Các mức độ rèn luyện năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 34 - 122)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3.3.Các mức độ rèn luyện năng lực sáng tạo

+ Mức 1: Vận dụng cái đã biết vào trong tình hưống tương tự

+ Mức 2: Vận dụng cái đã biết vào trong tình huống có một số yếu tố mới + Mức 3: Đề xuất vấn đề khác hẳn với cái biết, cái đã làm.

Mức 1 là điều kiện cần thiết chuẩn bị cho hoạt động sáng tạo phù hợp với đối tượng HS trung bình, yếu. Mức 3 là mức cao nhất của việc rèn năng lực sáng tạo phù hợp cho đối tượng HS khá, giỏi. Tùy từng bài, tùy từng đối tượng, điều kiện mà GV rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS ở mức độ khác nhau.

1.4.3.4. Những yếu tố cần thiết, ảnh hƣởng đến năng lực sáng tạo

Theo tác giả Đức Uy, động lực sáng tạo là khuynh hướng con người muốn thể hiện chính mình muốn trở thành tiềm năng của mình.

+ Những điều kiện nội tâm cho sự sáng tạo là:

- Sự cởi mở đón nhận kinh nghiệm (có nghĩa là sự uyển chuyển và dễ dàng qua lại giữa những quan điểm, niềm tin, nhận định, giả thuyết)

- Khả năng lượng giá từ bên trong (giá trị của sản phẩm sáng tạo không chỉ vì sự khen ngợi của những người bên ngoài mà bởi chính người sáng tạo)

- Khả năng đùa giỡn với những yếu tố và những quan điểm (tung ném những yếu tố vào những vị trí xem như không thể có được, hình thành những giả thiết hoang dại) + Những điều kiện về mặt tâm lí nuôi dưỡng sự sáng tạo là:

- Có kiến thức vững chắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chấp nhận cá nhân như một giá trị vô điều kiện

- Tạo ra bầu không khí vắng mặt sự đánh giá từ bên ngoài

- Sự cảm thông và hiểu biết triệt để cá nhân sáng tạo, tạo sự tự do tâm lí cho cá nhân sáng tạo

- Có tính “nghi ngờ khoa học”: cách làm này hay phương án này có tối ưu chưa? Có cách giải quyết nào khác hay không ?

- Khả năng tư duy độc lập, tự xác định phương hướng hoạt động của mình trong tình huống mới, tự phát hiện, tự tìm ra con đường giải quyết vấn đề.

Vai trò của trực giác và tưởng tượng trong sáng tạo là rất quan trọng. Theo LuidoBroile: “Nhờ có bước nhảy vọt phi lí, ta có thể bẻ gãy cái vòng cứng nhắc mà trong đó lối suy luận diễn dịch vẫn giam hãm chúng ta, phép qui nạp dựa trên tưởng tượng và trực giác cho phép ta thực hiện những chinh phục vĩ đại của tư duy, nó là cơ sở của những thành tựu thực sự của khoa học”

Trực giác là gì? Trực giác là một hình thức đặc biệt của hoạt động nhận thức, là năng lực nắm bắt trực tiếp chân lý mà không cần lập luận lôgic. Tuy nhiên đó không phải là một khả năng thuần bí mà phải dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết đươc tích lũy từ trước. Nó là kết quả của sự dồn nén trí tuệ và tri thức, là sản phẩm của tài năng và sự say mê, kiên trì lao động một cách nghiêm túc.

1.4.3.5. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của HS trong dạy học vật lí dạy học vật lí

Sáng tạo không phải là sản phẩm đồng đều, đại trà của hoạt động dạy học. Mức độ sáng tạo quy định bởi nhiều phẩm chất, đặc điểm tâm sinh lí của cá nhân. Dạy học có thể cần phát huy óc sáng tạo, phát triển tư duy của HS qua hoạt động học tập. Một số yếu tố chính trong dạy học vật lí nhắm phát triển tư duy sáng tạo của HS:

- Tổ chức hoạt động sáng tạo gắng liền với quá trình xây dựng kiến thức mới. - Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết.

- Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

- Cho học sinh làm các bài tập sáng tạo: bài tập thiết kế và bài tập nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tính tích cực, tính tự lực nhận thức và tính sáng tạo của HS trong học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tích cực nhận thức phát triển đến mức độ cao sẽ hình thành tính tự lực nhận thức. Trong quá trình học tập, dưới vai trò định hướng của giáo viên, học sinh có thể tự lực phát hiện vấn đề bài học và tự mình đề ra giải pháp cho vấn đề đặt ra, đó là biểu hiện của tính tự lực trong học tập. Điều này thể hiện tính độc đáo trong hoạt động nhận thức của HS, tính độc đáo này là cơ sở của sự sáng tạo.

Như vậy tính tích cực, tính tự lực nhận thức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tích cực là cơ sở của tính tự lực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là điều kiện của sự nảy sinh và phát triển của tính tự lực nhận thức. Tính tự lực nhận thức là sự thể hiện ở mức độ cao của tính tự giác, tính tích cực nhận thức và là cơ sở của tính sáng tạo. Tuy nhiên các mối quan hệ này không phải là tuyến tính. Tính tự giác, tích cực và tự lực là điều kiện cần của tính sáng tạo, nhưng bản thân chúng chưa phải là sáng tạo. Phát huy tính tích cực và tự lực là điều kiện cần để phát huy tính sáng tạo của học sinh.

