Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của HS trong dạy

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 35 - 122)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3.5. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của HS trong dạy

dạy học vật lí

Sáng tạo không phải là sản phẩm đồng đều, đại trà của hoạt động dạy học. Mức độ sáng tạo quy định bởi nhiều phẩm chất, đặc điểm tâm sinh lí của cá nhân. Dạy học có thể cần phát huy óc sáng tạo, phát triển tư duy của HS qua hoạt động học tập. Một số yếu tố chính trong dạy học vật lí nhắm phát triển tư duy sáng tạo của HS:

- Tổ chức hoạt động sáng tạo gắng liền với quá trình xây dựng kiến thức mới. - Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết.

- Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

- Cho học sinh làm các bài tập sáng tạo: bài tập thiết kế và bài tập nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tính tích cực, tính tự lực nhận thức và tính sáng tạo của HS trong học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tích cực nhận thức phát triển đến mức độ cao sẽ hình thành tính tự lực nhận thức. Trong quá trình học tập, dưới vai trò định hướng của giáo viên, học sinh có thể tự lực phát hiện vấn đề bài học và tự mình đề ra giải pháp cho vấn đề đặt ra, đó là biểu hiện của tính tự lực trong học tập. Điều này thể hiện tính độc đáo trong hoạt động nhận thức của HS, tính độc đáo này là cơ sở của sự sáng tạo.

Như vậy tính tích cực, tính tự lực nhận thức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tích cực là cơ sở của tính tự lực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là điều kiện của sự nảy sinh và phát triển của tính tự lực nhận thức. Tính tự lực nhận thức là sự thể hiện ở mức độ cao của tính tự giác, tính tích cực nhận thức và là cơ sở của tính sáng tạo. Tuy nhiên các mối quan hệ này không phải là tuyến tính. Tính tự giác, tích cực và tự lực là điều kiện cần của tính sáng tạo, nhưng bản thân chúng chưa phải là sáng tạo. Phát huy tính tích cực và tự lực là điều kiện cần để phát huy tính sáng tạo của học sinh.

1.5. Tổ chức dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS 1.5.1. Dạy và học tích cực, tự lực, sáng tạo

Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh có nghĩa là chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc – chép” , giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực (D&HTC). Trong cách dạy này học sinhh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác giữa người dạy và người học. D&HTC khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của HS trong quá trình học tập.

1.5.2. Các đặc điểm của dạy và học tích cực

* Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sịnh

Trong D&HTC, người học được tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức, không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. Người học được trực tiếp quan sát, thảo luận. làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Dạy học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học

D&HTC coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu dạy học.

Trong xã hội hiện đại thông tin bùng nổ, khoa học kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, trong khi đó thời gian trên lớp học nhà trường không đủ điều kiện và không thể nhồi nhét vào đầu óc người học quá nhiều kiến thức. Vì vậy cần phải dạy phương pháp (PP) học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn thì càng phải được chú trọng.

Trong PP học thì cốt lõi là PP tự học. Điều quan trọng là phải giúp người học biết cách khai thác, lựa trọn tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt dể khơi dạy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập từ đó sẽ được nâng cao.

* Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của học sinh. HS khá giỏi không có điều kiện dể phát triển. HS yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên.

Để phát huy tính tích cực của người học, cần tăng cường cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học. Như vậy học tập cá thể đáp ứng được trình độ của người học, phù hợp với phong chách của mỗi cá nhân. Qua đó người học rèn luyện ý thức tự lực, ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình.

* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy - học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Trong dạy học thụ động, GV giưc độc quyền đánh giá HS. Trong D&HTC, học sinh được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời. Đó là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS.

1.5.3. Phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

D&HTC là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. D&HTC là sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu của bài học. Trong đó có những PPDH quen thuộc như: dùng lời, trực quan, minh họa, vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, thực hành, thí nghiệm vẫn thường được sử dụng với những phương thức mới.

Một số PP có tên mới hiện tại đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và bước đầu đang được bận dụng ở nước ta như: Dạy học theo nhóm, dạy học theo góc, dạy học theo dự án, …

Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế, không có PPDH nào là tuyệt đối. Trong khi đó D&HTC đòi hỏi cần kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tế cuộc sống. Vì vậy vận dụng PPDH đạt hiệu quả còn tùy thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng vận dụng dáng tạo của giáo viên. Đối với việc phát triển năng lực sáng tạo, ngoài việc rèn luyện cho học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức mới, người giáo viên còn có thể rèn luyện cho học sinh việc giải các bài tập sáng tạo. Trong loạt bài tập này, ngoài việc vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học

1.5.4. Phƣơng pháp dạy học nhóm và việc phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập của học sinh

+ Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề.

+ Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.

+ Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giảng viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy công việc của giảng viên trong làm việc theo nhóm không bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra.

Những mục tiêu cần đạt trong làm việc theo nhóm:

+ Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích sự suy nghĩ của họ.

+ Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp

1.6. Thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, tự lực trong dạy học vật lý ở trƣờng THPT trƣờng THPT

- Tìm hiểu cơ sở vật chất, đồ dùng DH.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, tự lực trong dạy học vật lý ở trường THPT

- Tìm hiểu tình hình dạy học theo nhóm trong DH Vật lý ở các trường phổ thông.

1.6.2. Phƣơng pháp điều tra

Việc điều tra được tiến hành ở một số trường thuộc tỉnh Thái Nguyên như sau: - Điều tra GV: Trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dùng phiếu điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Điều tra HS: Trao đổi trực tiếp, thông qua bài kiểm tra. - Phát phiếu điều tra.

