Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 25 - 122)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập

1.4.1. Phát huy tính tích cực trong học tập

1.4.1.1. Tính tích cực trong học tập [18],[25].

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội, là một thuộc tính của nhân cách, nó liên quan phụ thuộc vào các thuộc tính khá đặc biệt như thái độ, nhu cầu và động cơ của chủ thể. Tính tích cực luôn gắn với hoạt động của chủ thể nào đó. Nó nằm trong hoạt động, biểu hiện qua hành động và ảnh hướng lớn đến kết quả hoạt động.

Trong học tập tính tích cực trong hoạt động nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh, được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho chính mình.

1.4.1.2. Những biểu hiện của tính tích cực trong học tập [18], [25]

Tính tích cực học tập ở học sinh biểu hiện ở những dấu hiệu như:

- Biểu hiện bên ngoài, qua thái độ, hành vi và hứng thú: học sinh chú ý lắng nghe, quan sát, theo dõi thầy, cô, khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, phát biểu ý iến của mình trước vấn đề nêu ra,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nếu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước những tình huongs khó khăn.

- Biểu hiện bên trong: những biểu hiện này khó phát hiện hơn. Ví dụ có những sáng tạo trong học tập hơn trước, tập trung chú ý vào vấn đề đang học.

- Biểu hiện kết quả học tập: học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới và đạt kết quả học tập tốt hơn.

1.4.1.3. Các cấp độ của tính tích cực trong học tập

Đánh giá về tính tích cực của người học trong quá trinhg thực hiện mục đích hoạt động chung. Theo G.I.Sukina chia tính tích cực ra làm ba cấp độ:

- Tích cực bắt trước, tái hiện (xuất hiện do tác động bên ngoài): học sinh bắt trước hành động của giáo viên, của bạn bè.

- Tích cực tìm tòi (đi liền với quá trình hình thành khái niệm, giải quyết

tình huống nhận thức): học sinh tìm cách độc lập giải quyết bài tập đã nêu ra, tìm ra lời giải hợp lí nhất.

- Tích cực sáng tạo (thể hiện chủ thể tìm tòi kiến thức mới): học cách nghĩ ra cách giải mới hoặc cố gắng lắp đặt những thí nghiệm mới.

1.4.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tính tích cực nhận thức

Nhìn chung tính tích cực nhận thức phụ thuộc vào những nhân tố sau đây: hứng thú, nhu cầu, động cơ, năng lực, ý chí, tính cách, sức khỏe, môi trường…Không thể tách rời tính tích cực với các thuộc tính trên. Nhu cầu, động cơ, hứng thú có ảnh hưởng lớn đến tính tích cực. Theo tâm lí học, sự phản ảnh thế giới khách quan dưới lăng kính chủ quan của chủ thể phụ thuộc vào các thuộc tính của nhân cách, trước hết về mặt tình cảm. Đối với những sự vật có liên quan đến nhu cầu, sở thích chủ thể sẽ hình thành niềm tin, ý chí hành động. Đây là nguồn động lực kích thích con người có những hành động tích cực, giúp họ vượt qua mọi khó khăn trở ngại để thực hiện mục đích đề ra. Khi đã hình thành niềm tin thì cũng là lúc chủ thể xác định động cơ thúc đẩy hoạt động.

Động cơ, hứng thú là yếu tố quan trọng để hình thành tính tích cực cho học sinh Việc học tập nhất định phải có mục đích và động cơ đúng đắn nhưng nếu không có hứng thú thì động cơ dễ dàng dập tắt vì nhiều lí do như nội dung bài học không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thu hút, GV sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thích hợp. Khi HS hứng thú học tập thì con đường nhận thức thuận lợi và hiệu quả tốt hơn. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng sự tập trung chú ý, sự đam mê, hình thành ở HS ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên không ngừng trong học tập. Muốn kích thích hứng thú thì cần phải nắm khả năng, nhu cầu, nguyện vọng, và định hướng giá trị HS. Việc tạo ra say mê hứng thú học tập cho HS là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên (GV), GV có thể điều khiển hứng thú của HS qua các yếu tố của quá trình dạy học, qua các bước lên lớp, qua mối quan hệ giữa GV và HS.

1.4.1.5. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS

Thông qua nghiên cứu, các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của HS trong giờ lên lớp được phản ánh và tổng hợp, có thể tóm tắt như sau:

+ Đưa nội dung bài học vào đời sống thực tế để HS nhìn thấy lợi ích của việc học, thấy cái hay, cái đẹp của kiến thức.

+ Nội dung dạy học phải mới, nhưng không quá xa lạ với HS. Cái mới phải liên hệ, phát triển từ cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.

+ GV nên sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, làm việc độc lập, làm việc nhóm và phối hợp chúng với nhau.

+ Chế biến mỗi bài học. mỗi sự kiện thành một tình huống để HS tham gia giải quyết, không biến bài học lý thuyết thành một chuỗi câu thuyết giảng, trừu tượng.

