Trong thực tế, đã có nhiều ý kiến và quanđiểm nghiên cứu chỉ ra một số tác động tiêu cực của FDI trên một số khía cạnhnhư ô nhiễm môi trường lý thuyết về "thiên đường ô nhiễm", giá trị g
Trang 1Phân tích đánh giá thực trạng thu hút
FDI ở tỉnh Hải Dương
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Chú thích các thuật n
Phần mở đầu 4
Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương 7
I.1 FDI và thu hút FDI 7
I.1.1 FDI và vai trò của FDI 7
I.1.2 Thu hút FDI 8
I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI 10
I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI 13
I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 16
I.3.1 Mô hình SWOT 16
I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường 17
I.3.3 Marketing Mix 19
I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI 19
I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế 19
I.4.1 Kinh nghiệm trong nước 30
Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006 35
II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI 35
II.1.1Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương 35
II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI 41
II.2 Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006 46
Trang 3II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương 46
II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương 51
II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương 54
II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI 54
II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI 58
II.3.3 Tổ chức thực hiện thu hút FDI 63
II.4 Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở Hải Dương 65
II.4.1 Những thành quả 65
II.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 65
Chương III Một số kiến nghị, giải pháp 68
III.1 Khái quát sự vận động FDI trên thế giới và vào Việt nam 68
III.2 Bối cảnh chung về thu hút FDI ở Hải Dương giai đoạn 2006- 2010 75
III.3 Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương 77
III.4 Một số giải pháp 56
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục 92
Trang 4SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Y
Bảng 1 Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004 27
Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH 37
và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) 37
Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 40
tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005), 40
Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương 47
Bảng 5:Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 48
Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương 49
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 50
Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương 52
Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006 53
Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI 53
Bảng 11 : Kết quả đánh gía của Hải Dương 57
Biểu đồ 1 : Mức độ hấp dẫn của Hải Dương 57
Bảng 12 : Hỗ trợ đào tạo lao động các năm 61
Biểu đồ 2: Dòng FDI thế giới, theo nhóm nước, 1980-2004 (tỷ USD) 69
Biểu đồ 3 Vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển, (tỷ USD) 70
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và GDI thế giới 1980-2004 (%) 70
Bảng 12 Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ đô la, 1995-2004 71
Bảng 13: Quy mô của các TNC so với FDI và kinh tế thế giới, 1982-2004 (tỷ $) 73
Bảng 14: 100 TNC lớn nhất thế giới, và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển 74
Trang 5Phần mở đầu
1 Mục tiêu của đề tài
Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt,tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI HảiDương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nướcngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện Các doanhnghiệp FDI ở Tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởngphát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng
kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương
Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI củaTỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợplý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ cácnước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khuvực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế Các hoạtđộng xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI… cũng bộc
lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết
Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa
ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cầnthiết
Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ởtỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thuhút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là:
a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh HảiDương giai đoạn 2001 - 2006
b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hải Dương giaiđoạn 2001-2006
Trang 6c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thuhút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
3 Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò, chính sách,biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút FDI; (ii) Vai trò của FDI đốivới tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động củatỉnh, đề tài này đi vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút FDI ởTỉnh Hải Dương giai đoạn tiếp theo
Thực hiện luận văn này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứusau:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study)
- Phương pháp nghiên cứu hiện trường (field study)
Trong đó các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn
Tác giả luận văn này đã tiến hành phỏng vấn 15 người bao gồm một sốgiám đốc doanh nghiệp FDI, cán bộ quản lý của tỉnh Hải Dương và một sốchuyên gia trong nước và quốc tế về thu hút FDI (danh sác và câu hỏi ở phần phụlục)
Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu nhưphương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh vv
4 Nguồn dữ liệu.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
- Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm:
Trang 7+ Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành của tỉnh Hải Dương
về tình hình thu hút FDI tại địa phương
+ Số liệu điều tra, đánh giá của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ViệtNam (VNCI) của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam, chủ yếu phầnđánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
+ Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến FDI thuđược qua phỏng vấn và quan sát của tác giả trong thời gian từ tháng 6/2006 đếntháng 7/2007
5 Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luậnvăn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI
Chương 2: Thực trạng nghiên cứu, đánh giá thu hút FDI vào tỉnh HảiDương giai đoạn 2001-2006
Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dươnggiai đoạn 2007 -2010
Trang 8Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương I.1 FDI và thu hút FDI.
I.1.1 FDI và vai trò của FDI.
Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đưa ra định nghĩa FDI như sau: FDIxảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở mộtnước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diệnquản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Phầnlớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là các cơ sở kinh doanh Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi làcông ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con
Còn tại Việt nam, theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì FDI được hiểu
là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sảnnào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạtđộng kinh doanh Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nướcngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Như vậy FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay củacông ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và
có tham gia hoạt động quản lý nó FDI cũng chính là một loại hình di chuyểnvốn giữa các quốc gia
Đầu tư trực tiếp có thể là hợp tác kinh doanh hoặc thành lập công ty với100% vốn nước ngoài Hợp tác kinh doanh có nghĩa là việc một hay nhiều nhàđầu tư nước ngoài cùng góp vốn với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam trên cơ sởhợp đồng hoặc thành lập một công ty liên doanh Theo đó các chủ đầu tư phảiđóng góp một phần vốn vào vốn pháp định của công ty liên doanh đó Các thànhviên tham gia góp vốn gọi là các sáng lập viên và đều có quyền tham gia quản lýdoanh nghiệp ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn Lợinhuận của các nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và được phân phốichia theo tỷ lệ vốn đóng góp
- FDI có các đặc điểm sau:
Trang 9+ FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới,mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập cácdoanh nghiệp với nhau.
+ FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyểngiao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trườngmới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư
+ FDI ngày nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh của công ty đa quốcgia (Multinational Corporations - MNCs)
- Với các đặc điểm trên FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triểnkinh tế của quốc gia cũng như của địa phương Điều đó thể hiện việc đem lạinhiều lợi ích như:
+ Cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới đối với các nước đang phát triển, gópphần tăng năng xuất lao độn cũng như khai thác được những thế mạnh của quốcgia cũng như của địa phương
+ Là nhân tố kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địaphương
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường và mởrộng quan hệ trong việc hội nhập kinh tế quốc tế
Do vậy đối với các nước đang phát triển thì FDI thực sự là cần thiết cho sựphát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốctế
I.1.2 Khái quát về thu hút FDI.
