Phân tích côngty VINAMILK (VNM) 1 Sơ lược về công ty sữa Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục đầu tư, danh mục chứng khoán bao gồm các cổ phiếu VNM, MSN, DHG, DPM (Trang 38 - 42)

 Tên công ty: Công ty cổ phần sữa việt nam

 Mã chứng khoán: VNM Lịch sử hình thành:

 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam.

 Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.

 Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk.

 Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ phiếu

2. Phân tích công ty sữa Việt Nam

2.1 Kết quả kinh doanh

Doanh thu thuần năm 2012 đạt 15,752 tỷ đồng, tăng 72,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận đạt 3,616 tỷ đồng, tăng 85,72% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao và ổn định. Với con số cực kỳ ấn tượng như trên cho thấy tiềm năng tăng trưởng của Công ty rất cao.

Theo dõi doanh thu của VNM qua các năm, nhận thấy rằng hoạt động của công ty có tính phát triển ổn định đi lên. Chú trọng vào sản xuất các sản phẩm từ sữa nêndoanhthuhàngquýcủacôngtykhôngcótínhthờivụ.

2.2 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

STT

Q1

2013 2012 2011 2010 2009

Tỷ lệ tài chính

1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 55% 56% 61% 55% 60%

2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 45% 44% 39% 45% 40%

3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 20% 21% 20% 26% 21%

4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 25% 27% 25% 35% 27%

5

Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn

vốn 80% 79% 80% 74% 78%

Stt Chỉ tiêu Số liệu Công ty MSN (Triệu đồng) Tăng trư ởng 201 1/2 010 Tăng trư ởng 201 2/2 011 2010 2011 2012 1 Doanh thu thuần 26,561,574 21,627,42 9 15,752,866 81,423% 72,84% 2 Lợi nhuận sau

thuế

6 Thanh toán hiện hành 284% 268% 321% 224% 326%

7 Thanh toán nhanh 181% 184% 210% 135% 242%

8 Thanh toán nợ ngắn hạn 38% 30% 107% 10% 27% 9 Vòng quay Tổng tài sản 142% 151% 164% 164% 147% 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 254% 258% 281% 287% 257% 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 179% 190% 212% 216% 186% 12 Vòng quay Hàng tồn kho 487% 518% 535% 578% 436% 13

Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu

thuần 27% 26% 23% 27% 26%

14

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

thuần 22% 22% 20% 23% 22%

15

Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài

sản (ROA) 30% 33% 32% 38% 33%

16

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu (ROE) 38% 42% 41% 50% 42%

Tỷ lệ tăng trưởng tài chính

1

Lợi nhuận trên vốn đầu tư

(ROIC) 34% 33% 28% 34% 35%

2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 288% 23% 37% 49% 29%

3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 4% 35% 19% 52% 90%

4 Vốn chủ sở hữu -3% 24% 57% 20% 39%

5 Tiền mặt 11% -60% 1098% -38% 26%

Tỷ lệ Thu Nhập

1 Cổ tức tiền mặt N/A 20% 40% 40% 30%

2 Tăng trưởng giá cổ phiếu 53% 53% 51% 15% 81%

Hệ số Khả năng thanh toán hiện hành của quý 1 năm 2013 và 2012 đều lớn hơn 2, hệ số khả năng thanh toán nhanh >1, cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất tốt. Nợ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của VNM nên việc tận dụng đòn bẩy để làm tăng ROE không có. ROE cao chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế biên của công ty thực sự tốt. ROA ổn đinh cho ROE cũng ổn định, tăng giảm không đáng kể qua các năm.Tóm lại,lợi nhuận của công ty ngày càng được cải thiện là nhờ việc quản lý chi phí nguyên liệu đầu vào tốt, chi phí kinh doanh được sử dụng hiệu quả. Hơn nữa, khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, nếu như việc quản lý chi phí đầu vào tốt vẫn được duy trì thì lợi nhuận của công ty có thể sẽ còn lạc quan hơn. Vì vậy, việc lựa chọn VNM là quyết định có cơ sở, sau những kết quả mà VNM đạt được.

3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Doanh nghiệp:3.1.Điểm mạnh: 3.1.Điểm mạnh:

 Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam được hỗ trợ bởi truyền thống hoạt động, uy tín, cũng như thương hiệu được xây dựng tốt.

 VNM có danh mục các sản phẩm đa dạng thích hợp cho các độ tuổi và đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Đây là lợi thế không phải công ty nào cũng có được.

 VNM có mạng lưới phân phối và bán hàng trải rộng trên cả nước. Các đại lý của VNM cũng được trang bị hệ thống tủ đông để bảo quản sản phẩm đến tay người tiêu dùng Nhờ có ban lãnh đạo và điều hành tốt. Điều này thể hiện ở khả năng kiểm soát chi phí đầu vào ổn định, lợi nhuận của công ty tăng trưởng ổn định qua các năm.

3.2 Điểm yếu :

 Hiện nay mặc dù VNM đang có kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa trong nước song nguyên liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu (chiếm đến 90%) do đó sẽ chịu tác động bởi các yếu tố như: giá thế giới, tỷ giá…

 Giá thành các sản phẩm từ sừa hiện nay nếu như so sánh với các nước phát triển trên thế giới vẫn đang ở mức khá cao. Điều này khiến cho một phần đối tượng người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận với các sản phẩm này.

 Thị phần lớn, thương hiệu mạnh nhưng nếu so sánh về giá cả thì các sản phẩm của công ty chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác.

3.3.Cơ hội :

 Thị trường sữa Việt Nam ngày càng phát triển do thu nhập người dân ngày được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tăng cường sức khỏe như sữa ngày một tăng thêm. Thêm vào đó với lợi thế là một doanh nghiệp nội địa lớn trong ngành, VNM sẽ dễ dàng khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nếu như so sánh với các hãng sữa ngoại khác.

 Hệ thống phân phối tốt cũng là một yếu tố hỗ trợ khi VNM đưa vào sản thị trường các dòng sản phẩm mới (nếu các sản phẩm này được người tiêu dùng chấp nhận).

3.4 Thách thức :

 Sữa (đặc biệt là sữa bột nhập khẩu dành cho trẻ em) hiện nay vẫn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước. Sữa nước, sữa chua và sữa đặc là những sản phẩm mà VNM đã chiếm được thị phần lớn. Tuy nhiên sự cạnh tranh ở phân khúc sữa bột ngày càng khó khăn hơn.

 Thị trường xuất khẩu chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của VNM hiện nay chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm sữa đặc và sữa bột. Hiện chúng tôi chưa có thêm thông tin về việc phát triển những thị trường này của VNM. Tuy nhiên những thị trường xuất khẩu này cũng đang tiềm ẩn những rủi ro chính trị như Thái Lan,

4. Chiến lược và kế hoạch phát triển :

 Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới.

 Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn.

 Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau.

 Xây dựng thương hiệu.

 Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp

 Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục đầu tư, danh mục chứng khoán bao gồm các cổ phiếu VNM, MSN, DHG, DPM (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w