+ GV cần sử dụng các phương tiện dạy học: mô hình, sơ đồ, thí nghiệm, multimedia… nhằm kích thích hứng thú học tập của HS.

+ GV sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, dạy học theo nhóm, tập thể, tổ chức tham quan, làm thí nghiệm, thực hành trong phòng thí nghiệm …tránh sự nhàm chán cho người học.

+ GV cần tổ chức cho HS luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ GV thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức đối với từng HS.

+ GV có thể kích thích tính tích cực của HS thông qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS.

+ GV nên phát triển kinh nghiệm sống cho HS trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội.

+ GV cần tạo không khí học tập và đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, biểu dương những HS có thành tích học tập tốt.

Trong công tác nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS còn đề ra một số hướng cơ bản sau:

+ Nghiên cứu phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức sáng tạo chứ không dừng lại mức độ tái hiện như hiện nay.

+ Phát huy sức mạnh bản chất của người học, mà theo K.Mark đó là: trí tuệ, tâm hồn và ý chí. Đặc biệt là sức mạnh tâm hồn (hứng thú, xúc cảm...) là điều lâu nay chưa được chú ý đúng mức.

+ Phối hợp chặt chẽ và khoa học hơn nữa giữa các thầy giáo, các nhà quản lí, phụ huynh HS để động viên, khích lệ các em HS.

1.4.2. Phát huy tính tự lực của HS trong học tập [25] 1.4.2.1.Tự lực trong học tập 1.4.2.1.Tự lực trong học tập

Tính tự lực nhận thức theo nghĩa rộng là sự sẵn sàng về mặt tâm lí đối với sự học. Sự chuẩn bị này là tiền đề quan trọng cho hoạt động học tập có mục đích, cho sự điều chỉnh đảm bảo hoạt động đó có hiệu quả . Nó giúp cho người học thực hiện có kết quả trách nhiệm họ tập của mình, sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm và những phẩm chất cá nhân của mình một cách đúng đắn hợp lý, giữ sự tự kiểm tra và biết xây dựng lại hoạt động của mình khi gặp những trở ngại mà bản thân chưa có sự đề phòng trước.

Sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho sự tự học thường biểu hiện ở việc:

- Học sinh tự ý thức được nhu cầu học tập của mình, yêu cầu của xã hội tập thể hoặc nhiệm vụ do người khác đề ra đối với việc học tập của mình .

- Học sinh ý thức được mục đích học tập và thực hiện mục đích đó sẽ làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Học sinh suy nghĩ kỹ, đánh giá đúng những điều kiện hoạt động học tập của mình, tích cực hoá những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy có liên quan tới việc giải quyết các yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Trên cơ sở đó xác định những cách thức hợp lý hơn để giải quyết yêu cầu và nhiệm vụ học tập.

- Học sinh dự đoán trước được diễn biến những quá trình trí tuệ, cảm xúc động cơ, ý chí của mình; Đánh giá đúng mối tương quan giữa khả năng, nguyện vọng và sự cần thiết phải đạt được kết quả học tập nhất định.

- Học sinh biết động viên mọi sức lực phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ học tập đòi hỏi.

Theo nghĩa hẹp tính tự lực nhận thức là năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và khả năng tự tổ chức học tập, nó cho phép người học phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra đánh giá hoạt động của mình, tạo cơ sở cho việc tự học.

1.4.2.2.Biểu hiện của tính tự lực của học sinh

- Ý thức được nhu cầu học tập của mình, yêu cầu của xã hội, của tập thể, hoặc nhiệm vụ do người khác đề ra đối với việc học tập của mình.

- Ý thức được mục đích học tập, thực hiện được mục đích đó, làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình.

- Suy nghĩ kĩ, đánh giá đúng những điều kiện hoạt động học tập của mình, tích cực hoá những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được.

- Dự đoán trước những diễn biến tâm lý: cảm xúc động cơ, ý chí….đánh giá đúng mối tương quan giữa khẳnng nguyện vọng và sự cần thiết phải đạt được kết quả học tập nhất định.

- Động viên mọi sức lực phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ đòi hỏi.

1.4.2.3. Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến tính TLTHT của học sinh nhƣ

- Giáo viên : Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng các thủ thuật để hình thành ở học sinh nhu cầu hiểu biết, hứng thú nhận thức, từ đó hình thành động cơ nhận thức. Năng lực học tập của học sinh có được là nhờ giáo viên giúp họ phương pháp suy nghĩ, các phương pháp tự học như phương pháp tiếp nhận và sử lý thông tin, phương pháp giảp quyết vấn đề để tích luỹ tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Trong quá trình học tập tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì trí tuệ của họ cũng phát triển. Ngay đến tính tổ chức học tập và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hành động ý trí cũng được hình thành nhờ vào sự giúp đỡ của giáo viên. Tuỳ theo trình độ học vấn và sự quan tâm của cha mẹ học sinh mà ảnh hưởng của họ đến việc hình thành tính TLTHT ở con em họ nhiều hay ít. Những bậc cha mẹ có hiểu biết và có kinh nghiệm thường biết khơi gợi nhu cầu hiểu biết, tạo hứng thú nhận thức, hình thành kỹ năng tổ chức lao động học tập cho con trẻ mình. Không những thế, họ còn biết giúp con em mình, biết xác định mục đích, rèn luyện phương pháp học tập, động viên chúng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Việc hợp tác với bạn trong học tập: Hoạt động này nếu được phân công rõ ràng và học sinh có ý thức học tập lao động sẽ có tác dụng hình thành từng bước khả năng TLTHT của các em, vì hoạt động học tập hợp tác bao giờ cũng bắt đầu bằng tự học cá nhân. Mỗi học sinh phải hoàn thành phần việc của mình trước khi tham gia vào hoạt động học tập hợp tác. Phần việc đó có thể là tường trình, giải thích một nội dung lý thuyết đã học, giải một bài lý hay làm một bài văn. Khi hoàn thành nhiệm vụ, tính TLTHT của học sinh từng bước được hình thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bản thân người học sinh với tất cả những đặc điểm tâm sinh lý của nó : Những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến tính TLTHT của học sinh bao gồm: nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, khả năng nhận thức, giao tiếp…tức là bản thân người học sinh cần có ý thức phát huy tính TLTHT bằng cách hình thành nhu cầu, động cơ học tập, phất triển hứng thú học tập bộ môn dưới tác động của các biện pháp của giáo viên. Mỗi học sinh phải là một chủ thể năng động, tích cực trong việc hình thành nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập. Các quá trình nhận thức của học sinh THPT đã có tính chủ định. Các em đã có khả năng tư duy lý luận và tư duy trừu tượng, nhưng khả năng này chưa trở thành phổ biến ở tất cả. Cho nên giáo viên cần chỉ ra cho các em thấy điểm mạnh, điểm yếu của mình trong khả năng tư duy để rèn luyện. Đối với học sinh THPT, nhu cầu và khả năng giao tiếp trong nhóm bạn là yếu tố thuận lợi cho việc hình thành và phát triển tính TLTHT vì thông qua giao tiếp học sinh tập được ở bạn phương pháp học tập bộ môn, kinh nghiệm và kiến thức.

Tóm lại, bản thân mỗi học sinh THPT đều có đầy đủ các yếu tố tâm lý cho sự hình thành và phát triển TLTHT, chỉ có điều là họ có đầy đủ ý thức và lòng quyết tâm hay không cũng như giáo viên bộ môn có sử dụng một cách nhiệt tình các biện pháp để phát huy phẩm chất này ở họ hay không.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.2.4. Một số biện pháp để phát huy tính tự lực của HS trong học tập

Tự lực đó là một yếu tố không thể thiếu trong học tập. Tinh thần chủ động, tích cực học tập giúp HS có kết quả học tốt hơn và đỡ cảm thấy căng thẳng.

Các biện pháp giúp HS chủ động trong học tập:

+ Tạo điều kiện để HS đặt câu hỏi những điều chưa rõ về kiến thức liên quan: dành 5 – 10 phút trước hoặc sau bài học để trả lời những câu hỏi của HS, đối với những em ngại hỏi có thể đề nghị viết câu hỏi ra giấy.

+ Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước, gạch dưới những phần khó hiểu, chuẩn bị sổ tay học tập ghi chép những phần mở rộng cần thiết cho mình.

+ Chọn nhóm học, nên là một nhóm bạn có trình độ khác nhau (bạn học khá, bạn học trung bình...). Nhóm học tập không quá đông (dưới 6 bạn) nhưng không ít hơn 3 bạn. Nhóm nên có một trưởng nhóm là người hiểu rõ các bạn trong nhóm nhất.

+ Luôn đặt vấn đề và các tình huống thực tế để HS thảo luận. Thảo luận thật nhiều trong nhóm để tự mình thu thập kiến thức. Ngoài ra HS còn học cách đưa ra câu hỏi, tự đưa cách diễn giải và các ý tưởng, làm rõ và tiếp thu ý kiến của người khác. Các kỹ năng này giúp HS có khả năng tư duy, linh hoạt trong mọi tình huống. Để thực hiện được GV cần phải:

- Cho HS có đủ thời gian suy nghĩ để nắm bắt vấn đề trên nhiều khía cạnh.

- Dùng phiếu học tập học sinh có thể tự đánh giá được kết quả thảo luận nhóm, và có thể tham gia đánh giá nhóm khác. Có thể cho điểm các nhóm khác thông qua ma trận điểm có trong phiếu học tập. Ngoài ra phiếu học tập còn có các vai trò khác như giúp học sinh biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ của chính mình

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh khi dạy chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thpt (Trang 25 - 122)