Lý thuyết về kinh tế học và quản trị đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau
về vấn đề thu hút FDI Thu hút FDI là vấn đề thường được trực tiếp cận từ góc độmarketing công cộng, và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Phầnnày sẽ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản của hai vấn đề "thu hút" tăng trưởngFDI theo cách tiếp cận tổng hợp từ hệ thống lý thuyết kể trên
Trang 10Trên khía cạnh "thu hút" FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được coi là
"khách hàng" của chính quyền các cấp (trung ương hoặc địa phương) Theo cáchtiếp cận marketing công cộng, chiến lược marketing hỗn hợp mà các tổ chứcchính quyền xây dựng để thu hút "khách hàng" phải hướng đến chiến lược "sảnphẩm" và "xúc tiến" "Sản phẩm" ở đây được hiểu là những gì mà chính quyền cóthể cung cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhânlực, hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng, cácdịch vụ hỗ trợ đầu tư Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên "sảnphẩm" ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý là những khía cạnh mà các cấp chínhquyền không tác để thay đổi được Tuy nhiên, những yếu tố còn lại hoàn toànthuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền Trong xu hướng vậnđộng của FDI trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan hệ thống chính sách,
cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ngày càng có ý nghĩaquan trọng trong quyết định đầu tư Để tạo ra một "sản phẩm" phù hợp với cácnhà đầu tư nước ngoài, chính quyền các cấp bằng các biện pháp khác nhau có thểtác động đến những yếu tố kể trên
"Sản phẩm" hấp dẫn chỉ là một phần của chiến lược marketing đầu tư, "xúctiến" sẽ là chiến lược cần thiết để đưa thông tin và hình ảnh về "sản phẩm" tớicác nhà đầu tư nước ngoài Xét trên khía cạnh "xúc tiến", các công cụ "xúc tiến"của một tổ chức công cộng cũng không khác gì nhiều so với các cơ sở kinhdoanh Điểm khác biệt căn bản của xúc tiến đầu tư thường được tổ chức trongmối liên hệ với các hoạt động chính trị, ngoại giao giữa các nước hoặc giữa cácđịa phương, khu vực ở các quốc gia khác nhau Điều này đặc biệt quan trọng vớicác nhà đầu tư lớn vì trong thực tế các tập đoàn hàng đầu luôn quan tâm đến yếu
tố "chính phủ" trong các hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cam kết của chínhquyền sở tại với chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư họ đưa ra
Thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương Đóng góp củaFDI vào tăng trưởng kinh tế là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu
Trang 11vì không phải các doanh nghiệp FDI luôn có ảnh hưởng tích cực đối với tăngtrưởng kinh tế trong mọi hoàn cảnh Trong thực tế, đã có nhiều ý kiến và quanđiểm nghiên cứu chỉ ra một số tác động tiêu cực của FDI trên một số khía cạnhnhư ô nhiễm môi trường (lý thuyết về "thiên đường ô nhiễm"), giá trị gia tăngthấp (trong trường hợp doanh nghiệp FDI chỉ tận dụng nhân công rẻ của địaphương để thực hiện các hoạt động thủ công giản đơn), xung đột văn hóa (dẫnđến bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động)… Tuy nhiên, nếunhìn một cách tổng thể, nhìn chung các nhà nghiên cứu và lập chính sách đềuthống nhất nhận định về khả năng đóng góp tích cực của FDI vào tăng trưởngkinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng.
Vì vậy, thu hút FDI có thể được coi là một chức năng cần thiết của các cấpchính quyền tại các nước đang phát triển, nơi mà FDI có thể là một "lời giải" choyêu cầu về vốn và công nghệ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hội nhập và bắtkịp với thế giới bên ngoài Điều này về hình thức có thể là khá đơn giản và dễđược chấp nhận nhưng cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một chức năngđược nhấn mạnh trong các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thịtrường, hay trong kinh tế học quản lý Thay vào đó, vai trò của chính quyền địaphương trong thu hút FDI được nhấn mạnh với ý nghĩa là một yêu cầu của thựctiễn quản lý và lập chính sách Tầm quan trọng của vấn đề thu hút FDI trong hoạtđộng của chính quyền địa phương vì vậy gắn với chiến lược phát triển kinh tế,gắn với thực tiễn về cơ cấu kinh tế và nguồn lực của địa phương trong thu hútFDI Trong trường hợp chiến lược phát triển kinh tế địa phương nhấn mạnh vàotrọng tâm thu hút FDI như là đòn bảy của tăng trưởng thì thu hút FDI phải đượcxem là trọng tâm trong chính sách kinh tế của các tổ chức chính quyền Trongnhững điều kiện khác, cân đối vai trò thu hút FDI với các vai trò quản lý kinh tếkhác của chính quyền địa phương cần được cân nhắc trên cơ sở xem xét vị trí củaFDI trong cơ cấu kinh tế địa phương
I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI.
Trang 12Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sảnphẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hìnhảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp Trênthực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC củacác nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động "bên trong" thường được tổ chứckhá hoàn chỉnh Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khảnăng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI Các yếu
tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDIthường được phân loại theo nhóm như sau:
1 Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý:
Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiềukhó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môitrường pháp lý Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểmcủa thị trường địa phương và trong nước Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếpđến sự tăng trưởng của doanh nghiệp Một môi trường pháp lý ổn định và phùhợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóngvai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanhnghiệp đầu tư nước ngoài Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của cácnhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh
2 Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh:
Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnhtranh của sản phẩm Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầuvào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Thông thường, cácyếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực vàcông nghệ Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố nguồn vốn vàcông nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại Để đảm bảo tínhcạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI cố gắng khai
Trang 13thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảotính chủ động cho doanh nghiệp.
3 Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khiquyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương Cùng với yếu tố đó, hệthống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh nghiệp hiệncũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanhnghiệp Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanhnghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trìnhmarketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính
Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyềnđịa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng quyết định tínhhấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác
5 Mạng lưới - Đối tác - Văn hóa:
Trang 14Đối với các doanh nghiệp FDI thành công và tăng trưởng trong kinh doanhluôn được ghi nhận trong mối liên kết tốt về mạng lưới - đối tác - văn hóa Đặcđiểm đầu tiên của các doanh nghiệp FDI là phải mở cửa với bên ngoài để có tầmnhìn rộng hơn ra môi trường xung quanh, duy trì thường xuyên việc theo dõi cácđộng thái bên ngoài Đó cũng là biết cách biến đổi các nguyên tắc và biện phápcạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế vào tình hình cụ thể, tạo ra sự đoàn kết, trao đổi,hợp tác nhằm thực thi các hoạt động Bên cạnh đó việc phối kết hợp tốt các yêu
tố này cũng làm cho hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn,mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trở nên hòa đồng hơn, tạođộng lực thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp
I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI.
