1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng

86 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng là một bệnh ác tính có tỷ lệ mắc cao trên thế giới, đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư cả hai giới chỉ sau ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở nữ giới [14], [35]. Ở các nước công nghiệp phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ nơi có khẩu phần ăn nhiều mỡ thịt, ít xơ thì tỷ lệ ung thư đại trực tràng rất cao [7], [74]. Tại Hoa Kỳ năm 2007 phát hiện mới 153.760 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, xếp thứ ba sau ung thư phổi và tiền liệt tuyến ở nam và có 52.180 bệnh nhân bị tử vong [77]. Tại Việt Nam ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ năm trong các loại ung thư sau ung thư dạ dày, phổi, vú, vòm họng và đứng thứ ba trong các ung thư đường tiêu hoá sau ung thư gan, ung thư dạ dày [1], [9], [35]. Theo số liệu ghi nhận tình hình ung thư ở Hà Nội 2001 - 2005, tỷ lệ mới mắc của ung thư đại trực tràng ở nam là 13,5/100.000 và nữ là 9,8/100.000 [16]. So với các loại ung thư khác thì ung thư đại trực tràng tiên lượng tốt hơn, tỷ lệ sống sót 5 năm sau điều trị nếu ở giai đoạn Dukes A là 90 - 95%, ở Dukes C tỷ lệ còn 49%, nhưng đã ở giai đoạn Dukes D thì chỉ là 12% [46]. Do tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng gia tăng cùng với thực tế việc chẩn đoán sớm và điều trị có hiệu quả, nên bệnh này đã được nhiều nước khuyến cáo nên được sàng lọc sẽ mang lại kết quả điều trị tốt. Như vậy vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định tới kết quả điều trị là chẩn đoán sớm và chính xác [14], [60], [77]. Trước đây đã có nhiều phương pháp để chẩn đoán các tổn thương của đại trực tràng như tìm máu ẩn trong phân, chụp đại tràng baryte, chụp đại tràng đối quang kép. Từ thập niên 70 đến nay kỹ thuật tin học không ngừng phát triển và ứng dụng vào Y học, nhiều phương pháp chẩn đoán như siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ ra đời giúp cho việc chẩn đoán ung thư đại trực tràng ngày càng chính xác hơn [64], [76], [85], [86]. 2 Ở nước ta trong những năm gần đây siêu âm, cắt lớp vi tính, nội soi đang trở thành phương tiện chẩn đoán được trang bị phổ cập dần đến tuyến Tỉnh, tuyến Huyện. Nhưng một thực tế đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến các tuyến điều trị đều ở giai đoạn muộn. Một trong những lý do của tình trạng trên là sự đa dạng của các phương tiện chẩn đoán hiện nay chưa có sự lựa chọn thích hợp và thiếu tính phối hợp giữa các phương tiện của các Bác sỹ chuyên khoa [3], [19], [31]. Nội soi sinh thiết là phương tiện được lựa chọn để chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Cắt lớp vi tính không những chẩn đoán có u, vị trí và kích thước u mà còn giúp đánh giá múc độ xâm lấn trong thành ruột, sự lan rộng ra xung quanh, tầm soát sự di căn các tạng, hạch, mạch máu và huyết khối trong lòng mạch trước phẫu thuật. Điều này rất cần thiết cho Bác sỹ ngoại khoa có thái độ đúng đắn xử lý trước, trong, sau phẫu thuật [52], [53], [82]. Tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế hàng năm đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân ung thư đại trực tràng và có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm bệnh học, nội soi, cũng như nhận xét về phương pháp điều trị [6], [30], [32]. Để góp phần chẩn đoán ung thư đại trực tràng, đánh giá tổn thương trong thành ruột cũng như sự xâm lấn, di căn của tổn thương u, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thƣ đại trực tràng” nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính của ung thư đại trực tràng. 