (Udomlak Sukatta et al. 2011) Bảng 1. Số liệu về tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà (Carson C.F et al. 2006) Loại vi khuẩn % (vol/vol) MIC MBC Acinetobacter baumannii 1 1 Actinomyces viscosus 0,6 >0,6 Actinomyces spp. 1 1 Bacillus cereus 0,3 Bacteroides spp. 0,06-0,5 0,06-0,12 Corynebacterium sp. 0,2-2 2 Enterococcus faecalis 0,5->8 >8 E. faecium (vancomycin resistant) 0,5-1 0,5-1 Escherichia coli 0,08-2 0,25-4 Fusobacterium nucleatum 0,6->0,6 0,25 Klebsiella pneumoniae 0,25-0,3 0,25 Lactobacillus spp. 1-2 2 Micrococcus luteus 0,06-0,5 0,25-6 Peptostreptococcus anaerobius 0,2-0,25 0,03->0,6 Porphyromonas endodentalis 0,025-0,1 0,025-0,1 P. gingivalis 0,11-0,25 0,13->0,6 Prevotella spp. 0,03-0,25 0,03 Prevotella intermedia 0,003-0,1 0,003-0,1 Propionibacterium acnes 0,05-0,63 0,5 Proteus vulgaris 0,08-2 4 Pseudomonas aeruginosa 1-8 2->8 Staphylococcus aureus 0,5-1,25 1-2 S. aureus (methicillin resistant) 0,04-0,35 0,5 Loại vi khuẩn % (vol/vol) MIC MBC S. epidermidis 0,45-1,25 4 S. hominis 0,5 4 Streptococcus pyogenes 0,12-2 0,25-4 Veillonella spp. 0,016-1 0,03-1 MIC: nồng độ ức chế tối thiểu; MBC: nồng độ diệt khuẩn tối thiểu 2.2.2. Tác dụng kháng nấm Tinh dầu tràm trà được chứng minh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm và ảnh hưởng đến quá trình hình thành bào tử. Theo đó tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng Candida albicans, các men, nấm trên da và các nấm sợi khác. Mặc dù phương pháp thử nghiệm khác nhau, nồng độ ức chế tối thiểu thường dao động từ 0,03 và 0,5%, và nồng độ diệt nấm thường dao động trong khoảng từ 0,12 đến 2%. Tinh dầu tràm trà cũng ức chế sự phát triển (in vitro) của một loạt các loại Streptomyces (MIC 0,04-0,50%) (Carson C.F et al. 1995; Carson C.F et al. 1996 ; Carson C.F et al. 1995 , Chan C.H et al. 1998) Tinh dầu tràm trà chưng cất từ cây di thực vào Thái Lan cũng có tác dụng kháng nấm cao đối với Chaetomium globosum (TISTR 3093) và ức chế một phần sự phát triển của Curvularia lunata (TISTR 3289), Aspergillus flavus (TISTR 3366), Aspergillus niger (TISTR 3245) và Penicillium sp. (TISTR 3046) (Udomlak Sukatta et al. 2011) Bảng 2. Số liệu về tác dụng kháng nấm của tinh dầu tràm trà (Carson C.F et al. 2006) Loại nấm % (vol/vol) MIC MFC Alternaria spp. 0,016-0,12 0,06-2 Aspergillus flavus 0,31-0,7 2-4 A. fumigatus 0,06->2 1-2 A. niger 0,016-0,4 2-8 Blastoschizomyces capitatus 0,25 Candida albicans 0,06-8 0,12-1 C. glabrata 0,03-8 0,12-0,5 C. parapsilosis 0,03-0,5 0,12-0,5 C. tropicalis 0,12-2 0,25-0,5 Cladosporium spp. 0,008-0,12 0,12-4 Cryptococcus neoformans 0,015-0,06 Epidermophyton flocossum 0,008-0,7 0,12-0,25 Fusarium spp. 0,008-0,25 0,25-2 Malassezia furfur 0,03-0,12 0,5-1,0 M. sympodialis 0,016-0,12 0,06-0,12 Microsporum canis 