HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Lớp cán bộ quản lý THPT K55TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG KHI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ TẬP THỂ LỚP CHỦ NHIỆM CÓ SỰ BẤT HOÀ Người thực hiện : Nguyễn Xuân Hùng Đơn vị công
Trang 1HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Lớp cán bộ quản lý THPT K55
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
KHI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ TẬP THỂ LỚP CHỦ
NHIỆM CÓ SỰ BẤT HOÀ
Người thực hiện : Nguyễn Xuân Hùng
Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
Diễn Châu - Nghệ An
Chức vụ : Phó hiệu trưởng
Trang 2Hà Nội, Tháng 11/2008
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
L ỜI MỞ ĐẦU……… 3 NỘI DUNG
II. Mục tiêu xử lí tình huống……… 8
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống… 10
IV. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề
và lựa chọn phương án……… 14
V. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án lựa chọn…… 16
THAY CHO LỜI KẾT……… 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt coitrọng Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: “Giáo dục đào tạo là quốcsách hàng đầu Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”
Trong mục tiêu phát triển giáo dục năm 2020 Nghị quyết Trung ương2_khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thắnglợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu
tố cơ bản của sự phát triển nhanh bền vững”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng: “Để thế hệ trẻ xứng đáng vớitương lai thì những thế hệ đi trước, những bậc cha anh phải có trách nhiệm bồidưỡng thế hệ trẻ”
Nhà trường chính là nơi nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhànước đã đề ra Sự liên kết hoạt động của hệ thống nhà trường trong phạm viquốc gia đặt trong thể chế kinh tế văn hoá chính trị của quốc gia tạo nên nềngiáo dục của đất nước
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi giáo dụcphải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra và như vậy giữa giáo dục và xã hội tạonên mối quan hệ “cân bằng động” Cũng chính trong sự vận động và phát triển
đó đã nảy sinh nhiều tình huống đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục phải giải quyếtnhằm duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục trong xu hướng phát triển chungcủa xã hội
Trường Nguyễn Xuân Ôn - Huyện Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An, nằm ở vị trítrung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện nhà; với quy mô 41 lớp gần 2000
Trang 4học sinh và 95 cán bộ, giáo viên, công nhân viên Trường có bề dày hơn 62 nămtruyền thống với mục tiêu phấn đấu của nhà trưòng là nằm trong tốp 100 trường
có chất lượng cao của Việt Nam Sự phát triển của xã hội luôn có tác động rấtlớn đến mọi hoạt động của nhà trường
Tình huống “Khi giữa giáo viên chủ nhiệm và tập thể học sinh lớp chủnhiệm có sự bất hoà” là một sản phẩm của sự tác động đó Do nhu cầu đòi hỏingày càng cao của xã hội đối với nhà trường Mặc dù đây không phải là tìnhhuống mới nhưng đòi hỏi các nhà quản lí phải giải quyết phù hợp, nhằm thựchiện tốt mục tiêu phấn đấu của nhà trường
Đây là một tình huống có thật, nó vừa diễn ra trong nhà trường chúng tôitrong năm học này và đã được giải quyết Mọi hoạt động nề nếp của lớp 12A3hiện đang được diễn ra rất tốt, tình cảm giữa giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớptrở lên hoà đồng, thân thiện và gần gũi Hiệu quả thực chất sẽ như thế nào thìcòn phải được tiếp tục theo dõi, kiểm tra cho đến khi kết thúc học kì I và nămhọc Nhưng chúng tôi nghĩ rằng đó là một sự thành công của việc giải quyết tìnhhuống theo đúng tinh thần “kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” của Ban giámhiệu nhà trường
Trang 5NỘI DUNG
