Điều này chứng tỏ rằng GVCN có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình học tập của lớp và thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động giảng dạy của giáo viên GV và
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP.
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ của bậc Tiểu học hiện nay được quy định trong điều II chương I của luật phổ cập giáo dục tiểu học có ghi :
"Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Để thực hiện Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước đòi hỏi Giáo dục(GD) phải thực hiện tốt mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, hình thành và bồi dường nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân GD muốn thực hiện tốt mục tiêu trên thì cần phải đổi mới
Trong giai đoạn hiện nay, Bộ giáo dục đang chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóađđất nước trong thời kỳ hội nhập
Mô hình Trường học mới tại Việt Nam(VNEN) được triển khai trên toàn quốc là một bước đột phá trong việc đổi mới, cải cách giáo dục, hy vọng mở ra cho nền giáo dục Việt Nam một lối đi đúng hướng đáp ứng với yêu cầu của đất nước ta trên con đường hội nhập và phát triển
Mô hình VNEN triển khai đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PHDH);
tổ chức quản lý lớp học; đánh giá học sinh; sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng vào GD
Điều lệ trường tiểu học được ban hành tại Thông tư 41/2010/TT-BGD-ĐT ngày 30/12/2010 đã nêu rõ: Học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm(GVCN) phụ trách và giảng dạy một hoặc nhiều môn học Điều này chứng tỏ rằng GVCN có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong toàn
bộ quá trình học tập của lớp và thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động giảng dạy của giáo viên( GV) và việc học tập, tu dưỡng rèn luyện của học sinh
GVCN lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt đối với học sinh( HS) và thực hiện GD đạo đức lối sống, phát triển nhân cách, thực hiện tư vấn cho HS Hơn nữa, GVCN tại các lớp tiểu học thường đảm nhận giảng dạy các môn cơ bản như Toán, Tiếng việt nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành kiến thức, kỹ năng cơ bản, kỹ năng công cụ đối với HS tiểu học Vì vậy công tác chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động, bồi dưỡng năng lực cho học sinh góp phần tích cực vào việc năng cao chất lượng GD toàn diện
Từ năm học 2012-2013 đến nay, trường tôi đang công tác được cấp trên chọn dạy thí điểm Mô hình trường học mới Qua thời gian thực hiện dạy học theo Mô
Trang 2những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm
lớp mình Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh tiểu học của giáo viên chủ nhiệm lớp” đúc kết từ
những năm qua để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp
II ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI :
Qua tìm hiểu, bản thân tôi cũng biết đã có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu về chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp Nhưng mỗi trường, mỗi lớp đều có thực tế khác nhau nên trong đề tài này tôi đặc biệt quan tâm đến các biện pháp để thực hiện quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học.Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh, học sinh dần tự trang bị cho mình các năng lực: Tự phục vụ, tự quản; Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề; hình thành phát triển phẩm chất: Chăm học chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương Hình thành năng lực trong học sinh và làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện phẩm chất cho các học sinh khác
III.PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài mà tôi nghiên cứu áp dụng cho giáo viên chủ nhiệm lớp bậc Tiểu học đã
và đang thực hiện theo mô hình VNEN
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG VỀ LỚP TÔI ĐANG CHỦ NHIỆM.
