TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU UNG THƢ ĐẠI TRỰC TRÀNG 1 Trên thế giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 26 - 27)

- PETCT (Positron Emission TomographyComputed Tomography) Bằng phương pháp sử dụng một lượng nhỏ Fluoro2DeoxyDGlucoza

1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU UNG THƢ ĐẠI TRỰC TRÀNG 1 Trên thế giớ

1.6.1. Trên thế giới

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng đã được nghiên cứu hàng trăm năm qua với nhiều phương pháp như tìm máu ẩn trong phân, nội soi, chụp đại tràng baryte... Mỗi phương pháp đạt được những kết quả khả quan tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Với tốc độ phát triển khoa học nên những thập niên lại đây các đề tài nghiên cứu chẩn đoán bệnh UTĐTT đều ứng dụng kỹ thuật cao.

Stefano Ciatto sử dụng test phân trên 38.828 bệnh nhân thấy có 1542 test dương tính, sau đó chụp đại tràng đối quang kép những bệnh nhân có test dương đã phát hiện 115 trường hợp UTĐTT [44].

- Richardson N.G.B, Heriot A.G. nghiên cứu siêu âm bụng có khả năng phát hiện khối u với độ nhạy 96% và độ chính xác là 91% [78].

- Shyr-Chyr Chen cùng đồng sự khi nghiên cứu ở bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng phát hiện khối u đại trực tràng với độ nhạy 92,8%, độ đặc hiệu 88,3%, độ chính xác 97,7% [42].

- Nghiên cứu siêu âm nội soi của Akahoshi K. kết quả so sánh mô học về chiều sâu độ chính xác 85-89% ở ĐTT, 69% tạng di căn [37].

- Yarmenitis SD. đã dùng siêu âm cản âm để khảo sát lại bệnh nhân trước đó đã siêu âm 2D họ đã phát hiện thêm các ổ di căn gan mới [89].

- Nghiên cứu so sánh ở bệnh nhân vừa chụp X quang và nội soi Sidney J. Winawer thấy tỷ lệ bỏ sót của X quang khá cao đến 26% [87].

- Trong lĩnh vực cộng hưởng từ Ho Kyung Chun so sánh khả năng đánh giá sự xâm lấn và hạch giữa siêu âm nội soi và cộng hưởng từ, độ đặc hiệu của cộng hưởng từ cao hơn siêu âm nội soi, độ chính xác cộng hưởng từ thấp hơn siêu âm nội soi [43].

Ở lĩnh vực chụp cắt lớp vi tính với thế hệ máy mới được sử dung một cách rộng rãi nên các nghiên cứu đều sử dụng trên các máy đa dãy đầu dò, đa lớp cắt.

- Riccardo Lannaccone và cộng sự với chụp CLVT xoắn ốc so sánh với nội soi có độ nhạy 96%, độ đặc hiệu 96%. Xác định hình ảnh polype với độ nhạy 73% và xác định được 51% tổn thương nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm [65].

- Ming-Yue Luo nghiên cứu độ chính xác về kích thước, độ hẹp lồng ruột UTĐTT trên các phương pháp tái tạo khác nhau của CLVT [71].

- Antonella Filippone và cộng sự nghiên cứu các giai đoạn TMN của UTĐTT trên CLVT đối chiếu sau phẫu thuật [52].

- Emanuele Neri sử dụng bơm hơi chụp CLVT nội soi ảo ở bệnh nhân nội soi không hoàn thành phát hiện những u phía sau mà nội soi đã bỏ sót [75]. - Judy Yee nghiên cứu nội soi ảo trên 300 bệnh nhân để tính độ nhạy độ đặc hiệu khả năng phát hiện các loại polype < 5 mm, 5 - 10 mm và > 10 mm [90].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)