Phân tích danh mục đầu tư, danh mục chứng khoán bao gồm các cổ phiếu VNM, MSN, DHG, DPM. Những nội dung chính như: Phân tích ngành, phân tích công ty, phân tích danh mục đầu tư. Từ những vấn đề cơ bản nhất cho đến nâng cao
Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ GVHD : TS VÕ THỊ THÚY ANH LỚP : K26 TCNH-2 Thực hiện : NHÓM 8 Thành viên nhóm: 1. Huỳnh Lê Trang 2. Bùi Thị Thiên Ân 3. Võ Thị Kim Quyên 4. Phạm Thị Bích Vũ TP. Đà Nẵng, tháng 06 năm 2013 NỘI DUNG TỔNG QUÁT GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 1 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN A. Phân tích vĩ mô, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp B. Phân tích danh mục 4 chứng khoán PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRONG NHÓM 1. Bùi Thị Thiên Ân: Phân tích vĩ mô, Phân tích ngành 2. Võ Thị Kim Quyên: Phân tích Công ty 3. Phạm Thị Bích Vũ: Phân tích danh mục 4 chứng khoán 4. Huỳnh Lê Trang: Tổng hợp chung LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN Quy trình phân tích và lựa chọn chứng khoán GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 2 Phân tích vĩ mô và thị trường Phân tích ngành Phân tích công ty Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN •PHÂN TÍCH VĨ MÔ •PHÂN TÍCH NGÀNH •PHÂN TÍCH CÔNG TY I . PHÂN TÍCH VĨ MÔ 1.1. Kinh tế thế giới. 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012, đầu năm 2013: Sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng nhất từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dù chưa thật vững chắc do Mỹ và các nước khu vực euro tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính. Theo đánh giá đưa ra vào tháng 11/2012 và thông tin cập nhật trong những ngày cuối năm của IMF và các tổ chức tài chính khu vực cùng các báo cáo quốc gia, kinh tế toàn cầu năm 2012 tiếp tục suy giảm và chỉ tăng 3,3%; các nền kinh tế mới nổi BRICS tăng 5-5,3%, thấp hơn kết quả đạt được 6,2% vào năm 2011; kinh tế châu Phi tăng 4,5%; kinh tế khu vực Mỹ La tinh và Caribê tăng 3,7%; riêng châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất 5,6% nhờ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được động lượng. Kinh tế các nước ASEAN cũng đạt tốc độ khá cao 5,2% nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh đã góp phần giảm nhẹ nhiều tác động tiêu cực do suy giảm xuất khẩu bắt nguồn từ suy thoái toàn cầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2012 (%) Quốc gia, khu vực Năm 2012 Năm 2013 Toàn cầu 3,3 3,6 Các nước phát triển 1,3-1,4 1,6 Các nước EU -0,3 0,4 Khu vực euro -0,4 0,1 Các nước BRICS 5,0-5,3 5,5 Các nước đang phát triển - 5,6 Châu Á – Thái Bình Dương 5,6 - Các nước ASEAN 5,2 5,5 Châu Phi 4,5 4,8 Trung Đông – Bắc Phi 5,1 3,7 GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 3 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN Các nước Mỹ latinh và Caribê 3,7 4,7 Các nước trung Âu 1,9 2,9 Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS 4,2 4,1 Mỹ 1,5 2,3-3,0 Nhật Bản 2,2 1,0 Trung Quốc 8,0 7,5 Ấn Độ 5,7-5,9 6,3 CHLB Nga 3,5-4,0 3,9 CH Nam Phi 2,7 3,6 Nguồn: IMF, các tổ chức tài chính khu vực, báo cáo quốc gia Mặc dù có tín hiệu phục hồi, nhưng kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước, nguyên nhân là do tăng trưởng thấp tại Mỹ và châu Âu và hai khu vực kinh tế này vẫn gặp khó khăn trong việc tái cân bằng thu chi tài chính. Nhìn chung, tình hình tại các nước công nghiệp phát triển không mấy sáng sủa, nên kinh tế tiếp tục suy giảm và chỉ tăng 1,4% trong năm nay, sau khi trượt dốc xuống 3,0% vào năm 2010 và xuống 1,6% trong năm 2011, mặc dù có thể nhích lên và tăng 1,6% vào năm 2013. Tăng