Ở Việt nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương Việt nam hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung uơng Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết địnhtrong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnhtranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lạiphụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương
Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phươngphải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo.Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng,hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địaphương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội đểtạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt các nhà đầu tư
Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thể hiện trong việc hướngdẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ương trong phạm viđịa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các
cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hộiđịa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư Cụ thể và chủ động hơn,
Trang 15chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng những lợi thếcủa khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạch đầu tư, các dự ánkêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũngnhư phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia để thực hiện tiếp thị hìnhảnh địa phương Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tư,chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình trong việc huy động cácnguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụphụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống thểchế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của người dân địa phương cũng lànhững yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địaphương Mặc dù các cơ quan chính quyền có thể không có ảnh hưởng quyết địnhđối với các yếu tố này nhưng các cấp chính quyền có khả năng định hướng,khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa phương có cách thứcứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trường văn hóa có khả năng chấp nhận và dunghòa các yếu tố văn hóa nước ngoài
Thực hiện vai trò của chính quyền địa phương, phát triển hình ảnh của địaphương trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với chínhquyền địa phương Do đó, chính quyền địa phương phải được trang bị nhữngphương tiện và năng lực cần thiết Thu hút nhân tài, tuyển chọn và phát triển cán
bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa phươnghiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trưởng kinh tế nói chung và xúc tiến, nuôidưỡng đầu tư nói riêng
Tóm lại, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tư nướcngoài không chỉ thuần túy dừng lại ở việc tạo ra và thúc đẩy một vài yếu tố, nóbao hàm một phương pháp tiến hành hoàn toàn không đơn giản, từ quyết tâmphát triển lãnh thổ cần tạo ra những yếu tố cần thiết khác cho hoạt động của cácdoanh nghiệp như một mạng lưới nghiên cứu và đào tạo hoàn chỉnh, các dịch vụ
Trang 16có chất lượng, hệ thống liên kết mạnh, mạng lưới thông tin phù hợp và hiệu quả,
cơ cấu lồng ghép ngành nghề và lĩnh vực hợp lý, trên cơ sở lồng ghép một cách
có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tácdoanh nghiệp
Việc thu hút thành công các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những lợiích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương Bên cạnh việc làm trựctiếp cho người lao động địa phương và các khoản thu từ thuế cho địa phương còn
có các lợi ích gián tiếp khác cho động đồng địa phương đó là nâng cao trình độtay nghề cho lao động, góp phần tăng mặt bằng lương của lao động địa phương,tạo cơ họi cho các doanh nghiệp hiện có của địa phương có cơ hội phát triển.Tổng kết thực tiễn cho thấy chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài sẽ thành côngkhi hội đủ các yếu tố cơ bản sau:
- Thu hút đầu tư phải được xem là một phần quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế địa phương;
- Địa phương phải có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ phùhợp hoặc có khả năng hỗ trợ cho phát triển hệ thống như vậy để thu hút các nhàđầu tư;
- Phải hướng các hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mà địa phương cólợi thế cạnh tranh cao so với các địa phương khác;
- Chiến lược marketing cho địa phương cần phải được chuẩn bị một cách
kỹ lưỡng trên cơ sở chuẩn bị ngân sách phù hợp rõ ràng và phải dược theo dõiliên tục;
- Các chương trình khuyến khích đầu tư hoặc chính sách ưu đãi đầu tư phảiđược xem xét cẩn thận, ưu đãi dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng không nên
ưu đãi quá mức;
Trang 17- Những người tham gia thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoàiphải hiểu rõ các nhu cầu của các nhà đầu tư và địa phương có thể chào hàng cácnhà đầu tư những gì.
Như vậy để đáp ứng được các yếu tố nêu trên chính quyền địa phương phải
sử dụng một cách hết sức linh hoạt các công cụ kinh tế hiện có Bên cạnh đóchính quyền địa phương phải xác định lại vai trò của mình để có thể tổ chức thựchiện chính sách đạt kết quả như mong đợi
I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu.
I.3.1 Mô hình SWOT
Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng đểtổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lược
cụ thể, phù hợp Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức là cơhội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút FDInhững năm qua (2001 – 2006)
Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phương thể hiện là những khả năngnổi trội hơn các địa phương khác như về quản lý, việc thực hiện cơ chế tạo sựhấp dẫn thu hút FDI vào địa phương
Điểm yếu là những yếu tố nội tại của đại phương thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phương khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương
Để chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địaphương về các mặt như: việc quản lý của chính quyền địa phương, việc thực hiệncác quy định pháp luật, các chính sách địa phương thực hiện đối với các vấn đềliên quan tới FDI; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hànhchính khi cấp giấy phép
Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trường đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phương như đem lại những điều kiện thuận lợi như xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Trang 18Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trường đem lại, nó có tácđộng tiêu cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phưong, đem lại những điều kiệnkhó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phương.
Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trường bên ngoài
mà chủ yếu là phân tích môi trường vĩ mô như môi trường luật pháp về đầu tư tạiViệt nam, xu thế đầu tư quốc tế vào Việt nam Bên cạnh đó phân tích những khókhăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự hấp dẫn của thị trường bao gồm các chỉ tiêuchủ yếu nhằm để phản ánh môi trường kinh doanh tại địa phương, những khíacạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của cơ quan chính quyềnđịa phương Nó xuyên suốt thời gian từ khi xin giấy phép đầu tư đến khi đi vàohoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của các nhà đầu tư.Việc đánh giá này dựa vào các thông tin thu được từ các doanh nghiệp thông quaphỏng vấn Những khía cạnh này bao gồm:
- Chi phí gia nhập thị trường (chi phí thành lập doanh nghiệp) Chỉ tiêu nàythể hiện các khó khăn, thuận lợi khi đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại địaphương Chỉ tiêu này là tập hợp một số chỉ tiêu như: % DN gặp khó khăn để có
đủ các loại giấy phép cần thiết khi tiến hành xin các giấy phép đầu tư; thời gian
từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày); thời gian đàmphán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày); thời gian tìm được mảnh đấtphù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND (ngày); thời gian chờđợi thực sự để được cấp đất
- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Đây là chỉ số phản ánh
sự thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng đất để làm mặt bằng để sảnxuất Chỉ tiêu này là tập hợp các chỉ tiêu như: % DN có GCNQSD đất hoặc đangtrong quá trình chờ nhận; % DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinhdoanh hơn; chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốthoặc rất tốt; % diện tích đất có GCNQSD đất; rủi ro về thay đổi các điều kiện cho
Trang 19thuê; tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê; thờigian thuê.