0,03-0,5 0,25-0,5 M. gypseum 0,016-0,25 0,25-0,5 Loại nấm % (vol/vol) MIC MFC Penicillium spp. 0,03-0,06 0,5-2 Rhodotorula rubra 0,06 0,5 Saccharomyces cerevisiae 0,25 0,5 Trichophyton mentagrophytes 0,11-0,44 0,25-0,5 T. rubrum 0,03-0,6 0,25-1 T. tonsurans 0,004-0,016 0,12-0,5 Trichosporon spp. 0,12-0,22 0,12 MIC: nồng độ ức chế tối thiểu; MFC: nồng độ diệt nấm tối thiểu 2.2.3. Tác dụng kháng virus Tinh dầu tràm trà có khả năng chống lại virus khảm thuốc lá, virus herpes simplex (HSV). Ảnh hưởng của tinh dầu tràm trên HSV đã được Schnitzler và cs. nghiên cứu bằng cách ủ virus với các nồng độ tinh dầu khác nhau và dùng các virus đã được xử lý này để gây nhiễm tế bào. Sau 4 ngày, đếm và so sánh số lượng mảng bám hình thành ở mẫu thử so với mẫu đối chứng. Theo đó, nồng độ tinh dầu ức chế 50% sự hình thành mảng bám là 0,0009% cho HSV type 1 (HSV-1) và 0,0008% cho HSV-2. Ngoài ra, dùng tinh dầu tràm trà ở các giai đoạn khác nhau trong chu trình sao chép virus, tinh dầu đã được chứng minh là có ảnh hưởng lớn nhất trên virus tự do (trước khi lây nhiễm sang tế bào), mặc dù khi dùng trong giai đoạn bám hút cũng thấy làm giảm nhẹ sự hình thành mảng bám (Schnitzler et al. 2001). Một nghiên cứu khác đánh giá hoạt tính chống HSV-1 trong tế bào Vero của 12 loại tinh dầu, trong đó có tinh dầu tràm trà. Một lần nữa, tinh dầu tràm trà cho thấy có hoạt tính kháng virus mạnh nhất trên virus tự do, ức chế hoàn toàn sự hình thành mảng bám với 1% tinh dầu và làm giảm hình thành mảng bám khoảng 10% với 0,1% tinh dầu (Minami et al. 2003). 2.2.4. Tác dụng chống nguyên sinh bào Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng nguyên sinh bào, làm giảm 50% sự tăng trưởng của Leishmania major và Trypanosoma brucei tương ứng ở nồng độ 403 mg/ml và 0,5 mg/ml. Terpinen-4-ol được chứng minh là thành phần chính gây ra tác dụng này. Trong một nghiên cứu khác, ở nồng độ 300 mg/ml, tinh dầu tràm trà có khả năng diệt tất cả các tế bào Trichomonas vaginalis (Viollon et al. 1996) 2.2.5. Tác dụng chống viêm Tinh dầu tràm trà có ảnh hưởng đến một loạt các đáp ứng miễn dịch cả in vitro và in vivo. Các thành phần tan trong nước của tinh dầu tràm trà có thể ức chế khoảng 50% sự sản sinh các chất trung gian của quá trình viêm gây bởi lipopolysaccharid như TNF-α, IL-1β và IL-10 ở tế bào bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi người và khoảng 30% prostaglandin E2 sau 40 giờ. Trong số các thành phần chính của tinh dầu tràm trà là terpinen-4-ol, α-tecpineol, và 1,8-cineol, chỉ có terpinen-4-ol có thể làm giảm sự sản xuất TNF-α, IL-1β, IL-8, IL-10 và prostaglandin E2 gây bởi lipopolysaccharid [36]. Phần tan trong nước của tinh dầu tràm trà là terpinen-4-ol và α-tecpineol còn ức chế sự sản sinh superoxyd ở bạch cầu đơn nhân gây bởi kháng nguyên nhưng không gây tác dụng đối với bạch cầu trung tính (Brand C. et al. 2001). Các nghiên cứu này xác nhận cơ chế chống viêm của tinh dầu tràm trà in vivo, khi bôi tại chỗ đã làm giảm phù ở pha ly tâm của đáp ứng mẫn cảm do tiếp xúc ở chuột nhắt trắng. Chính terpinen-4-ol và α-tecpineol là thành phần chính gây ra tác dụng này (Brand C. et al. 2002). 