1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị sản xuất tại nhà máy sản xuất sữa hanoimilk

35 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là doanh nghiệp phải hiểu rõ về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với các yếu tố về dân cư, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển Nhu cầu của con người ngày một nâng cao Vì thế

để đáp ứng nhu cầu đó của con người thì hàng loạt các doanh nghiệp mọc lên với mong muốn đem đến sự hài lòng tốt nhất cho người tiêu dùng cả về sản phẩm và dịch vụ trên mọi lĩnh vực Như vậy để thực hiện được mục tiêu của mình mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động Trong đó sản xuất là một trong những phân

hệ có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp các dịch vụ cho xã hội Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là doanh nghiệp phải hiểu rõ về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với các yếu tố về dân cư, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, nguồn nhân lực… để từ đó định vị tốt doanh nghiệp, mặt khác doanh nghiệp phải biết cách lựa chọn các loại hình bố trí sản xuất phù hợp với đặc thù của nghành nghề kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất của mình Trên cơ sở đó lựa chọn các chiến lược sao cho hợp lý nhất, có như vậy mới tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển Do đó để hiểu sâu hơn về những vấn đề trên chúng ta cùng

đi tìm hiểu để tài: Tìm hiểu về một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ Và nhóm chúng tôi xin lựa chọn tìm hiểu về Hanoimilk.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Khái niệm định vị doanh nghiệp.

Khi thành lập một doanh nghiệp mới hoặc trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề chon địa điểm và đặt các bộ phận của doanh nghiệp sao cho hợp lý, kinh tế và ổn định Địa điểm mới có thể là các nhà máy, xí nghiệp, kho lưu trữ, đại lý… Việc lựa chọn địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh doanh Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là quyết

Trang 2

định mang tính chiến lược Chọn được địa điểm tốt có thể giảm được chi phí sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ và giúp doanh nghiệp ổn định Ngược lại, địa điểm không tốt

có thể gây ra nhiều bất lợi và khó có thể khắc phục Vì vậy khi chọn địa điểm, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích cẩn thận và có cách nhìn toàn diện về khả năng phát triển và mở rộng của doanh nghiệp trong tương lai.

Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn.

Thông thường khi đề cập đến định vị doanh nghiệp người ta sẽ nghĩ đến việc xây dựng doanh nghiệp hay nhà máy mới, nhưng trên thực tế, nó còn diễn ra với các doanh nghiệp đang hoạt động Đó à việc tìm kiếm thêm địa điểm để xây dựng chi nhánh và đại lý mới Khi tiến hành định vị, các doanh nghiệp thường đứng trước những sự lựa chọn khác nhau Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có thể khái quát một số lựa chọn chủ yếu sau:

- Mở rộng cơ sở hiện tại, chi nhánh bộ phận, phân xưởng mới trong khi vẫn duy trì năng lực sản xuất hiện có.

- Mở rộng các chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới đồng thời tăng quy

mô sản xuất của doanh nghiệp.

- Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng đất mới.

2. Mục tiêu của định vị doanh nghiệp:

Mục tiêu của định vị doanh nghiệp là tìm địa điểm bố trí doanh nghiệp sao cho thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đó đề ra Cụ thể :

- Tăng doanh số bán hàng.

- Mở rộng thị trường.

- Huy động các nguồn lực tại chỗ.

Trang 3

- Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi.

3. Vai trò của định vị doanh nghiệp.

- Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động định vị doanh nghiệp là bộ phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Việc quyết định lựa chọn địa điểm đặt các bộ phận doanh nghiệp hợp lý về kinh tế-xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệ quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Địa điểm đặt doanh nghiệp ảnh hưởng đến chi phí, thị trường nguyên liệu, cung cấp đầu vào, đảm bảo thông tin, nguồn lao động… Bên cạnh đó, chọn địa điểm của doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Định vị doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội và dân

cư trong vùng, góp phần củng cố và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

- Định vị doanh nghiệp hợp lý còn tạo mũi nhọn cho doanh nghiệp Nó cho phép doanh nghiệp xác định Lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, và phát huy tiềm năng bên trong.

4. Xu hướng định vị doanh nghiệp hiện nay.

- Định vị ở nước ngoài.

Trang 4

- Định vị trong khu công nghiệp.

- Chia nhỏ để định vị gần thị trường.

5. Quy trình định vị doanh nghiệp.

- Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn định vị doanh nghiệp.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp.