2. Xác định giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán, đánh giá xâm lấn và di căn so với kết quả phẫu thuật. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA ĐẠI TRỰC TRÀNG 1.1.1. Hình thể ngoài và trong của đại tràng - Hình thể ngoài đại tràng Đại tràng (ĐT) là phần cuối cùng của ống tiêu hoá, tiếp theo hồi tràng ở góc hồi manh tràng đi tới trực tràng (TT). Đại tràng dài trung bình 1,5m, ĐT ngang và ĐT sigma có chiều dài thay đổi nhiều. Một số tác giả cho rằng chiều dài đại tràng có thể thay đổi theo chế độ ăn và bệnh lý đại tràng. Toàn bộ đại tràng tạo thành một khung hình chữ U ngược bao quanh tiểu tràng bao gồm: Manh tràng và ruột thừa, ĐT lên, ĐT ngang, ĐT góc lách, ĐT xuống, ĐT Sigma. Đại tràng to lớn hơn tiểu tràng có các dải cơ dọc, bờm mỡ và các bướu. Các đoạn di động của đai tràng bao gồm: Manh tràng, ĐT ngang và ĐT sigma. Các đoạn cố định vào thành bụng sau của ĐT: Đại tràng lên và đại tràng xuống [10], [58]. - Hình thể bên trong của đại tràng Cũng như tiểu tràng, đại tràng được cấu tạo bởi 5 lớp từ ngoài vào trong: + Lớp thanh mạc lá tạng của phúc mạc bao bọc quanh đại tràng. + Lớp dưới thanh mạc là tổ chức liên kết giữa thanh mạc và cơ. + Lớp cơ có hai loại sợi: sợi dọc không trải thành một lớp mà tụ lại thành 3 dải, sợi vòng bao quanh ruột như ở ruột non, nhưng mỏng hơn nhiều + Lớp dưới niêm là một tổ chức liên kết chứa mạch máu và thần kinh. + Lớp niêm mạc không có mao tràng, các tuyến niêm mạc dài và phức tạp hơn các tuyến của ruột non, nhưng không tiết ra một chất dịch nào đặc biệt mà chỉ tiết ra chất nhầy. Các nang bạch huyết nhiều và lớn hơn ở ruột non nên nó đội niêm mạch lên thành các nấm rõ rệt [10], [58]. 4 1.1.2. Hình thể ngoài và trong trực tràng - Hình thể ngoài của trực tràng : Trực tràng là đoạn ruột cuối của đường tiêu hoá đi từ đại tràng sigma đến hậu môn, gồm phần trên phình ra chứa phân gọi là bóng trực tràng dài khoảng 12-15 cm nằm trong chậu hông bé, phần dưới hẹp để giữ và tháo phân gọi là ống hậu môn dài 2-3 cm [10]. Trên thiết đồ đứng ngang trực tràng thẳng và đứng dọc trực tràng chia làm 2 phần. Phần trên lõm ra trước dựa vào đường cong xương cùng cụt, phần dưới lõm ra sau, điểm bẻ gập ngang chỗ bám của cơ nâng hậu môn [12], [27]. Liên quan của trực tràng: trực tràng tiểu khung nằm trong lớp bao xơ thanh mạc gồm 2 tầng : Tầng trên là phúc mạc: mặt sau của trực tràng được phúc mạc bao phủ tự do, càng về phía trước, xuống thấp hơn cho tới 2/3 trước thì lẫn vào tổ chức của niệu đạo sinh dục. Ở nam túi cùng sâu 7,5 cm - 8 cm sát với đáy tiền liệt tuyến. Ở nữ sâu 5,5 cm sát với túi cùng âm đạo. Ung thư hay xâm lấn ra ngoài thanh mạc làm thâm nhiễm vùng này, khi mổ phải cắt đi gọi là cắt túi cùng Douglas. Tầng dưới là tổ chức xơ: ở 2 bên là những giải cùng - trực tràng - sinh dục - mu phát triển từ bao hạ vị treo trực tràng