đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD tại xã phước năng, huyện phước sơn, tỉnh quảng nam

53 1.7K 5
đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD tại xã phước năng, huyện phước sơn, tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ nước ta đặt trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS [33]. Giảm suy dinh dưỡng trẻ em cũng là một chỉ tiêu nằm trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây cộng đồng y tế và dinh dưỡng toàn cầu đã tập trung vào can thiệp tình trạng béo phì và các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng đặc hiệu, nhưng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn tiếp tục là gánh nặng cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Theo số liệu thống kê năm 2007, có 20% trẻ em dưới 5 tuổi tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân. Tỷ lệ này rất cao tại vùng Trung Nam Á và miền Đông châu Phi nơi số trẻ bị nhẹ cân lần lượt là 33% và 28%, ước tính có đến 33% trẻ dưới 5 tuổi ở những quốc gia này bị SDD thấp còi. Miền Đông và Trung Phi có tỷ lệ bệnh cao nhất, ước khoảng 50% và 42% bị thấp còi. Tổng số trẻ em bị ảnh hưởng bởi SDD thấp còi là cao nhất, 74 triệu, hiện sống tại Nam Á và Trung Á. Châu Phi có 20 nước nằm trong số các quốc gia có gánh nặng thấp còi cao nhất, 61triệu, chiếm hơn một nữa (51%) tổng số trẻ em dưới 5 tuổi của Ấn Độ và chiếm 34% số trẻ bị thấp còi trên toàn thế giới. Trên thế giới có 55 triệu (10%) trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể gầy còm nặng. Phổ biến nhất ở Trung Nam Á 29 triệu trẻ. Ngoài ra còn có 19 triệu trẻ em trên thế giới bị SDD thể gầy còm rất nặng [24], [37]. Như vậy suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay vẫn là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng hàng đầu. Nghèo đói và thiếu kiến thức là nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng [21], suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn là một vòng luẩn quẩn vừa là nguyên 1 nhân, vừa là hậu quả, suy dinh dưỡng trẻ em càng cao thì giống nòi càng kém phát triển về thể lực và trí tuệ. Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một việc làm cấp thiết và không chỉ là công việc của ngành y tế mà phải là một hoạt động có sự tham gia của nhiều ngành của toàn xã hội bắt đầu từ sự chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ từ khi người mẹ mang thai cho đến khi lọt lòng và cả quá trình phát triển về sau. Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng Việt Nam với phương châm “dự phòng” nghĩa là đảm bảo cho trẻ em sinh ra khoẻ mạnh được chăm sóc, nuôi dưỡng để không suy dinh dưỡng là chính. Để thực hiện được chiến lược này vấn đề giáo dục các kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ đã được triển khai trong chương trình phòng chống suy dinh dưỡng và các chương trình y tế khác nhằm giúp cho các bà mẹ đầy đủ kiến thức tự chăm sóc mình và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt con trẻ. Qua nhiều năm thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại địa phương, để hiểu rõ sự thay đổi hành vi của các bà mẹ về vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam năm 2008” Đề tài nhằm các mục tiêu sau: 1- Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 2- Tìm hiểu nhận thức và các mối liên quan về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG Từ khi loài người xuất hiện thì vấn đề dinh dưỡng cũng được đặt ra. Lúc đầu chỉ nhằm giải quyết chống lại cảm giác đói và sau đó người ta thấy ngoài việc thoả mãn nhu cầu, bữa ăn còn đem lại cho người ta niềm thích