1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá kiến thức, thực hành về cách phòng - xử trí bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Thanh Xuân, Hà Nội - năm 2000

72 964 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 13,75 MB

Nội dung

[26] Theo thống kê của chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy, hàng năm ở nước ta có tới 20 triệu lượt trẻ em bị ỉa chảy trung bình mỗi trẻ em mắc 2-3 lượt trong 1 năm; khoảng

Trang 1

¡mới œ2 95Š

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TDƯỜNG CAN BO QUAN LY Y TẾ

BUI THI THUY AI

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ CÁCH PHÒNG - XỬ TRÍ

BỆNH TIÊU CHẢY CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

TẠI QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI - NĂM 2000

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Trang 2

LOI CAM ON!

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:

-Ban giám hiệu, phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học, ban điều

phối thực địa trường Cán bộ quản lý y tế, Bộ y tế

- Ban giám đốc, Đội Vệ sinh phòng dịch, phòng nghiệp vụ y, các

trạm y tế phường Khương đình, Thượng đình thuộc Trung tâm y tế

Quận Thanh xuân, Hà Nội

-Tiến sỹ Đoàn Huy Hậu-Học viện Quân y

-Các thầy, cô giáo Trường cán bộ quản lý y tế, Bộ y té

- Các bạn đồng nghiệp

Đã tận tình hướng dân, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn

.ành luận văn này

Bài Thị Thuý Ái

Trang 3

Diarrhoeal Diseases Control Programme (Chống trình chống bệnh tiêu chảy ) Công nhân viên chức

Chăm sóc sức khoẻ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Giáo dục sức khoẻ

Ía chảy Oresol Suy dinh dưỡng

Sức khoẻ

Tuyên truyền giáo dục

Ti vi

United National Children’s Fund

World Health Organization (T6 chiic y tế

thé gidi)

A4

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

CHUONG I: TONG QUAN TAI LIEU

1 Bệnh tiều chảy với sức khoé teem iss ansnsnensevecns

1.1 Định nghĩa bệnh tiêu chảy -«- «+ <<<++

1.2 Hậu quả của bệnh tiêu chảy với trẻ nhỏ -

1.3 Các loại bệnh tiêu chảy thường gặp -

1.4 Dich té hoc bệnh tiêu chảy - «+<<<-<©+ 1.5 Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy nhiễm trùng

1.6 Một số vấn đề về phòng bệnh tiêu chảy

1.7.Vấn đề điều trị bệnh tiêu chảy hiện nay

2 Tiêu chảy với sức khoẻ trẻ em hiện nay ở Việt nam

CHƯƠNG II MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU V0 i3 T1

2 Mục tiêu cụ thể 2 22©222+2EE+2EEE2EEEESEEEEEEEEEE2EAerrrrrre 3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu .- «++<«<+<s=+ss+ 3.2 Phương pháp nghiên cứu - -« ««<<s 3/3 Kỹ thuật chọi fTTU cee.ceeaieosEtisilEeeiiseaarsseseesseds 3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Trang

ON

15

15

15

15

15

16

16 17

Trang 5

CHƯƠNG III: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

1 Đặc điểm chung ¿- ¿+ 25252 S2 £S*E+EeEexeEexeketrkrerxsxrseerke

2 Thực trạng về kiến thức, thực hành về cách phòng bệnh tiêu chảy

TU 18 TT „ -5s<sssccxssc4355%3583 5685 2885506614g81655 S55 pÌE.x328998 48g03 668583858g4S21A2E01EE

3 Thực trạng về kiến thức, thực hành của bà mẹ về cách xử trí khi trẻ

4 Xác định một số yếu tố ảnh hưởng chính đến kiến thức, thực hành

CHƯƠNG IV BÀN LUẬN

1 Kiến thức, thực hành của bà mẹ về vấn để phòng bệnh tiêu

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

“đức khoẻ trẻ em trong thế giới đang phát triển có thể sẽ được nâng lên một cách đáng kể nếu mỗi gia đình đêu được trang bị bằng những kiến thức cân thiết và hiện đại về sức khoẻ trẻ em (Những điều cân cho sự sống-

Ở Việt nam, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã được Đảng

và Nhà nước rất quan tâm Nhờ sự giúp đỡ của UNICEE, qua những nội dung tuyên truyền mang tính khoa học, đơn giản, sát thực và ít tốn kém, các

bà mẹ ngày nay đã có nhiều hiểu biết hơn trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ em Nhiều trường hợp bệnh gây tử vong cho trẻ đã được phòng chống và điều trị kịp thời [26]

Theo thống kê của chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy, hàng năm ở nước ta có tới 20 triệu lượt trẻ em bị ỉa chảy (trung bình mỗi trẻ em mắc 2-3 lượt trong 1 năm); khoảng 1/3 tổng số trẻ bị tử vong hang năm có nguyên nhân do ỉa chảy [2I] Nguyên nhân chính gây tử vong

Trang 7

của căn bệnh này là bệnh nhân bị mất nước do không được cứu chữa kịp thời, đúng phương pháp Trẻ ỉa chảy thường bị suy dinh dưỡng và nếu ïa chảy tái diễn nhiều lần sẽ làm cho tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng thêm, nguy cơ gây tử vong cao hơn.[9]