vào bên hông tiểu khung. Trong những giải này chứa đám rối thần kinh hạ vị gồm những dây thần kinh tạng vùng chậu. Ở phiá trước nam nữ khác nhau, ở nam là những giải cân trực tràng tiền liệt, ở nữ cân trực tràng âm đạo là những thanh mạc. Bao xơ trực tràng là hàng rào tự nhiên ngăn cản quá trình xâm lấn của tổn thương ung thư, nó yếu ở mặt trước, nhất là ở nữ và ở mặt bên nhưng bền vững ở mặt sau [12], [27]. - Hình thể bên trong Cấu tạo bên trong của TT có khác lớp thanh mạc che phủ phần trên ở phía trước và hai bên. Ba dãy cơ dọc phân tán trước sau dày hơn hai bên. Bên trong lớp niêm mạc nhô tạo thành ba lớp ngang trên, giữa, dưới hình lưỡi liềm. Trong ống hậu môn có những nếp cơ dọc gọi là cột cơ hậu môn [27]. 5 1.1.3 Động mạch đại trực tràng - Đại tràng được nuôi dưỡng bởi động mạch mạc treo tràng trên và động mạch treo tràng dưới. Động mạch mạc treo tràng trên xuất phát từ động mạch chủ bụng, cấp máu cho ĐT phải thông qua các nhánh: động mạch kết tràng phải, động mạch kết tràng giữa, động mạch hồi kết tràng. Động mạch mạc treo tràng dưới xuất phát từ động mạch chủ bụng, cấp máu cho ĐT trái thông qua các nhánh: động mạch kết tràng trái, thân động mạch kết tràng sigma. Các nhánh nuôi ĐT khi cách bờ mạc treo khoảng 2,5 cm mỗi mạch chia đôi tạo thành hình vòng cung nối với nhau. - Trực tràng được nuôi dưỡng bởi 3 động mạch: động mạch trực tràng trên, động mạch trực tràng giữa và động mạch trực tràng dưới. Động mạch trực tràng trên là phần tận cùng của động mạch kết tràng sigma, đây là nhánh chính tưới máu cho phần trên của trực tràng. Động mạch trực tràng giữa bắt nguồn từ động mạch hạ vị, cung cấp máu cho phần dưới TT. Động mạch trực tràng dưới bắt nguồn từ động mạch chậu trong, cung cấp máu cho phần xa của trực tràng và ống hậu môn.Trực tràng được nuôi dưỡng bởi một hệ thống lưới mạch máu phong phú, ít khi bị thiếu máu sau phẫu thuật [10], [27]. 1.1.4. Tĩnh mạch đại trực tràng - Các tĩnh mạch của đại tràng bắt nguồn từ mao mạch dưới niêm mạc. Hồi lưu của đại tràng phải và phần đầu của đại tràng ngang đi kèm theo động mạch tương ứng rồi đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng trên hợp lưu với tĩnh mạch lách để tạo nên tĩnh mạch cửa. Phần xa của đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và hầu hết của trực tràng đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng dưới cuối cùng đổ về tĩnh mạch lách. - Các tĩnh mạch của trực tràng bắt nguồn từ một hệ thống tĩnh mạch đặc biệt, hợp thành một đám rối trong thành trực tràng, các đám rối này được tạo bởi các xoang tĩnh mạch to nhỏ không đều. Tất cả các đám rối này đều đổ về tĩnh mạch trực tràng trên, giữa và dưới, rồi cuối cùng đổ về theo 2 hệ thống: tĩnh mạch cửa 6 và tĩnh mạch chủ. Chính vì hệ thống dẫn lưu tĩnh mạch của đại trực tràng như vậy nên phần lớn di căn trong ung thư đại trực tràng thường xảy ra ở gan [27]. 