2.2.6. Tác dụng chống ung thư Năm 2010, Greay SJ và cộng sự đã thử nghiệm về khả năng chống ung thư (in vitro) của tinh dầu tràm trà và terpinen-4-ol trên hai dòng tế bào ung thư chuột là u trung biểu mô (AE17) và u hắc sắc tố (B16) trong thử nghiệm MTT đánh giá khả năng sống sót của hai dòng tế bào ung thư trên và nguyên bào sợi. Kết quả nhận được cho thấy tinh dầu tràm trà và terpinen-4-ol ức chế có ý nghĩa sự phát triển của hai dòng tế bào ung thư chuột với liều gây độc tế bào của tinh dầu tràm trà và terpinen-4- ol thấp hơn đáng kể so với nguyên bào sợi. Ngoài ra, tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư của tinh dầu tràm trà và terpinen-4-ol có được là do nó gây ngừng chu kỳ tế bào ở giai đoạn G1 (Greay S.J et al. 2010). Thử nghiệm bôi chế phẩm 10% tinh dầu tràm trà trong DMSO 4 lần/ngày trong 10 ngày đã làm chậm phát triển u trung biểu mô AE17 và u hắc sắc tố B16-F10 dưới da ở chuột nhắt trắng. Tác dụng chống khối u của tinh dầu 10% đi kèm với kích ứng da như các chất hóa trị liệu bôi ngoài da khác, nhưng chóng qua và hết hoàn toàn (Greay S.J et al. 2010). Theo nghiên cứu mới nhất của Chieh-Shan Wu và cs., terpinen-4-ol còn có tác dụng gây độc đối với các tế bào ung thư phổi tế bào lớn người trong một thử nghiệm MTT, gây chết tế bào theo chương trình, làm tăng số lượng sub-G1 và kết dính annexin-V, kích hoạt capase 9 và 3, phân cắt polyme poly(ADPribose) (PARP) ở tế bào A549 và CL1-0. Terpinen-4-ol làm tăng tỷ lệ Bax/Bcl-2, giảm XIAP (một thành viên của họ protein IAP) và survivin. Đáng chú ý, terpinen-4-ol có thể làm tăng mức p53 trong tế bào A549 và CL1-0, điều này chứng minh rằng sự chết tế bào theo chương trình do terpinen-4-ol là phụ thuộc p53 (Chieh-ShanWu et al. 2012). 2.2.7. Độc tính Độc tính cấp đường uống của tinh dầu tràm trà đã được thử nghiệm trên chuột. LD50 đường uống là 1,9g/kg thể trọng chuột nhắt trắng (liều gây chết từ 1,4-2,7 g/kg) (Altman PM et al.1989; Carson CF et al. 1998; Seawright A. et al 1993). Các dấu hiệu của ngộ độc nặng là tiêu chảy, suy hô hấp và hôn mê (Carson C.F et al. 1995; Elliott C. et al. 1993; Hart et al. 2000; Seawright A. et al. 1993) Khi dùng bôi trên da, liều gây chết trung bình (LD50) của tinh dầu tràm trà trên da ở thỏ là > 5,0 mg/kg thể trọng. Liều 5,0mg/kg gây chết hai trong số 10 con thỏ được thử nghiệm (Carson CF et al. 1998). Một vài trường hợp ngộ độc sau khi bôi dầu với liều cao cho chó và mèo đã được công bố. Các triệu chứng bao gồm ức chế thần kinh trung ương, yếu, không phối hợp và sang chấn cơ đã được phục hồi trong vòng 2-3 ngày sau khi điều trị hỗ trợ (Villar D et al. 1994). 