Thanh Xuân là một quận nội thành Hà Nội được thành lập năm 1997

So với các bệnh ở trẻ em nói chung, bệnh ïa chảy ở quận Thanh xuân chiếm

tỷ lệ cao Theo báo cáo của Trung tâm y tế quận: Trong 3 năm gần đây, tỷ

lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy đến trạm y tế khám và điều trị mỗi năm chiếm khoảng 8-10% số trẻ cùng lứa Trên thực tế con số này có thể còn cao hơn do có I số không ít trẻ mắc bệnh được đưa đến các cơ sở y tế tư nhân hoặc cán bộ y tế cơ sở chưa nắm được Trong năm 1999, có 1200 trẻ dưới 5 tuổi bị la chảy trên tổng số 13.235 trẻ trong toàn Quận Chỉ số sử dụng ORS chỉ đạt khoảng 30-40% so với chỉ tiêu được giao

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thực hành về cách phòng va xử trí bệnh tiêu chảy của các bà

mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Thanh xuân, năm 2000” nhằm dua ra một

số khuyến nghị phù hợp

Trang 8

CHUONG I

TONG QUAN TAL LIEU

1 BỆNH TIÊU CHẢY VỚI SỨC KHOẺ TRẺ EM:

1.1 Định nghĩa bệnh tiêu chảy:

Số lần đi ngoài bình thường trong một ngày thì khác nhau tuỳ theo chế độ ăn và lứa tuổi của từng người Khi bị ỉa chảy phân có nhiều nước hơn bình thường- ta thường gọi chúng là phân lỏng hay phân nhiều nước Đôi khi phân còn có thể có máu, lúc đó ta có thể nghĩ đến ỉa chảy kèm theo

ly [21] [26] [31] Đó là những triệu chứng mà các bà mẹ thường nhận biết được khi con mình bị ỉa chảy Khi trẻ bị ỉa chảy họ nói rằng phân của trẻ nặng mùi hay xì xoẹt, cũng như phân lỏng hay nhiều nước Qua đó chúng ta

có thể có thêm những hiểu biết hữu ích các quan niệm trong dan vé ia chảy Theo Tổ chức y tế thế giới: + chẩy tức là ia 3 hoặc trên 3 lần trong ngày phân lỏng hoặc nhiều nước [25]

1.2 Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ:

Bệnh tiêu chảy có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao tại các nước đang phát triển ước tính khoảng một triệu lượt ỉa chảy mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi , như vậy một trẻ bị 10 lượt tiêu chảy, phổ biến hơn là 3-4 lượt/ năm Tại một số vùng 15-20% thời gian ốm của trẻ nhỏ do tiêu chảy [34]

Các đợt tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi làm chết 3,5 triệu trẻ em một năm trong đó 80% trẻ dưới 2 tuổi Tiêu chảy chiếm khoảng 30% tổng số chết trẻ

em ở các nước đang phát triển [25]

Trang 9

Tiêu chảy cũng gây hậu quả nghiêm trọng làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng do giảm lượng thức ăn trong và sau khi tiêu chảy, giảm hấp thu, tăng nhu cầu dinh dưỡng trong khi bị nhiễm khuẩn Nếu bệnh xảy ra trong một thời gian kéo dài sẽ gây nên hội chứng kém hấp thu hậu quả là một vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng trường diễn , tăng tính nhậy cảm với bệnh tật

đặc biệt là bệnh nhiễm trùng [14] [16] [8]

Khoảng 30% số giường nhi tại các bệnh viện ở các nước đang phát triển dành cho tiêu chảy, hậu quả làm tăng gánh nặng cho bệnh viện và ngân sách y tế quốc gia Cho tới nay, hầu hết các nước đã có chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy nhằm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh này gây nên, giảm ngân sách y tế bằng cách cải tiến phương pháp điều trị, giảm tần số mắc bằng tăng cường các biện pháp phòng bệnh đặc biệt [21]

1.3 Các loại tiêu chảy thường gặp:

Về lâm sàng có 3 loại tiêu chảy Việc phân loại lâm sàng tiêu chảy

có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định cách điều trị bệnh nhân Các hình ảnh lâm sàng của từng loại cần được nhận biết nhanh qua thăm khám ban đầu để có phương pháp điều trị thích hợp [14] [26]

a Tiêu chảy mất nước cấp: hay gặp nhất khởi đầu cấp tính, phân

không có máu, diễn biến dưới 14 ngày Nguy hiểm nhất là mất nước và điện

giải nếu không dược bù đấp lại kịp thời và đầy đủ Mất nước nặng có thể tử

vong vì truy tim mach, mat kali máu

b Tiêu chảy phân có máu: Có nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu 1a ly do Shigella

Tiêu chảy phân có máu là khi nhìn thấy máu trong phân, hoặc trong phân

có thể có nhâầy.