1.1.5. Bạch huyết đại trực tràng Bạch huyết đại tràng được bố trí giống nhau theo suốt chiều dài của đại tràng và được chia thành 4 nhóm hạch như sau: - Nhóm hạch trong thành đại tràng: các đám rối bạch huyết dưới niêm mạc và dưới thanh mạc trong thành của đại tràng kết hợp với nhau thông qua lớp cơ và đổ vào các hạch bạch huyết nằm ngay trên thành đại tràng dưới thanh mạc, đặc biệt các hạch thuộc chặng này xuất hiện nhiều ở đại tràng sigma. - Nhóm hạch cạnh đại tràng: hạch trong thành ĐT đổ vào hạch cạnh ĐT, đây là chặng hạch nằm dọc theo thành của ĐT lên, ĐT xuống và ĐT sigma, nằm bờ trên của ĐT ngang và dọc treo của ĐT sigma. - Nhóm hạch trung gian: hạch cạnh đại tràng đổ vào hạch trung gian, đó là các hạch nằm dọc theo các nhánh của động mạch mạc treo tràng cung cấp máu cho phần đại tràng tương ứng. - Nhóm hạch chính: từ các hạch trung gian, bạch huyết đại tràng phải đổ vào hạch chính nằm ở quanh gốc của động mạch mạc treo dưới, rồi tất cả tập trung đổ vào ống ngực. Hình 1.1. Hệ thống bạch huyết của đại tràng [24]. 7 Bạch huyết trực tràng đổ về theo 3 đường chính: - Phần trên: đổ vào nhóm hạch ở cạnh động mạch TT trên rồi tới nhóm hạch cạnh đại tràng sigma, cuối cùng đổ vào đám hạch đại tràng trái giữa. - Phần giữa: đổ vào nhóm hạch nơi tách ra của động mạch TT giữa từ động mạch hạ vị, nhưng phần lớn bạch huyết ở cuống giữa chạy lên cuống trên. - Phần dưới có 2 vùng: vùng chậu hông có bạch huyết của phần dưới bóng trực tràng đổ vào các bạch huyết nằm dọc các động mạch cùng bên và các hạch ở góc nhỏ. Vùng đáy chậu có bạch huyết đổ vào các hạch bẹn nông nằm ở tam giác Scarpa [10], [11], [12]. Hình 1.2. Hệ thống bạch huyết của trực tràng [Nguồn Gordon PH, Principles and Practice of Surgery for the Colon, Rectum and Anus, 2nd ed, 1999, tr. 32] 1.2. GIẢI PHẪU BỆNH UNG THƢ ĐẠI TRỰC TRÀNG 1.2.1. Vị trí tổn thƣơng Theo Sherman hơn 95% trường hợp ung thư đại trực tràng (UTĐTT) chỉ có một khối u. Trong đó trên 50% ung thư (UT) là ở TT, 20% ở đại tràng sigma, 15% ở đại tràng phải, 6-8% ở đại tràng ngang, 6-7% ở đại tràng trái và 1% ở ống hậu môn [7], [35]. 1.2.2. Hình ảnh đại thể - Thể sùi: khối u trong lòng đại trực tràng, mặt u không đều, có thể chia thành thùy, múi. Màu sắc loang lổ, trắng lẫn đỏ tím. Mật độ mủn bở, dễ vỡ 8 gây chảy máu. Khi u phát triển mạnh có thể hoại tử trung tâm, tạo giả mạc, lõm xuống tạo ra ổ loét hay gặp ở đại tràng phải, ít gây hẹp, ít di căn hạch hơn các thể khác. - Thể loét: khối u là một ổ loét tròn hoặc bầu dục, mặt u lõm sâu vào thành đại tràng màu đỏ thẫm hoặc có giả mạc hoại tử, thành ổ loét dốc nhẵn. Bờ ổ loét phát triển gồ lên, có thể sần sùi, mật độ đáy thường mủn, ranh giới u rõ ràng, toàn bộ khối u quan sát giống như hình một “núi lửa”. Thể loét gặp ở đại tràng trái nhiều hơn, u chủ yếu phát triển sâu vào các lớp thành ruột, xâm lấn các cơ quan khác, có tỉ lệ bạch huyết kèm theo cao. - Thể thâm nhiễm: thường ở nửa đại tràng trái, nhất là đại tràng sigma, phát triển toàn chu vi làm nghẹt khẩu kính gây tắc ruột, u thường gây di căn sớm [7], [46], [83], [86]. 1.2.3. Hình ảnh vi thể Ung thư đại trực tràng 95% là ung thư biểu mô tuyến, bao gồm ung thư biểu mô tuyến biệt hóa cao, biệt hóa vừa và biệt hóa kém [9], [46]. 