9. Cấu trúc luận văn
2.1.2.2. Tổ chức thu thập và xử lý thông tin của HS trong dạy học nhóm
Thông qua việc tự làm thí nghiệm hoặc việc quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, các mô hình, biểu bảng hay đọc tài liệu giáo khoa… HS thu thập những thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề học tập của mình.
Để thu thập thông tin đúng và đủ các thông tin cần thiết trong giờ học vật lí, giáo viên cần đặc biệt lưu ý, khi làm thí nghiệm các nhóm phải quan sát đầy đủ, rõ ràng, diễn biến của thí nghiệm, các hiện tượng xảy ra. Khi hình thành các khái niệm về các đại lượng vật lý hoặc rút ra các tính chất hay các định luật còn phải đo chính xác, đủ các số liệu trong thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là mỗi nhóm phải bám sát mục tiêu hoạt động học tập của mình. Mục tiêu này do HS tự xác định dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong một vài trường hợp có thể giáo viên nêu mục tiêu.
Trong giờ học vật lý, kĩ năng xử lí thông tin có tính chất quyết định đến kết quả học tập. Đây là hoạt động đòi hỏi tư duy cao và tính sáng tạo. Mỗi nhóm HS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong nhóm cần được hướng dẫn lập kế hoạch và xử lý các thông tin thu nhập được để rút ra các kết luận cần thiết. Trong thí nghiệm vật lý, GV cần từng bước hướng dẫn học sinh sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, công thức toán để sử lý các số liệu thu đựợc.
Đồng thời, GV còn phải hướng dẫn các nhóm, trên cơ sở các thông tin thu được thực hiện các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, quy nạp, suy diễn…để rút ra các kết luận. Trong hoạt động nhóm, các kĩ năng vận dụng kiến thức, khái niệm, định luật để mô tả và giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp trong tự nhiên hoặc trong kĩ thuật cũng như để giải các bài toán vật lý của mỗi cá nhân là cần thiết. Mặt khác chính trong hoạt động nhóm, kỹ năng này lại có điều kiện phát triển.
Trong dạy học theo nhóm như nêu trên, HS sẽ thực sự là chủ thể hoạt động nhận thức, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học, giữa người học và người học như lí luận dạy học hiện đại đã phân tích. Việc dạy học nhóm như trên là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia tích cực, tự chủ của HS vào quá trình học tập. Người học được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thức tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mình. Trong quá trình đó, học sinh được rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp NC khoa học. HS biết cách khai thác, lựa chọn tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Khi người học có phương pháp, thói quen ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt để khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập sẽ nâng cao.
Dạy học nhóm tăng cường cá thể hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi cá nhân. Qua đó người học rèn luyện ý thức tự chủ, ý thức trách nhiệm đối với tập thể và đối với kết quả học tập của mình. Đồng thời, HS còn được tạo điều kiện phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm và giữa các nhóm để xác định hiệu quả hoạt động của các nhân và điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi hoạt động kịp thời là biểu hiện cụ thể của tính tích cực trong học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2. Phân tích cấu trúc đặc điểm của chƣơng " Cảm ứng điện từ " 2.2.1. Vị trí đặc điểm của chƣơng "Cảm ứng điện từ"
2.2.1.1. Vị trí của chƣơng “Cảm ứng điên từ” trong chƣơng trình vật lí THPT
Chương trình SGK vật lý THPT bao gồm các phần: Cơ học, Nhiệt học, Điện học, Quang học và Vật lý hạt nhân.
Vật lý lớp 11 THPT ban cơ bản có nhiệm vụ nghiên cứu hai phần: Phần một: Điện học và Điện Từ học, Phần hai: Quang hình học.
Vị trí của chương “Cảm ừng điện từ” trong phần một như sau:
- Chương I: Điện tích. Điên trường được thực hiện trong 10 tiết ( 7 tiết lý thuyết, 3 tiết bài tập).
- Chương II : Dòng điện không đổi, được thực hiện trong 15 tiết ( 9 tiết lý thuyết, 4 tiết bài tập, 2 tiết thực hành ).
- Chương III : Dòng điện trong các môi trường, được thực hiện trong 12 tiết ( 7 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập, 1 tiết kiểm tra, 2 tiết thực hành ).
- Chương IV : Từ trường, được dạy trong 6 tiết ( 4 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập). - Chương V: Cảm ứng điện từ, được dạy trong 7 tiết (4 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập, 1 tiết kiểm tra)
Như vậy chương “Cảm ứng điện từ” là chương thứ 5, chương cuối cùng trong phần một: Điện học và Từ học Vật lí 11 THPT.
2.2.1.2. Đặc điểm của chƣơng “Cảm ứng điện từ”
Dựa trên cơ sở là những kiến thức tương ứng đã học ở lớp 9 THCS và phần kiến thức về điện học và từ học ở các chương I, II, III, IV là phần kiến thức căn bản để nghiên cứu chuyên sâu hơn về hiện tượng cảm ứng điện từ và các định luật liên quan đến hiện tượng này. Có thể nói chương “Cảm ứng điện từ” là phần kiến thức kết nối giữa hai phần Điện và Từ mà học sinh đã học ở các chương trước.
Nội dung của chương gồm 3 bài
- Bài 1: Từ thông. Cảm ừng điên từ. (dạy trong 2 tiết)
- Bài 2: Suất điện động cảm ứng. (dạy 1 tiết)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2. Mục tiêu dạy học của chƣơng
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1) Từ thông. Cảm ứng điện từ 2) Suất điện động cảm ứng. 3) Tự cảm Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa từ thông, các cách làm từ thông biến thiên.
- Hiểu được nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện cảm ứng, phát biểu được khái niệm hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Phát biểu được định luật Len xơ về chiều dòng điện cảm ứng, biết cách xác định chiều dòng điện cảm ững.
- Nắm được khái niệm dòng điện Fu-cô và ứng dụng - Nêu được định nghĩa suất điện động cảm ứng.
- Phát biểu và viết được biều thức định luật Fa – ra – đây. - Nắm được khái niệm từ thông riêng.
- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm
- Viết và phát biểu được biểu thức suất điện động tự cảm (hiểu được hiện tượng tự cảm là một trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ)
- Nắm được biểu thức năng lượng từ trường của ống day tự cảm.
Kĩ năng
- Vận dụng được định luật Len – xơ về chiều của dòng điện cảm ứng để xác định chiều dòng điện cảm ứng, dòng điện tự cảm trong các TN, và các bài tập liên quan.
- Vận dụng định luật Len – xơ, biểu thức định luật Fa- ra - đây đề xác định độ lớn, chiều của suất điện động cảm ứng, suất điện động tự cảm trong TN, các bài tập
- Vận dụng khái niệm hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm để giải thích các ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống
2.2.3. Phân tích cấu trúc kiến thức của chƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nội dung của chương là kiến thức về cảm ứng điện từ. Và tìm hiểu các đại lượng đặc trưng cho nó như dòng điên cảm ứng, suất điện động cảm ứng, các định luật để xác định chúng như định luật Len – xơ về chiều dòng điện cảm ứng, định luật Fa – ra – đây về suất điện động cảm ứng. Nghiên cứu các trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng từ như: Dòng điên Fu – cô, hiên tượng tự cảm, từ đó đưa ra biểu thức năng lượng từ trường.
2.2.4
* Về tình hình dạy
- Về giáo án: GV chủ yếu tóm tắt nội dung kiến thức trong SGK, chưa hoạch định hoạt động của giáo viên và của học sinh trong các giờ học. Vai trò tổ chức, định hướng của giáo viên chưa thể hiện rõ.
- Về phương pháp dạy học: Vẫn nặng nề truyền thụ một chiều, việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời của giáo viên.
Hiên tượng tự cảm Hiên tượng cảm ứng điện từ Từ thông Dòng điện cảm ứng Định luật Len - xơ Dòng điện Fu - Cô Suất điện động cảm ứng Khái niệm dòng điện Fu - Cô Tác dụng của dòng điện Fu - Cô Khái niệm hiện tượng tự cảm Năng lượng từ trường Suất điện động tự cảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chưa quan tâm đến việc tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, lĩnh hội và vận dụng tri thức, một số giáo viên chưa chú ý đến việc dạy học sinh tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực vân dung kiến thức, kĩ năng kĩ xảo cho học sinh.
Đặc thù kiến thức của chương đòi hỏi học sinh phải được quan sát trực quan qua các thí nghiệm, nhưng hầu hết giáo viên cần không làm hoặc ngại làm thí nghiệm vì sợ mất nhiều thời gian, không để học sinh tham gia thiết kế và trực tiếp làm thí nghiệm. Do vậy không phát huy được tính tích cực và tự lực của học sinh. Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, chỉ khi có tiết dự giờ thì mới sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học.
* Về tình hình học của học sinh: (như đã trình bày ở phần thực trạng ở chương 1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học nhóm một số kiến thức chƣơng “Cảm ứng điện từ” vật lý 11 THPT để phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Giao án số 1:
Bài 23: TỪ THÔNG - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (Tiết 1) I. Mục tiêu
1.Về kiến thức
- Viết được biểu thức định nghĩa từ thông qua một mặt có diện tích S và cách làm cho từ thông biến thiên.
- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ. - Hiểu được, khi nào có hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Về kỹ năng
- Làm được TN về hiện tượng cảm ừng điện từ và quan sát, phân tích để rút ra các kết luận cần thiết.
- Biết vận dụng được hiện tượng cảm ứng điện từ và các công thức tính từ thông để giải các bài tập đơn giản, giải thích được các ứng dụng đơn giản trong kỹ thuật và cuộc sống.
3. Về thái độ
- Có hứng thú học tập, yêu thích môn vật lí
- Có thái độ hợp tác tích cực trong hoạt động nhóm, có tinh thần khác quan, trung thực, tỉ mỉ, kiên trì.
II. Chuẩn bị * Giáo viên
1. Dự kiến chia nhóm: chia HS trong lớp thành 6 nhóm
2. Dự kiến nhiệm vụ học tập giao cho mỗi nhóm, chuẩn bị phiều học tập. Có hai nhiệm vụ học tập trong tiết này:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu định nghĩa từ thông, biểu thị về mặt hình học của từ thông,
sự phụ thuộc của từ thông vào các đại lượng liên quan, đơn vị của từ thông và các yếu tố làm thay đổi từ thông. Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
HS tiếp nhận vấn đề nghiên cứu, nhận dụng cụ TN, phiếu học tập số 2, Phiếu hỗ trợ hướng dẫn TN.
Phiếu học tập:.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Nêu định nghĩa từ thông?
2. Từ thông có những đặc điểm nào? Đơn vị của từ thông? 3.Từ thông được biểu thị như thế nào?
4. Có thể làm thay đổi từ thông bằng những cách nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Đưa ra giả thuyết (dự đoán) về nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện?
2. Đề xuất phương án TN: Có thể tiến hành những TN nào để kiểm tra giả thuyết? 3. Làm thí nghiệm khảo sát hiện tượng. Kết luận về nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện trong khung dây (C) ?
4. Nêu khái niệm về dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ừng điện từ? PHIẾU HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN TN 1
khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ trong trường hợp nam châm và khung dây (C) chuyển động tương đối với nhau.
a. Mục đích thí nghiệm:
- Khảo sát xem có hay không sự suất hiện của dòng điện trong mạch kín (C) khi cho nam châm chuyển động tương đối với mạch kín (C).
b. Dụng cụ TN: Gồm: 1 nam châm thẳng, 1 khung dây (C), 1 điện kế G.
c. Bố trí TN: Nối khung dây (C) với điện kế G thành mạch kín, đặt nam châm thẳng nằm dọc theo trục của khung dây (C) và cách mặt khung dây vài cm.
d. Tiến hành TN: cho nam châm và khung dây (C) chuyền động tương đối bằng cách:
- Giữ khung dây (C) đứng yên, cho nam châm chuyển động lại gần dọc
theo trục của KD (C), rồi dừng lại. Sau đó cho nam châm chuyển động (kéo) ra xa dọc theo trục KD (C). Quan sát kim điên kế trong quá trình chuyển động.
- Giữ nam châm đứng yên, cho KD (C) chuyển động lại gần nam châm dọc theo trục của nó, rồi dừng lại, sau đó cho KD (C) chuyển động ra xa. Quan sát kim điện kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong quá trình chuyển động. Nhân xét hiện tượng xẩy ra. e. Kết luận về hiện tượng quan sát.
PHIẾU HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN TN 2
khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ trong trường hợp khung dây (C) quay trong từ trường đều của nam châm.
a. Mục đính TN:
- Khảo sát xem có hay không sự suất hiện của dòng điện trong mạch kín (C) khi cho khung dây (C) quay trong từ trường của nam châm.
b. Dụng cụ TN: 1 nam châm chữ U, 1 khung dây (C), 1 điện kế G (hoặc có thể dùng máy phát điện 1 chiều thay thế và 1 điện kế G) c. Bố trí TN:
- Nối khung dây (C) với điện kế G tạo thành mạch kín, đặt khung dây (C) vào trong từ trường đều của nam châm chữ U sao cho trục quay của khung dây nằm trong mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ của nam châm.
(Nếu dùng máy phát điện 1 chiều thì chỉ cần nối khung (C) dây với điện kế G). d. Tiến hành TN:
- Quay khung dây (C) quanh trục của nó trong từ trường đều của nam châm chữ U đồng thời quan sát kim điện kế G, và khi dừng quay quan sát kim điên kế G. Nhận xét hiện tượng xẩy ra.
e. Kết luận về hiên tượng quan sát.
PHIẾU HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN TN 3
khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ trong trường hợp khung dây (C) thay đổi diện tích S của mặt khung (C) trong từ trường.
a. Mục đính TN:
- Khảo sát xem có hay không sự suất hiện của dòng điện trong mạch kín (C) khi thay đổi diện tích S của mặt khung (C) trong từ trường.
b. Dụng cụ TN: 1 nam châm chữ U, 1 khung dây (C) có đàn hồi để thể thay đổi diện tích S của mặt khung (C), 1 điện kế G.
c. Bố trí TN:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từ của nam châm chữ U sao cho mặt của khung dây (C) vuông góc với các đường cảm ứng từ của nam châm.
d. Tiến hành TN:
- Bằng cách bóp và thả làm méo khung dây (C) để thay đổi diện tích S của khung dây (C) trong từ trương đồng thời quan sát kim điện kế G. Nhận xét hiện tượng xẩy ra. e. Kết luận về hiên tượng quan sát.
PHIẾU HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN TN 4
khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ trong trường hợp khung dây (C) đặt trong từ trường của nam châm điện có cường độ dòng điện thay đổi.
a. Mục đính TN:
- Khảo sát xem có hay không sự suất hiện của dòng điện trong mạch kín (C) khi thay cường độ dòng điện chạy vao nam châm điện.