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Trước khi bước vào năm học Một cuộc họp Lãnh đạo mở rộng gồm cácthành phần: Ban Giám hiệu; Bí thư Đoàn thanh niên; Chủ tịch Công đoàn; Đạidiện Cấp uỷ và các tổ trưởng bộ môn, do Hiệu trưởng triệu tập để bàn và phâncông nhiệm vụ năm học, trong đó có việc phân công giáo viên chủ nhiệm cáclớp
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, mặt bằng lao động chungtrong toàn trường và của từng tổ chuyên môn, xét năng lực cụ thể của từng giáoviên Ban lãnh đạo thống nhất phương án phân công giáo viên chủ nhiệm chocác lớp Trong đó, cô giáo Cao Thị M là một giáo viên môn Anh Văn đượcphân công giảng dạy môn Anh Văn và chủ nhiệm lớp 12A3
Cô giáo Cao Thị M là một giáo viên có hơn 10 năm tuổi nghề, năng lựcchuyên môn tốt và kết quả đánh giá thi đua ở các lớp do cô chủ nhiệm trongnhững năm qua cho thấy cô M là một giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm.Lớp 12A3 là một lớp chọn thuộc ban KHTN của nhà trường có sĩ số 45 em,phần lớn học sinh đều có học lực khá, giỏi, nề nếp học tập tốt bởi vì đây là mộtlớp được lựa chọn hàng năm qua thi tuyển và đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
và các giáo viên bộ môn cả về năng lực học tập và đạo đức Thực tế cũng chothấy ở những lớp 10, 11 lớp 12A3 luôn là lớp đứng tốp đầu trong toàn trường về
nề nếp học tập và chất lượng văn hoá Chính vì vậy trong kế hoạch năm học nhàtrường đã giao cho lớp 12A3 trong năm học 2008 – 2009 các chỉ tiêu phấn đấulà:
- Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT là 100 %
- Số học sinh đậu vào ĐH – CĐ LÀ 30 em trở lên
- Học sinh giỏi toàn diện là 5 lên
- Xếp loại học lực khá, giỏi : 90 %
- Xếp đạo đức khá, tốt là : 100 %
Trang 6Sau khi thống nhất, toàn bộ kế hoạch phân công nhiệm vụ năm học đượcchuyển cho các tổ bộ môn để điều chỉnh và phân công chuyên môn cụ thể chotừng giáo viên Sau cùng được công khai trước toàn thể hội đồng nhà trường vàtriển khai thực hiện mà không có một ý kiến phản hồi nào từ phía giáo viên tớiBan Giám Hiệu nhà trường Ngoại trừ trong một lần tôi vô tình nghe được tạiphòng hội đồng cô giáo Cao Thị M phàn nàn với một đồng nghiệp rằng: “tớchẳng thích chủ nhiệm lớp này lắm”.
Năm học mới bắt đầu, phong trào “thi đua dạy tốt, học tốt” rộ lên Trongtoàn trường, mọi hoạt động nề nếp dạy và học diễn ra rất tốt trong không khíphấn chấn của thầy và trò Trong 4 tuần học đầu lớp 12A3 luôn được xếp ở vị trítốp đầu trong toàn khối; sang tuần thứ 5 xếp vị trí thứ 8 và kết quả thi đua củatuần thứ 6 với lớp 12A3 là vị trí thứ 12/13 trong khối Vì sao vậy? Một câu hỏiđặt ra cho Ban giám hiệu là tại sao từ một lớp có nề nếp học tập tốt mà lại cóbiểu hiện tụt bậc như vậy?
Tuần này là phiên trực Giám hiệu của tôi, trong một lần đi kiểm tra thườngxuyên đầu giờ học, tôi thoáng nghe hai học sinh cờ đỏ trao đổi với nhau: “lớp12A3 dạo này bể rạc quá” Tôi đến thẳng ngay lớp 12A3, không có giáo viênchủ nhiệm, bàn ghế xiêu vẹo, trang phục học sinh không đúng quy định, họcsinh nhốn nháo, em đứng em ngồi và không thực hiện nội quy sinh hoạt đầu giờtheo quy định của nhà trường Sau khi nhắc nhở các em thực hiện đúng nội quy,chấn chỉnh lại nề nếp sinh hoạt cho lớp, tôi gọi em lớp trưởng ra ngoài để traođổi về tình hình của lớp thì em cho biết: “Cô giáo chủ nhiệm lớp em dạo nàynhư thế nào ấy, cô ít quan tâm đến lớp lắm, lại còn hay cáu giận nữa, nhiều bạntrong lớp em không bằng lòng với cô”, tôi hỏi nguyên nhân vì sao, thì em trả lời:
“Chúng em đã có đơn kiến nghị gửi cho Ban giám hiệu rồi và bỏ vào hòm thưgóp ý rồi ạ!” Tôi trả lời em là Ban giám hiệu sẽ xem xét và nhắc em với tư cách
là lớp trưởng phải động viên và nhắc nhở các bạn thực hiện nghiêm túc nội quycủa nhà trường Em gật đầu trả lời: “ Vâng ạ! ”
Sau buổi hôm đó, tôi gặp riêng cô M để trao đổi về tình hình của lớp trongbuổi đầu giờ ngày hôm nay và nhắc cô quan tâm tới lớp hơn nữa Cô M trả lời
Trang 7rằng: “Không! Mọi kế hoạch và công việc của lớp em đã bố trí và trao đổi vớiBan cán sự lớp quản lí và theo dõi rồi mà”.