Lớp 5A thuộc trường tiểu học C nằm trên địa bàn xã X, huyện L, tỉnh Quảng Bình, là một xã vùng ven quốc lộ 1A, tổng dân số trên 4000 người, trên
1020 hộ được chia làm 9 thôn Là một xã nghèo, nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp
Xã tuy nghèo nhưng có truyền thống hiếu học Đảng bộ và nhân dân luôn quan tâm đến phong trào giáo dục Phụ huynh HS đồng thuận cao Vì vậy mà trong những năm qua, phong trào GD xã nhà nói chung và trường Tiểu học C nói riêng được phát triển mạnh mẽ Chất lượng dạy-học ngày càng được khẳng định đạt ở mức cao Hệ thống CSVC, trang thiết bị dạy học ngày một được tăng trưởng theo hướng hiện đại hóa, trường đạt chuẩn quốc gia đạt mức độ 2 Phong trào đổi mới phương pháp dạy học, việc thực hiện dạy thí điểm Mô hình VNEN được tích cực đẩy mạnh và nhận được sự hưởng ứng đồng thuận cao ở Lãnh đạo địa phương, lực lượng phụ huynh HS và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Các lớp học được trang bị các công cụ, trang trí theo Mô hình VNEN, Hội đồng tự quả học sinh được hình thành và hoạt động khá tích cực, HS đã có kỹ năng tự học và học nhóm khá tốt Lớp 5A của tôi chủ nhiệm cũng có được những thuận lợi trên
Bên cạnh những thành quả đạt được thì lớp 5A vẫn còn những hạn chế:
* Về phía học sinh:
-Thiếu tự tin, mạnh dạn, khả năng giao tiếp hạn chế
- Kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động hạn chế
- Kỹ năng tự học và học nhóm của một bộ phận học sinh còn hạn chế
*Về phía phụ huynh học sinh:
- Một bộ phận phụ huynh còn thờ ơ, thiếu quan tâm việc học của con em còn
“khoán trắng” công tác dạy học và giáo dục cho nhà trường
Trang 3- Một số Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên CN để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình
- Một bộ phận không quan tâm đến các hoạt động GD khác ngoài việc học các môn văn hóa
Khảo sát tình hình học sinh trong lớp vào đầu năm học 2016-2017:
Tổng số
học sinh
Đánh giá về các nhóm năng lực đạt mức tốt
Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự học và giải quyết
vấn đề
Trước tình hình lớp như vậy, để phát triển các năng lực cho học sinh góp phần nâng cao chất lương giáo dục toàn diện, đưa phong trào lớp tiến kịp với các lớp trong trường, tôi đã áp dụng các giải pháp về công tác chủ nhiệm mà bản thân
đã đúc rút được trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.
Trong Mô hình trường học mới, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên đặc biệt
là người giáo viên chủ nhiệm có sự chuyển đổi rõ rệt so với dạy học truyền thống
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Điều tra, nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm.
Đối tượng quản lý chính của GVCN là học sinh của lớp, công tác chủ nhiệm có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc GVCN đó có hiểu được học sinh của mình hay không; hay nói một cách khác là phải nắm bắt đối tượng Nếu như dạy học các môn văn hóa là dạy theo đối tượng, sát đối tượng thì công tác chủ nhiệm lớp việc nắm rõ đối tượng lại càng cần thiết hơn Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp
Bởi vậy ngay từ đầu năm, công việc đầu tiên tôi thường tập trung vào các nội dung sau đây:
Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, số con, sự trưởng thành của các con, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục và những đặc điểm khác
Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào
thi đua, truyền thống, ưu, nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp Đặc biệt quan
tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sở thích, học lực, năng lực, đạo đức, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình )
Để nắm vững được năng lực hoạt động tập thể của từng em trong lớp mình làm chủ nhiệm, tôi thường thông qua các kênh thông tin sau:
Căn cứ hồ sơ học bạ , thành tích học tập;
Trang 4Ngoài ra từ trực giác cảm nhận;Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học
Từ những tài liệu đó giúp cho tôi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, hỗ trợ, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục đến từng học sinh cũng như tập thể lớp một cách có hiệu quả
Giải pháp 2: Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp – Bầu Hội đồng tự quản học sinh
