4.1.1.Đặc điểm về cá nhân của các bà mẹ
- Thành phần dân tộc của mẹ:
Bảng 3.1 Có 91,7% số bà mẹ tại xã Phước Năng dân tộc Bh’noong nên ngôn
ngữ giao tiếp của các bà mẹ này chủ yếu là tiếng Bh’noong. Vì tỷ lệ các bà mẹ
biết tiếng kinh còn hạn chế và tỷ lệ cán bộ y tế người kinh biết tiếng Bh’noong
cũng rất ít ở xã này. Đây là một khó khăn lớn trong chương trình giáo dục tuyên truyền, bất đồng ngôn ngữ làm hạn chế công tác tuyên truyền vận động và giáo dục, mà chương trình PCSDD nói riêng hay các chương trình y tế quốc gia khác nói chung đều tập trung vào công tác cải thiện nhận thức của người dân, thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ và cuối cùng là thay đổi hành vi.
- Trình độ văn hoá của mẹ:
Bảng 3.1 Cho thấy tỷ lệ các bà mẹ văn hoá cấp 1 khá cao là 75,6%. Trình độ học vấn ở các xã miền núi không đồng đều và còn rất thấp, các xã có đường giao thông thuận tiện và gần trung tâm thì tỷ lệ biết chữ nhiều hơn. Trình độ văn hoá thấp làm giới hạn sự tiếp thu các kiến thức mới qua các công tác truyền thông giáo dục về phòng chống suy dinh dưỡng. Thêm vào đó việc không hiểu biết về ngôn ngữ giữa các cán bộ y tế và người dân cũng là một trở ngại lớn trong vấn đề này. Tất cả các yếu tố trên cùng với trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế khó, và các phương tiện nghe nhìn hạn chế làm cho việc tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ cho các bà mẹ gặp nhiều khó khăn và hệ quả là kiến thức của các bà mẹ về chương trình phòng chống suy dinh dưỡng còn hạn chế là điều tất yếu.