- Đưa ra các phương án định vị doanh nghiệp khác nhau.

- Đánh giá và lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp.

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp

6.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng.

Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định vị của doanh nghiệp Tuy nhiên, vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố không giống nhau Xây dựng phương án định vị doanh nghiệp cần tập trung đánh giá phân tích những nhân tố quan trọng nhất Trên cơ sở phân tích đánh giá đó để xác định, lựa chọn được vùng

và địa điểm thích hợp nhất để đặt các bộ phận của doanh nghiệp Trong tập hợp rất nhiều nhân tố đó cần kể đến một số các nhân tố quan trọng sau:

Các điều kiện tự nhiên.

Những yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái Những điều kiện này phải thỏa mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bình thường, lâu dài và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Các điều kiện văn hóa- xã hội.

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc định vị doanh nghiệp Văn hóa luôn được xem là một trong những nhân tố có tác động lớn Do đó, phân tích đánh giá các yếu tố văn hóa xã hội là đòi hỏi cần thiết không thể thiếu được trong quá

Trang 5

trình xây dựng phương án định vị doanh nghiệp Những nhân tố văn hóa xã hội được

đề cập đến bao gồm:

- Tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, thái độ của chính quyền địa phương, chính sách phát triển kinh tế, khả năng cung cấp lao động, thái độ lao động

và năng suất lao động.

- Sự phát triển của các ngành bổ trợ trong vùng: nông nghiệp, công nghiệp chăn nuôi, buôn bán, khả năng cung cấp lương thực thực phẩn, dịch vụ.

- Cơ sở hạ tầng địa phương như điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục, nhà ở…

- Trình độ văn hóa kỹ thuật bao gồm: số trường học, số học sinh, kỹ sư, công nhân lành nghề, cơ sở văn hóa, khu vui chơi giải trí…

Các nhân tố kinh tế.

Gần thị trường tiêu thụ.

Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định định vị doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình, đặc biệt là các loại doanh nghiệp sau:

- Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ: cửa hàng, siêu thị, khách sạn, bệnh viện, các trạm nhiên liệu, trung tâm tin học…

- Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển, dễ vỡ, dễ thối, các sản phẩn đông lạnh, hoa quả tươi…

- Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất như rượu, bia, nước giải khát…

Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm kiếm vị trí doanh nghiệp thuận lợi nhất về mặt thị trường, phù hợp với những đặc điểm kinh doanh cụ thể của mình Để xác

Trang 6

định địa điểm đặt doanh nghiệp cần thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về thị trường Một số các thông tin cơ bản bao gồm:

- Xu hướng phát triển của thị trường.

- Tính chất và mức độ cạnh tranh.

- Đặc điểm của thị trường, sản phẩm và loại hình kinh doanh.

- Quy mô thị trường.

- Cơ cấu và tính chất của nhu cầu.

Gần nguồn nguyên liệu.

Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định định vị doanh nghiệp Trong một

số trường hợp và một số ngành nó đóng vai trò quyết định Các loại hình doanh nghiệp sau nên để gần nguồn nguyên liệu:

- Các doanh nghiệp có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất như chế biến gỗ,

xí nghiệp giấy, xi măng, luyện kim…

- Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như mỏ, khai thác than đá, làm gạch…

- Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến mía đường…

Khi xác định phân bố doanh nghiệp, cần phân tích các yếu tố sau:

- Chủng loại, số lượng, quy mô nguồn nguyên liệu.

- Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Khả năng sẵn có của nguyên liệu.

Nhân tố lao động.

- Thông thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu tại đó Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao

là nhân tố thu hút sự chú ý của doanh nghiệp.

- Chi phí nhân công là một trong những yếu tố được quan tâm tuy nhiên chi phí thuê

Trang 7

suất, chất lượng nguồn lao động mới là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân tố vận chuyển.

- Nhân tố vận chuyển được xem xét trên cả hai mặt chờ nguyên liệu đến và vận chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ Chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

- Trong cơ cấu giá thành, chi phí vận chuyển gồm chi phí vận chuyển nguyên liệu và chi phí vận chuyển sản phẩm Nhằm giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp so sánh giữa hai loại chi phí vận chuyển Nguyên tắc chung là khi chi phí vận chuyển nguyên liệu lớn hơn chi phí vận chuyển sản phẩm thì vị trí đặt doanh nghiệp được lựa chọn gần cùng nguyên liệu và ngược lại.