2.2.8. Nghiên cứu trên lâm sàng Tinh dầu tràm được coi là một phương thuốc tốt để điều trị triệu chứng rối loạn về da thông thường như mụn trứng cá, eczema; nhiễm trùng da như mụn rộp, các vết thương, mụn cóc, bỏng, côn trùng cắn và bệnh nấm móng tay, bệnh nấm da bàn chân, mồ hôi chân, nhọt, nấm onychia (onychomycosis) (Bassett I.B. et al. 1990; Belaiche P. et al. 1988; Blackwell A.L et al. 1991; Buck et al. 1994; Carson C.F. et al. 1994; De Groot A.C. et al. 1992; Feinblatt H.M et al. 1960; Pena EF. et al. 1962; Tong et al. 1992; Walker M. et al. 1972). Các bệnh khác là cảm lạnh, đau họng, nhiễm trùng nướu, bệnh trĩ , bệnh nhiễm trùng âm đạo, viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis, Candida albicans, viêm bàng quang và viêm cổ tử cung (Bassett I.B. et al. 1990; Brophy JJ et al. 1989; Guenther E. et al. 1968; document WHO/FSF/FOS/97.7; Swords G et al. 1978; Verghese et al. 1996). - Trị mụn trứng cá: Một trong những nghiên cứu lâm sàng đầu tiên đánh giá hiệu quả của tinh dầu tràm trà 5% trong điều trị mụn trứng cá bằng cách so sánh nó với benzoyl peroxyd 5%. Nghiên cứu cho thấy rằng cả hai phương pháp điều trị đều làm giảm số lượng tổn thương viêm sau 3 tháng điều trị hàng ngày (P <0,001), mặc dù ban đầu tác dụng của gel có chứa tinh dầu chậm hơn so với gel có chứa benzoyl peroxyd nhưng bệnh nhân điều trị với gel có chứa tinh dầu tràm trà làm giảm tỉ lệ ngứa và khô, ít tác dụng phụ hơn so với điều trị bằng gel có chứa benzoyl peroxyd. (Bassett I.B. et al. 1990) - - Trị ung nhọt: Hiệu quả trị mụn của tinh dầu được đánh giá qua một nghiên cứu trên 35 bệnh nhân bị mụn nhọt ở nách, lưng, tai, mặt, cẳng tay, cổ và da đầu. Các mụn nhọt sau khi được rửa sạch, bôi dầu hai hoặc ba lần mỗi ngày. Trong nhóm được điều trị với tinh dầu, chỉ có một nhọt đòi hỏi phải mổ, trong 15 bệnh nhân, các mụn nhọt đã được chữa khỏi hoàn toàn sau 8 ngày điều trị và có ba bệnh nhân tạm thời bị nhức vì mụn lên ngòi. Trong nhóm không được điều trị có 5 trong số 10 bệnh nhân đòi hỏi phải mổ và chỗ bị mụn nhọt xuất hiện lại sau 8 ngày (Feinblatt H.M et al. 1960). - - Trị nấm và viêm da chân, móng: Một thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của một loại kem có chứa hoặc 10% tinh dầu tràm trà, tolnaftate 1% hoặc giả dược trên 104 bệnh nhân bị bệnh nấm da bàn chân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes và Epidermophyton floccosum. Sau khi sử dụng kem hai lần mỗi ngày trong 4 tuần, 30% bệnh nhân được điều trị bằng dầu, 85% bệnh nhân được điều trị bằng tolnaftate và 21% bệnh nhân được điều trị bằng giả dược