trưởng thấp và bất ổn tại các nước phát triển đang tác động đến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư. Đáng chú ý, do nhu cầu nhập khẩu yếu ớt tại các nước phát triển, thương mại toàn cầu năm 2012 chỉ tăng 3,2%, trong khi năm 2011 tăng 5,8% và năm 2010 tăng 12,6%. Tại các nền kinh tế mới nổi BRICS, tăng trưởng cũng giảm từ 6,2% năm 2011 xuống 5,3% trong năm nay. Dẫn đầu nhóm BRICS là Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng năm 2012 là 8,0% và có thể vẫn tăng 7,5% vào năm 2013. Triển vọng kinh tế Ấn Độ không rõ ràng và chỉ tăng dưới 6%, mức thấp nhất trong 9 năm qua, kỳ vọng năm 2013 sẽ phục hồi và tăng trên 6%. Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, các nước nhập khẩu dầu mỏ tiếp tục đối mặt với bất ổn kinh tế và chính trị, dự kiến chỉ tăng 1,25% trong năm 2012 trước khi phục hồi vào năm sau. Riêng các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn tăng khá và đạt 6,25% trong năm 2012 nhờ giá dầu tăng cao và sự phục hồi sản lượng dầu khai thác tại Arập Xêút và Libya, nhưng sau đó sẽ giảm tốc và chỉ tăng 3,75% trong năm 2013. Tại khu vực Mỹ latinh và Caribê, GDP tăng 3,7% vào nửa cuối năm 2012 và 4,7% trong nửa cuối năm 2013. Các nước trung Âu sẽ tăng 4% vào cuối năm 2013, cộng đồng các quốc gia độc lập tăng 4% vào cuối năm 2013, trong đó CHLB Nga tăng 3,7%. Các nước cận Sahara tăng trung bình 5%, riêng Nam Phi vẫn trì trệ do có mối liên hệ chặt chẽ với châu Âu. GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 4 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN Nhiều nhà đầu tư và phân tích tài chính cho rằng, kinh tế thế giới năm 2012 đã chạm đáy và sẽ phục hồi mạnh từ nửa cuối năm 2013, chủ yếu bắt nguồn từ các chỉ số kinh tế vĩ mô tươi sáng tại Mỹ, nổi bật là tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 11 đã giảm xuống 7,7%, mặc dù còn cao hơn con số 6,5% vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Đáng chú ý, mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống 6,0-6,5% vào cuối năm 2015 do NHTW Mỹ đưa ra cũng tạo tâm lý phấn khích cho các nhà đầu tư. Đây là tín hiệu tích cực, góp phần giảm nhẹ tâm trạng lo âu của các nhà đầu tư. Theo báo cáo do Fed đưa ra tại cuộc họp trong 2 ngày 10-11/12, kinh tế Mỹ dự báo sẽ tăng 1,5% trong năm nay, trước khi tăng 2,3-3% vào năm 2013. Theo đánh giá của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) đưa ra ngày 06/12/2012, kinh tế khu vực euro năm 2012 suy giảm 0,4%, nhưng sẽ tăng 0,1% trong năm 2013; số liệu tương ứng tại 27 nước thành viên EU là -0,3% và 0,4%. Những ngày cuối năm 2012, các nước EU và khu vực euro đã thông qua nhiều giải pháp hiệu quả, đặc biệt là tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp để vượt qua khủng hoảng nợ công. Nhờ đó, lãi suất trái phiếu của chính phủ Hy Lạp đã giảm đáng kể, đây là điều kiện thuận lợi để quốc gia này giảm chi phí vay vốn và có thể giảm tỉ lệ nợ công theo lộ trình đề ra. Tại cuộc họp ngày 13/12 mới đây, các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí thành lập một cơ quan giám sát ngân hàng duy nhất trên toàn khu vực euro, một tổ chức cần thiết để đảm bảo ổn định tài chính tại khu vực euro và toàn EU, tiến tới thành lập liên minh ngân hàng và các bước tiếp theo trong quá trình nhất thể hóa châu Âu. Tuy nhiên, khu vực euro còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính, năng lực cạnh tranh và thị trường lao động. Theo nhận định của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, việc thắt chặt chi tiêu quá mức là nguyên nhân cơ bản đẩy khu vực euro lún sâu vào suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 11,1% trong