Điều lệ trường tiểu học được ban hành tại Thông tư 41/2010/TT-BGD-ĐT ngày 30/12/2010 cũng đã nêu rõ: Lớp học có một lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó
do tập thể HS bầu hoặc do GVCN chỉ định luân phiên trong năm học
Ở Mô hình trường học mới, không gọi lớp trưởng lớp phó mà được tổ chức thành Hội đồng tự quản học sinh Hội đồng tự quản gồm Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản, các Ban tự quản, trưởng ban, thư kí
Mục đích xây dựng hội đồng tự quản học sinh là biện pháp giáo dục nhằm
thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong mối quan hệ của các em với những người xung quanh; đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào cuộc sống học đường; tạo cơ hội cho các em tham gia toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh; giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo, đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình
Trước khi thành lập Hội đồng tự quản học sinh, tôi thường mời các giáo viên bộ môn tham gia giảng dạy ở lớp của mình cũng như phụ huynh học sinh của lớp cùng họp bàn về việc thành lập Hội đồng tự quản Việc tham gia của phụ huynh học sinh sẽ góp phần làm tăng thêm sự quan tâm của họ đối với việc học tập của con em mình cũng như giúp họ hiểu biết thêm về Mô hình trường học mới góp phần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh
Thời gian thích hợp để tổ chức bầu Hội đồng tự quản là ngay đầu năm học
Có nghĩa là khi học sinh bắt đầu học chương trình năm học thì bộ máy hội đồng tự quản đã hoàn thiện để điều hành mọi hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp
Quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó Hội đồng tự quản được tôi tiến hành như sau:
Cho học sinh nắm được vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi của Chủ tịch Hội đồng
tự quản; các Phó chủ tịch
Khuyến khích học sinh ứng cử vào Hội đồng tự quản; nhóm đề cử
Gợi ý cho các ứng viên xây dựng kế hoạch tranh cử, viết bài thuyết trình (có tư vấn của giáo viên, bạn bè, )
Thuyết trình của các ứng viên
Bầu cử, công bố kết quả và Hội đồng tự quản nhiệm kì mới ra mắt
Thành lập các Ban, bầu trưởng ban, thư kí cũng được tiến hành như sau:
Căn cứ vào hoạt động của lớp trong năm học, Hội đồng tự quản họp có sự tham gia tư vấn của giáo viên để dự kiến thành lập các ban tự quản và thường phải thông qua ý kiến của tập thể lớp Thông thường tôi thường định hướng cho học sinh
Trang 5thành lập các ban như Ban học tập, Ban thư viện, Ban văn nghệ, thể dục-thể thao, Ban vệ sinh, Ban đối ngoại
Việc bầu và thành lập các ban do Hội đồng tự quản tổ chức Tôi thường gợi ý cho học sinh giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của các ban; quyền lợi của người tham gia, suy nghĩ của bạn có thể làm gì tốt nhất,
Các thành viên Hội đồng tự quản phát cho mỗi bạn một tờ giấy nhỏ ghi tên, nguyện vọng tham gia vào ban nào, sau khi lựa chọn mỗi học sinh dán lên bản quy định cho từng ban mà mình lựa chọn hoặc cũng có thể cho các bạn lựa chọn ban rồi điền tên mình vào cột trên bảng
Hội đồng tự quản lập danh sách từng ban và yêu cầu các thành viên trong ban họp bầu trưởng ban và thư kí như bầu lãnh đạo Hội đồng tự quản
Giải pháp 3: Hình thành và rèn các kỹ năng hoạt động cho HĐTQHS thông qua hoạt động cụ thể.
Các kỹ năng cấn bồi dưỡng bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều hành, kỹ năng lập kế hoạch và ghi chép Các kỹ năng trên cần được hình thành một cách đồng bộ và từ từ chứ không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn Việc hình thành các kỹ năng trên cho HS cần thông qua từng hoạt động cụ thể chứ không phải nói bằng lí thuyết
VD: thông qua hoạt động học trên lớp để hình thành cho các em kỹ năng giao tiếp, hợp tác với bạn, kỹ năng điều hành cho nhóm trưởng Hay thông qua việc đổi mới hình thức các tiết sinh hoạt lớp; hoạt động một chủ đề để hỗ trợ các Ban hợp tác, lập kế hoạch, chương trình hoạt động cho chủ đề đó; Điều đáng nói
ở đây chính là cách hỗ trợ cho HS, mỗi GVCN có một cách, tôi đã hỗ trợ bằng cách mỗi Ban tôi nhờ một đến hai phụ huynh có năng lực hoạt động về lĩnh vực đó để hỗ trợ HS.( hỗ trợ về cách thức tổ chức, cách hướng dẫn các bạn thực hiện chứ không được làm thay)