Tôi thiết nghĩ khi không có sự đồng thuận thì liệu việc giao cho Ban cán sựlớp theo dõi, giám sát có hiệu quả nữa hay không ?
Thế rồi vào thứ 7, theo như thường lệ chúng tôi mở hòm thư góp ý, tập hợpcác ý kiến của học sinh để chuẩn bị cho cuộc giao ban định kì và lá đơn kiếnnghị của lớp 12A3 dược chúng tôi quan tâm có nội dung như sau:
“Kính gửi Ban giám hiệu nhà trường !
Chúng em tập thể học sinh lớp 12A3 xin phép được trình bày và kiến nghịvới Ban giám hiệu một việc như sau:
Trước hết, chúng em rất biết ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáoquan tâm và tin tưởng tập thể lớp chúng em Đây là năm học cuối cấp, năm bản
lề để chuẩn bị hành trang vào đời vì vậy chúng em cần có điều kiện và cơ hội đểhọc tập và rèn luyện được tốt, chúng em mong muốn có được sự quan tâm tậntình và giúp đỡ từ các thầy cô và đặc biệt là giáo viên chủ nhiêm lớp, ngườithường xuyên gần gũi, nhắc nhở, uốn nắn và định hướng cho chúng em tronghọc tập và rèn luyện
Nhưng không hiểu tại sao gần đây cô giáo chủ nhiệm ít quan tâm đến lớphơn, khi chúng em đề xuất với cô về một số hoạt động tập thể thì cô bảo: “lo màhọc đi, cuối cấp rồi ”, hoặc khi chúng em muốn đề xuất để học thêm một số mônhọc thì cô lại bảo: “theo lịch nhà trường mà làm” Và hơn thế nữa cô còn có thái
độ ứng xử không công bằng với các học sinh trong lớp….Vậy chúng em kínhmong Ban Giám Hiệu thay cô giáo chủ nhiệm 12A3 bằng thầy cô giáo khácquan tâm hơn tới lớp để chúng em có cơ hội học tập và rèn luyện tốt hơn để thựchiện được chỉ tiêu mà nhà trường đã giao cho lớp chúng em”
Cuối đơn là chữ kí của 35/45 số họ sinh của lớp
Sau khi xem xét và phân tích chúng tôi đã đưa ra kết luận, như vậy là:
“Giữa giáo viên chủ nhiệm và tập thể học sinh lớp chủ nhiệm đã có sự bất hoà”.Một vấn đề cần giải quyết ngay để đẩm bảo sự ổn định trong nhà trường, đảm
Trang 8bảo quyền lợi hoạ tập chính đáng của học sinh, giữ uy tín và hình ảnh cho ngườithầy và chất lượng văn hoá chung cho nhà trường.
II MỤC TIÊU XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
1.Đảm bảo tính kỉ cương tình thương, trách nhiệm trong nhà trường chấnchỉnh nề nếp học tập của học sinh và nề lối làm việc của giáo viên, nghiêm túcthực hiện quy chế, quy định của nhà trường và pháp luật, phát huy tính tích cực,tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỉ luật trong công việc, học tập và rèn luyện củathầy và trò Trên cơ sở quan tâm, giúp đỡ, động viên nhằm đạt được mục tiêugiáo dục trong nhà trường, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục theo đúng tinhthần: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
2.Xây dựng và giữ gìn uy tín và hình ảnh của người thầy đối với phụ huynh,học sinh và đồng nghiệp
“ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu: “Giáo viên lànhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải
có đủ tài, đủ đức”
Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảngdạy giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả củanhà trường
Toàn xã hội, nghành giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, hi vọng vàocác thầy cô giáo THPT trong việc giáo dục con em mình để hoàn thành học vấnphổ thông, hoàn thiện nhân cách để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.Học sinh luôn muốn được học tập với những thầy cô giáo có tình thương yêuvới trò, nhiệt tình và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao Vì vậy trong giảiquyết tình huống phải đảm bảo giữ gìn được uy tín và hình ảnh của người thầy
3 Đảm bảo tính ổn định và chất lượng dạy và học trong nhà trường Nhàtrường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy , học tập và các hoạt động giáo dụckhác theo mục tiêu, chương trình giáo dục Tổ chức bộ máy nhà trường là tổ
Trang 9chức chặt chẽ, thống nhất; trong đó tập thể đội ngũ và tập thể học sinh là nhữngthành tố quan trọng quyết định nguồn nhân lực, tài lực đáp ứng nhu cầu pháttriển của giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường THPT nóiriêng Vì vậy sự vận động tiêu cực của bất kì thành tố nào trong hệ thống đềulàm cho tổ chức bộ máy mất ổn định, làm ảnh hưởng đến chất lượng và mục tiêugiáo dục.