năm nay lên 12% vào năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh triển vọng khả quan, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh cải cách, nếu không kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào suy thoái và năm 2013 chỉ tăng 2%. Giới quan sát tiếp tục tập trung sự chú ý vào các động thái của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thay thế mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay bằng các động lực tăng trưởng trong nước theo hướng tăng cường cải cách thể chế, cải thiện cấu trúc công nghiệp và áp dụng tiến bộ công nghệ. Đây là tiền đề cần thiết để thay đổi đặc tính tiết kiệm và tiêu dùng toàn cầu, vốn bị mất cân bằng trầm trọng trong những năm gần đây, tỉ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc cùng với mức tiêu thụ tương tự ở Mỹ đã nhanh chóng biến Trung Quốc thành chủ nợ của Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tài sản tài chính khổng lồ với dự trữ ngoại tệ khoảng 3.200 tỉ USD và tài sản ngân hàng trị giá trên 15.000 tỉ USD tại Trung Quốc lại tương phản với chất lượng khá thấp, nên quốc gia này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi từ một cường quốc thương mại sang một cường quốc tài chính. GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 5 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN Tương tự, nhiều nền kinh tế khác tại châu Á – Thái Bình Dương cũng đang đối mặt với yêu cầu phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào xuất khẩu, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động kinh tế toàn cầu trong tương lai. Vì thế, tăng trưởng kinh tế năm 2013 tại khu vực này vẫn nằm dưới mức tiềm năng, không còn đạt tốc độ tăng trưởng cao như đã đạt được trong thập kỷ qua. Châu Á – Thái Bình Dương cũng là khu vực tập trung phần lớn dân số thế giới, nên tăng trưởng cao là đòi hỏi cần thiết, nhưng việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững theo hướng cân bằng cung cầu đòi hỏi phải có thời gian, trong khi đói nghèo đang hoành hành nhiều nước Nam Á và Tây Nam Á với trên 500 tiệu người sống dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, chiếm khoảng 44% số người nghèo trên toàn thế giới. Nhìn chung, tình hình kinh tế thế giới năm 2012 và những năm tiếp theo phụ thuộc vào nỗ lực cải cách tại Mỹ, khu vực euro và Trung Quốc, đây là những khu vực trọng điểm trong nền kinh tế thế giới. 1.1.2. Lạm phát. Trong báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013", Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo dù lạm phát có xu hướng giảm trên thế giới, song đây vẫn là vấn đề đáng quan ngại ở một số nước đang phát triển trong năm tới. Tại châu Phi, tỷ lệ lạm phát vẫn trên 10% ở Angola, Nigeria và một số nơi khác. Lạm phát được dự đoán không thể giảm ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Á, thậm chí còn là vấn đề đáng lo ngại ở đa số các nước khu vực Nam Á. Tại những nước này, tỷ lệ lạm phát trung bình trên 11% trong năm nay và dự kiến vẫn ở mức trên dưới 10% trong năm 2013 và 2014. Ấn Độ từng chứng kiến lạm phát cao kỷ lục trong tháng 10/2012, khi đó, chỉ số giá bán buôn – thước đo lạm phát chính của Ấn Độ tăng 7,4% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái. Sau đó, lạm phát của nước này đã bất ngờ giảm xuống 7,24% trong tháng 11. Gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Châu Tiểu Xuyên nhận định rằng lạm phát sẽ là một loại rủi ro dài hạn và chủ yếu đối với người dân Trung Quốc khi nước này đang “hạ cánh mềm” và có sự chuyển giao quyền lực lãnh đạo đất nước cho thế hệ mới. Sau hai năm PBOC cố gắng giữ cho tỷ lệ lạm phát không vượt quá 