6.2 Các nhân tố liên quan đến chọn địa điểm.

Sau khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vùng, một vấn

đề quan trọng khác là tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm doanh nghiệp Nếu như những nhân tố chọn vùng được đánh giá ở phạm vị rộng hơn thì những nhân tố địa điểm lại rất cụ thể, chi tiết Những nhân tố chủ yếu được cân nhắc khi lựa chọn vùng đó là:

- Điều kiện giao thông nội vùng.

- Hệ thống cấp và thoát nước.

- Hệ thống điện.

- Yêu cầu về môi trường, bãi đổ chất thải.

- Mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất - kinh doanh.

- Điều kiện về an toàn, về bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.

- Chi phí thuê đất.

- Quy định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng, những đóng góp của địa phương, những ngành nghề được ưu tiên và không được ưu tiên phát triển.

Trang 8

PHẦN 2 : LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI HAHOIMILK

1. Giới thiệu chung về nhà máy sản xuất sữa Hanoimilk

Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội được thành lập ngày 02/11/2001 theo giấy chứngnhận ĐKKD số 0103000592 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 02/11/2001,đăng ký thay đổi lần 15 theo số 0103026433 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấpngày 22 tháng 12 năm 2009

Ngày 08/03/2002, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội khởi công xây dựng Nhà máyChế biến Sữa Hà Nội tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc dướihình thức là chi nhánh của Công ty theo giấy ĐKKD hoạt động chi nhánh số

1913000036 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 19/03/2002 Nhà máy có công suấttrên 40 triệu lít sữa/ năm, là một Nhà máy có quy mô lớn ở Việt Nam tại thời điểm đóvới tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng Nhà máy Chế biến Sữa Hà Nội đã được Uỷ banNhân dân Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 1746/CNƯĐĐT ngày09/05/2002

Ngày 04/04/2002, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội đã chính thức ký hợp đồng muathiết bị chế biến sữa đồng bộ và hiện đại của Tập đoàn Tetra Pak - Thuỵ Điển Sau hơnmột năm xây dựng, lắp đặt thiết bị và chạy thử nghiệm, Nhà máy đã hoàn thành vàchính thức đi vào hoạt động

Tháng 10/2004, Nhà máy chế biến Sữa Hà Nội đạt mức sản lượng 100 triệu sảnphẩm Ngày 5/5/2006, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội đã chuyển cơ sở kinh doanh từThành phố Hà Nội về Tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã cấp GiấyCNĐKKD số 1903000210 ngày 05/05/2006

Trong năm 2006, hoà cùng với sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoánViệt Nam, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội đã nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoántại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và đến ngày 27/12/2006, cổ phiếu của

Trang 9

Công ty đã được chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với

mã cổ phiếu HNM

Sau hơn 7 năm hoạt động, Hanoimilk với dòng sản phẩm chủ lực hiện tại là IZZI

và sữa tươi 100% đang giành được sự tin yêu của người tiêu dùng, với tốc độ tăngtrưởng hoạt động luôn ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, từngbước khẳng định thương hiệu Hanoimilk là một thương hiệu mạnh trong ngành sản xuấtsữa tại Việt Nam

Cuối năm 2008, “cơn bão melamine” tràn vào Việt Nam, Hanoimilk trở thànhtâm điểm của cơn bão và bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất: người tiêu mất tin tưởng vàothương hiệu Hanoimilk, doanh thu sụt giảm, sản phẩm bị thu hồi hàng loạt… Công ty

đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức

Trước tình thế khó khăn đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ VIII ngày

12 tháng 4 năm 2009 đã bầu Tiến sĩ Hà Quang Tuấn là Chủ tịch Hội đồng quản trị mớicủa công ty và thông qua chương trình cải tổ do ông Tuấn đề xuất Kể từ đó Hanoimilkbước vào công cuộc cải tổ triệt để và đổi mới toàn diện Hanoimilk đang trên con đườngtrở thành công ty sữa chuyên nghiệp đạt các tiêu chuẩn quốc tế và đang khao khát trởlại vị trí thứ 3 vốn có của mình