Trang 10

Khoảng nửa số bệnh nhân ly là do Shigella và hầu hết các trường hợp ly

nặng đều do Shigella gây ra Một tác nhân thường gặp nữa là do

Campylobacter JeJuni, nhưng bệnh nhẹ hơn và đa số xảy ra ở trẻ dưới I tuổi

€ Tiêu chảy kéo dài: Khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài ít nhất 14 ngày Đa số các đợt tiêu chảy là dưới 7 ngày, chỉ khoảng 5% là tiêu chảy kéo dài Tiêu chảy kéo daì khác tiêu chảy mãn tính ở chỗ bệnh thường hay tái phát hoặc kéo dài nhưng không do nhiễm trùng mà do nhậy cảm với gluten hoặc những bệnh di truyền khác

d Tỷ lê mắc và tử vong của ba loại tiêu chảy:

Tần xuất mắc bệnh tương đối của ba loại tiêu chảy không tương xứng với nguyên nhân tử vong Tiêu chảy mất nước cấp chiếm 80% các đợt tiêu chảy nhưng chỉ chiếm 50% số tử vong Trái lại ly chiếm 10% các đợt tiêu chảy nhưng tử vong lớn hơn chiếm 15% , tình trạng xấu hơn với tiêu chảy kéo dài chỉ chiếm 10% các đợt tiêu chảy nhưng số tử vong lại chiếm tỷ lệ lớn hơn, trung bình khoảng 35%; tử vong do tiêu chảy kéo dài còn chiếm tỷ

lệ cao hơn nữa tại những nơi đã khống chế được tử vong do tiêu chảy mấy nước nhờ phương pháp bù dịch hữu hiệu Ở những nơi này muốn giảm hơn nữa số tử vong do tiêu chảy cần có những nỗ lực phòng và điều trị tốt tiêu chảy kéo dài

1.4 Dịch tế học bệnh tiêu chảy:

a Đường lây truyền

Những tác nhân gây ia chảy thường lây lan theo đường Phân- Miệng

do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn hoặc do tiếp xúc (tay nhiễm bẩn), vấn đề này có liên quan chặt chẽ với nguồn nước bị ô nhiễm và

Trang 11

điều kiện vệ sinh môi trường kém, nhưng ngày nay thực phẩm được xác định là nguồn lây lan chủ yếu Ở các nước công nghiệp phát triển mặc dù

đã đạt được nhiều tiến bộ về mặt vệ sinh từ đầu thế kỷ này nhưng số người mắc bệnh tiêu chảy vẫn đang tăng lên và có ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận dân cư

b.Tần số mắc tiêu chảy phản bố theo nhóm tuổi:

Nguy cơ mắc tiêu chảy phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tuổi Đa số bệnh nhân mắc tiêu chảy là trẻ em dưới 2 tuổi vì lúc đó chúng tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh đường ruột và các yếu tố miễn dịch ở trẻ lứa tuổi này chưa hoàn thiện Tần số mắc tiêu chảy ở trẻ trên 2 năm tuổi giảm đáng kể vì lúc này chúng đã có nhiều khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh

Có nhiều yếu tố làm cho tỷ lệ mắc bệnh cao và diễn biến bệnh nặng ở trẻ còn bú và trẻ nhỏ đặc biệt trong thời kỳ ăn sam Những yếu tố này bao gồm

cả các yếu tố về tập quán làm tăng sự truyền bệnh và các yếu tố của vật chủ ảnh hưởng đến sức chống đỡ với vi khuẩn

Các yếu tố nguy cơ về tập quán gây tiêu chảy: Không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu hoặc cai sữa sớm trước 2 tuổi, cho bú chai ,

để thức ăn đã được chế biến sẵn ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ trước khi cho ăn, nguồn nước uống nhiễm bẩn do phân, không rửa tay trước khi ăn và

sau khi đi vệ sinh [14]

c Các yếu tố mùa của tiêu chảy:

Tiêu chảy thường phân bố theo mùa: Ở các vùng ôn đới, tiêu chảy do

vi rút xảy ra vào mùa đông và do vi trùng thường xảy ra vào mùa hè; ở các vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi rút thường xảy ra vào mùa khô mát và do vi trùng thường xảy ra vào mùa nóng ẩm.

Trang 12

Ở hầu hết các nước đang phát triển, phần lớn các tác nhân gây bệnh tiêu chẩy mang tính chất địa phương Những tác nhân này gây dịch tiêu chảy theo mùa thường xuyên như đã nêu ở trên Tuy nhiên có một số tác nhân

gây các vụ dịch không dự đoán trước được, đôi khi sau nhiều năm mới nổ ra

một lần Ví dụ: Đại dịch tả lần thứ 7 do vi khuẩn EI Tor typ sinh học V cholerea 01 gây ra; đại dịch đi vòng quanh thế giới, bắt đầu ở Indonesia vào năm 1961 sau lan sang các nước khác của châu Á, Trung đông, châu Phi rồi cuối cùng lan đến châu Mỹ-La tính vào năm 1991 Gần đây bệnh tả lan rộng nhiều nước và là nguyên nhân gây ra các vụ dịch hàng năm Cũng gần đây dịch ly gây ra bởi Shigella dysenteria týp I cũng lan rộng ở Trung Mỹ,

Trung Phi, Nam Á [25]