4%, trong tháng 10 vừa qua, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc đã giảm nhẹ, còn 1,7% so với 1,9% trong tháng trước đó. Singapore hiện được biết đến là một trong số những nước có tỉ lệ lạm phát tăng cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Lạm phát của hòn đảo này đã có lần vượt quá 4% mỗi tháng kể từ tháng 11/2010, tăng hơn gấp đôi so với mức trung bình 1,9% trong hai GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 6 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN thập kỷ qua. Nguyên nhân được cho là chi phí nhà ở, kinh doanh cùng với giao thông tăng cao. Theo báo cáo của LHQ, tại hầu hết các nền kinh tế trong khu vực Tây Á, tỷ lệ lạm phát nhìn chung khá thấp, song ở Yemen vẫn ở mức cao (10%) và rất cao (30%) ở Syria. Tỷ lệ lạm phát ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe dự kiến khoảng 6%. Tỷ lệ lạm phát nhìn chung đều giảm ở hầu hết các nước phát triển. Tại Mỹ, lạm phát đã giảm từ 3,1% năm 2011 xuống 2% năm nay và dự kiến chỉ ở mức vừa phải trong năm 2013. Tại Khu vực đồng Euro (Eurozone), lạm phát cơ bản, không tính những mặt hàng dễ biến động như năng lượng, lương thực, rượu và thuốc lá, sẽ thấp hơn, khoảng 1,5%. Tại Nhật Bản, tình trạng giảm phát vẫn bao trùm, mặc dù ngân hàng trung ương nước này đã đưa ra một số biện pháp cần thiết. 1.1.3. Tỷ lệ thất nghiệp. Xét trên phương diện kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp một mặt củng cố và gia tăng sức sản xuất, mặt khác cũng cho thấy nguồn cầu tiêu dùng tiềm năng khi nền kinh tế hồi phục; đồng thời cũng giúp nuôi dưỡng nguồn thu ổn định từ thuế cho ngân sách các quốc gia. ILO dự báo tình trạng trên sẽ kéo dài đến năm 2016. Tuy nhiên, năm 2012, cuộc khủng hoảng tài chính trỗi dậy mạnh mẽ, ILO đã nói trong bản báo cáo thường niên của mình về xu hướng việc làm toàn cầu, chỉ ra rằng số người thất nghiệp đã tăng 4 triệu người lên con số 197 triệu trong năm 2012. Hãng tin CNBC dẫn dữ liệu từ ILO cho biết, hiện năm 2009 vẫn là năm mà thế giới có số người thất nghiệp đông đảo nhất, với 198 triệu người trong cảnh không công ăn việc làm. ILO dự báo, trong năm 2013 này, số người thất nghiệp trên toàn cầu sẽ tăng thêm 5,1 triệu người so với năm 2012, lên 202 triệu người, phá kỷ lục thiết lập vào năm 2009. Bản báo cáo của ILO cũng cho rằng, số người thất nghiệp của thế giới sẽ tiếp tục lên ngưỡng 205 triệu người trong năm 2014. Như vậy, đây sẽ là một trong những yếu tố kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế trong thời gian tới. 1.1.4. Giá hàng hóa sụt giảm: Năm 2012, giá hàng hóa giảm bình quân 3% cho dù có tới 13/19 mặt hàng được theo dõi bởi chỉ số Thomson Reuters-Jefferies tăng. Lúa mỳ và đậu tương là hai mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các hàng hóa, lần lượt 19,3% và 18,8%. Giá vàng tăng 7% và có năm tăng thứ 12 liên tiếp – lập kỷ lục trên thị trường hàng hóa về chuỗi thời gian tăng liên tục. Tuy nhiên bước sang tháng 13 sang những tháng đầu GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 7 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN năm 2013 thì giá vàng bắt đầu sụt giảm, đỉnh điểm là giá vàng tháng 6/2013 chỉ còn 1.389,5 USD/oz,tương ứng 41 triệu đồng/lượng. Giá đồng tăng 4,4% trong cả năm 2012 trong khi dầu Brent tăng 3,6% và dầu WTI tăng 7%. Giá khí thiên nhiên tăng 13% - tốt nhất kể từ năm 2007. Cà phê arabica, nước cam, bông và đường dẫn đầu trong số các hàng hóa giảm, khi để mất lần lượt 37%, 31%, 17% và 16% so với cuối năm 2011. Nông sản cũng là nhóm giảm giá mạnh nhất trong thị trường năm qua. 1.1.5. Những lạc quan về nền kinh tế thế giới 2014 Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) dự đoán, kinh tế thế giới sẽ tăng tốc và trên thực tế sẽ hồi phục hoàn toàn vào năm 2014. Tuy nhiên, Eurozone vẫn sẽ thua Mỹ và Nhật Bản, vì khu vực này đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn để trở lại mức chuẩn. OECD cũng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt mức cao lịch sử. Trong dự đoán kinh tế nửa năm (Economic Outlook) của OECD nêu rõ, GDP của 34 nước phát triển nhất thế giới thuộc tổ chức này sẽ tăng 1,2% năm nay và 2,3% năm sau. Kinh tế thế giới nói chung sẽ tăng trưởng 3,1% năm nay và 4% năm 2014. Mức tăng trưởng của các nền kinh tế ngoài OECD là 5,5% năm 2013 và 6,2% năm 2014. Theo IMF, kinh tế eurozone sẽ giảm 0,2% thay vì tăng trưởng 0,3% như dự báo trước đó. IMF dự báo khu vực này chỉ tăng trưởng trở lại vào năm 2014. IMF cảnh báo, eurozone vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu nếu giới chức ở đây không nỗ lực cải thiện nền kinh tế và tiến tới lập liên minh ngân hàng. Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2% đến 2,1% năm 2013 và 3% năm 2014. Nhật Bản tăng trưởng lần lượt 1,2% và 0,7% năm 2013, 2014. IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng Trung Quốc là 8,2% và 8,5%. GDP của Nga được dự đoán sẽ tăng từ 2,3% năm 2013 (hồi tháng 11 năm ngoái dự đoán là 3,8%) lên 3,6% năm 2014. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ tăng trưởng 1,9% năm nay và 2,8% năm sau. Nhật Bản sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP 1,6% năm nay và 1,4% năm 2014. Tại 17 nước thuộc Eurozone, năm 2013 tiếp tục suy thoái, GDP giảm 0,6%, năm 2014 dự đoán tăng trưởng 1,1%. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay dự đoán ở mức 7,8% và năm sau sẽ lên đến 8,4%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 6/52012 cũng công bố dự báo tỷ lệ tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh và Vịnh Caribe sẽ lần lượt đạt 3,5% năm 2013 và 4% năm 2014, nhờ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, báo cáo của IMF vẫn không loại trừ các nguy cơ đe dọa đối với kinh tế khu vực này, như tình trạng tăng GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 8 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN trưởng thấp ở Mỹ có thể gây hại cho các nước Mỹ Latinh, nhất là Mexico và các quốc gia Trung Mỹ khác. Định chế tài chính này khẳng định nguy cơ then chốt của khu vực là tác dụng trái chiều từ các điều kiện đầu tư dễ dãi và giá hàng hóa cao vốn lan tràn từ năm 2010 khi mà tình trạng trên chấm dứt. Cũng trong tài liệu này, IMF dự báo những nền kinh tế Mỹ Latinh hòa nhập về tài chính sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 4,5% trong năm 2013. Trong khi đó, những nước xuất khẩu nguyên liệu thô được dự báo sẽ đạt mức tăng GDP 4,6%, so với mức tăng 3,3% năm 2012, còn những nước xuất khẩu năng lượng lớn của khu vực như Bolivia, Ecuador và Venezuela lại có mức tăng trưởng vừa phải. Trong số các nước châu Âu, theo OECD, đáng lo ngại nhất là Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha. Hy Lạp được dự đoán vẫn chưa ra khỏi cuộc suy thoái 7 năm, chỉ bắt đầu thoát khỏi vào năm 2015, trong khi đó, mức sụt giảm năm nay của nước này được OECD dự đoán là 4,8% và năm sau là 1,2%. Thất nghiệp ở nước này, cũng như ở Tây Ban Nha sẽ đạt đỉnh – 28%. Kinh tế Italia được dự đoán hồi phục yếu ớt vào năm 2014 với 0,4%. 1.2. Kinh tế Việt Nam: 1.2.1. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,70 điểm phần trăm. Theo đánh giá, với kết quả tăng GDP đạt 5,03% thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra là từ 6%-6,5% và thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Tổng cục thống kê cho rằng, nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Những bất lợi từ thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 9 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất ở các lĩnh vực này năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: nông nghiệp tăng 2,8%; lâm nghiệp tăng 6,4%; thuỷ sản tăng 4,5%. Về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12/2012 ước tính tăng 5,0% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%. Trong ngành sản xuất công nghiệp một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so với năm 2011 là: đóng tàu, sản xuất thiết bị truyền thông tăng, sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất đường, sản xuất, truyền tải và phân phối điện Tăng trưởng GDP năm 2013 sẽ đạt trên 5%. Đây là mức dự báo được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cập nhật mới nhất. Tháng 4/2013 vừa qua, UNDP công bố báo cáo điều tra tình hình kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2013, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng vào 6 tháng cuối năm 2013, đưa tốc độ tăng trưởng cả năm tăng nhẹ lên mức 5,5%. Tuy nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc nhiều vào khả năng khôi phục lòng tin vào nền kinh tế thông qua kiểm soát được mức lạm phát, khắc phục được lỗ hổng trong ngành ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Về tình hình thực hiện các mục tiêu 2013, mặc dù đồng tình với báo cáo của Chính phủ về một số kết quả đã đạt được như lạm phát tiếp tục được kiềm chế; dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định; xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai kịp thời Ủy ban Kinh tế nhận định nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước. Báo cáo trước đó của Chính phủ cũng cho biết mặc dù kinh tế - xã hội 4 tháng đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt được kết quả bước đầu, nhưng còn chậm, chưa vững chắc và còn nhiều hạn chế, yếu kém. Sức ép lạm phát và tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn. Chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh tuy sớm được ban hành nhưng việc hướng dẫn cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện còn chậm nên không ít trường hợp chưa đi vào cuộc sống. Quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tiến triển chậm. Tình trạng khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người về đất đai còn diễn biến phức tạp Năm 2014, báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á ngày 9/4/2013 dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,2% trong năm 2013 và 5,6% trong năm 2014, nếu đạt GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 10 [...]... cao trong khi sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu Khuyến nghị đầu tư: Cổ phiếu ngành chế biến sữa là cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn 2.3 Ngành phân bón: Nhu cầu phân bón trong nước tăng khoảng 5% so với 2012 Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2013 đạt khoảng 10,3 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2012... các doanh nghiệp trong ngành giảm nhẹ Các doanh nghiệp thuộc phân khúc sản xuất đều đạt mức tăng trưởng tốt (trừ DHT); các doanh nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt là DHG, PPC, SPM và TRA Ngược lại, kết quả không khả quan đối với các doanh nghiệp thuộc phân ngành kinh doanh, phân phối như DBT, LDP, và VMD do sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao Kết quả giao dịch cổ phiếu. .. hội bật mạnh Đầu tư trung và dài hạn: Ngành Dược có tốc độ tăng trưởng khá tốt và có dòng tiền tương đối ổn