Hoặc để hình thành cho HS kỹ năng lập kế hoạch thông qua một hoạt động
cụ thể như thực hiện một đợt phát động thi đua của nhà trường về Chủ đề: Ngày nhà giáo Việt Nam, tôi đã định hướng cho HĐTQHS của lớp tự lập một kế hoạch hoạt động tùy vào nhiệm vụ của từng thành viên Cụ thể như CTHĐTQ sẽ lập kế hoạch tổng thể của lớp về các nội dung thực hiện đợt thi đua và giao nhiệm vụ cho từng ban thực hiện xây dựng kế hoạch của ban mình
Điều cần chú ý là khi hình thành kỹ năng này thì đồng thời phối hợp để bồi dưỡng các kỹ năng khác, vì các kỹ năng trên luôn đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và cùng phát triển
Để hình thành các năng lực hoạt động cho HĐTQHS, GVCN cần phải kiên trì và luôn khuyến khích các em, tránh chê bai, tránh nặng nề khi các em thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra
Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục của mình Hội đồng tự quản là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực hiện Các em làm chủ trong mọi hoạt động Vì vậy tôi thường hướng cho các em tự đề xuất, bàn bạc và đưa ra nội quy và cùng nhau giám sát việc thực hiện các quy ước do mình xây dựng và cam kết thực hiện Như vậy các em tự đề ra các quy ước (dù là quy ước nhỏ nhất) và có trách nhiệm thực hiện các quy ước đó Điều đó đảm bảo tính
Trang 6Giải pháp 4: Chia nhóm- Bồi đưỡng kỹ năng tự học và học nhóm cho học sinh
Tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học mới Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên
Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.”
Mô hình trường học mới, học sinh không tiếp thu thụ động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích,
so sánh và tương tác với các bạn trong nhóm, tương tác với giáo viên, với cộng đồng Chính vì thế nhóm là đơn vị học tập cơ bản trong Mô hình VNEN
Có thể nói, mọi hoạt động của học sinh diễn ra ở nhóm học tập Học sinh chủ yếu làm việc với nhóm; làm việc với giáo viên, làm việc chung với cả lớp chỉ khi cần thiết
Do vậy việc phân nhóm tôi thường thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự hợp lí về sức học, về khả năng giao tiếp, sự hợp tác giữa các thành viên và điều hành của nhóm trưởng để đảm bảo tương đối đồng đều giữa các nhóm
Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm Nhóm trưởng là người hỗ trợ tích cực giáo viên trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với giáo viên kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm khi cần hỗ trợ
Một nhóm trưởng tốt là tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động nhóm Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm Không để tình trạng một số thành viên khá làm thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm
Do vậy, vào đầu năm học, tôi thường chọn những học sinh khá, giỏi, có khả năng điều hành nhóm làm nhóm trưởng, bồi dưỡng kĩ năng điều hành cho các em Tôi thường hướng dẫn để các nhóm trưởng có kĩ năng điều hành nhóm, hiểu các bước của quá trình học nhóm, biết tổ chức để mọi thành viên trong nhóm đều tích cực, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập Những học sinh còn hạn chế năng lực học tập cần được quan tâm nhiều hơn để theo kịp nhóm Việc bồi dưỡng nhóm trưởng tốt thì đã đảm bảo sự thành công của Mô hình trường học mới
Về thời gian sau tôi mới thực hiện sự luân phiên làm nhóm trưởng; như vậy mới tạo sự bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm, giúp tất cả các thành viên trong nhóm đều được rèn luyện về kỹ năng điều hành tổ chức hoạt động nhóm qua
đó phát triển các năng lực cho học sinh
Việc hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc nhóm cũng hết sức quan trọng Tôi thường hướng dẫn kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh thông qua các tương tác đa chiều, trực diện trong nhóm Trong một nhóm phải tạo ra các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận giữa các thành viên khi giải quyết một công việc, một nhiệm vụ học tập cụ thể của nhóm Hình thành cho học sinh kĩ năng trình bày quan điểm, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn,…
Trang 7Gi ải pháp 5: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng cách chuyển từ dạy học thành quá trình tự học của học sinh.