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đây là chỉ số thể hiện sự công khaicác chính sách của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìmhiểu, cân nhắc khi đầu tư Nó bao gồm : tính minh bạch của các quyết định, nghịđịnh; tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch; cần có "mối quan hệ" để có đượccác tài liệu kế hoạch của tỉnh; thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếutrong hoạt động kinh doanh; tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về nhữngthay đổi trong các quy định pháp luật;
- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Chỉ tiêu nàythể hiện là việc dành thời gian làm việc với các cơ quan Nhà nước trong quỹ thờigian làm việc
- Chi phí không chính thức là chỉ số thể hiện mức độ chi phí vào nhữngmục đích không chính thức, nó làm khó khăn cho doanh nghiệp Điều này xuấtphát từ các cán bộ quản lý địa phương
- Đào tạo lao động là chỉ số đánh giá chính sách của địa phương về pháttriển nguồn nhân lực cung cấp lao động tại chỗ cho các nhà đầu tư
- Thiết chế pháp lý là chỉ tiêu phản ánh các quy định và việc áp dụng cácquy định pháp luật của địa phương tạo ra cơ chế quản lý và giải quyết các vấn đềcủa doanh nghiệp
- Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh là chỉ tiêu phản ánhnăng lực của lãnh đạo và các bộ địa phương, đồng thời thể hiện tính sáng tạo củachính quyền trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá một phần về môi trường kinh doanh cấptỉnh, những yếu tố nội tại của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp nhưng còn hạnchế chưa phản ánh được nhiều những yếu tố ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếpkhác như các dịch vụ phục vụ cho việc thực hiện các dự án, thể hiện như hệthống nhà ở cho công nhân thuê, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với
Trang 20cơ sở hạ tầng của KCN, hay các chính sách mở rộng các khu công nghiệp phụtrợ.
I.3.3 Marketing Mix
Trên thực tế để thu hút FDI chính quyền các địa phương phải chỉ ra được
sự hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư Đây làviệc cung cấp thông tin đầu vào cho việc ra quyết định đầu tư Việc dẫn đến raquyết định đầu tư hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quảng bá giới thiệu
về môi trường đầu tư của địa phương Tuy nhiên cách giới thiệu, quảng bá có thểlúc này hiệu quả, lúc khác không hoặc đối với quốc gia này hiệu quả, đối vớiquốc gia khác thì ngược lại Vì vậy ở đây cũng cần áp dụng các chính sáchMarketting phù hợp sao cho cách giới thiệu hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tưtheo đúng mục tiêu đã đề ra Do vậy luận văn áp dụng mô hình Marketting mixvới việc trả lời các câu hỏi để có các biện pháp thu hút FDI của Hải Dương đượchiệu quả nhất: Thu hút FDI thông qua những kênh nào thì hiệu quả cao? Đầu tưcho việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để quảng bá hay thuê ngoài? Cách thứcthực hiện khuyếch trương như thế nào? Mục tiêu giới thiệu nhằm lôi kéo nhữngnhà đầu tư ở nước nào, lĩnh vực nào? Chỉ rõ những điều kiện thật sự thuận lợicủa môi trường đầu tư tại địa phương?
I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI
I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế.
Trong gần hai thập kỷ trở lại đây FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọngnhất cho các nước đang phát triển để phần nào giải quyết bài toán vốn, côngnghệ, và thị trường trong chiến lược tăng trưởng Chính vì vậy, các nước đangphát triển đã và đang thực hiện nhiều chính sách thu hút FDI Những thay đổi vềchính sách nhằm tăng cường thu hút FDI là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy tăng trưởng FDI trong thập niên 1990 và dẫn đến sự phục hồi nhẹ củaFDI sau giai đoạn suy thoái 2001-2003 vừa qua
Trang 21Thống kê hiện tại của UNCTAD ghi nhận nhiều thay đổi trong chính sáchthu hút FDI của hơn 100 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới Tùy vào điều kiện kinh
tế xã hội cụ thể, các biện pháp/chính sách thu hút FDI của từng nước có nhữngđặc điểm riêng Vì vậy, trong thực tế không hề tồn tại một mô hình kiểu mẫu đốivới thu hút FDI Nguyên mẫu kinh nghiệm của một quốc gia như Trung Quốctrong thu hút FDI không mang ra trong điều kiện cụ thể của Việt Nam Vì vậy,nghiên cứu này tổng kết một số kinh nghiệm trong thu hút FDI không giới hạntrong một hay một nhóm nước Thay vào đó, tổng kết kinh nghiệm thu hút FDItrước hết được đưa ra trên cơ sở phân tích những nhóm chính sách/biện phápchính Ví dụ cụ thể của một hay một số quốc gia nào đó sẽ được chọn lọc đểminh họa cho từng nhóm chính sách/biện pháp cụ thể Với cách tiếp cận vấn đềnhư trên, kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển được đúc rúttheo sau nhóm chính sách, biện pháp chủ yếu
1 Ưu đãi tài chính có định hướng tạo động lực thu hút FDI
Ưu đãi tài chính là một biện pháp phổ biến thường được sử dụng để thu hútcác nhà đầu tư nước ngoài Ưu đãi tài chính có thể có nhiều hình thức: miễn thuế,giảm thuế, hỗ trợ tài chính dưới một số hình thức trợ cấp Với xu hướng chungcủa tự do hóa thương mại và đầu tư hiện nay là không sử dụng các biện pháp trợcấp trực tiếp và gián tiếp, ưu đãi về thuế trở thành công cụ chủ yếu trong sốnhững biện pháp ưu đãi tài chính mà chính phủ các nước đưa ra TheoBlomstrom và Kokko (2003), ưu đãi tài chính có thể là một chính sách thu hútFDI quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định đối với các nhà đầu tư Theoquan điểm này, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các biến kinh tế vĩ mô cơbản như dung lượng thị trường, trình độ công nghệ, chi phí kinh doanh (lao động,
cơ sở hạ tầng), và môi trường thể chế hơn là những ưu đãi cụ thể về thuế Tuynhiên, trong điều kiện các quốc gia đều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư,giảm chi phí kinh doanh thì những ưu đãi tài chính nhất định có thể là một yếu tố
Trang 22ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Vỡ vậy, đa số cỏc nhà lập chớnh sỏch đều chorằng ưu đói tài chớnh là cần thiết để thu hỳt đầu tư nước ngoài.