4 Đảm bảo uy tín, lòng tin của nhà trường đối với cộng đồng xã hội Dướigóc nhìn của tiếp cận hệ thống thì nhà trường là một bộ phận trong cộng đồng xãhội và mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội là mối quan hệ “cânbằng động”
Cộng đồng xã hội, cha mẹ học sinh luôn đặt niềm tin, niềm hi vọng vào nhàtrường, nơi đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục con em họ trở thành những công dân
có ích cho xã hội và luôn sẵn lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trườngphát triển nhằm đạt tốt mục tiêu giáo dục Niềm tin, sự kì vọng đó chỉ được củng
cố khi nhà trường thực sự là nơi bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực có chấtlượng đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị - xã hội
5 Đảm bảo tính đoàn kết trong nội bộ nhà trường
Trong bất kì tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp,đảm bảo cho sự thành công của tổ chức Đoàn kết trong tập thể sư phạm có tácdụng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục ngược lại một tập thể không có sựđoàn kết, thồng nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dụccủa nhà trường
“Đoàn kết giáo viên là một trong những nhiệm vụ tâm lí xã hội cơ bản củangười lãnh đạo nhà trường, vì hiệu quả của quá trình dạy học, giáo dục phần lớnphụ thuộc vào nó Sự đoàn kết tập thể thúc đẩy sự tối ưu hoá tất cả các mặt đờisống và hoạt động của tập thể” _ Trích “Hiệu trưởng nhà trường với bầu khôngkhí tập thể”_ Sarucop Vì vậy trong ứng xử tình huống người hiệu trưởng luônphải ghi nhớ sâu sắc: “Đoàn kết tạo nên sức mạnh để thành công” Sự thônghiểu chân tình, chân thành và chia sẻ tâm sự, tình cảm với đồng nghiệp, quantâm giúp đỡ để họ khắc phục những khiếm khuyết, kích thích và động viên để
Trang 10mọi người phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần thúcđẩy sự phát triển của nhà trường Đó chính là sự thành công của người lãnh đạokhi giải quyết công việc trên tinh thần “thấu tình đạt lí”
III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QỦA CỦA TÌNH HUỐNG
1 Nguyên nhân.
Tổ chức bộ máy nhà trường được tao nên bởi nhiều thành tố, các thành tốthuộc về thế giới vô sinh như tài lực, vật lực; thế giới hữu sinh như nguồn nhânlực, tin lực và các thành tố xã hội như chế độ chính sách, nội quy, quy chế Sựtương tác giữa các thành tố trong quá trình vận động sẽ làm nảy sinh các tìnhhuống
Tình huống quản lí giáo dục không phải lúc nào cũng như nhau ở mỗi nơi,mỗi thời điểm vì tình huống nảy sinh đều do những nguyên nhân, những sựtương tác giữa các thành tố cũng như các điều kiện khác nhau Vì vậy trong tìnhhuống cụ thể này xin được phấn tích một số nguyên nhân cơ bản sau:
1.1 Về phía ban lãnh đạo nhà trường.
Phân công, bố trí giáo viên, nhân viên là quyền và trách nhiệm của Hiệutrưởng gồm phân công dạy bộ môn, phân công giáo viên chủ nhiệm Nếu phâncông đúng và hợp lí sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên ngược lại phâncông, bố trí không hợp lí thì sẽ làm giảm chất lượng công việc của cá nhân, ảnhhưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường
Các tiêu chí đưa ra khi chọn lựa để phân công chủ nhiệm lớp là:
+ Có năng lực chuyên môn tốt
+ Có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể
+ Có khả năng giáo dục, thuyết phục học sinh, nhiệt tình và thương yêu học sinh
+ Được học sinh tin yêu và kính trọng
Các bước thực hiện khi phân công:
Trang 11+ Căn cứ vào các tiêu chí để phân công chủ nhiệm.
+ Dựa trên cơ sở kế hoạch phân công chuyên môn của tổ bộ
môn
+ Yêu cầu đề đạt nguyện vọng của giáo viên
+ Thăm dò ý kiến từ học sinh và phụ huynh học sinh
Như vậy căn cứ vào các chỉ tiêu thì cô giáo Cao Thị M có đủ tiêu chuẩn
để làm chủ nhiệm lớp 12A3 Với năng lực chuyên môn tốt và có nhiều năm làmcông tác chủ nhiệm có thành tích thì rõ ràng năng lực không phải là nguyênnhân làm nảy sinh tình huống trên Vậy vấn đề ở đây là gì? Phải chăng do yếu tốtâm lí? Có thể đây là vấn đề mấu chốt chăng? Hãy bắt đầu từ lời phàn nàn của
cô M với đồng nghiệp: “Tớ chẳng thích chủ nhiệm lớp này lắm” Có lẽ xuất phát
từ đây là nguyên nhân của sự bất hoà Bởi vì cô M là giáo viên môn Anh Văn,còn lớp 12A3 là một lớp thuộc ban KHTN, thiên hướng của các em là khối A, B
do quan niệm như vậy mà việc học môn Anh Văn đối với các em còn chưa đượcchú trọng, tập trung lắm chăng? Có lẽ là như vậy mà cô giáo M cho rằng mìnhkhông phù hợp để chủ nhiệm lớp này và dần dà nảy sinh sự bất hoà
Xét về góc độ quản lí thì rõ ràng ban lãnh đạo chỉ mới chú ý đến mặt bằnglao động, năng lực của giáo viên và học sinh do vậy đây cũng là vấn đề cần khắcphục
1.2 Về phía giáo viên chủ nhiệm
Theo khoản 2 điều 31 điều lệ trường THPT sửa đổi năm 2007 quy định vềnhiệm vụ đối với giáo viên chủ nhiệm như sau:
Giáo viên chủ nhiệm ngoài nhiệm vụ của giáo viên bộ môn (như khoản 1điều 31 điều lệ trường THPT) còn có những nhiệm vụ sau đây:
a. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biên phắp
tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp
b Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với giáoviên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xãhội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh củalớp mình chủ nhiệm
Trang 12c Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghịkhen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lênlớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kìnghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm vào học bạ họcsinh.
d Báo cáo thường kì hoặc đột xất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.Như vậy giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt Hiệu trưởng trongviệc quản lí, tổ chức giáo dục học sinh trong một lớp Tập thể học sinh trong lớp
là tế bào hữu cơ của tập thể nhà trường Sự trưởng thành của tập thể lớp gắn liềnvới sự phát triển của nhà trường Vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vôcùng quan trọng Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn là người để học sinh gửigắm tâm tư, tình cảm, trao đổi định hướng về tương lai, cuộc sống, giúp các emđịnh hướng tốt trong công việc học tập và rèn luyện của mình
Như vậy xét về trách nhiệm thì cô giáo Cao Thị M vẫn chưa thực hiệnmột cách đầy đủ và đúng các điểm a, b, d khoản 2 diều 31 điều lệ trường THPT
về nhiệm vụ đối với giáo viên chủ nhiệm và đó là nguyên nhân làm nảy sinh tìnhhuống trên
1.3 Đối với tập thể học sinh lớp 12A3.
* Theo khoản 1, 2 điều 38 điều lệ trường THPT điều chỉnh năm 2007 thìhọc sinh có nhiệm vụ sau:
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường;Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nộiquy nhà trường; chấp hành pháp luật của nhà nước
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạchgiáo dục của nhà trường
* Theo điều 39 điều lệ trường THPT điều chỉnh năm 2007 quy định vềquyền của học sinh có những quyền sau:
1 Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảođảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ởlớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình được sử