Mô hình Trường học mới VNEN không những đổi mới về tổ chức lớp học,
về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Để làm được điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về nội dung chương trình của lớp học, cấp học; mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học trong đó các hoạt động thực hành cần được thực hiện thường xuyên.Đồng thời, chuyển quá trình thuyết giảng một cách hình thức, áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học.Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thực hiện theo trình tự: Giúp học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập; Tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập; Khi gặp khó khăn mới trao đổi với bạn; Các bạn trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình; Báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và cô giáo; thực hiện nhiệm vụ học tập mới
Trong khi học sinh học, giáo viên chọn vị trí thích hợp quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt để phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp giúp đỡ Nếu nhiệm
vụ học tập là vấn đề khó với đa số học sinh, giáo viên mới hướng dẫn chung với cả lớp
G
iải pháp 6: Hướng dẫn học sinh xây dựng, khai thác, sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học trong lớp học VNEN.
Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, cho phép học sinh tương tác đến các yếu tố trong lớp học, đặc biệt là tương tác với các công cụ hỗ trợ học tập để tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức Qua đó, các em được giải đáp những băn khoăn , thắc mắc, phát triển tiềm năng, đam mê, sáng tạo, được rèn luyện các kĩ năng hợp tác, các năng lực học tập, góp phần hình thành phát triển nhân cách con người toàn diện đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng các công
cụ học tập trong lớp học, ngay từ đầu năm học tôi đã bắt tay vào công việc xây dựng các công cụ, tổ chức cho học sinh sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập dưới nhiều hình thức sáng tạo Để thực hiện có hiệu quả tôi thường huy động nhiều thành phần tham gia Ngoài thầy trò trong lớp còn có sự góp sức của các giáo viên chuyên biệt và đặc biệt là của cộng đồng như cha mẹ hay anh chị của học sinh Tôi thường trao đổi với các giáo viên chuyên biệt và đặc biệt là với Hội phụ huynh học sinh lớp để lựa chọn những công cụ phù hợp nhất với điều kiện của lớp mình Những công cụ mà theo tôi chúng đã được chứng minh là hữu ích cho công tác quản lí hoạt động ở lớp, ở trường bao gồm: Hộp thư ”Điều em muốn nói”, Góc sinh nhật, Nội quy trường lớp, Góc Tiếng Việt, Góc Toán, Góc Tiếng Anh
Hộp thư ”Điều em muốn nói” là công cụ giúp tôi nắm được những ý kiến bày
tỏ của học sinh mình Những ý kiến đó cụ thể như những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị của các em muốn nói về thầy cô, bạn bè, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập sinh hoạt, vui chơi, mà các em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp Từ đó tôi có những thông tin quan trọng để hiểu học sinh của
Trang 8mình và quan trọng hơn là để điều chỉnh các hoạt động giáo dục, dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
Góc sinh nhật là nơi tạo không khí vui tươi trong lớp Giúp các em biết quan tâm đến bạn bè Tạo điều kiện để các em biết cách tổ chức các buổi kỉ niệm nho nhỏ Tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp
Từ những công cụ trong lớp, tôi có thể hướng dẫn các em hiểu ý nghĩa của việc xây dựng các công cụ cũng như việc sử dụng chúng để tham gia vào các hoạt động học tập Thông qua đó tôi có thể phát hiện và nuôi dưỡng các tiềm năng; giải đáp những băn khoăn, lo lắng; giúp các em phát triển niềm đam mê, sự sáng tạo và hình thành nhân cách cùng các kỹ năng sống khác.Việc phát huy và sử dụng đúng từng loại công cụ với mục đích thích hợp của mỗi bài học đều đem lại hiệu quả nhất định cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN
Giải pháp 7: Phối hợp với cộng đồng cùng tham gia công tác giáo dục
Trong Mô hình VNEN, nguyên lí giáo dục ”Học đi đôi với hành -Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” được thể hiện rõ rệt thông qua tổ chức và quản lí lớp học, đưa những điểm văn hóa, kinh tế, truyền thống lịch sử của địa phương vào nhà trường Do vậy vai trò của gia đình là rất quan trọng trong việc học tập, giáo dục đối với học sinh