Một vụ dịch có thể xảy ra khi có sự đột biến về vi trùng phát triển chống lại những người không được miễn dịch hoặc khi điều kiện sống thay đổi theo chiều có lợi cho việc lan truyền bệnh Những vụ dịch này thường rất thảm khốc, nó xảy ra đột ngột, ảnh hưởng đến nhiều người và thường ảnh hưởng đến người lớn nhiều hơn trẻ em Tuy nhiên, cũng có những dịch địa phương xảy ra có số người mắc và tử vong cao như tiêu chảy do

Rotavirut

1.5 Cac nguyên nhân chủ yếu của tiêu chảy nhiễm trùng

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy Nhờ có những tiến bộ về kỹ thuật, gần đây người ta đã hiểu biết nhiều về nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

do nhiễm trùng Cho đến nay đã phân lập được trên 25 loại vi rút, vi trùng,

ký sinh trùng gây tiêu chảy cấp Các phòng xét nghiệm nghiên cứu cho đến nay đã có thể nhận biết được 75% bệnh nguyên của bệnh trên các bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế và 50% phân biệt được tác nhân gây bệnh tại gia đình Tuy nhiên những phòng xét nghiệm như thế còn rất ít

Trang 13

Hầu hết các phòng xét nghiệm mới phân lập được các tác nhân gây bệnh trên một số bệnh phẩm [9]

Ở những nước đang phát triển, các nguyên nhân chính gây tiêu chảy đều giống nhau Nhìn chung, các tác nhân này có thể được chia ra tuỳ theo chúng gây phân lỏng hay phân có máu Phân lỏng là do tăng tiết nước ở ruột non, các nguyên nhân chính gây tiêu chảy phân lỏng là Rotavirut, E.coli, Cryptoporidium Tiêu chảy phân máu khi niêm mạc ruột bị xâm nhập và tổn thương, nguyên nhân thường gặp là do Shigella và C jejuni ở trẻ em Các tác nhân gây tiêu chảy phân máu cũng có thể gây tiêu chảy mà phân không có máu hoặc khởi đầu là tiêu chảy phân lỏng sau vài ngày thì lại tiêu chảy phân có máu, mặc dù Entamoeba histolitica (tác nhân gây ly amib) có thể gây tiêu chảy phân máu ở người trưởng thành nhưng rất hiếm khi gây tiêu chảy phân máu ở trẻ em [25]

Có một số vi trùng ký sinh trùng ít khi gây tiêu chảy Các tác nhân này gây ra 5-10% các đợt tiêu chảy Hầu hết các tác nhân này được tìm thấy

ở tỷ lệ rất thấp của các đợt cấp ( khoảng 1-3% hoặc thấp hơn) Tuy nhiên loại Salmonella không gây thương hàn có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở những khu vực sử dụng rộng rãi các thực phẩm công nghiệp Còn E coli sinh bệnh đường ruột có thể là nguyên nhân quan trọng trong các bệnh

nhĩ [9]

Một số tác nhân gây bệnh đường ruột cũng được tìm thấy ở trên 30% trẻ em dưới 3 tuổi khoẻ mạnh đã làm cho người ta khó xác định tác nhân phân lập được ở trẻ em bị tiêu chảy có chính là nguyên nhân thực sự gây ra bệnh không Điều này hoàn toàn thực đối với Giardia, các kén của Giardia hầu như được tìm thấy ở phân trẻ em khoẻ mạnh cũng như trẻ bị tiêu chảy

Điều này cũng đúng với E coli sinh bệnh đường ruột hoặc C JejunI được

Trang 14

phân lập ở phân trẻ em trên I tuổi Ngược lại Shigella và Rotavirut lại hiếm khi tìm thấy trên người khoẻ mạnh.[25]

1.6 Một số vấn đề về cách phòng bệnh tiêu chảy

Các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy nhiễm trùng gồm hai phần: Thứ nhất là những biện pháp đề phòng sự lan truyền của nhiễm trùng Những biện pháp này bao gồm cho bú mẹ hoàn toàn đến tháng thứ 4-6 sử dụng thực phẩm an toàn, dùng nước sạch, xử lý phân, thay đổi một số tập

quán thói quen xấu có hại cho sức khoẻ [14] [30] [31]

Thứ hai là những biện pháp khác nhằm tăng cường sức đề kháng của

cơ thể đối với vi trùng đường ruột bao gồm cho trẻ bú ít nhất đến 2 tuổi, cho

ăn đây đủ chất dinh dưỡng, tiêm phòng sởi

Với hai biện pháp phòng ngừa chủ yếu trên, chúng ta thấy ở đây có điểm đặc biệt hơn với các phương pháp phòng bệnh khác, đó là: việc làm của người dân đặc biệt là của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ

1.7 Vấn đề điều trị tiêu chảy hiện nay:

Ước tính có khoảng 3,5 triệu trẻ em trên thế giới chét hang nam do ia chảy và như vậy ỉa chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em Hơn nữa bệnh ỉa chảy còn làm cho tình trạng thiếu dinh dưỡng trở nên trầm trọng thêm và dẫn đến tình trạng người bệnh bị tử vong do nhiều bệnh khác Những biện pháp đúng đắn về dự phòng và điều trị tình trạng mất nước; nuôi dưỡng người bệnh đúng cách và sử dụng có hiệu quả các thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh tả và bệnh ly có thể làm giảm một cách cơ bản tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra Kết hợp với một nội dung bù nước