1.5. Tổ chức dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS 1.5.1. Dạy và học tích cực, tự lực, sáng tạo

Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh có nghĩa là chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc – chép” , giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực (D&HTC). Trong cách dạy này học sinhh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác giữa người dạy và người học. D&HTC khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của HS trong quá trình học tập.

1.5.2. Các đặc điểm của dạy và học tích cực

* Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sịnh

Trong D&HTC, người học được tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức, không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. Người học được trực tiếp quan sát, thảo luận. làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Dạy học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học

D&HTC coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu dạy học.

Trong xã hội hiện đại thông tin bùng nổ, khoa học kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, trong khi đó thời gian trên lớp học nhà trường không đủ điều kiện và không thể nhồi nhét vào đầu óc người học quá nhiều kiến thức. Vì vậy cần phải dạy phương pháp (PP) học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn thì càng phải được chú trọng.

Trong PP học thì cốt lõi là PP tự học. Điều quan trọng là phải giúp người học biết cách khai thác, lựa trọn tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt dể khơi dạy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập từ đó sẽ được nâng cao.

* Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của học sinh. HS khá giỏi không có điều kiện dể phát triển. HS yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên.

Để phát huy tính tích cực của người học, cần tăng cường cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học. Như vậy học tập cá thể đáp ứng được trình độ của người học, phù hợp với phong chách của mỗi cá nhân. Qua đó người học rèn luyện ý thức tự lực, ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình.

* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy - học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Trong dạy học thụ động, GV giưc độc quyền đánh giá HS. Trong D&HTC, học sinh được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời. Đó là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS.

1.5.3. Phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

D&HTC là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. D&HTC là sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu của bài học. Trong đó có những PPDH quen thuộc như: dùng lời, trực quan, minh họa, vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, thực hành, thí nghiệm vẫn thường được sử dụng với những phương thức mới.

Một số PP có tên mới hiện tại đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và bước đầu đang được bận dụng ở nước ta như: Dạy học theo nhóm, dạy học theo góc, dạy học theo dự án, …

Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế, không có PPDH nào là tuyệt đối. Trong khi đó D&HTC đòi hỏi cần kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tế cuộc sống. Vì vậy vận dụng PPDH đạt hiệu quả còn tùy thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng vận dụng dáng tạo của giáo viên. Đối với việc phát triển năng lực sáng tạo, ngoài việc rèn luyện cho học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức mới, người giáo viên còn có thể rèn luyện cho học sinh việc giải các bài tập sáng tạo. Trong loạt bài tập này, ngoài việc vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học

1.5.4. Phƣơng pháp dạy học nhóm và việc phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập của học sinh

+ Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề.

+ Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.

+ Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giảng viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy công việc của giảng viên trong làm việc theo nhóm không bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra.

Những mục tiêu cần đạt trong làm việc theo nhóm:

+ Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích sự suy nghĩ của họ.

+ Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp

1.6. Thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, tự lực trong dạy học vật lý ở trƣờng THPT trƣờng THPT

- Tìm hiểu cơ sở vật chất, đồ dùng DH.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, tự lực trong dạy học vật lý ở trường THPT

- Tìm hiểu tình hình dạy học theo nhóm trong DH Vật lý ở các trường phổ thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6.2. Phƣơng pháp điều tra

Việc điều tra được tiến hành ở một số trường thuộc tỉnh Thái Nguyên như sau: - Điều tra GV: Trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dùng phiếu điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Điều tra HS: Trao đổi trực tiếp, thông qua bài kiểm tra. - Phát phiếu điều tra.

- Dự giờ của một số GV

1.6.3. Kết quả điều tra

* Về cơ sở vật chất, đồ dùng DH của GV:

-

(đảm bảo điều kiện về bàn ghế, bảng, ánh sáng, điện ...); Chủ yếu các trường học một ca, thời gian còn lại dành cho tự học và các sinh hoạt tập thể khác. Kích thước phòng học không phù hợp với việc triển khai DH theo nhóm, có T/N đồng loạt hoặc có sử dụng phương tiện DH hiện đại tuy nhiên rất hạn chế (Các trường đều thuộc khu vực có điều kiện khó khăn nên chỉ có 1 đến 2 phòng máy chiếu để phục vụ giảng dạy cho toàn trường, do đó cũng hạn chế việc sử dụng CNTT trong dạy học).

- Trong các trường trên chỉ có trường THPT Võ Nhai mới có phòng học bộ môn riêng, hai trường còn lại chưa có phòng học bộ môn đủ tiêu chuẩn. Nhiều thiết bị thí nghiệm bộ môn còn thiếu và nhiều thiết bị đã hỏng chưa được thay thế bổ sung. Các trường đều chưa có cán bộ chuyên trách là công tác thiết bị thí nghiêm, GV phải tự chuẩn bị TN nên rất khó khăn, nhiều GV còn ngại làm.

- Qua điều tra chúng tôi thấy ở cả 3 trường việc trang bị sách giáo khoa (SGK), sách bài tập (SBT) và sách giáo viên (SGV) của bộ môn Vật lý tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc soạn giáo án của GV, nhưng sách tham khảo còn ít, nếu có chỉ là những sách cũ không phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và PP giảng dạy vật lý hiện nay.

* Về thực trạng dạy - học Vật lý ở trường THPT hiện nay.

Đối với giáo viên:

+ Giáo án: Nhìn chung trong bài soạn, GV thực hiện đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức bài học, soạn

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 34 - 122)