III: PHÂN TÍCH CÔNGTY
3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Doanh nghiệp: 1.Điểm mạnh:
3.1.Điểm mạnh:
Công ty đã tạo dựng được thương hiệu " Đạm Phú Mỹ " trên thị trường, sản phẩm có chất lượng tốt, được sự tín nhiệm cao của bà con nông dân trong cả nước.
Hệ thống các công ty con thành viên, nhà phân phối phủ khắp nước, tạo nhiều lợi thế trong phân phối sản phẩm, xây dựng thương hiệu...
Công ty chiếm 40% thị phần Ure cả nước, do đó công ty có khả năng điều phối giá phân Ure trên thị trường.
Nguồn nguyên liệu chính (khí) được Tập đoàn dầu khí đảm bảo cung cấp ổn định.
Nguồn tiền mặt lớn, tạo lợi thế nhất định trong việc xây dựng các dự án mới, giảm thiểu rủi ro lãi suất tăng cao từ vay nợ.
Khấu hao nhà máy Đạm hoàn thành giữa năm 2010,tạo điều kiện giảm giá thành, nâng sức cạnh tranh.
3.2 Điểm yếu :
Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh phân bón nhập khẩu thấp do công tác dự báo biến động thị trường chưa tốt.
Tập đoàn dầu khí nắm số lượng lớn cổ phần, khả năng chi phối lớn, dẫn đến thiếu sự năng động trong hoạt động kinh doanh, nhiều quyết định phải chờ sự thông qua từ Tập đoàn.
Do có nhiệm vụ bình ổn thị trường phân bón trong nước nên hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phân bón rấtthấp, thậm chí thua lỗ công ty vẫn phải thực hiện.
3.3.Cơ hội :
Công ty đang mở rộng hoạt động, có chiến lược nâng cao tầm hoạt động ra khu vực với các dự án đầu tư ra nước ngoài.
Trong giai đoạn 2010-2012 nhu cầu phân Ure trong nước vẫn cao hơn cung trong nước, do đó công ty không cần lo lắng về thừa cung, tập trung cho các hoạt động đầu tư phát triển.
Các mảng phân bón khác thị trường trong nước còn chưa đáp ứng được vẫn phải nhập khẩu như: SA, DAP… với lợi thế về thương hiệu, công ty sẽ có nhiều cơ hội trong việc cung cấp các loại phân bón này.
3.4 Thách thức :
Biến động bất thường khó dự báo từ thị trường phân bón thế giới sẽ là thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phân bón Trung Quốc.
Nguồn cung phân Ure, sản phẩm chính của công ty sẽ dư thừa từ năm 2012, tạo áp lực tiêu thụ lớn cho công ty.
Thời tiết, khí hậu những năm gần đây thay đổi rất thất thường, ảnh hưởng đến mùa màng, nhiều khả năng giảm nhu cầu phân bón.
4. Chiến lược và kế hoạch phát triển :
Hoàn thành dự án nâng công suất sản xuất Urê của nhà máy Đạm Phú Mỹ, đạt công suất 925.000 tấn/năm, nhập khẩu Urê 300.000 tấn/năm, đáp ứng 60% thị phần phân Urê trong nước (dự báo khoảng 2.000.000 tấn/năm vào năm 2010).Nhập khẩu và cung ứng: 1.000.000 tấn/năm các loại phân bón khác ngoài Urê.
Hoàn thành và đưa vào hoạt động một số dự án sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa chất (CO2, Argon,...).Triển khai các dự án Melamin, Axit Sulphuric, Sulfat Amon.
Triển khai góp vốn đầu tư vào các dự án Hóa dầu miền Nam, Dự án nhiên liệu sinh học, Đạm Ninh Bình, NPK Bình Điền, NPK Phân bón Miền Nam.
C . Phân tích công ty Ma San (MSN)1. Sơ lược về công ty Ma San