Trang 15

bằng đường uống việc sử dụng hợp lý các loại thuốc trong điều tri ia chay cấp

Chương trình phòng chống các bệnh ỉa chảy (CDD) đặc biệt chú ý đến việc quản lý bệnh nhân và phương pháp điều trị bù dịch bằng đường uống - một cách điều trị tốt nhất để giảm tử vong do ỉa chảy ở trẻ em [36] Các bứơc quan trọng nhất trong điều tri ia chay 1a: [26]

- Đề phòng mất nước nếu có thể

- Điếu trị mất nước nhanh chóng và đúng đắn khi có mất nước

- Cho trẻ ăn đầy đủ

Ở trẻ đang thời kỳ bú mẹ nên tăng số lần cho trẻ bú mẹ, hoặc cho uống sữa

đã pha loãng gấp đôi Các loại dung dịch được sử dụng trong địa phương để

đề phòng mất nước tại nhà tuỳ thuộc vào:

- Thói quen điều trị ỉa chảy trong vùng

- Sự sẵn có của các dung dịch pha chế từ thực phẩm thích hợp

- Sự sẵn có đường và muối

- Sự sẵn có ORS

- Sự thuận tiện cho mọi người đến cơ sở y tế

10

Trang 16

ăn vào càng làm cho trẻ đi ỉa nhiều lên Khi đã hết ỉa chảy cần phải cho trẻ

ăn hàng ngày thêm I bữa trong 1 tuần liền

Các kháng sinh đều vô hiệu với hầu hết các vi khuẩn gây la chảy Chúng ít khi có lợi mà lại có thể làm cho một số người mệt mỏi trong một

thời gian dài Việc sử dụng kháng sinh điều trị không đúng cách có thể làm

tăng hiện tượng kháng kháng sinh ở một số loài vi khuẩn gây bệnh Vì vậy không được sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi Việc sử dụng kháng sinh

một cách hợp lý đối với ly và tả sẽ có tác dụng tốt [28] [14]

Các thuốc hấp thụ (kaolin, Pentin, than hoạt) không có ích gì trong điều trị ia chảy cấp Mặc dù được dùng rộng rãi trong điều trị ia chảy nhưng

11

Trang 17

các thuốc này tỏ ra chỉ có thể làm thay đổi được rất ít tính chất của phân, chưa có bằng chứng nào nói lên rằng những thuốc đó có thể làm giảm thời gian hay mức độ trầm trọng của bệnh ỉa chảy Những thuốc này không làm giảm được sự mất nước và điện giải, thậm chí chúng còn có thể làm trở ngại cho các kháng sinh phát huy hiệu lực khi có chỉ định [28] [43]

Thuốc chống nhu động ruột ( như cồn thuốc phiện) có thể có hại, nhất là cho trẻ em dưới 5 tuổi Chúng làm giảm đau nhưng đôi khi gây cứng bụng, làm chậm đào thải các vi khuẩn gây ỉa chảy và do đó làm kéo dài bệnh hơn Chúng có thể gây nguy hiểm có thể gây chết người nếu sử dụng

không đúng ở trẻ nhỏ [28]

2 VẤN ĐỀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Ở Việt nam theo thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy chiếm rất cao trong số 10 bệnh gây chết cao nhất tại bệnh viện Theo Lê Ngọc Trọng nhận xét về mô hình bệnh tật ở Việt nam năm 1996: nếu tính tỷ lệ chết do

10 bệnh gây chết cao nhất thì tỷ lệ chết do tiêu chảy tính theo 1000 dân là 3,92 cao thứ hai sau bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp.[29]

Theo thống kê của Bộ y tế về tỷ lệ phần trăm mắc, chết của 19 nhóm bệnh theo ICD.I0 tại các bệnh viện năm 1997 thì bệnh về đường tiêu hoá

đứng hàng thứ 3 sau nhóm bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng (Tỷ lệ mắc là

21,9% và tỷ lệ chết là 16,8% tính theo tổng số) và nhóm bệnh đường hô hấp (Tỷ lệ mắc là 17,9% tỷ lệ chết là 12,5% theo tổng số) nhóm bệnh đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc là 12,9% và tỷ lệ chết là 6,0%.[29]

Theo một tài liệu thống kê khác cho thấy cũng trong năm 1997 số người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính là 6421người, cộng với số bị tiêu chảy cấp do nguyên nhân ăn uống vào khoảng hơn một triệu người nữa thì vào

12

Trang 18

khoảng gần hai triệu người Năm 199§ con số thống kê cũng tương đương

nam 1997.[32]

Theo tạp chí Y học dự phòng, tập IX, số 2(40) 1999 thông báo dịch

đến hết tháng 6 năm 1999 trong cả nước : [12]

Số người mắc tiêu chảy là 163518 - số tử vong là 18

Số người mắc tả là 14 - số tử vong 0

Số người mắc ly trực trùng 7620 - số tử vong 2

Số người mắc hội chứng ly 24132 - số tử vong 3

Số người mắc ly Amip 6056 - số tử vong 0

Nếu tính các bệnh có số người mắc lớn hơn thì đứng đâu là cúm: 203149 người; thứ hai tiêu chảy: 163518; thứ ba là số người tiêm phòng đại: 60427; hội chứng ly: 24132; ly trực tràng: 7620