Với cam kết và quyết tâm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinhdưỡng cao cấp, Hanoimilk đã hợp tác cùng các Tập đoàn hàng đầu thế giới như TetraPak Fontera, EAC, Platinit…cho ra đời sản phẩm sữa IZZI mới đạt tiêu chuẩn quốc tếvới hai dưỡng chất đốt phá Palatinose và Synergy 1 vào đầu năm 2009 Đây là bướcnhảy vọt rất quan trọng của Hanoimilk, đưa Công ty lên tầm cao mới

Cũng vào đầu năm 2010 Hanoimilk tung ra sản sản phẩm sữa chua ăn Hanoimilkmới với Synbiotics – kết hợp giữa Probiotics và Prebiotics; Sữa chua ăn Hanoimilk mớiđang được khách hàng ưa chuộng và đánh giá là ngon nhất và vượt trội so với các sảnphẩm cùng loại

1.1 Ngành nghề kinh doanh

Trang 10

Hanoimilk là một trong những công ty sữa lớn ở Việt Nam kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu sau

- Sản xuất và buôn bán: Sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa; Chế biến các sản phẩm nông sản thực phẩm, các loại nước trái cây; Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật

tự và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm;

- Tư vấn đầu tư nông, công nghiệp; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị; Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; Đào tạo công nhân kỹ thuật hệ Trung cấp và Cao đẳng.

- Mua bán xuất khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình, vật phẩm quảng cáo, tranh ảnh, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội), máy móc thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Đại lý mua; Đại lý bán, ký gửi hàng hoá.

1.2 Định hướng phát triển

2. Định vị doanh nghiệp

2.1 Giới thiệu chung về nhà máy sản xuất sữa Hanoimilk

Trang 11

Nhà máy chế biến sữa Hà Nội được khởi công xây dựng ngày 08-03-2002 trênđịa bàn xã Quang Minh, Huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc Nhà máy có công suất 150triệu lít sữa/năm, là một trong những nhà máy có quy mô công suất lớn ở Việt Nam vớitổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng, với dây chuyền kỹ thuật tiên tiến do tập đoàn TetraPak - Thuỵ Điển cung cấp cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi & đội ngũ công nhân lànhnghề

2.2Những yếu tố làm căn cứ để định vị.

2.2.1 Về điều kiện tự nhiên

Nhà máy sản xuất sữa được định vị tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh,tỉnh Vĩnh Phúc Vị trí này có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi:

Vị trí địa lý

- Mê Linh là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc - một tỉnh nằm trongvùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, QuảngNinh, Hà Tây, Bắc Ninh

- Mê Linh nằm sát thủ đô Hà Nội, được bao bọc bới 2 con sông (sông Hồng và sông CàLồ); có đường Quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua; gần sân bay Quốc tế NộiBài… và là cầu nối giữa thủ đô với các tỉnh, huyện trung du miền núi phía Bắc

Với vị trí địa lý như vậy, có thể nói huyện Mê Linh có nhiều yếu tố thuận lợi đểphát triển, quan trọng nhất là mạng lưới giao thông phù hợp Đó là yếu tố quan trọng đểHanoimilk có thể xuất hàng hoá sang các vùng khác một cách thuận tiện Bên cạnh đóvới vị trí giáp các thành phố lớn như Hà Nội, Bắc Ninh Điều này giúp hanoimilk tiếpcận nhanh chóng tới các thị trường lớn này

Đặc điểm địa hình

Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Địa hình đấtđai có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 3 tiểu vùng: tiểu

Trang 12

vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê sông Hồng, tiểu vùng trũng Có thể nói Vĩnh Phúc cónhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các đồng cổ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Về khí hậu

Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm Nhiệt độ trung bìnhnăm 23,2 - 250 C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờnắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từtháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3, kèm theo sương muối.Vĩnh Phúc có khí hậu mang dặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất tiềm năng đểchăn nuôi bò sữa

Những điều kiện tự nhiên trên ngoài những lới ích đã kể đến, có thể thấy nhà máyxây dựng tại đây đáp ứng được yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảmbảo doanh nghiệp phát triển bình thường, lâu dài và không ảnh hưởng xấu đến môitrường sinh thái

2.2.2 Điều kiện văn hóa – xã hội

Tình hình dân số, dân sinh.