- Dự giờ của một số GV

1.6.3. Kết quả điều tra

* Về cơ sở vật chất, đồ dùng DH của GV:

-

(đảm bảo điều kiện về bàn ghế, bảng, ánh sáng, điện ...); Chủ yếu các trường học một ca, thời gian còn lại dành cho tự học và các sinh hoạt tập thể khác. Kích thước phòng học không phù hợp với việc triển khai DH theo nhóm, có T/N đồng loạt hoặc có sử dụng phương tiện DH hiện đại tuy nhiên rất hạn chế (Các trường đều thuộc khu vực có điều kiện khó khăn nên chỉ có 1 đến 2 phòng máy chiếu để phục vụ giảng dạy cho toàn trường, do đó cũng hạn chế việc sử dụng CNTT trong dạy học).

- Trong các trường trên chỉ có trường THPT Võ Nhai mới có phòng học bộ môn riêng, hai trường còn lại chưa có phòng học bộ môn đủ tiêu chuẩn. Nhiều thiết bị thí nghiệm bộ môn còn thiếu và nhiều thiết bị đã hỏng chưa được thay thế bổ sung. Các trường đều chưa có cán bộ chuyên trách là công tác thiết bị thí nghiêm, GV phải tự chuẩn bị TN nên rất khó khăn, nhiều GV còn ngại làm.

- Qua điều tra chúng tôi thấy ở cả 3 trường việc trang bị sách giáo khoa (SGK), sách bài tập (SBT) và sách giáo viên (SGV) của bộ môn Vật lý tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc soạn giáo án của GV, nhưng sách tham khảo còn ít, nếu có chỉ là những sách cũ không phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và PP giảng dạy vật lý hiện nay.

* Về thực trạng dạy - học Vật lý ở trường THPT hiện nay.

Đối với giáo viên:

+ Giáo án: Nhìn chung trong bài soạn, GV thực hiện đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức bài học, soạn theo kiểu diễn giảng là chính. GV chủ yếu tóm tắt nội dung kiến thức trong SGK, chưa hoạch định hoạt động của giáo viên và của học sinh trong các giờ học. Vai trò tổ chức, định hướng của giáo viên chưa thể hiện rõ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ PP giảng dạy: Vẫn nặng nề truyền thụ một chiều, việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời của giáo viên.

Hầu hết giáo viên không làm thí nghiệm vì sợ mất nhiều thời gian, không để học sinh tham gia thiết kế và trực tiếp làm thí nghiệm. Do vậy không phát huy được tính tích cực và tự lực của học sinh. Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, chỉ khi có tiết dự giờ thì mới sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học. Phương pháp dạy học Thường xuyên dùng % Đôi khi dùng % Không dùng %

Diễn giảng - Minh hoạ 81,3 18,7 0

Thuyết trình - hỏi đáp 90,5 9,5 0

Tổ chức tình huống học tập 2,5 19,2 78,3

Thí nghiệm 25,3 64,2 10,5

Tổ chức cho HS hoạt động độc lập 0 26,5 73,5

Sử dụng công nghệ thông tin 21,5 55,7 23,3

+Về vấn đề tổ chức hoạt động dạy học:

Dạy học trên lớp chủ yếu theo dạng toàn lớp, do đó ít phát triển được năng lực riêng của mỗi cá nhân, dạy học theo nhóm nhỏ chưa được sử dụng.

Đa số GV đều nhận định, nếu sử dụng được nhiều TN trên lớp sẽ kích thích được sự say mê, hứng thú, sáng tạo của HS trong học tập vật lý song do những khó khăn nhất định và do GV đã quen nếp dạy, HS đã quen nếp học nên chỉ cần cho HS quan sát một số TN đơn giản, một số dụng cụ trực quan và chủ yếu GV vẽ hình TN trên bảng rồi diễn giảng cho HS là đủ.

Đối với học sinh

Qua dự giờ, phiếu điều tra (phụ lục), trao đổi trực tiếp với HS ở 6 lớp (3 lớp TN, 3 lớp ĐC) ở 2 trường (THPT Võ Nhai, THPT Hoàng Quốc Việt) chúng tôi nhận thấy

- Đa số học sinh cho rằng không có hứng thú học kiến thức phần này. - Một số học sinh xác định việc học bộ môn vật lý là bắt buộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đa số học sinh chỉ học vật lý theo thời khoá biểu.

- Nhiều học sinh thuộc lý thuyết song khả năng vận dụng vào giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế còn hạn chế.

- Đa số HS chưa hăng hái, hứng thú trong học vật lý, ngại phát biểu ý kiến của riêng mình (sợ sai). Cách thức học vật lý theo vở ghi là chính, lười suy nghĩ tìm tòi cách thức học tập mới, chủ yếu học theo kiểu đối phó ( khi kiểm tra, khi có giờ vật lý mới học).

- Qua việc dự giờ chúng tôi nhận thấy đa số HS quen thụ động nghe giảng, ghi chép trong giờ học, ít động não, suy nghĩ, khả năng trình bày, diễn đạt trong việc trả lời câu hỏi còn yếu dẫn đến việc vận dụng kiến thức kém.

- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình nhận thức vật lý thì 87% HS được tìm hiểu cho rằng không có sách tham khảo, 72% cho rằng do PP giảng dạy của

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 35 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)