Về nguyên nhân gây bệnh người ta thấy vấn đề này có liên quan chặt chế với nguồn nước bị 6 nhiễm và điều kiện vệ sinh môi trường kém, nhưng ngày nay thực phẩm được xác định là con đường lan truyền chủ yếu ứơc tính khoảng 70% ví dụ các thức ăn bổ sung bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn nhóm E.coli là nguyên nhân chính của tiêu chảy ở trẻ nhỏ Theo một nghiên cứu khác ở của Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội tại xã Mễ Trì ngoại thành cho thấy tỷ lệ tiêu chảy do Campylobacter là 9% ( điều này cũng phù hợp với tài liệu của tổ chức y tế thế giới Campylobacter gây ra 5-10% tiêu chảy ở trẻ

em trên thế giới) Các nhân tố gây bệnh đường tiêu hoá truyền thống như Salmonella typhi, Vibrio cholerae không phổ biến nữa.[12] [14]

Việc xác định được mối nguy hại do bệnh tiêu chảy gây ra đối với sức khoẻ con người, nhất là gây ra cho trẻ em đã được chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em đặc biệt quan tâm Tổ chức y tế thế giới đánh giá Việt nam là một trong những nước triển khai chương trình tốt nhất, góp phần

13

Trang 19

giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh một cách đáng kể Với một nội dung

mang tính khoa học và đơn giản, ít tốn kém nhằm nâng cao sự hiểu biết cho

bà mẹ để chủ động phòng bệnh và chăm sóc trẻ em nhằm ngăn chặn các trường hợp bệnh gây tử vong cho trẻ bằng phương pháp hữu hiệu và đơn giản bù dịch bằng đường uống được phổ cập tại các cơ sở y tế từ tuyến

trung ương đến cơ sở.[34] [36]

Vai trò của bà mẹ: Có thể nói rằng vai trò của bà mẹ đối với sức khoẻ trẻ em rất quan trọng, đặc biệt là sự hiểu biết, điều kiện tiếp cận xã hội của bà mẹ Mặc dù ở nước ta hiện nay trình độ văn hoá, trình độ hiểu biết kiến thức khoa học, kỹ thuật của đại đa số dân chúng đã được nâng cao rõ rệt nhưng ở một vài nơi trình độ dân trí vẫn còn thấp Về mặt học vấn theo thống kê của Viện xã hội học năm 1992 tỷ lệ người biết chữ là 88%, trong

đó nam 95%, nữ chỉ là 84%, tuy nhiên tỷ lệ này phân bố không đều giữa các vùng khác nhau Vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiểu biết của các bà mẹ khiến cho việc tiếp cận xã hội bị hạn chế, do đó kiến thức nuôi dưỡng trẻ bị thiếu

Ngày nay người ta đã thấy rõ vai trò của bà mẹ từ việc phát hiện ra những thay đổi ban đâu của đứa trẻ Những biến đổi ban đầu này nếu được phát hiện sớm thì việc sử trí sẽ đơn giản, dễ dàng và ít tốn kém đồng thời mang lại hiệu quả rất cao Ngoài ra, trong việc chăm sóc trẻ khi ốm đau, nếu bà mẹ có đủ kiến thức để phối hợp với thây thuốc chăm sóc trẻ thì thời gian ốm của trẻ sẽ ngắn hơn nhiều [30]

14

Trang 20

` T—ở

CHƯƠNG II

MỤC 'TIÊU, DỐI TƯỢNC: VÀ DIIƯONC: ĐIIÁP NGHIÊN CÚU

1 MỤC TIÊU CHUNG

Đánh giá kiến thức, thực hành về cách phòng và xử trí khi trẻ em bị

tiêu chảy tại nhà của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, đưa ra những khuyến nghị phù hợp để nâng cao trình độ hiểu biết của bà mẹ nhằm giảm tỷ lệ mắc

và tỷ lệ chết do tiêu chảy ở trẻ em

2 MỤC TIÊU CỤ THỂ

2.1 Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về cách phòng bệnh tiêu chảy

2.2 Đánh giá kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong việc xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

2.3 Tìm hiểu l số yếu tố ảnh hưởng chính đến kiến thức, thực hành của bà

mẹ

2.4 Đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và thực hành của người mẹ trong việc phòng và chăm sóc trẻ em bị bệnh tiêu chảy

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3 1 Đối tượng nghiên cứu

-Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở quận Thanh Xuan.