- Về dân số:

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1.4.2009 dân số VĩnhPhúc là 1.000.838 người Như vậy, Vĩnh Phúc là tỉnh đông dân thứ 40/63 tỉnh, thànhphố trong cả nước Sau 10 năm dân số tỉnh tăng thêm 79.768 người Ttỷ lệ dân số dưới

16 tuổi chiếm trên 28% năm 2009

Năm 2004, dân số của huyện Mê Linh là 181.299 người, mật độ dân số 1.288người/km2, cao hơn so với mức trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc (837 người/km2)

Quy mô dân số lớn hơn so với các huyện trong tỉnh Tốc độ tăng dân số củahuyện là 1,15 % (giai đoạn 2000 - 2004) cao hơn mức tăng dân số của tỉnh (1,09%),thấp hơn so với mức tăng của cả nước (1,47%)

Chất lượng dân số ở mức trung bình khá

Trang 13

→ Với tỷ lệ dân số chiếm gần 30%, có thể nói đây là thị trường tiêu thụ sữa lớn, đặcbiệt với các loại sữa dành cho trẻ em như các sản phẩm của Hanoimilk Mặt khác chấtlượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, người dân quan tâm tới các sản phẩm sữahơn Do đó có thể nói thị trường Vĩnh phúc là thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng.

- Về nguồn lao động và chất lượng lao động:

Lao động trong độ tuổi của huyện Mê Linh năm 2004 là 105.153 người (trong đólao động nông nghiệp chiếm 77,04%; lao động công nhân và xây dựng chiếm 12,07%;lao động dịch vụ là l0,89%)

Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, lao động có trình độ tăng nhanh từ7,2% (năm 2000) lên 14,4% (năm 2004)

- Dự báo nguồn nhân lực:

→ Với mức tăng trưởng dân số và xu hướng chuyển địch cơ cấu dân số trong tương lai,

dự kiến nguồn nhân lực của huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:lao động trong độ tuổi sẽ là 17 vạn (vào năm 2010) và 20,6 vạn (vào năm 2020).Với bađiều kiện trên, Hanoimilk có thể sử dụng nguồn nhân lực đang tăng nhanh về số lượng

và chất lượng này với chi phí tối ưu Vì nếu sử dụng người lao động của huyện Mê Linh

sẽ góp phần giảm các khoản chi phí đị lại của nhân viên

Sự phát triển các ngành bổ trợ trong vùng:

- Về nông nghiệp:

Tốc độ tăng trưởng khá 5,7% theo GDP Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướngtăng sản phẩm ngành trồng trọt, vật nuôi Bước đầu hình thành các vùng sản xuất (vùngchuyên canh lúa chất lượng cao, vùng rau xanh, hoa tươi) Với sự phát triển về ngànhtrồng trọt, vật nuôi như vậy có thể nói trong thời gian tới nguồn cung bò sữa trên địabàn này có điều kiện để phát triển Tạo điều kiện ổn định nguồn cung cho Hanoimilk

Trang 14

- Về công nghiệp

Công nghiệp Mê Linh đang trong quá trình hình thành; tốc độ tăng trưởng GDPcông nghiệp cao (43,9% thời kỳ 2001 - 2004); tỷ trọng công nghiệp trong GDP nềnkinh tế là 35,3% Các KCN đang hình thành sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo hạtnhân phát triển vùng Nhiều khu công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ra đời, nhưkhu công nghiệp Bình Xuyên Các khu công nghiệp này đóng vai trò quan trọng trongsản xuất thức ăn nuôi bò

Về Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi.

Hệ thống giao thông của Mê Linh khá hoàn chỉnh gồm: đường bộ 433km; đườngsông: 27,6km; đường sắt: 8km Mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế -

xã hội Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông hàng hoá cho Hanoimilk

Hệ thống lưới điện và nguồn điện hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu toàn vùng MêLinh hiện nay chưa có trạm nguồn, nguồn lưới điện được cấp từ lưới điện Quốc giathông qua trạm Phúc Yên với công suất 40.0KVA Với hệ thống lưới điện hoàn chỉnh,Hanoimilk có thể chủ động thực hiện các kế hoạch sản xuất của mình, từ đó nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh

Hệ thống thông tin liên lạc: Tính đến cuối 2004, toàn huyện đã có 11 bưu cục,8.376 máy điện thoại (tăng gấp 2,9 lần so với năm 2000) đạt 4,6 máy/100 dân Với hệthống thông tin dã hoàn thiện và phát triển, Hanoimilk có thể dễ dàng trong việc liên lạcvới các đối tác, khách hàng

Giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế, thể dục thể thao:

Quy mô phát triển giáo dục đồng đều và ổn định ở tất cả các ngành học, bậc học

Trang 15

Các chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh Vĩnh Phúc.

1, Miễn tiền thuê đất

- Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại địa bàn huyện Lập Thạch và các xã của cáchuyện Tam Dương, Mê Linh, Bình Xuyên được miễn thêm 8 năm; đầu tư vào các KCN,cụm công nghiệp và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm

- Các dự án thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây được miễn 100% tiền thuê đất

+ Đầu tư khu chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên) để cho thuê đô thị, phục vụ

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, Cụm CN được hỗ trợ 8%

- Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%

- Có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và sử dụng 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%

- Chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu của tỉnh Vĩnh Phúc

và sử dụng từ 50% lao động trở lên được hỗ trợ 15%

3, Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh.

Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng laođộng chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phímột lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/người trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đàotạo ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 VND/người

4, Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng.

Tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng gồm đường giao thông, hệthống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của KCN, Cụm CN, khu xử lýchất thải rắn công nghiệp tập trung, khu quy hoạch chi tiết KCN, Cụm CN đã được cấp

có thẩm quyền phê duyệt

Trang 16

Dự án đầu tư vào các địa bàn ngoài KCN, cụm CN theo yêu cầu của tỉnh gắn vớivùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấpnước ngoài hàng rào khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán.

Khi xây dựng nhà máy tại đây, Hanoimilk đẫ được hưởng rất nhiều ưu đãi Đây

là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn dịa điểm sản xuất

2.2.3 Điều kiện kinh tê

Gần nguồn nguyên liệu:

Nguồn sữa tươi của Hanoimilk được chọn lọc và kiểm tra chặt chẽ từ các trangtrại tại các vùng Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Ba Vì và Phù Đổng, HàNội Mê Linh nằm sát thủ đô Hà Nội, được bao bọc bới 2 con sông (sông Hồng và sông

Cà Lồ); có đường Quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua; gần sân bay Quốc tế

Nội Bài .và là cầu nối giữa thủ đô với các tỉnh, huyện trung du miền núi phía Bắc Với

vị trí Hanoimilk có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn sữa từ Vĩnh Phúc, Hà Nội, BắcNinh Trong đó nguồn sữa từ Vĩnh Phúc là quan trọng nhất

Trang 17

Trong những năm qua, chăn nuôi bò thịt, bò sữa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã

có những bước phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng Từ chỗ hầu hết đàn bò thịtđược nuôi tại các đia phương là các giống bò nội có năng suất thấp, đến nay các giống

bò lai đã chiếm tới 70-80%, đặc biệt là các huyện đồng bằng như Vĩnh Tường, Yên Lạcchiếm tới 90-100% Tương tự, từ một tỉnh không chăn nuôi bò sữa, đến nay tổng đàn

bò sữa trên địa đàn tỉnh là 2.398 con, lượng sữa sản xuất và cung ứng cho thị trườnghàng ngày khoảng 13-15 tấn Chăn nuôi bò thịt, bò sữa đã đang mang lại thu nhập và lợinhuận cao cho người chăn nuôi Có được kết quả đó là nhờ những nổ lực của các cơquan chức năng quản lý ngành nông nghiệp và những chủ trương chính sách khuyếnkhích chăn nuôi đúng đắn của tỉnh

Vùng nguyên liệu bò sữa của các địa phương cung cấp cho Công ty đang pháttriển với tốc độ nhanh tạo điều kiện cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanhnghiệp Với đặc điểm của sữa là nhanh hỏng, phải bảo quản lạnh thì giao thông thuậntiện và gần nguồn nguyên liệu là rất quan trọng Với vị trí thuận lợi như vậy Hanoimilk

có thể nhanh chóng vận chuyển sữa về kho bảo quản, nhờ vậy mà đảm bảo được cácthành phần dinh dưỡng của sữa

Nhân tố lao động.

Như đã đề cập trên, thông thường một doanh nghiệp đặt ở đâu thường có nhu cầu

sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ Nguồn nhân lực ở địa điểm này rất dồi dào thể hiện:

- Về nguồn lao động và chất lượng lao động:

Lao động trong độ tuổi của huyện Mê Linh năm 2004 là 105.153 người.

Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, lao động có trình độ tăng nhanh từ7,2% (năm 2000) lên 14,4% (năm 2004)

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w