Malaysia, Singapore, Thailand, và một số quốc gia Đụng Nam ỏ khỏc lànhững vớ dụ thành cụng cho việc sử dụng ưu đói tài chớnh cú định hướng cụ thể.Những quốc gia này đều đưa ra những ưu đói cho FDI vào những "ngành cụngnghiệp mũi nhọn"4 Singapore ban hành Luật Khuyến khớch Mở rộng Kinh tế5,cho phộp giảm 90% thuế của cỏc khoản lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, đồngthời hoàn thuế co cỏc chi phớ liờn quan đến sản xuất hàng xuất khẩu Cũng trongnăm này, Philipines cũng xỏc định một danh sỏch hạn chế cỏc "ngành cụngnghiệp ưu tiờn" và ban hành Luật Khuyến khớch Đầu tư với một loại cỏc biệnphỏp miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, và ba năm sau đúban hành Luật Khuyến khớch Xuất khẩu mở rộng những ưu đói dành riờng choFDI sản xuất hàng xuất khẩu6 Để cạnh tranh với cỏc nước lỏng giềng, Malaysiaban hành Luật Khuyến khớch Đầu tư năm 1968 với cỏc biện phỏp ưu đói dànhcho đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động và sản xuất hàng xuất khẩu.Thailand cũng "nhập cuộc" sau đú bằng Luật Khuyến khớch Đầu tư Cụng nghiệp(theo bỏo cỏo của Charlton, 2003)
Cho đến thập kỷ 80 và 90 thỡ những ưu đói tài chớnh cú định hướng chomột số ngành cụng nghiệp cụ thể, hoặc khu vực sử dụng nhiều lao động, sản xuấthàng xuất khẩu… được đưa ra bởi tất cả cỏc nước ASEAN Thực tế đú làm tăngtớnh cạnh tranh giữa cỏc nước trong thu hỳt FDI Mức độ cạnh tranh trong thu hỳtFDI trong khu vực trở nờn khốc liệt hơn do những chớnh sỏch ưu đói tài chớnh và
sự hấp dẫn của Trung Quốc Từ nửa cuối thập niờn 1980, Trung Quốc trở thànhnước đang phỏt triển đi đầu trong thu hỳt dũng FDI từ nước ngoài Từ giữa thập
kỷ 90, sự hấp dẫn của Trung Quốc trong con mắt của cỏc nhà đầu tư nước ngoài
44 Cần lu ý rằng bối cảnh của việc đa ra những u đãi này ở Malaysia và Singapore là cuối thập kỷ 1960 Lập luận chủ yếu của những u đãi và một số chính sách tơng tự dựa vào quan điểm về "ngành công nghiệp non trẻ" Trong giai đoạn hiện nay, về cơ bản lập luận này không còn phù hợp vì thực tế là chỉ trừ một số trờng hợp cụ thể, hầu hết các "ngành công nghiệp non trẻ" đều không "trởng thành" trong khuôn khổ các hàng rào bảo hộ Quan trọng hơn
là những ràng buộc chính sách trong khuôn khổ WTO và các thỏa thuận tự do hóa thơng mại khác hầu nh không cho phép việc thực hiện các biện pháp u đãi mang tính phân biệt đối xử.
55 Economic Expansion Incentives Act.
66 Investment Incentives Act và Export Incentives Act.
Trang 23dẫn đến sự hình thành của chiến lược "Trung Quốc cộng" Với chiến lược này,nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng coi Trung Quốc là địa bàn đầu tư chiếnlược, trong khi vẫn có thể cân nhắc khả năng đầu tư vào các nước ASEAN.
Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng tăng làm cho những ưu đãitài chính không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các quy định được thể chế hóa bằngluật Ngoài những ưu đãi chung theo quy định, chính quyền (trung ương và địaphương) ở các nước đang phát triển còn đưa ra những ưu đãi tài chính bổ sungcho từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là với các dự án đầu tư giá trị lớn Năm
1996, khi General Mo (GM) cân nhắc kế hoạch đầu tư một dây truyền sản xuất
và lắp ráp ô tô trị giá 500 triệu $, Tổng thống Philipines Fidel Ramos đã trực tiếpgửi thu cho chủ tịch hãng này là John Smith, với hứa hẹn ưu đãi gồm 8 năm miễngiảm thuế; 5% miễn giảm cho tất cả các khoản thuế mà GM có thể phải trả trongthời gian sau đó; miễn giảm với nhập khẩu toàn bộ máy móc thiết bị, và mộtkhoản trợ cấp đáng kể về đào tạo 5.000 lao động cho nhà máy Cuối cùng, GMquyết định đầu tư vào Thailand vì chính phủ nước này hứa hẹn những điều khoảntương tự, cộng thêm với hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu thô, và mộtkhoản trợ cấp trị giá 15 triệu $ cho việc thành lập một trung tâm đào tạo vànghiên cứu của GM tại nước này (theo tài liệu của Fletcher, 1996)
Như vậy, dù ưu đãi tài chính chỉ là một trong số các biện pháp khuyếnkhích đầu tư nhưng sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trongthu hút FDI làm cho những ưu đãi này trở nên phổ biến và đa dạng về phạm vi,mức độ ưu đãi và tính thể chế hóa của ưu đãi Bên cạnh những quy định ưu đãi
đã được thể chế hóa thành luật, cạnh tranh thu hút FDI bằng những ưu đãi tàichính còn được thực hiện bởi các quyết định ưu đãi từ cấp lãnh đạo chính trị tốicao, và là nguyên nhân dẫn đến những sửa đổi pháp lý nhằm tăng sức hút với nhànhà đầu tư nước ngoài