1.2.4. Phân loại giải phẫu bệnh ung thƣ đại trực tràng Có nhiều cách phân loại giải phẫu bệnh (GPB) ung thư đại trực tràng, trong đó phân loại của WHO năm 1976 là cách phân loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, trong phân loại này chỉ dùng cho ung thư đại trực tràng tiên phát [9], [28], [46], [83]: - Ung thư biểu mô gồm: + Ung thư biểu mô tuyến. + Ung thư biểu mô tuyến nhầy. + Ung thư biểu mô tuyến tế bào hình nhẫn. + Ung thư biểu mô tế bào vảy. + Ung thư biểu mô tuyến vảy. + Ung thư biểu mô không biệt hóa. + Ung thư biểu mô không phân loại được. 9 - U carcinoide gồm: loại ưa bạc, không ưa bạc và loại hỗn hợp. - Ung thư không phải biểu mô tuyến: u cơ trơn, các loại u khác. 1.2.5. Sự tiến triển của ung thƣ đại trực tràng Ung thư đại trực tràng xuất phát từ lớp niêm mạc phát triển tại chỗ vào các lớp khác nhau của đại trực tràng, đặc biệt là phát triển vào trong lòng đại trực tràng gây biến chứng bán tắc ruột và tắc ruột. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ tiếp tục phát triển ra ngoài thành đại trực tràng, vùng xung quanh khối u, xâm nhập vào đường máu và hệ thống bạch huyết di căn xa tới các tạng [17], [61]. - Sự phát triển trong thành đại trực tràng Ung thư phát triển theo các hướng sau: Theo hình vòng cung, dần dần ôm hết chu vi lòng đại trực tràng. Phải mất khoảng một năm rưỡi đến hai năm để khối u ôm hết được cả chu vi. Theo chiều dọc lên trên và xuống dưới, hiện tượng phát triển này chủ yếu xảy ra ở lớp dưới niêm mạc, nhưng ít khi vượt quá 2 cm cách rìa khối u. Theo chiều ngược hướng tâm đi dần từ lớp niêm mạc ra thanh mạc thành đại trực tràng [11], [17], [83]. - Sự tiến triển ngoài thành đại trực tràng + Xâm nhập trực tiếp do tiếp xúc: sau khi khối u đã thâm nhiễm tới thanh mạc thành đại trực tràng sẽ tiếp tục xâm lấn tới các tạng lân cận. + Tiến triển theo đường máu: chủ yếu là đường tĩnh mạch, thường di căn xa và xảy ra sớm (gan, phổi, xương, não ). + Tiến triển theo đường bạch mạch: là hình thái lan tràn thường gặp nhất, khi khối u phát triển tới lớp dưới niêm mạc sẽ xâm lấn trực tiếp vào hạch bạch huyết ở thành đại trực tràng rồi hạch cạnh đại trực tràng (ĐTT), nhóm hạch trung gian, cuối cùng xâm lấn vào nhóm hạch trung tâm ở gốc các cuống mạch mạc treo [17], [46]. 10 1.2.6. Phân loại giai đoạn tiến triển của ung thƣ đại trực tràng Có nhiều cách phân loại ung thư đại trực tràng khác nhau nhưng cho đến nay phân loại được sử dụng rộng rãi là phân loại của Dukes (1932) hay phân loại Dukes cải tiến của Astler- Coller đối với UTĐTT và phân loại TMN đối với ung thư trực tràng của tổ chức chống ung thư thế giới [7], [9], [46], [64], [83]. Phân loại theo Dukes (1932): Dukes A: U xâm lấn lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ, chưa di căn. Dukes B: U xâm lấn qua lớp cơ, đến lớp thanh mạc chưa di căn hạch. Dukes C: U xâm lấn ra tổ chức xung quanh, có di căn hạch. Dukes D: Di căn xa. - Phân loại theo Astler-Coller cải tiến phân loại của Dukes (1959): chia B và C thành B1, B2 và C1, C2. A: U khu trú ở niêm mạc. B1: U xâm lấn lớp cơ, chưa qua lớp cơ. B2: U xâm lấn lớp cơ chưa di căn hạch. C1: U chưa xâm lấn hết thành ruột, có di căn hạch. C2: U xâm lấn hết thành ruột, có di căn hạch. D: U đã di căn xa. - Phân loại theo TNM (Hình 1.3 minh họa): T: U nguyên phát. Tx: Chưa đánh giá được khối u nguyên phát. To: Chưa có u nguyên phát. Tis: Ung thư tại chỗ. T1: U xâm lấn lớp dưới niêm. T2: U xâm lấn lớp cơ. T3: U xâm lấn đến thanh mạc. T4: U xâm lấn đến cơ quan lân cận. N: Hạch vùng. [...]