thú. Ăn là một yếu tố của sự phát triển. Tuy nhiên những người thầy thuốc qua quan sát người bệnh đã sớm thấy rõ được mối liên quan giữa chế độ ăn và sức khoẻ. Tình trạng đói ăn hoặc cung cấp thức ăn không đầy đủ các chất dẫn đến giảm cân, gầy còm, hậu quả trẻ chậm phát triển đã được biết hàng thế kỷ nay. Hầu hết các thầy thuốc đầu thế kỷ 20 đã công nhận rằng thiếu ăn gây ra sự chậm phát triển ở trẻ em, song ở dạng này của SDD thường không được mô tả như một hội chứng bệnh, trừ khi nó dẫn đến gầy còm trầm trọng . Năm 1908, Cotrea đã gọi suy dinh dưỡng là bệnh “rắn nhỏ” vì trẻ em mắc bệnh có thể nhỏ bé, da có lằn màu sẫm lẫn màu nhạt như da rắn [19]. Đầu những năm 30, Cicely William đang làm việc tại Ganna đã dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” sử dụng từ địa phương mà có nghĩa là “bệnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi” [15], để mô tả một hội chứng mà trước đó thường lầm tưởng với bệnh “Pellagra”. Tổ chức y tế thế giới đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát ở Châu Phi và bệnh suy dinh dưỡng protein năng lượng đã nhanh chóng được coi là bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất trên thế giới [15]. Vào năm 1959, thuật ngữ “SDD protein - calo” được sử dụng để chỉ những dạng thiếu protein, thiếu năng lượng và dạng trung gian của hai dạng trên [15]. 3 Năm 1966, Jellife đã đề nghị tên gọi “SDD protein - năng lượng” vì mối liên quan giữa thể phù và thể đét. Từ đó thuật ngữ Suy dinh dưỡng Protein - năng lượng (Protein - Energy - Malnutrition) thay thế các thuật ngữ trước. Năm 1978, Tuyên ngôn Alma Ata của tổ chức y tế thế giới đã coi dinh dưỡng hợp lý và tạo thêm nguồn thực phẩm là một trong các hoạt động then chốt để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho mọi người ở năm 2000. Năm 1992, Hội nghị cấp cao về dinh dưỡng toàn thế giới họp tại Roma đã kêu gọi các quốc gia có kế hoạch hành động cụ thể nhằm xoá nạn đói và nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng [17]. Ở nước ta, vào năm 1985 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng nhân ngày thầy thuốc Việt Nam (27 - 02 - 1985) đã chỉ thị “Trong những năm sắp tới bằng những biện pháp toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội cần nâng cao một bước rõ rệt về sức khoẻ của nhân dân lao động, thanh toán cơ bản các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh xã hội, các bệnh do SDD, là những dấu hiệu của các nước chậm phát triển” [16]. Ngày 16 - 9 – 1995, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng 1995 - 2000 (Quyết định 576/TTg) [26]. Ngày 22 - 02 - 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010.( Quyết định 21/TTg) [28]. 1.2. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC Suy dinh dưỡng protein - năng lượng đang là vấn đề hàng đầu của sức khoẻ trẻ em, thường xảy ra ở các nước chậm phát triển, có tỷ lệ đói nghèo cao, an ninh lương thực, thực phẩm không đảm bảo, y tế kém phát triển, các điều kiện vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập. 4 1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng một số nước trong khu vực: Các hình thái lâm sàng của SDD protein - năng lượng thay đổi tuỳ theo vùng, ở Châu Á và Nam Mỹ thể gầy đét thường gặp hơn thể phù, trong khi đó ở Châu Phi, Nam sa mạc Sahara thể phù lại nhiều hơn [19]. Theo báo cáo của UNICEF, trên thế giới ngày nay có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latin [37]. Theo bà Bellamy Giám đốc Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc: tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu hiểu biết đã làm gần 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới chết mỗi năm do các căn bệnh có thể ngăn ngừa được như tiêu chảy, sởi [24]. 1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở Việt Nam Đối với nước ta tình hình SDD vẫn còn cao, sau nhiều năm chiến tranh tỷ lệ SDD ở trẻ em Việt Nam rất cao 51,2% vào năm 1985, và năm 1995 là 44,9%. Trong vòng 10 năm (1985 - 1995) bình quân mỗi năm giảm 0,6%, đây là giai đoạn điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 1995 - 2005 với sự ra đời của Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng cùng với điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện thì tỷ lệ SDD trẻ em giảm xuống còn 25,2% năm 2005 và bình quân giảm 1,9%/năm [37]. Theo Viện dinh dưỡng năm 2007 cả nước còn 21,2% trẻ em dưới 5 tuổi SDD, trong đó Độ I: 18,3%, Độ II:3,8%, Độ III: 0,1% [24]. Mặc dù tỷ lệ SDD đã giảm, song không đồng đều giữa các khu vực, Đông Nam Bộ là 17,9%, đồng bằng sông Cửu Long là 20,7%, Nam Trung Bộ là 20,7%, Đông Bắc là 23,8%, Tây Bắc là 27,2%, Bắc Trung Bộ là 25,0%,cao nhất vẫn là Tây Nguyên 31% [24]. 1.2.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh nghèo với dân số trên 1,8 triệu người đa phần người dân sống bằng nông nghiệp, gồm 17 huyện và thị xã, trong đó có 6 huyện 5 miền núi, trong đó có 03 huyện đặc biệt khó khăn là (Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang). Theo báo cáo của mục tiêu Quốc gia PCSDD năm 2000 thì tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi ở Quảng Nam tương đối cao là 35,7%. Vào những năm 2005 tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,3%; năm 2006 là 21,4%; năm 2007 là 19,2%. Trung bình mỗi năm giảm 2,4% [32], [33]. 1.2.4. Tình hình suy dinh dưỡng huyện Phước Sơn Phước Sơn là một huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam với dân số 21.615 người, với 15 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm 11 xã và 1 thị trấn, là một trong 61 huyện nghèo nhất nước theo Quyết định 30a của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ SDD của toàn huyện qua các năm như sau: 2005 là 27,6%; năm 2006 là 26,4% năm 2007 là 23,9%, hiện nay 22% [25]. Trong đó xã Phước Năng qua các năm 2005 là 34,5 %, năm 2006 là 32,8 %, năm 2007 là 31,6% và hiện nay là 30,7% [25] . 1.3. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG CỦA VẤN ĐỀ SUY DINH DƯỠNG Suy dinh dưỡng là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng vì: Suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em vì dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn và khi mắc thì bệnh diễn biến xấu hơn. Suy dinh dưỡng làm cho trẻ em kém phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Không giống như các bệnh thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng khác, suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt các chất chuyển hoá cơ bản, chứ không phải thiếu vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nó rất thường đi kèm với nhiễm trùng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Do vậy trẻ thường thiếu nhiều chất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ (iode, sắt, kẽm cũng như các Vitamin, các chất này cần thiết cho sự sản sinh Enzym, các Hócmôn và các cơ chất để điều hoà các quá trình sinh học). Người ta nhận thấy suy dinh dưỡng sớm trong bào thai và những năm đầu của cuộc đời có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trí tuệ ít nhất là suốt cả thời niên thiếu . 