2 Thu hút sự tham gia của đầu tư tư nhân vào cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.
Trang 24Cơ sở hạ tầng được xem xột trờn khớa cạnh: mức độ sẵn cú, chất lượng hạtầng, và chi phớ sử dụng hạ tầng là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.Những yếu tố này cũng là thành phần quan trọng của mụi trường đầu tư, và vỡvậy cú ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thu hỳt FDI Khi cõn nhắc quyết địnhđầu tư, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố đầu tiờn mà cỏc TNC quan tõm vỡ
nú ảnh hưởng trực tiếp đến chi phớ hoạt động kinh doanh tại quốc gia sở tại và cảchi phớ liờn kết dịch vụ7 Nhiều nhà nghiờn cứu đó chứng tỏ tầm quan trọng của
cơ sở hạ tầng đối với cỏc nhà đầu tư nước ngoài (xem thờm bỏo cỏo của Loree vàGuisingerr, 1995; hoặc Mody và Srinivasan, 1996)
Hạ tầng trong thu hỳt FDI thường gồm ba nhúm chớnh: (i) hạ tầng giaothụngl (ii) hạ tầng thụng tin, viễn thụng; (iii) hạ tầng cung cấp năng lượng Trongđiều kiện cụ thể của cỏc nước đang phỏt triển, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầngđũi hỏi nguồn lực khổng lồ là một thỏch thức lớn Vỡ vậy, giải phỏp thường đượclựa chọn trong điều kiện hạ chế về vốn để cải thiện cơ sở tổng thể (i) thiết lập cỏckhu vực địa lý đặc biệt, dưới dạng khu cụng nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinhtế… để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; và (ii) huy động tham gia của khu vực tưnhõn vào xõy dựng cơ sở hạ tầngl (iii) hoặclà sự kết hợp của cả hai giải phỏp trờn,nghĩa là huy động sự tham gia của khu vực tư nhõn vào xõy dựng và vận hành cơ
sở hạ tầng co cỏc khu vực địa lý đặc biệt để thu hỳt FDI
Liờn quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng để kớch thớch sự tăng trưởng kinh tế,thu hỳt FDI, nhiều tổ chức quốc tế cú trọng tõm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tếcỏc nước đang phỏt triển gặp nhau ở quan điểm khuyến khớch sự tham gia củakhu vực tư nhõn vào đầu tư, cung cấp cơ sở hạ tầng Cơ sở dữ liệu của Ngõnhàng Thế giới thống kờ giỏ trị cỏc dự ỏn đầu tư phỏt triển cơ sở hạ tầng của khuvực tư nhõn làm chủ đầu tư giai đoạn 1990-2001 cho thấy mặc dự sau khủnghoảng chõu ỏ, cộng với suy thoỏi của FDI sau năm 2000 làm cho giỏ trị đầu tư cơ
sở hạ tầng của khu vực tư nhõn giảm sỳt nhưng về giỏ trị, sự tham gia của khu
77 Chi phí liên kết dịch vụ là một khái niệm quan trọng trong địa lý kinh tế, chỉ chi phí liên kết, vận hành các chi nhánh đặt tại các quốc gia khác nhau của một TNC trong quá trình phi tập trung hóa, phân tán hoạt động kinh doanh ra nhiều quốc gia khác nhau nhằm tận dụng lợi ích từ kinh tế vị trí.
Trang 25vực tư nhân trong cung cấp cơ sở hạ tầng là khá quan trọng Cũng cần lưu ý rằngmặc dù huy động sự tham gia của tư nhân vào cung cấp cơ sở hạ tầng là một giảipháp phổ biến và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay, nhưngthống kê chính thức cho thấy các nhà đầu tư tư nhân chủ yếu tập trung vào lĩnhvực viễn thông và cung cấp điện năng Cơ sở hạ tầng giao thông chỉ nhận đượckhoảng 18% tổng giá trị đầu tư tư nhân trong giai đoạn 1990-2001 Vì vậy, đầu
tư công cộng vẫn là cơ bản và cần thiết, đặc biệt là trong xây dựng công trìnhgiao thông, để cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu
tư nước ngoài đang ngày càng gay gắt như hiện nay
3 Thu hút FDI thông qua các cơ quan tổ chức xúc tiến đầu tư.
Từ đầu thập kỷ 1990, thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư đã trở thànhmột bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thu hút FDI của hầu hết cácquốc gia Đến thời điểm hiện nay, không có thống kê cụ thể về số lượng các cơquan xúc tiến đầu tư Theo thống kê sơ bộ của UNCTAD, đến cuối năm 2001, có
ít nhất 160 cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và khoảng 250 các tổ chức thuộcmột số địa phương tham gia tích cực vào xúc tiến đầu tư (xem thêm trong báocáo UNCTAD, 2001) Thông thường, các tổ chức xúc tiến đầu tư thực hiện gồmbốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách; (iii) cung cấpcác dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia Để đạtđược những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựachọn thực hiện các hoạt động sau đây:
- Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp;
- Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau;
- Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìmhiểu đối tác;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng;
- Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước;
Trang 26- Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giaiđoạn tìm hiểu và thiết kế tiền khả thi;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư"
Tuy vào giai đoạn cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên cácnguồn lực cho một trong số bốn mục tiêu kể trên Theo kinh nghiệm của nhiều cơquan xúc tiến đầu tư như Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Malaysia (MIDA), ủy banĐiều phối Đầu tư Indonesia (BKPM), Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore(EDB), hay Hội đồng Đầu tư Thái Lan (BOI), trong giai đoạn hoạt động ban đầunhững tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia Từ đầuthập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sangtạo cơ hội đầu tư (theo báo cáo của Wellss và Wint, 2001)
Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thểchế hoạt động khác nhau Hình thức phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tưtrực thuộc chính phủ (như trường hợp của Anh, Canada, Indonesia, Thailand).Bên cạnh đó, thể chế hỗn hợp dưới dạng một tổ chức do chính phủ hỗ trợ và địnhhướng hoạt động nhưng giao cho một tổ chức tư nhân điều phối cũng khá phổbiến (như trường hợp của Malaysia, Singapore, Scotland, Iceland, và Jamaica)
Cá biệt ở một số nước, cơ quan xúc tiến đầu tư là một tổ chức cung cấp dịch vụcủa tư nhân (như Costa Rica) nhưng kinh nghiệm cho thấy hoạt động của những
tổ chức dịch vụ tư nhân trong lĩnh vực này thường kém hiệu quả (xem thêm báocáo của Wells và Wint, 2001) Tuy nhiên, dù có được tổ chức dưới hình thức nào
đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu
tư là do chính phủ tài trợ
Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng xúc tiến đầu tư không phải chỉ đơn thuần làcông việc của chính quyền trung ương Thực tế trong thời gian qua chứng kiến sựphát triển nhanh chóng của các tổ chức xúc tiến đầu tư địa phương Các tổ chứcnày có thể hoạt động như một phần của cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, hoặcđộc lập hoàn toàn với những cơ quan này Về cơ bản, mục tiêu hoạt động của
Trang 27những tổ chức xúc tiến đầu tư cấp vùng và địa phương cũng giống như tổ chứcxúc tiến đầu tư quốc gia nhưng ở phạm vi vùng/địa phương tương ứng Dù hiệuquả của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI là vấn đề chưa được tổngkết một cách hệ thống, nhưng Morisset (2003) sử dụng kết quả điều tra của ngânhàng Thế giới về hoạt động của 58 tổ chức xúc tiến đầu tư và rút ra kết luận vềảnh hưởng tích cực của các tổ chức này đối với khả năng thu hút FDI của cácvùng lãnh thổ và địa phương.
4 Tích cực cải thiện môi trường đầu tư địa phương, giảm thiểu thủ tục hành chính là chính sách thu hút đầu tư chủ đạo.
Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính là một nỗ lựcphổ biến và có lẽ là quan trọng nhất là chính phủ các nước trong thu hút FDI.Phản ứng về chính sách của hầu hết các nước trong giai đoạn sụt giảm FDI 2001
- 2003 là tiếp tục đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu
tư Tính trung bình trong giai đoạn 1991 - 2004, khoảng 87% những thay đổi vềchính sách do các quốc gia thực hiện có chiều hướng thuận lợi hơn cho FDI
Trong năm 2004, trong tổng số 271 thay đổi chính sách thực hiện bởi 102nền kinh tế/lãnh thổ trên thế giới, có đến 235 thay đổi chính sách theo hướng cólợi ích các nhà đầu tư nước ngoài - Algeria, Cộng hoà Congo, Hy Lạp, Ghana,Madagascar, Mauritania, Mauritus, Senegal, Tanzania, và Uganda thực hiệnnhững biện pháp đơn giản hoá các quy định về quản lý và cấp phép đầu tư;Nigeria cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép mua lại cổ phần và sátnhập với các ngân hàng trong nước; Cộng hoà Congo, và Tanzania giảm thuếchuyển lợi nhuận ra nước ngoài Hy lạp ban lãnh đạo luật chống độc quyền nhằmcải thiện điều kiện cạnh tranh thị trường
Bảng 1 Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004
Trang 28Ở Châu Á, hai nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới là Trung Quốc và
Ấn Độ trong thời gian gần đây tiếp tục đưa ra các thay đổi chính sách nhằm cảithiện môi trường đầu tư Tại Trung Quốc,"Danh mục Hướng dẫn Đầu tư côngnghiệp" được sửa đổi đưa thêm vào các cam kết tự do hóa đầu tư trong khuônkhổ WTO trong đó một số lượng lớn các ngành công nghiệp mới được đưa vàodanh mục các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư, nới lỏng các hạn chế tham gia củanước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, truyền thông và giáo dục,đặc biệt các hạn chế tham gia của nước ngoài vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính,phân phối, truyền thông và giáo dục, các hạn chế về tỷ lệ sở hữu và giới hạn khuvực địa lý có hiệu lực trong thời gian trước đây được bãi bỏ hoàn toàn Cùng với
sự sửa đổi này, Trung Quốc thông qua "Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội 2005"nhấn mạnh đến ưu tiên nâng cao "chất lượng FDI" theo hướng tăng cường hàm
Trang 29lượng giá trị gia tăng, khuyến khích liên kết giữa khu vực FDI và khu vực kinh tếtrong nước, ưu đãi đối với các nhà đầu tư cam kết thực hiện chuyển giao côngnghệ nghiên cứu và triển khai (R &D).
Tại Ấn Độ," Ủy ban xúc tiến FDI" ra đời năm 2004 thay cho Hội đồng đầu
tư Quốc gia, ngoài chức năng định hướng và điều phối đầu tư, Ủy ban Xúc tiếnFDI còn có chức năng hoạt động như cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, thực hiệncác hoạt động như phân tích trong phần 3 ở trên Ngoài ra, giới hạn về sở hữunước ngoài trong các ngành dịch vụ hàng không, tài chính ngân hàng, bảo hiểm,xuất bản, truyền thông, và đặc biệt là dầu khí cũng được nới lỏng hoặc bãi bỏ.Một loạt những động thái tương tự nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, nớilỏng các hạn chế đầu tư cũng được đưa ra ở Indonesia và Thailand Đầu năm
2006, chính phủ Indonêsia bãi bỏ quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải chuyểnnhượng một số cổ phần nhất định cho các doanh nghiệp trong nước sau một thờigian hoạt động, bãi bỏ quy định về giới hạn 30 năm dành cho hiệu lực của các dự
án đầu tư, cam kết bãi bỏ hoàn toàn các rào cản hành chính đối với đầu tư cảtrong nước và nước ngoài
Cần nhấn mạnh rằng những thay đổi chính sách thường thấy nhất là tự dohóa, nới lỏng các hạn chế về chính sách liên quan trực tiếp và gián tiếp với đầu tưnước ngoài Những biện pháp khuyến khích, ưu đãi dành cho FDI được thực hiện
ở mức độ hạn chế hơn Điều này cũng một phần xuất phát từ thực tế là rất nhiềuchính phủ đã tích cực "cạnh tranh" trong việc đưa ra các biện pháp ưu đãi tàichính để thu hút FDI Vì vậy, những thay đổi chính sách gần đây thường là theohướng tự do hóa, nới lỏng các hạn chế không chỉ về chính sách trực tiếp tác độngđến FDI mà còn là các hạn chế chính sách thương mại, di chuyển dịch vụ, tiêuchuẩn kỹ thuật và công nghệ
5 Tham gia tích cực vào các hiệp định đầu tư song phương và đa phương
là một chiến lược quan trọng để thu hút FDI.
Trang 30Bên cạnh những thay đổi về chính sách thu hút FDI của từng nước, đàmphán các hiệp định khuyến khích đầu tư song phương và đa phương cũng là mộtđặc điểm nổi bật trong những thay đổi về thể chế đáng chú ý trong thời gian gầnđây Liên quan đến các hiệp định đầu tư song phương, nổi lên một số vấn đềchính sau đây Thứ nhất, số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BIT) và cáchiệp định tránh đáng trùng thuế (DTT) ngày càng gia tăng so với đầu thập kỷ
1990 Thứ hai, các quy định quốc tế về hợp tác và tự do hóa đầu tư ngày càng trởnên phức tạp và chi tiết ở các diễn đàn tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế,các biện pháp ưu đãi, tự do hóa đầu tư thường được cân nhắc trong tổng thể rộnghơn của hệ thống các chính sách tự do hóa và hợp tác kinh tế toàn diện Thứ ba,trong khoảng thời gian hơn 10 năm qua, số lượng BIT giữa các quốc gia nàynhằm tránh tình trạng dòng FDI vào các nước đang phát triển chỉ tập trung vàomột số lượng hạn chế các nền kinh tế
Bên cạnh các hiệp định đầu tư song phương và hiệp định tránh đánh trùngthuế, các thỏa thuận đa phương về tự do hóa, ưu đãi đầu tư cũng không ngừng giatăng như là một phần của thỏa thuận hợp tác kinh tế vùng, liên vùng, và hợp táckinh tế toàn cầu
Thông thường những thỏa thuận này đề cập đến cam kết của các quốc giathành viên đối với tự do hóa thương mại thúc đẩy trao đổi thương mại, cam kết tự
do hóa và hộ đầu tư giữa các quốc gia thành viên So sánh với các hiệp định đầu
tư song phương thì các hiệp định đầu tư đa phương (IIA) có đối tượng điều chỉnh
và nội dung rộng hơn IIA thường bao gồm một loạt các quy định và ưu đãi liênquan đến giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn, cũng như lao độnggiữa các quốc gia thành viên Xu hướng gia tăng các thỏa thuận đầu tư đa phươngtrong thời gian qua là một hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thếgiới Tính đến cuối năm 2004, số lượng các thỏa thuận đầu tư đa phương là 209,với khoảng 87% các thỏa thuận được đàm phán trong thập kỷ 1990 Ngay trong
Trang 31năm 2004 và nửa đầu năm 2005, đã có 32 thỏa thuận đầu tư đa phương được kýkết hoặc đang trong quá trình đàm phán.
