Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 27 - 28)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1.5.Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS

Thông qua nghiên cứu, các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của HS trong giờ lên lớp được phản ánh và tổng hợp, có thể tóm tắt như sau:

+ Đưa nội dung bài học vào đời sống thực tế để HS nhìn thấy lợi ích của việc học, thấy cái hay, cái đẹp của kiến thức.

+ Nội dung dạy học phải mới, nhưng không quá xa lạ với HS. Cái mới phải liên hệ, phát triển từ cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.

+ GV nên sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, làm việc độc lập, làm việc nhóm và phối hợp chúng với nhau.

+ Chế biến mỗi bài học. mỗi sự kiện thành một tình huống để HS tham gia giải quyết, không biến bài học lý thuyết thành một chuỗi câu thuyết giảng, trừu tượng.

+ GV cần sử dụng các phương tiện dạy học: mô hình, sơ đồ, thí nghiệm, multimedia… nhằm kích thích hứng thú học tập của HS.

+ GV sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, dạy học theo nhóm, tập thể, tổ chức tham quan, làm thí nghiệm, thực hành trong phòng thí nghiệm …tránh sự nhàm chán cho người học.

+ GV cần tổ chức cho HS luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ GV thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức đối với từng HS.

+ GV có thể kích thích tính tích cực của HS thông qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS.

+ GV nên phát triển kinh nghiệm sống cho HS trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội.

+ GV cần tạo không khí học tập và đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, biểu dương những HS có thành tích học tập tốt.

Trong công tác nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS còn đề ra một số hướng cơ bản sau:

+ Nghiên cứu phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức sáng tạo chứ không dừng lại mức độ tái hiện như hiện nay.

+ Phát huy sức mạnh bản chất của người học, mà theo K.Mark đó là: trí tuệ, tâm hồn và ý chí. Đặc biệt là sức mạnh tâm hồn (hứng thú, xúc cảm...) là điều lâu nay chưa được chú ý đúng mức.

+ Phối hợp chặt chẽ và khoa học hơn nữa giữa các thầy giáo, các nhà quản lí, phụ huynh HS để động viên, khích lệ các em HS.

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 27 - 28)