6 Suy dinh dưỡng và sức khoẻ khi trưởng thành: trẻ thấp bé sẽ trở thành những người trưởng thành có tầm vóc thấp bé, năng lực sản xuất kém. Việc điều trị các trường hợp suy dinh dưỡng Protein - năng lượng thường phức tạp và tốn kém trong khi việc phát triển sớm suy dinh dưỡng nhẹ cũng như việc dự phòng suy dinh dưỡng có thể thực hiện được nhờ các biện pháp CSSKBĐ. 1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG -Suy dinh dưỡng Protein - năng lượng là loại thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ em, là tình trạng bệnh lý với biểu hiện ngừng trệ phát triển chiều cao, cân nặng và những biến đổi chức phận và các bệnh nhiễm khuẩn [15]. - Suy dinh dưỡng là hậu quả của chế độ ăn thiếu Protein và năng lượng kéo dài dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ [15]. - Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không đáp ứng bình thường [34]. - Suy dinh dưỡng tiên phát khi suy dinh dưỡng do thiếu về số lượng hay chất lượng thực phẩm cung cấp [34]. - Suy dinh dưỡng thứ phát nếu thực phẩm cung cấp đủ về chất và lượng nhưng người bệnh không muốn ăn do rối loạn hấp thu hoặc do tăng chuyển hoá bất thường hoặc sai lạc về chuyển hoá học hoặc có sự mất mát bất thường khiến cho nhu cầu dinh dưỡng bên trong cơ thể vẫn bị thiếu hụt [34]. 1.5. PHÂN LOẠI VÀ MỨC ĐỘ SUY DINH DƯỠNG Từ lâu suy dinh dưỡng được phân theo nhiều cách: 1.5.1. Dựa vào lớp mỡ dưới da ở 3 nơi: bụng, mặt và mông. Cách phân loại không được chính xác và ít áp dụng rộng rãi vì hiện tượng mất tổ chức mỡ dưới da xảy ra sớm và nhanh trong suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng [19]. 7 1.5.2. Suy dinh dưỡng dựa theo vòng cánh tay: Vòng cánh tay phát triển nhanh trong năm đầu rồi từ 1-5 tuổi hầu như không thay đổi và trên 13,5 cm. Không thường dùng do có nhiều hạn chế như cách trên [19]. 1.5.3. Phân loại SDD theo tiêu chuẩn cân nặng (P): 1.5.3.1. Phân độ theo GOMEZ (1965) Dựa theo tỷ lệ P hiện có so với chuẩn tính theo tuổi hiện tại của trẻ chia thành 3 độ SDD (90%, 75%, 60%) [19]. 1.5.3.2. Phân độ theo WHO cũng dựa vào tỷ lệ P thực /P chuẩn như GOMEZ nhưng chia làm 4 độ (90%, 80%, 70%, 60%) [19]. 1.5.3.3. Phân độ theo Việt Nam: Tháng 10/1987 Việt Nam đề nghị phân loại như WHO nhưng để tránh lẫn lộn người ta đề nghị dùng độ lệch chuẩn với quy ước 1SD = 10% P chuẩn để việc diễn tả được dễ dàng hơn [19]. 1.5.3.4. Phân độ suy dinh dưỡng theo WELLCOME (1969) [19]. Cách phân độ suy dinh dưỡng theo cân nặng như trên tuy thuận lợi nhưng có mặt hạn chế là trong trường hợp suy dinh dưỡng do thiếu đạm thì bệnh nhân bị phù nên dựa theo P không thực. Do vậy Wellcome đã đề nghị kết hợp cả hai tiêu chuẩn giảm cân và phù để phân loại suy dinh dưỡng như sau: WELLCOME Phù Có phù Không phù %P thực/ P chuẩn 80% - 60% Kwashiorkor SDD trung bình < 60% Maras + Kwashi Marasmus Các cách phân loại dựa trên các chỉ số P, lớp mỡ, phù chỉ cho biết tình trạng SDD cấp nhưng không cho biết tình trạng SDD mãn hay SDD cũ đã phục hồi. 1.5.4. Phân loại SDD theo chiều cao: Năm 1972 Waterlow đưa thêm chiều cao vào cách đánh giá SDD và đề xuất hai danh từ “SDD còi cọc (stunting)” và “SDD gầy mòn (Wastinh)” [19]. Bảng phân loại theo WATERLOW 8 Cân nặng theo chiều cao (80% hay – 2SD) Trên Dưới H theo tuổi Trên Bình thường Dưới Thiếu DD thể còi cọc (stunting) Thiếu DD nặng kéo dài (stunting + Wasting) 1.5.5. Phân loại SDD ở cộng đồng: Người ta thường chia SDD trẻ em ra 3 thể: + Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp (underweight): Phản ảnh cả sự chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tại thời điểm đó. Chỉ tiêu này có ích cho việc xác định mức độ chung về quy mô của thiếu dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian. + Thể