cho kết quả âm tính (P <0,001). Cả hai nhóm điều trị bằng dầu và nhóm tolnaftate đã cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng của viêm, lan rộng, ngứa và cảm giác nóng rát so với nhóm dùng giả dược (P <0,001) (Tong et al. 1992). Một nghiên cứu khác đánh giá hiệu quả của ba sản phẩm trong điều trị 60 bệnh nhân với bệnh nấm da bàn chân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum cũng như các bệnh khác như ra mồ hôi chân, viêm chai chân , sưng tấy, vết nứt và nấm móng chân. Tám bệnh nhân được điều trị với 100% tinh dầu, 40% bệnh nhân được điều trị bằng nhũ dịch 40% tinh dầu trong isopropyl 13% và 12% đã được điều trị với cao thuốc mỡ có chứa 8% tinh dầu, hai lần mỗi ngày trong 3 tuần đến 4 năm. Dầu 100% được đánh giá là hiệu quả trong điều trị viêm móng chân, nhũ dịch 40% làm giảm các triệu chứng mùi mồ hôi chân, viêm chai chân và sưng tấy, thuốc mỡ 8% có hiệu quả trong điều trị triệu chứng của bệnh nấm da bàn chân do T. mentagrophytes và Epidermophyton floccosum, nhưng ít hiệu quả đối với T. rubrum (Walker M. et al. 1972). - Một thử nghiệm đánh giá hiệu quả của dầu tràm trà 100% hoặc clotrimazole 1% trong điều trị 117 bệnh nhân bị viêm vùng dưới móng chân. Các bệnh nhân được sử dụng hai lần mỗi ngày trong 6 tháng và đánh giá lâm sàng ở các tháng 0, 1, 3 và 6. Sau 3 tháng, khoảng 50% bệnh nhân mỗi nhóm đều có tiến triển. Sau 6 tháng, đánh giá lâm sàng cho thấy mức độ khỏi một phần hoặc hoàn toàn trong khoảng 60% bệnh nhân của mỗi nhóm (Buck et al. 1994). - - Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung: dung dịch 40% tinh dầu tràm trà trong isopropyl 13% cho thấy tác dụng trong việc điều trị viêm cổ tử cung do Trichomonas vaginalis hoặc viêm âm đạo do Candida albicans ở 130 phụ nữ. Theo đó 20% phụ nữ được chữa lành viêm cổ tử cung do Trichomonas vaginalis sau bốn lần điều trị hàng tuần (Pena EF et al. 1962). Trong một nghiên cứu khác, 28 phụ nữ bị viêm âm đạo do Candida albicans được điều trị bằng thuốc phụ khoa có chứa 0,2 g dầu tràm trà trong 90 ngày. Sau 30 ngày điều trị, 24 bệnh nhân đã không còn các triệu chứng như ra khí hư, huyết trắng và cảm giác nóng và 21 bệnh nhân không còn Candida albicans (Belaiche P. et al. 1988) - - Viêm bọng đái: Một thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của dầu tràm trà so với giả dược trong việc điều trị cho 26 phụ nữ bị viêm bàng quang mạn tính. Bệnh nhân được uống 8mg dầu mỗi ngày trong 6 tháng. Sau khi điều trị, 54% phụ nữ được điều trị bằng tinh dầu không còn các triệu chứng viêm bàng quang, trong khi đó chỉ có 15% ở nhóm dùng giả dược hết triệu chứng (Belaiche P. et al. 1988) - Số liệu từ một số nghiên cứu lâm sàng gần đây được tóm tắt trong bảng 3 (Carson C.F et al. 2006). Hầu hết các thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trial - RCT) mù đôi, nhưng mùi đặc trưng của tinh dầu tràm trà không tránh được bệnh nhân biết nên trong một số thử nghiệm chỉ có người khảo sát được coi là không biết (investigator blinded). - Bảng 3. Các kết quả lâm sàng được ghi nhận khi điều trị một số bệnh với tinh dầu tràm trà (TDTT) Số lượng bệnh nhân Phương pháp nghiên cứu Nhóm điều trị (số bệnh nhân được đánh giá) Thời gian chỉ định Kết quả Tác dụng ngoại ý Tài liệu tham khảo 18 bệnh nhân tái phát rộp môi herpes (mụn rộp) RCT, investigator blinded b Gel 6% TDTT (9), gel giả dược (9) 5 lần /ngày Thời gian trung bình để chữa lành vết rộp là 9 ngày đối với TDTT và 12,5 ngày đối với giả dược (không có ý nghĩa) 1 trong nhóm TDTT (không nêu rõ triệu chứng) Carson, C.F et al. 2001 126 bệnh nhân bị gàu ở mức độ nhẹ đến trung bình RCT, investigator blinded b dầu gội đầu 5% TDTT (63), dầu gội đầu giả dược (62) hàng ngày, trong suốt 4 tuần Toàn bộ số điểm da đầu tổn thương cải thiện đáng kể trong nhóm TDTT (41,2%) so với nhóm dùng giả dược (11,2%) (P <0,001) 3 (5%) nhóm TDTT , 8 (13%) trong nhóm giả dược (ví dụ, bỏng nhẹ, châm chích, ngứa) Nenoff P et al. 1996 117 bệnh nhân nhiễm nấm onychomycosis RCT, mù đôi 100% TDTT (64), 1% clotrimazole (53) Hai lần mỗi ngày cho 6 tháng Khỏi hoàn toàn hoặc một phần ở 60% dùng TDTT và 61% bệnh nhân dùng clotrimazole sau 6 tháng điều trị (P> 0,05) 5 (7,8%) nhóm TDTT, 3 (5,7%) trong nhóm clotrimazole (ban đỏ, kích ứng, phù nề) Buck et al. 1994 60 bệnh nhân ngoại trú với chẩn đoán lâm sàng nhiễm nấm onychomycosis RCT, mù đôi kem chứa 2% butenafine hydrochloride và 5% TDTT (40), kem chứa 5% TDTT (20) 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần Chữa được 80% bệnh nhân nhóm butenafine + TDTT và 0% nhóm TDTT (P <0,0001) 4 (10%) trong nhóm butenafine + TDTT (viêm nhẹ) Syed et al. 1999 Số lượng bệnh nhân Phương pháp nghiên cứu Nhóm điều trị (số bệnh nhân được đánh giá) Thời gian chỉ định Kết quả Tác dụng ngoại ý Tài liệu tham khảo 13 bệnh nhân AIDS và nhiễm nấm miệng candida kháng fluconazole Theo loạt ca bệnh Dung dịch uống tinh dầu tràm (15 ml) (12) 4 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần Tỷ lệ có đáp ứng lâm sàng là 67% sau 4 tuần (chữa được ở 2 bệnh nhân, cải thiện ở 6 bệnh nhân, không có đáp ứng ở 4 bệnh nhân, xấu hơn ở 1 bệnh nhân) không Jandourek et al. 1998 27 bệnh nhân AIDS và nhiễm nấm miệng candida kháng fluconazole Thử nghiệm mở nhãn Dung dịch uống tinh dầu tràm (15 ml) (12), dung dịch uống tinh dầu tràm không cồn (5 ml) (13) 4 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần Đáp ứng lâm sàng với nấm ở 58% bệnh nhân (dung dịch có cồn) và 54% (dung dịch không cồn) sau 4 tuần 8 (66,7%) trong nhóm uống dung dịch có cồn, 2 (15,4%) trong nhóm uống dung dịch không cồn (bỏng từ nhẹ đến trung bình) Vazquez et al. 2002 121 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng với bệnh nấm da bàn chân RCT, mù đôi 10% TDTT trong sorbolene (37), 1% tolnaftate (33), giả dược (sorbolene) (34) Hai lần mỗi ngày trong 4 tuần Chữa được nấm và cải thiện lâm sàng ở 46% bệnh nhân nhóm tolnaftate, 22% (TDTT), và 9% (giả dược); tolnaftate tốt hơn so với giả dược (P = 0,003) nhưng TDTT thì không (P = 0,59); TDTT không khác nhóm giả dược (P = 0,3) không Brand C et al. 2001 137 bệnh nhân dương tính với nấm da bàn chân RCT, mù đôi 25% TDTT (36), 50% TDTT (38), giả dược (46) Hai lần mỗi ngày trong 4 tuần Chữa hiệu quả ở 48% bệnh nhân nhóm 25% TDTT), 50% (50% TDTT), và 13% (giả dược); TDTT tốt hơn so với giả dược (P <0,0005) 1 (2,8%) trong nhóm 25% TDTT, 3 (7,9%) trong nhóm 50% TDTT (viêm da mức trung bình đến nặng) Satchell et al. 2002 a RCT (randomized controlled trial): thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng b investigator blinded: mùi đặc trưng của tinh dầu tràm trà không tránh được bệnh nhân biết nên chỉ có người khảo sát được coi là không biết. 2.3. Tác dụng sinh học của tinh dầu giàu 1,8-cineole (tinh dầu Tràm năm gân và Tràm cajuput) 2.3.1. Các loại tinh dầu giàu 1,8-cineole 1,8- cineol là hợp chất có nhiều trong tinh dầu tràm Cajuput và tinh dầu tràm Năm gân 2.3.2. Tác dụng sinh học của tinh dầu giàu cineole Tác dụng kháng khuẩn là tác dụng nổi bật nhất của tinh dầu giàu 1,8- cineol Các thử nghiệm đã chứng minh tinh dầu tràm năm gân và các sản phẩm thương mại và dược phẩm của nó là niaouli oil (N) và Gomenol (G) có tác dụng kìm [...]... khun c th hin bi mt vựng c ch m op: c; t: m, TTE: tinh du Trm tr; N :tinh du thng mi ca M quinquenervia; G: Gomenol (sn phm dc phm); E: tinh du bch n; Nia, JLD: mu tinh du niaouli th nghim; 1-2: mu tinh du ca M quinquenervia Nhiu th nghim khỏc cho thy tinh du M quinquenervia cú tỏc dng dit khun tng ng hoc mnh tinh du bch n v tinh du trm tr 2.3.3 S dng tinh du giu 1,8-cineole trong y hc c truyn Du trm... Tỏc dng khỏng khun, khỏng nm l tỏc dng ỏng chỳ ý nht ca tinh du trm tr, giỳp gii thớch hiu qu iu tr ca tinh du trm tr i vi hng lot cỏc bnh do nhim khun v nhim nm Ngoi ra, tinh du trm cũn cú tỏc dng khỏng virus, khỏng nguyờn sinh bo Nhng phỏt hin mi v kh nng chng ung th ca thnh phn terpinen-4-ol v tinh du cng ang m ra hng mi trong nghiờn cu v ng dng tinh du trm phc v chm súc sc khe cng ng TI LIU THAM KHO... l "Gomenol", cú hng v thm lnh cú c tớnh thp bi iu gõy cht ngi c bỏo cỏo i du tinh khit Niaouli lng l 0,17 g/kg th trng so vi collargol (keo bc), phenol, formol (formaldehyde) l 0,34, 0,51, 0,79 g/kg th trng 2.4 Giỏ tr hng liu (viridiflorol, aromadenrol, -terpineol, v.v.) 3 Kt lun ó cú nhiu nghiờn cu chng minh tỏc dng ca tinh du trm tr v cỏc thnh phn hot cht chớnh ca nú t cỏc th nghim in vitro, in... Nguyn Th Thanh Hng, K Pinyopusarerk, Mai Trung Kiờn, 2008, Bin sinh trng, hm lng v cht lng tinh du ca mt s loi trm hin cú Vit Nam, Tp chớ Khoa hc Nụng nghip v phỏt trin nụng thụn, s 11, trang 68-76 Lờ ỡnh Kh, H th Kim Thoa, Nguyn Th Thanh Hng, K Pinyopusarerk, 2011 Nghiờn cu chn ging Trm tr cú nng sut v cht lng tinh du cao ti Ba Vỡ Tp chớ Khoa hc Nụng nghip v phỏt trin nụng thụn, s 6, trang 196-205... Van Norstrand Co., 1950:6072 Quality control methods for medicinal plant materials Geneva, World Health Organization, 1998 Phựng Cm Thch (2000) Gii thiu mt s loi trm cú trin vng cho sn xut tinh du v k thut chng ct tinh du Trong Phỏt trin rng trm ng bng Sụng Cu Long Nh xut bn vn hoỏ dõn tc, TP H Chớ Minh, trang 29-35 Satchell, A C., A Saurajen, C Bell, and R S Barnetson Treatment of interdigital tinea... du giu 1,8-cineole trong y hc c truyn Du trm cajuput c phõn loi l khụng c hi (rodent LD50 of 25g/kg, Tisserand and Balacs 1995) v khụng nhy cm, mc dự kớch thớch da cú th xy ra nng cao (Lawless 1995) Tinh du trm cajuput c dựng trong y hc c truyn lm cht kh trựng iu tr vt thng, iu tr triu chng ca bng, viờm da, d ng, viờm i trng, ho v cm lnh, viờm nu rng, chc l, viờm mi hng, bnh vy nn, xoang, viờm ming... dimethyl-4 ,6-di-O-methylphloroacetophenone (hoc cajeputol) (Lowry 1973) Vic s dng cỏc hp cht platyphyllol v tng t nh kem chng nng, thuc sỏt trựng v thuc dit nm ó c cp bng sỏng ch (Joulain v Racine 1994) Tinh du Trm nm gõn cú tỏc dng kh trựng Niaouli l du c chit xut t Trm nm gõn ch yu c s dng iu tr nhim trựng phi c bit l i vi bnh cm lnh v viờm ph qun Du cú th c s dng di dng tr (lỏ khụ sc vi nc), hoc xụng...hóm v khỏng li cỏc chng vi khun Erwinia, Candida albicans, Micrococcus Trong ú tỏc dng tt nht l trờn Erwinia (Bouraùma-Madjebi et al 1996) Cỏc th nghim s b khỏc cũn cho thy tinh du trm Nm gõn v cỏc ch phm ca nú cú tỏc dng trờn mt s chng vi khun khỏc l Pseudomonas, Klebsiella, Escherichia colt v Agrobacterium Bng: ng kớnh c ch vi khun (mm) ca M quinquenervia (inhibition zone) . CHUYÊN ĐỀ: TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TINH DẦU TRÀM TRÀ VÀ TRÀM CAJETPUT 1. Mở đầu Các loài tràm hiện có ở Việt Nam là Tràm cajuput (Melaleuca cajuputi), Tràm năm gân (M. quinquenervia) và Tràm trà (M lượng của tinh dầu là 0.2% to 0.6% (w/w%, trọng lượng tươi). 2.2. Tác dụng sinh học của tinh dầu giàu terpinen-4-ol (tinh dầu Tràm trà) 2.2.1. Tác dụng kháng khuẩn Tác dụng kháng khuẩn là tác dụng. loại tinh dầu giàu 1,8-cineole 1,8- cineol là hợp chất có nhiều trong tinh dầu tràm Cajuput và tinh dầu tràm Năm gân 2.3.2. Tác dụng sinh học của tinh dầu giàu cineole Tác dụng kháng khuẩn là tác

Ngày đăng: 31/07/2014, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w