... Lộc nghiên cứu điều trị UTĐT bằng nội soi tại Bệnh vi n Trung ương Huế [6] - Lê Quang Minh nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh của UTĐTT tại Bệnh vi n K [7] - Chu Văn Đức nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và bộc lộ dấu 28 ấn hoá mô miễn dịch CK17, CK20, CK67, P53 của UTĐTT [4] Một số nghiên cứu điều trị có kết hợp nghiên cứu phương tiện chẩn đoán như: - Nguyễn Quang Thái khi nghiên cứu đã có một. .. xác định ung thư đại trực tràng bằng nội soi sinh thiết và phẫu thuật Hoặc được chẩn đoán bằng lâm sàng, không thực hiện được nội soi sinh thiết nhưng phẫu thuật có kết quả giải phẫu bệnh ung thư đại trực tràng 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Các ung thư khác di căn đến đại trực tràng, lymphoma đại trực tràng - Ung thư đại trực tràng đã điều trị phẫu thuật, hóa chất, xạ trị 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1... đo kích thư c u trên CLVT [30] 29 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Bao gồm 57 bệnh nhân chẩn đoán ung thư đại trực tràng bằng lâm sàng và nội soi sinh thiết, được chụp cắt lớp vi tính, điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng hợp và Ngoại Nhi Cấp cứu bụng bệnh vi n Trung ương Huế từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh Các bệnh nhân được... cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính 2.2.4.1 Phương tiện nghiên cứu - Máy CT Scanner SHIMADZU model CT7800 một dãy đầu dò, thời gian một lớp cắt 1 giây Hình 2.1 Máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc Shimadzu - Máy in phim hiệu Kodak 8100 - Máy bơm thuốc cản quang tự động Medrad - Phần mềm vi tính Efilm dùng để xử lý hình ảnh, lưu trữ hình ảnh và đo kích thư c, tỷ trọng - Đĩa mềm dùng lưu trữ hình ảnh - Thuốc... 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2 Nghiên cứu một số đặc điểm chung: - Tuổi - Giới tính - Địa dư: Thành thị, nông thôn 2.2.3 Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng 2.2.3.1 Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi chẩn đoán ra bệnh Là thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh đến khi nhập vi n được tính bằng tháng 30 - < 3 tháng - 3 - 6... [59] Hình 1.6 Hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư đại tràng, di căn gan, hạch [59] - Nội soi ảo (Vitual Colonoscopy) Đây là kỹ thuật quét CLVT đa lớp cắt với bệnh nhân đã được làm sạch đại tràng sau đó bơm hơi Tiến hành tái tạo bằng vi tính cho ta hình ảnh trong lòng tương đương với hình ảnh nội soi nhưng không phải xâm nhập Khi thấy những bất thư ng sẽ tiến hành soi sinh thiết vùng nghi ngờ [76] Hình. .. hiện tổn thư ng có một khối hay nhiều khối - Vị trí khối u trên khung đại trực tràng Xác định theo giải phẫu được tái tạo theo mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang gồm: Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng - Phân bố khối u trực tràng: Được đo từ rìa hậu môn đến bờ dưới khối u: + < 6 cm tương ứng với trực tràng thấp... ác tính khác ngoài đại trực tràng Yếu tố gia đình chiếm 5% trong UTĐTT Cơ chế sinh bệnh UTĐTT ngày càng được sáng tỏ qua cơ chế gen sinh ung thư (oncogene) Người ta đã tìm được những gen nằm ở nhiễm sắc thể 5 và gen P53 ở nhiễm sắc thể 17 Các gen này khi bị đột biến sẽ sinh ung thư [7], [9], [14] 1.3.2.3 Các tổn thư ng tiền ung thư Bệnh vi m đại trực tràng chảy máu mạn tính, bệnh Crohn, vi m đại trực. .. 