còi cọc (Stunting) hay chiều cao theo tuổi thấp là biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài hay một dấu hiệu của sự chậm lớn trong quá khứ. + Thể gầy còm (Wasting) cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân hoặc đang tụt cân. 1.6. NGUYỄN NHÂN SUY DINH DƯỠNG Ngày nay người ta biết rõ “SDD luôn luôn là vấn đề sinh thái”, là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố nguyên nhân cùng tác động trong một môi trường sinh thái xã hội ở mỗi địa phương và nguyên nhân gốc rễ của nó là đói nghèo và thiếu kiến thức [30]. Người ta chia nguyên nhân suy dinh dưỡng ra làm 2 nhóm nguyên nhân chính: 1.6.1. Nguyên nhân trực tiếp 1.6.1.1. Dinh dưỡng: Chủ yếu là nuôi trẻ không đúng cách như thiếu về số lượng, chất lượng, thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, cai sữa hay chế độ ăn bổ sung không đúng cách, kiêng khem quá mức trong thời gian trẻ bị bệnh. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do bà mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng. Nguyên nhân này chiếm 60% suy dinh dưỡng. 1.6.1.2. Nhiễm khuẩn: 9 - Nhiễm khuẩn tiên phát: Hay gặp ở trẻ sau khi bị sởi, ho gà, lao sơ nhiễm, nhiễm trùng đường tiểu tái diễn, phế quản phế viêm, nhiễm ký sinh trùng đường ruột. - Nhiễm khuẩn thứ phát: Trẻ bị SDD rất dễ bị nhiễm trùng và làm cho tình trạnh này ngày càng nặng hơn. - Nhiễm trùng có thể gây ra chán ăn, làm giảm thu nhận, hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng gây ra SDD [37]. SDD làm giảm sức đề kháng của cơ thể càng làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng. Đây là một vòng xoắn bệnh lý. 1.6.1.3. Các nguyên nhân khác: trẻ bị dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm ếch, hẹp phì đại môn vị, tim bẩm sinh, Langdon Dow. 1.6.2. Nguyên nhân sâu xa (nguyên nhân gián tiếp) 1.6.2.1. Yếu tố xã hội - Điều kiện kinh tế xã hội thấp: Thiên tai, chiến tranh, làm cho kinh tế chậm phát triển, việc cung cấp, phân phối lương thực, thực phẩm không đảm bảo. Theo điều tra của Viện dinh dưỡng Trung ương vào 3 năm 1987 - 1989 số hộ gia đình thiếu năng lượng cho mỗi bữa ăn là 22,5% [23]. - Trình độ văn hoá thấp thiếu kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc Y tế, còn nhiều tập quán lạc hậu về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ nhất là khi trẻ ốm, thiếu thời gian chăm sóc trẻ, theo Viện dinh dưỡng Trung ương thì trong số trẻ SDD có 1/3 do thiếu ăn, 1/3 do thiếu kiến thức và 1/3 do nhiễm khuẩn [23]. - Tổ chức y tế xã hội yếu kém: Không thực hiện được các chương trình kiểm soát và phòng bệnh một cách hiệu quả. Môi trường sống thiếu vệ sinh (tỷ lệ hộ sử dụng 3 công trình vệ sinh thấp) [23]. 1.6.2.2. Nhóm yếu tố y tế - Trẻ bị nhiễm trùng kéo dài. - Trẻ đẻ non hay nhẹ cân khi sinh, sinh đôi, sinh ba. - Sai lầm về chế độ ăn. - Mồ côi mẹ, mẹ sống một mình, gia đình đông con, con so ở bà mẹ trẻ tuổi. 10 [...]... tui Gii n = 2 05 Nam N Tng 1 05 100 2 05 p Nhn xột: Th nh cõn SDD % 36 34,2 27 27,0 63 30,7 >0, 05 Th cũi cc SDD % 53 50 ,5 35 35, 0 88 42,9 0, 05 Th cũi cc nam 50 ,5% cao hn n 35, 0% S khỏc bit cú ý ngha thng kờ (p . dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 2- Tìm hiểu nhận thức và các mối liên quan về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Phước. vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài: Đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam năm 2008” Đề tài nhằm các mục tiêu. tế về dinh dưỡng. 14 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng, huyện Phước

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan