Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền y
Trang 1Mục lục
Mục lục
I.TÓM TẮT NỘI DUNG
II.BÌNH LUẬN ÁN
1.Hình thức xét xử:
2.Nội dung:
a.Cơ sở pháp lý:
b.Đặt những giả thuyết:
c.Đối với những quan hệ pháp luật thương mại gần giống nhau
III.KẾT LUẬN
Trang 2I TÓM TẮT NỘI DUNG
- Nguyên đơn: Công ty A
Địa chỉ: 25 Đường Số 3, Phường 14, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Người đại diện hợp pháp theo pháp luật của nguyên đơn là ông Tô Viết Long, sinh năm 1970,
CMND số 024889345
- Bị đơn: Công ty B
Địa chỉ: 23 Trương Định , phường 7, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Người đại diện hợp pháp theo uỷ quyền của bị đơn là ông Nguyễn Minh Toàn, sinh năm: 1963,
CMND số: 022439123
NỘI DUNG VỤ ÁN
Ngày 25/5/2010, Công Ty A với Công Ty B có ký hợp đồng kinh tế số 15/A-B/HĐKT-0410 để thi công công trình XYZ với tổng giá trị hợp đồng là 837.980.000 đồng, với điều khoản thanh toán như sau:
+ Đợt 1: Công ty B sẽ thanh toán cho Công ty A 45% tổng giá trị hợp đồng (377.091.000 đồng), ngay sau khi ký hợp đồng;
+ Đợt 2: Công ty B sẽ thanh toán cho Công ty A 15% tổng giá trị hợp đồng, ngay sau khi bên B tập kết toàn bộ máy móc và vật tư đến công trường để thi công;
+ Đợt 3: Công ty B sẽ thanh toán cho Công ty A 30% tổng giá trị hợp đồng, ngay sau khi bên B thực hiện xong trên 90% khối lượng công việc có xác nhận của bên A
+ Đợt 3: Công ty B sẽ thanh toán cho Công ty A 10% tổng giá trị hợp đồng còn lại, ngay sau khi bên B thực hiện xong khối lượng công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng
Trang 3Thực tế Công ty B chỉ mới thanh toán đợt 1 số tiền là 342.810.000 đồng thay vì 377.091.000 đồng thiếu 34.281.000 đồng
Ngày 21/6/2010 giữa hai bên đã lập biên bản nghiệm thu khối lượng đã thực hiện (bên Công ty
A do ông Huỳnh Thế Long phó tổng giám đốc đại diện ký) và biên bản này đã xác định rõ khối lượng mà Công ty A đã thực hiện
Do Công ty B đã vi phạm thỏa thuận thanh toán nên sau đó Công ty A đã gửi công văn số 079/A cho Công ty B thông báo tạm ngừng thi công và đến ngày 29/6/2010 đã gửi công văn số 080/A cho Công ty B thông báo việc chấm dứt hợp đồng kinh tế số 15/A-B/HĐKT-0410 đã ký
Theo chứng thư thẩm định giá số: 2091212/CT-TV ngày 15/5/2013 của Công ty CP Định giá và Đầu tư Thịnh Vượng thì đã xác định giá trị khối lượng ghi trong biên bản nghiệm thu khối lượng
đã thực hiện ngày 21/6/2010, theo giá thị trường tại thời điểm tháng 6/2010 là 664.305.000 đồng Do mới thanh toán đợt 1 là: 342.810.000 đồng nên còn lại là: 321.495.000 đồng (664.305.000 đồng - 342.430.252 đồng = 321.495.000 đồng)
Ngày 02/7/2010 Công ty A đã bàn giao lại số vật tư tại công trường cho Công ty B Theo biên bản này hai bên đã xác định giá trị vật tư bàn giao là 154.218.000 đồng, nhưng phía ông huỳnh Thế Long có chỉnh sửa đơn giá của mặt hàng ống thép D400 và thép V50, nên tổng giá trị của vật tư được điều chỉnh lại là: 143.538.000 đồng, nhưng từ đó đến nay Công ty B cũng không thanh toán số tiền này
Công ty B còn nợ công ty Công ty A số tiền theo khối lượng đã thực hiện công trình là: 321.495.000 đồng và tiền vật tư là: 143.538.000 đồng nhưng từ đó đến nay không thanh toán nên phải chịu thêm tiền lãi theo lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tình từ ngày 02/7/2010 đến ngày xét xử sơ thẩm là: 465.033.000 đồng X 1%/tháng X 44 tháng = 204.614.520 đồng
Nay yêu cầu Công ty B trả cho Công ty A ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật số tiền theo khối lượng đã thực hiện công trình là: 321.495.000 đồng + tiền vật tư là: 143.538.000 đồng + tiền lãi là: 204.615.916 đồng, tổng cộng 669.647.520 đồng (làm tròn 669.000.000 đồng)
Trang 4Đối với tiền chi phí thẩm định giá thì Công ty A tự nguyện chịu, không yêu cầu Tòa án giải quyết
Thẩm quyền thụ lí vụ án:
Vụ án “Tranh chấp hợp đồng xây dựng”, bị đơn có trụ sở tại Quận 3, nên vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004
QUYẾT ĐỊNH TÒA ÁN
Áp dụng:
- Điểm g khoản 1 Điều 29; điểm b khoản 1 Điều 33; điểm a, khoản 1 Điều 35; khoản 2 Điều 80; Điều 131; Điều 210; Điều 236; Điều 238; Điều 239; Điều 243 và Điều 245 của Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 đã được sửa, bổ sung năm 2011;
- Điều 50; Điều 55 và Điều 81 Luật xây dựng năm 2003, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009;
- Điều 306 Luật thượng mại năm 2005;
- Khoản 1 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005;
- Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ quốc hội số 10/2009/PL-UBTVQH 12 ngày 27/02/2009 và Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số: 10/2009/UBTVQH 12 ngày 27/02/2009 về án phí, lệ phí Tòa án
Xử:
1 Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn như sau:
- Buộc Công ty B phải có trách nhiệm thanh toán cho Công ty A số tiền vật tư, tiền theo khối lượng đã thực hiện và tiền lãi, tổng cộng là: 669.000.000 đồng (sáu trăm sáu mươi chín triệu đồng), ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật
Trang 5- Kể từ ngày Công ty A có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Công ty B chưa thi hành khoản tiền
nêu trên, thì hàng tháng Công ty B còn phải chịu thêm lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả
2 Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là:
- Công ty B phải chịu án phí kinh doanh thương mai sơ thẩm là: 30.760.000 đồng (ba mươi triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn đồng)
- Hoàn lại cho Công ty B số tiền tạm ứng án phí đã nộp là: 14.401.620 đồng (mười bốn triệu, bốn trăm linh một nghìn, sáu trăm hai mươi đồng) theo biên lai số: 06479 ngày 21/12/2011 của Chi cục thi hành án dân sự Quận 3
3 Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008
4 Công ty A , Công ty B có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án
II BÌNH LUẬN ÁN
1 Hình thức xét xử:
Căn cứ theo điểm g, khoản 1, Điều 29, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, đã được sửa đổi năm 2011, thì những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm xây dựng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Trang 6Bên cạnh đó, quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 33 và điểm a, khoản 1, Điều 35 về về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, có thể xác định được Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho bản án này
Vì địa chỉ của bị đơn là Quận 3, cho nên thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp hợp đồng xây dựng giữa Công ty A và Công ty B sẽ do Tòa án quận 3 tiếp nhận
2 Nội dung:
a Cơ sở pháp lý:
• Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011
• Luật xây dựng năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009
• Luật Thương mại năm 2005
• Bộ luật Dân sự năm 2005
• Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH 12 ngày 27/02/2009 về án phí, lệ phí Tòa án và Danh mục án phí, lệ phí Tòa án kèm theo Pháp lệnh số
10/2009/PL-UBTVQH 12
Tuy nhiên, các căn cứ pháp lý mà Tòa án đã áp dụng để đưa ra phán quyết trên là chưa chính xác, vì nhiều lý do như sau:
Đầu tiên, Tòa án đã áp dụng khoản 1 Điều 424 Bộ luật Dân sự năm 2005: Chấm dứt hợp đồng dân sự trong trường hợp hợp đồng đã hoàn tất là sai Vì đây là hợp đồng xây dựng và hợp đồng này chưa hoàn tất (Công ty A chỉ mới thanh toán đợt 1 cho Công ty B, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chưa được thực hiện hoàn tất)
Trong trường hợp này cần phải áp dụng Luật chuyên ngành (Luật Xây dựng) để chấm dứt hợp đồng xây dựng, sau đó mới đến Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự
Bởi vì, theo điều 4 Luật Thương mại năm 2005: Nguyên tắc áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan đã nêu rõ: tại khoản 2 Điều 4 rằng đối với hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó Cho nên, đây là hoạt động thương mại trong xây dựng, được quy định trong Luật xây dựng nên phải áp dụng Luật Xây dựng trước
Trang 7Ngoài ra, trường hợp hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự (Khoản 3 Điều 4)
Chú thích các điều khoản của luật được Tòa án áp dụng:
• Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa, bổ sung năm 2011:
- Điểm g khoản 1 Điều 29 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án – tranh chấp về vấn đề xây dựng
- Điểm b khoản 1 Điều 33 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điểm a, khoản 1 Điều 35 quy định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật Dân sự năm 2005
- Khoản 2 Điều 80 quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh: Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh
- Điều 131 quy định nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm
- Điều 210 quy định thủ tục ra bản án và quyết định của Toà án tại phiên toà
- Điều 236 quy định về nghị án
- Điều 238 quy định về Bản án sơ thẩm
- Điều 239 quy định tuyên án
- Điều 243 quy định người có quyền kháng cáo: Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
- Điều 245 quy định thời hạn kháng cáo
• Luật xây dựng năm 2003, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009:
Trang 8- Điều 50 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây
dựng
- Điều 55 quy định về thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 81 quy định về thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng
• Luật Thương mại năm 2005
- Điều 306 Luật thượng mại năm 2005 quy định quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
• Luật dân sự năm 2005:
- Khoản 1 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về chấm dứt hợp đồng dân sự trong
trường hợp hợp đồng đã hoàn tất
b Đặt những giả thuyết:
Sự khác nhau giữa Hợp đồng thương mại và giao dịch dân sự:
Hợp đồng thương mại Giao dịch dân sự Chủ thể tham gia Chủ thể có đăng ký kinh doanh Chủ thể: cá nhân, tổ chức
Điều chỉnh Có điều khoản rõ ràng cụ thể (Luật
Thương mại, luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư…)
Luật Dân sự điều chỉnh
Giải quyết tranh chấp Đàm phán, hòa giải, trọng tài& T.A Cơ quan giải quyết:thỏa thuận->Tòa
án
Xét thấy có sự khác biệt trên tinh thần giữa Luật Dân sự và Luật Thương mại: Đối với Luật Dân
sự thì có quy định rõ ràng về điều kiện để có hiệu lực theo Điều 122 và xác định đây là giao dịch
có điều kiện theo Điều 125 và nguyên tắc thực hiện hợp đồng theo Điều 412
Đối với Luật Thương mại chỉ có Điều 11 nói về tinh thần tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động
thương mại Cho nên về vấn đề hiệu lực của hợp đồng thì bộ luật dân sự chi tiết và có quy định
cụ thể vấn đề điều kiện giao dịch và nguyên tắc thực hiện hợp đồng phải có thỏa thuận rõ ràng
Trang 9và tin cậy lẫn nhau , không xâm phạm lợi ích hợp pháp của người khác.Cho nên, vấn đề hiệu lực hợp đồng ta chọn bộ luật Dân sự để giải quyết
Xem xét số vật tư sau khi đã thẩm định vào ngày 2/7/2010: Đối với việc công ty A đem số vật tư đến địa điểm giao hàng nếu có vấn đề về hàng hóa-số vật tư-thì công ty B có quyền từ chối nhận hàng theo khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại và khoản 4 điều 44 về nghĩa vụ thông báo của bên mua cho bên bán nếu phát hiện ra lỗi khiếm khuyết hàng hóa trong thời hạn thích hợp Còn Luật Dân sự chỉ quy định vê chất lượng (Điều 430), về giá và phương thức thanh toán(Điều 431), hàng hóa không đúng số lượng (Điều 435), hàng hóa không đồng bộ(điều 436), hàng hóa không đúng chủng loại(điều 437) nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hàng hóa bắt buộc bên bán phải giao đúng loại và chất lượng hàng hóa Cho nên, vấn đề chất lượng hàng hóa ta chọn luật Thương mại để giải quyết vì nó có chi tiết về quyền từ chối nhận hàng dù rằng luật dân sự có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng (Điều 442), bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản (Điều 443), bảo đảm chất lượng vật mua bán (Điều 444)
Thêm vào đó, đối với vấn đề phải thanh toán đúng hạn theo Điều 55 Luật Thương mại và cũng được xác lập thời điểm chuyển giao quyền sỡ hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua theo Điều 62 Luật Thương mại chuyển rủi ro cho bên mua theo Điều 57 Luật Thương mại vì quyền lợi bên mua đã nhận thì bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng hóa-số vật tư được mang đến đợt 2 theo Điều 50 Luật Thương mại Tuy nhiên bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán tiền mua hàng theo khoản 3, Điều 51 Luật Thương mại, tuy nhiên nếu như bằng chứng đó không xác đáng thì áp dụng khoản 4, Điều 51 Luật Thương mại thể hiện tính bình đẳng cho cả bên mua và bên bán Vì thế, vấn đề thanh toán hàng hóa theo hợp đồng thỏa thuận thì sử dụng Luật Thương mại thỏa đáng hơn
Và khi Công ty B đã không thanh toán đúng số tiền đợt 1 theo hợp đồng là đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng nên Công ty A có quyền yêu cầu bên Công ty B thực hiện nốt việc thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo Điều 417 Bộ luật Dân sự Cho nên, vấn đề bắt buộc thực thi đúng theo nghĩa vụ thanh toán hợp đồng thì áp dụng luật dân sự Tuy nhiên, công ty A đã không làm vậy mà vẫn tiếp tục tiến hành theo hợp đồng như ngầm thừa nhận bỏ qua lỗi của công ty B Qua đó hình thành tập quán là công ty B không cần
Trang 10phải thanh toán đúng như hợp đồng đã ký tạo nên sự mất cân bằng trong hợp đồng và công ty
A là thế yếu Khi xem xét giải thích hợp đồng sẽ xem xét có lợi cho bên yếu thế
Về bản nghiệm thu thì có chữ ký của đại diện 2 bên theo ủy quyền của công ty tại thời điểm ký bản nghiệm thu và người đại diện tư vấn giám sát được coi là hợp lệ dù không có con dấu của công ty B vì Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp có con dấu riêng và con dấu là tài sản của doanh nghiệp Theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, con dấu có chức năng “Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một
số chức danh nhà nước
Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các
cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này.” Quy định trên không khẳng định con dấu của công ty là dấu hiệu duy nhất thể hiện giá trị pháp lý của văn bản Con dấu của công ty không phải là dấu hiệu duy nhất xác thực hiệu lực pháp lý của hợp đồng Con dấu chỉ là một trong những chứng cứ chứng minh cho sự ràng buộc trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động Mặt khác, quy định pháp luật
về mặt hình thức của hợp đồng không bao gồm yếu tố con dấu mà chỉ xem xét hợp đồng được
ký dưới dạng văn bản hay lời nói Vấn đề có hay không có con dấu không làm ảnh hưởng đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về mặt hình thức
Theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh HĐKT, Điều 5 Nghị định 17-HĐBT thì mỗi bên tham gia quan
hệ HĐKT chỉ cần một đại diện để ký HĐKT Nếu là pháp nhân thì phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân đó Đại diện hợp pháp của pháp nhân là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó (người phó không phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân) Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì đại diện phải là người đứng tên xin giấy phép kinh doanh, được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định về đăng ký kinh doanh Trong tất cả các trường hợp, không bắt buộc kế toán trưởng phải cùng ký với đại diện vào bản HĐKT