154 bệnh nhân ung thư đại trực tràng Kết quả so sánh mô học về chiều sâu có độ chính xác 85% ở trực tràng, 89% ở đại tràng Mức độ xâm lấn chính xác ở giai đoạn T1 là 87%,T2 60%, T3 89% và T4 67% Hình ảnh di căn hạch với độ chính xác theo từng giai đoạn là 67%, độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 64%, giá trị dự báo dương tính là 58% và giá trị dự báo âm tính 75% [37] 20 Hình 1.4 Đầu dò siêu âm nội soi và hình ảnh. .. 12 Hình 1.3 Hình ảnh các giai đoạn của ung thư đại trực tràng [47] 1.3 DỊCH TỄ, SINH BỆNH HỌC UNG THƢ ĐẠI TRỰC TRÀNG 1.3.1 Dịch tễ học UTĐTT là bệnh hay gặp trên thế giới nhưng có sự phân bố khác biệt giữa các châu lục, các quốc gia Các nước có tỷ lệ cao là ở Bắc Mỹ, Tây Âu, ở Châu Á và Đông Âu ít hơn trừ cộng đồng người Hoa ở Singapore [28, [35] Ở Mỹ trong năm 2006 có 106,680 bệnh nhân ung thư đại tràng . một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thƣ đại trực tràng nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính của ung thư đại trực tràng. 2. Xác định giá trị của cắt. ung thư đại trực tràng (UTĐTT) chỉ có một khối u. Trong đó trên 50% ung thư (UT) là ở TT, 20% ở đại tràng sigma, 15% ở đại tràng phải, 6-8% ở đại tràng ngang, 6-7% ở đại tràng trái và 1% ở. của ung thƣ đại trực tràng Ung thư đại trực tràng xuất phát từ lớp niêm mạc phát triển tại chỗ vào các lớp khác nhau của đại trực tràng, đặc biệt là phát triển vào trong lòng đại trực tràng

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Hệ thống bạch huyết của trực tràng - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hình 1.2. Hệ thống bạch huyết của trực tràng (Trang 7)
Hình 1.3. Hình ảnh các giai đoạn của ung thư đại trực tràng  [47]. - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hình 1.3. Hình ảnh các giai đoạn của ung thư đại trực tràng [47] (Trang 12)
Hình 1.4. Đầu dò siêu âm nội soi và hình ảnh của ung thư trực tràng  [37]. - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hình 1.4. Đầu dò siêu âm nội soi và hình ảnh của ung thư trực tràng [37] (Trang 20)
Hình 1.6. Hình ảnh cắt lớp vi tính  ung thư đại tràng, di căn gan, hạch [59]. - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hình 1.6. Hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư đại tràng, di căn gan, hạch [59] (Trang 25)
Hình 1.7.  Hình ảnh nội soi và nội soi ảo của ung thư đại tràng [90]. - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hình 1.7. Hình ảnh nội soi và nội soi ảo của ung thư đại tràng [90] (Trang 25)
Hình 2.1. Máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc Shimadzu - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hình 2.1. Máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc Shimadzu (Trang 31)
Hình 2.2. Các mặt phẳng cần nghiên cứu trên cắt lớp vi tính. - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hình 2.2. Các mặt phẳng cần nghiên cứu trên cắt lớp vi tính (Trang 34)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (Trang 43)
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới (Trang 44)
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư (Trang 45)
Bảng 3.7. Tình trạng thiếu máu - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.7. Tình trạng thiếu máu (Trang 47)