Trang 21

-Các cán bộ y tế phụ trách chương trình tuyên truyền giáo dục SK và cán bộ

phụ trách chương trình CDD

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

-Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích -Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

C6 mau: áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả

Quận Thanh xuân có hai đối tượng chính đó là các Phường gồm cán

bộ công nhân viên chiếm phần đông- có 7 Phường: Các phường trước khi

nhập quận phần lớn là nông dân nay do đô thị hoá chuyển sang làm nghề phụ hoặc buôn bán nhỏ, nội trợ ở nhà - có 4 Phường

Bốc thăm ngẫu nhiên trong hai nhóm trên chọn mỗi nhóm một Phường:

+ I Phường phần lớn dân trước khi đô thị hoá làm nông nghiệp và nghề phụ khác: Phường Khương Đình

16

Trang 22

+ I Phường gồm các khu tập thể phần đông là cán bộ công nhân viên: Phường Thượng Đình

- Dựa vào danh sách các bà mẹ đã có sẵn của 2 phường trên, chọn ngẫu nhiên mỗi phường để phỏng vấn các bà mẹ với số lượng như bảng sau:

3.4 Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

- Phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước và thông qua các chuyên gia

-Thảo luận nhóm với cán bộ y tế

-Quan sát bằng bảng kiểm

-Nghiên cứu tài liệu, y văn

- Xử lý số liệu bằng chương trình EPI 6.04

17

Trang 23

a._Xác định các biến trong nghiên cứu

Biết cách chăm sóc và xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Biết một số biểu hiện của tình

trạng mất nước của trẻ Thực hành Cách giữ vệ sinh ăn uống sinh | Phỏng vấn | Bộ câu hỏi

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý

khi trẻ khoẻ mạnh và khi trẻ bị

bệnh tiêu chảy

Sử dụng dung dịch ORS và một

số dung dịch đơn giản thay thế

Phát hiện các dấu hiệu biểu hiện

18

a RS A SE SA N in

Trang 24

Các phương thức tuyên truyền giáo dục sức khoẻ

Các yếu tố | Hoạt động của cán bộ y tế, cán | Thảo luận với

b Xác định các chỉ tiêu trong nghiên cứu

- Tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy trong các đối tượng điều tra

- Tỷ lệ các bà mẹ biết cách giữ vệ sinh đúng để phòng bệnh tiêu chảy

- Tỷ lệ các bà mẹ biết rõ nguyên nhân của bệnh tiêu chảy

- Tỷ lệ bà mẹ biết sử dụng đúng gói ORS và dung dịch thay thế khi

trẻ bị bệnh

- Tỷ lệ các bà mẹ biết chăm sóc trẻ khi bị bệnh

- Tỷ lệ bà mẹ sử dụng kháng sinh có hướng dẫn khi trẻ bị tiêu chảy

- Tỷ lệ các bà mẹ biết phát hiện các dấu hiệu mất nước

- Tìm mối liên quan giữa sự hiểu biếtvề bệnh của bà mẹ về bệnh và tỷ

lệ mắc bệnh của trẻ em

- Tìm mối liên quan giữa sự hiểu biếtvề bệnh của bà mẹ về bệnh và

việc chăm sóc trẻ đúng

- Tìm môi liên quan giữa việc tiếp thu thông tin tuyên truyền giá dục

sức khoẻ cuả các bà mẹ và sự hiểu biết về phòng bệnh, chăm sóc trẻ khi bị

bệnh

eran men

19

Trang 25

c Các tiêu chuẩn đánh giá

* Phòng bệnh đúng:

- Không ăn thức ăn nhiễm bẩn

- Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, kể cả việc cho bú, ăn sam

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện

-Làm sạch dụng cụ trước khi cho trẻ ăn

Các bà mẹ trả lời đúng 2 nội dung trở lên: Tốt

Chỉ trả lời đúng 1 nội dung: Kém

* Xác định đúng bệnh tiêu chảy

-Đi ngoài trên 3 lần /ngày

-Phân nhiều nước( có thể có máu)

* Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị bệnh

-Biết sử dụng ORS và các dung dịch thay thế

-Biết liều lượng cho uống

-Biết tiếp tục cho ăn đây đủ

-Dùng kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc

-Đưa con đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu mất nước

* Biết đánh giá tình trạng mất nước

Trang 26

d Đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình CDD tại cơ sở

Trạm có góc ORS: - Có sẵn gói ORS

- Có bàn, ghế ngồi cho bệnh nhân

- Có tranh ảnh tuyên truyền

Trang 27

rs eee

CHUONG III

KET QUA NCHIEN CUU

1 MOT SO DAC DIEM CHUNG:

Thanh xuân là một quận mới được thành lập năm 1997, Quận có II

Phường địa bàn trải rộng, dân trong Quận trước đây thuộc các quận Đống

đa, huyện Từ liêm, huyện Thanh trì sát nhập lại do đó có một bộ phận trước kia làm nghề nông nghiệp (trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi thấy hiện nay do việc đô thị hoá nên đa phần đã chuyển sang buôn bán và làm các nghề khác như buôn bán, thợ may, thợ nề ) còn lại là công nhân ở các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng đình và cán bộ cư trú tại các khu

nhà cao tầng

Số trẻ em dưới 5 tuổi của toàn quận là 13235 trẻ (theo báo cáo của phòng nghiệp vụ y tính đến tháng 12 năm 1999), phường đông nhất là

Thanh xuân trung có 1330 trẻ, phường ít nhất là phường Hạ đình có 609 trẻ

Các phường đều có trạm y tế, 100% số phường có bác sỹ Mỗi

phường có từ 4-5 cán bộ y tế trở lên làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trung tâm y tế quận Tính đến năm 1999 đã có trên 20 chương trình và

chuyên đề lớn nhỏ đã được triển khai đưa vào tại 11/11 phường trong quận

Một số chương trình hoạt động rất có hiệu quả như: Chương trình tiêm

chủng mở rộng đã quản lý được 99,89% trẻ < 5 tuổi 100% trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng đây đủ, không còn các trường hợp trẻ mắc các bệnh như bach hau , ho ga , u6n ván Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

hoạt động cho kết quả đáng phấn khởi tính đến tháng 12 năm 1999 tỷ lệ suy dinh dưỡng trong quận còn 18%