Để phối hợp một cách chặt chẽ với gia đình, cộng đồng, ngay từ đầu năm tôi thường bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để tuyên truyền tới mỗi gia đình và cộng đồng về Mô hình trường học mới Chủ động trao đổi, khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Các nội dung tôi thường phối hợp với cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục như phối hợp cùng tuyên truyền về Mô hình trường học mới; huy động trẻ đến trường; cùng tham gia trang trí lớp học xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; mời cha mẹ học sinh cùng tham gia dự giờ một số tiết học; mời cha mẹ học sinh lên lớp trong các tiết ngoại khóa như dạy các em hát các làn điệu dân gian của địa phương, nói chuyện lịch sử, tham gia giúp các em liên hệ nội dung học với thực tế ở địa phương và phát huy năng lực của các em tại nhà
*Kết quả tôi đã đạt được khi thực hiện các giải pháp trên:
Sau thời gian thực hiện các hệ thống giải pháp trên tôi đã thu được kết quả rất khả quan
*Khảo sát tình hình học sinh trong lớp vào cuối học kỳ I năm học: 2016-2017: Tổng số
học sinh
Đánh giá về các nhóm năng lực đạt mức tốt
Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự học và giải quyết
vấn đề
*Khảo sát tình hình học sinh trong lớp vào cuối học kỳ II năm học: 2016-2017: Tổng số
học sinh
Đánh giá về các nhóm năng lực đạt mức tốt
Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự học và giải quyết
vấn đề
Trang 9So với đầu năm học số lượng học sinh được đánh giá về các nhóm năng lực đạt mức tốt tăng lên rõ rệt, học sinh của tôi đã tiến bộ mạnh dạn tự tin chiếm lĩnh kiến thức mới, các kĩ năng hợp tác, chia sẻ, kĩ năng giao tiếp,… tiến bộ rõ rệt Các
em thực sự làm chủ trong quá trình học tập Kết quả đánh giá cuối năm có 36/36
em đều đạt mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt các môn học, các nhóm năng lực
và phẩm chất đều được đánh giá ở mức đạt và tốt không có học sinh cần cố gắng; tham gia các hội thi có 10 giải cấp trường và 5 giải cấp huyện và một huy chương vàng cấp tỉnh Cha mẹ học sinh cũng tham gia tích cực vào giáo dục học sinh, giúp học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tế cuộc sống Mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng ngày càng chặt chẽ, khăn khít hơn
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Ý nghĩa của đề tài
Để thực hiện dạy học theo Mô hình VNEN có hiệu quả ngoài điều kiện cơ sở vật chất thì điều kiện tiên quyết là quyết tâm đổi mới phương pháp dạy - học, phương pháp tổ chức lớp học, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh,… Điều đó có nghĩa là người giáo viên chủ nhiệm phải là hạt nhân của các khâu đổi mới quyết định thành bại trong công tác dạy học theo mô hình VNEN Trong mô hình VNEN, người giáo viên nói chung và đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm phải giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập Phải đổi mới phương pháp dạy học giúp các em phát huy tốt các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học
Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết học
Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học
Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng linh hoạt hoạt động nhóm trong quá trình dạy học
Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm
Phải thực hiện tốt việc tổ chức lớp học Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản, các Ban tự quản thực hiện một cách có hiệu quả
Tận dụng tốt lợi thế về cơ sở vật chất (Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia)
để thực hiện thành công dạy học theo Mô hình trường học mới
Phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh để hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết cho các em cũng như thực hiện tốt khâu xã hội hóa giáo dục
Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng Sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong đổi mới PPDH, trong soạn giảng; trong khâu tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể và trong các biện pháp giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được ngày hôm
Trang 10vị Chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
2 Kiến nghị
Để đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động cho học sinh trong dạy học theo VNEN ở trường tiểu học tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1.Đối với mỗi GVCN phải không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng trau dồi năng lực, phẩm chất, linh hoạt, sáng tạo để làm người cố vấn toàn diện cho lớp, làm “cầu nối” cho nhà trường-gia đình-xã hội
2 Đối với phòng GD-ĐT cần có những lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho GVCN vì chất lượng của các lớp học, các nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng GVCN./