định, được coi như cổ phiếu “phòng vệ” an toàn trước những biến động chung của thị trường nên thích hợp cho đầu tư dài hạn Trong nhóm các cổ phiếu ngành dược, các doanh nghiệp thiên về sản xuất, có khả năng tăng trưởng cao và tình hình tài chính lành mạnh có thể xem xét đầu tư như DHG, SPM, TRA... Đầu tư đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, phát triển các phong trào thi đua sáng tạo Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV công ty Xây dựng chính sách khen thưởng nhằm phát huy tính sáng tạo của CBCNV B Phân tích công ty phân bón và hóa chất dầu khí ( DPM) 1 Sơ lược về công ty Đạm Phú Mỹ Tên công ty: Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí Mã chứng khoán: DPM. .. số dự án sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa chất (CO2, Argon, ).Triển khai các dự án Melamin, Axit Sulphuric, Sulfat Amon GVHD: TS Võ Thị Thúy Anh Trang 33 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN Triển khai góp vốn đầu tư vào các dự án Hóa dầu miền Nam, Dự án nhiên liệu sinh học, Đạm Ninh Bình, NPK Bình Điền, NPK Phân bón Miền Nam C Phân tích công ty Ma San (MSN) 1 Sơ... một quỹ đầu tư được quản lý bởi Bank Invest, và cho các nhà đầu tư khác GVHD: TS Võ Thị Thúy Anh Trang 34 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN Masan Group hoàn tất việc tái cấu trúc, nắm giữ 54,8% Masan Food Hai công ty con của Masan Group là Hoa Bằng Lăng và Hoa Phong Lan lần lượt nắm giữ 11,0% và 7,0% cổ phiếu Masan Food Masan Group vẫn tiếp tục giữ 19,99% cổ phiếu Techcombank... nhuận trên vốn 1 đầu tư (ROIC) 32% Tỷ lệ tăng trưởng 2 doanh thu 240% Lợi nhuận trên cổ 3 phiếu (EPS) 4% GVHD: TS Võ Thị Thúy Anh Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN Trang 25 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN 4 Vốn chủ sở hữu -2% 22% 8% 26% 46% 5 Tiền mặt -6% 54% -27% 10% 176% N/A N/A 20% 40% 30% 21% 30% 12% 5% 28% Tỷ lệ Thu Nhập 1 Cổ tức tiền mặt Tăng trưởng giá cổ 2 phiếu Chỉ... biến động, nên lợi nhuận của các doanh nghiệp dược phẩm vẫn tăng trưởng ổn định Khuyến nghị đầu tư: Đầu tư ngắn hạn: Ngành Dược không phù hợp với nhà đầu tư ngắn hạn do thanh khoản thấp và thiếu thông tin đột biến; trong những giai đoạn thị trường điều chỉnh GVHD: TS Võ Thị Thúy Anh Trang 22 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN mạnh, giá cổ phiếu ngành Dược cũng suy giảm... chiết khấu cho các bác sĩ và dược sĩ của các bệnh viện Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm doanh số GVHD: TS Võ Thị Thúy Anh Trang 21 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN lớn mà kênh phân phối này đem lại, các công ty dược trong nước cũng đang đối mặt với những khó khăn do chính hệ thống phân phối này tạo ra như: bán hàng qua bệnh viện chiếm dụng nhiều vốn lưu động của các công ty... tăng trưởng cao và tình hình tài chính lành mạnh có thể xem xét đầu tư như DHG, SPM, TRA và OPC III: PHÂN TÍCH CÔNG TY A Phân tích công ty Dược Hậu Giang (DHG) 1 Sơ lược về công ty cổ phần Dược Hậu Giang: Tên công ty: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang Mã chứng khoán: DHG Lịch sử hình thành: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 Tháng 11/1975, . Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ GVHD :. Thúy Anh Trang 1 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN A. Phân tích vĩ mô, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp B. Phân tích danh mục 4 chứng khoán PHÂN CÔNG CÔNG. hàng hóa về chuỗi thời gian tăng liên tục. Tuy nhiên bước sang tháng 13 sang những tháng đầu GVHD: TS. Võ Thị Thúy Anh Trang 7 Bài tập lớn - Quản trị danh mục đầu tư Nhóm 8- Lớp CH K26-TNH2.ĐN năm