22

Trang 28

BẢNG 1: KẾT QUA DIEU TRA VE TRINH DO VAN HOA CUA CAC BA ME

Trang 29

BANG 2: PHAN BỐ NGHỀ NGHIỆP CUA CAC BA ME

(1%)

TRO,

BUON BAN

24

Trang 30

nề có 14,6% Tỷ lệ làm nông nghiệp còn rất thấp 1% Tuy là quận nội

thành nhưng mới được thành lập từ 1997 gần 50% dân của quận trước đây

thuộc các huyện ngoại thành, số này khi chưa sát nhập chủ yếu là làm nông nghiệp trồng lúa, hoa mầu, do việc đô thị hoá không còn đất canh tác họ chuyển sang các nghề khác

Trang 31

Nhận xét: Nhìn bảng 3 ta có thể thấy 96,1% các bà mẹ phỏng vấn có từ

1dén 2 con, Tỷ lệ bà mẹ có từ 3 con trở lên rất thấp 3,9%

BANG 4

TY LE BA ME DA CO CON BIIA CHAY TRONG NAM QUA

TREN TONG SO BA ME DUOC HOI

Biểu đô 4: Tỷ lệ bà mẹ có con đã bị ỉa chảy

Nhận xét: Bà mẹ có con bị ỉa chảy trong thời gian gần đây chiếm 56,1%,

do thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi chưa điều tra được tỷ lệ ỉa chảy

trong năm qua của toàn quận , xong nhìn vào con số này chúng ta thấy số

lần mắc ỉa chảy trong cộng đồng không phải là nhỏ Số bà mẹ trả lời con

26

Trang 32

chưa mắc ỉa chảy là 43,9% Các tỷ lệ này chỉ nhằm cho mục đích nghiên

cứu này chứ không có ý nghĩa là tỷ lệ tiêu chảy trong toàn quận

2 THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CỦA CÁC BÀ MẸ

BẢNG 5: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ THỜI GIAN CHO CON BÚ

SAU DE CUA CAC BA ME

Thời gian cho bú Số lượng Tỷ lệ (%)

vẫn khuyến cáo thường xuyên nên cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ vì sữa non có chứa một lượng kháng thể rất tốt cho trẻ, và sẽ có tác dụng tốt trong việc

kích thích sự bài tiết sữa của người mẹ ngay sau khi đẻ

27

Trang 33

BANG 6: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ THỜI GIAN CHO ĂN SAM CỦA CÁC BÀ ME

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ cho ăn sam đúng là 78,6%, đáng chú ý là có 18% bà

mẹ cho con ăn sam quá sớm từ 2-3 tháng tuổi, còn 3,4% bà mẹ cho con ăn

sam muộn sau 7-8 tháng thậm tri 11 thang

BẢNG 7: THỜI GIAN CAI SỮA CUA CÁC BÀ ME

Trang 34

Nhận xét: Theo khuyến cáo chung vẫn tuyên truyền nên cai sữa cho trẻ khi trẻ được từ 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng trong số chúng tôi tiến hành phỏng vấn thì có 159 bà mẹ đã cai sữa cho con, thấy số bà mẹ cai sữa sau 18 tháng chiếm tỷ lệ 32,7% Số còn lại cho trẻ bú ít hơn khuyến cáo Số cai sữa trong vòng 12-18 tháng có 64,8% Cai sữa khi trẻ chưa được 12 tháng là 2,5%

BANG 8: KET QUA DIEU TRA VE KIEN THUC CUA BA ME

VE VE SINH PHONG BENH

Trang 35

Nhận xét: Phỏng vấn các bà mẹ về vấn đề giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn : thức

ăn, dụng cụ cho trẻ ăn, có rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc sau khi đi vệ

sinh để để phòng bệnh tiêu chaỷ cho thấy số bà mẹ trả lời đúng đầy đủ là 76,1% số còn lại 23,9% trả lời không làm hoặc không làm đầy đủ

BẢNG 9: MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỐ TRẺ BỊ BỆNH

VÀ KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH PHÒNG BỆNH CỦA BÀ MẸ

OR=2.3§ Giới hạn tin cậy 1,13< OR <5,05 y’=6,12 P<0,05

Nhận xét: - Sự khác nhau giữa các bà mẹ có kiến thức phòng bênh cho con

và số trẻ mắc là có mối liên quan ( p< 0,05)

- Có 84,4% số trẻ không bị bệnh tiêu chảy là do mẹ có kiến thức phòng

Trang 36

KHÔNG BIẾT (20.6%)

từ hai nguyên nhân trở lên, 20,6% bà mẹ không biết một nguyên nhân nào

BẢNG 11: MỐI LIÊN QUAN GIỮA HIỂU BIẾT NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CỦA MẸ VỚI SỐ TRẺ MẮC

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w