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng của ung thư trực tràng - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng của ung thư trực tràng (Trang 47)
Bảng 3.10. Kích thước khối u trên cắt lớp vi tính - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.10. Kích thước khối u trên cắt lớp vi tính (Trang 49)
Bảng 3.11. Đặc điểm độ hẹp lòng ruột trên cắt lớp vi tính - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.11. Đặc điểm độ hẹp lòng ruột trên cắt lớp vi tính (Trang 50)
3.3.4. Hình ảnh tổn thương u - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
3.3.4. Hình ảnh tổn thương u (Trang 50)
Bảng 3.13. Đặc điểm xâm lấn của khối u trên cắt lớp vi tính - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.13. Đặc điểm xâm lấn của khối u trên cắt lớp vi tính (Trang 51)
Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương hạch trên cắt lớp vi tính - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương hạch trên cắt lớp vi tính (Trang 51)
Bảng 3.15. Đặc điểm di căn trên cắt lớp vi tính - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.15. Đặc điểm di căn trên cắt lớp vi tính (Trang 52)
Bảng 3.16. Đặc điểm hình ảnh di căn gan trên cắt lớp vi tính (n = 11) - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.16. Đặc điểm hình ảnh di căn gan trên cắt lớp vi tính (n = 11) (Trang 52)
Bảng 3.17. Phân bố khối u trên khung đại tràng trong quá trình phẫu thuật - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.17. Phân bố khối u trên khung đại tràng trong quá trình phẫu thuật (Trang 53)
Bảng 3.19. Kích thước khối u trong quá trình phẫu thuật - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.19. Kích thước khối u trong quá trình phẫu thuật (Trang 54)
Bảng 3.23. Hình ảnh đại thể của u - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.23. Hình ảnh đại thể của u (Trang 56)
Bảng 3.24. Hình ảnh vi thể của u - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.24. Hình ảnh vi thể của u (Trang 57)
Bảng 3.26. Phân loại ung thư đại tràng theo Dukes cải biên - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.26. Phân loại ung thư đại tràng theo Dukes cải biên (Trang 58)
Bảng 3.27. Đối chiếu khả năng chẩn đoán có u (n=62) - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.27. Đối chiếu khả năng chẩn đoán có u (n=62) (Trang 59)
Bảng 3.29. Đối chiếu vị trí cách rìa hậu môn của u trực tràng (n=24) - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.29. Đối chiếu vị trí cách rìa hậu môn của u trực tràng (n=24) (Trang 60)
Bảng 3.30.  Đối chiếu kích thước khối u (n=54) - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.30. Đối chiếu kích thước khối u (n=54) (Trang 60)
Bảng 3.31. Đối chiếu sự xâm lấn của khối u ở các giai đoạn (n=54) - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.31. Đối chiếu sự xâm lấn của khối u ở các giai đoạn (n=54) (Trang 61)
Bảng 3.32. Đối chiếu hạch ở các giai đoạn (n=53) - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.32. Đối chiếu hạch ở các giai đoạn (n=53) (Trang 61)
Bảng 3.33. Đối chiếu khả năng phát hiện di căn - nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Bảng 3.33. Đối chiếu khả năng phát hiện di căn (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w