Động thái thay đổi chính sách thu hút FDI trong thời gian gần đây cho thấymức độ cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Bên cạnhnhững biện pháp tự do hóa, ưu đãi đầu tư, tham gia tích cực vào các thỏa thuậnsong phương và đa phương nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, và hợp tác kinh tế
có tác dụng hỗ trợ tích cực cho môi trường đầu tư trong nước
I.4.1 Kinh nghiệm trong nước.
Trong hai thập kỷ gần đây, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tưvào Việt Nam đã tăng một cách đáng kể Tuy nhiên kết quả thu hút FDI tại mỗiđịa phương lại có nhiều sự khác biệt Một số tỉnh rất thành công trong việc thuhút FDI như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ngược lại một số tỉnh kết quảthu hút FDI rất thấp Dưới đây là kinh nghiệm điển hình của một số tỉnh Nam Bộtrong việc thu hút FDI
I.4.1.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến cuối năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thuhút FDI với 2,265 dự án, đạt tổng số vốn gần 16 tỷ USD, chiếm 24% trong tổng
số FDI vào Việt Nam trong suốt thời kỳ 1988 - 2005 Nghiên cứu kết quả thu hútFDI của thành phố Hồ Chí Minh cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm cụthể sau:
Về cải cách thủ tục hành chính:
- Trong những năm qua UBND thành phố đã ban hành nhiều biện pháp đểđơn giản hóa và rút ngắn thủ tục cấp phép đầu tư như đối với các dự án đăng kýcấp phép trong thời gian 5 ngày, dự án thẩm định 20 ngày;
- Thực hiện cấp phép qua mạng từ tháng 4/2004 Theo quy trình này trongthời gian 2 ngày đối với các dự án đăng ký trong các ngành công nghệ thông tin,thêu may mặc…
Trang 32- Thành phố cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay TânSơn Nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinhdoanh tại thành phố nhằm giảm thiếu thời gian làm các loại thủ tục tại sân bay.
- Ngoài thành phố đã thành lập tổ liên ngành để giải quyết nhanh nhữngkhó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư Sở KH - ĐT là đầu mối trả lời những vấn
đề liên quan đến đầu tư nước ngoài
Quy hoạch dự án và xúc tiến đầu tư
- Hằng năm Sở KH - ĐT phối hợp với các ban ngành, Ban Quản lý các khucông nghiệp và khu chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao, lập danh sách các
dự án cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho từng năm và từng thời kỳ
- Sở KH - ĐT và Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư đã xây dựngtrong web về đầu tư nước ngoài nhằm giới thiệu về môi trường đầu tư của thànhphố trong năm 2001 Năm 2003, thành phố khai trương trang web "Đối thoạidoanh nghiệp" nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hỏi trực tuyến với các sở,ban, ngành của thành phố
- Từ năm 2002 đến nay, Sở KH - ĐT đã thực hiện phổ biến thông tin xúctiến đầu tư thông qua chương trình "Phát báo trên các chuyến bay quốc tế", "Tờrơi giới thiệu về tình hình kinh tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài" đếncác cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và các tổ chức, tập đoàn lớncủa nước ngoài
- Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức nhiềucuộc hội thảo, hội nghị để giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố và lắngnghe nguyện vọng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp ý nhằm cải thiệnhơn nữa môi trường đầu tư của thành phố
I.4.1.2 Thu hút đầu tư nước ngoài tại Bình Dương.
Bình Dương là một trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư nướcngoài nhất cả nước Tính đến hết năm 2005, tính đã thu hút được 1142 dự án với
Trang 33tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5357,4 tỷ USD, đứng vị trí thứ tư sau Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai Trong tổng số dự án đã cấp phép, hiện có
840 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 3.941 tỷ USD, số dự áncòn lại đang làm thủ tục triển khai Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của BìnhDương cho phép rút ra một số nhận xét cụ thể sau:
- Công tác xúc tiến, thẩm định các dự án đầu tư và quản lý dự án sau cấpphép trên địa bàn tỉnh đã có những bước cải cách đáng kể về thời gian cũng nhưtrình tự thủ tục
- Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, công khai quy định trình tự thủtục đầu tư, giải quyết thủ tục nhanh chóng cho các nhà đầu tư ban hành các quyđịnh nhằm giảm thiểu sự tốn kém về mặt thời gian, chi phí của doanh nghiệptrong thủ tục hành chính
- Các vướng mắc của các doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh xem xét, giảiquyết kịp thời nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh; nếu thuộc thẩmquyền Trung ương UBND Tỉnh phối hợp cùng doanh nghiệp kiến nghị đến cấp
có thẩm quyền
- Quy hoạch, hình thành, và phát triển nhanh chóng các khu công nghiệptập trung các cụm quy hoạch công nghiệp đã tạo tiền đề quan trọng cho công táckêu gọi đầu tư nước ngoài vào Tỉnh
- Chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: phát triển hạ tầng khucông nghiệp, đầu tư giao thông, cung cấp điện nước, đào tạo nhân lực, đầu tư vốncho phát triển mạng lưới giao thông, điện nước, dịch vụ, tạo nền tảng để kêu gọi,thu hút đầu tư nước ngoài
I.4.1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tính đến hết năm 2005, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 181 dự
án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là: 4512,1triệu USD Trong đó vốn nước ngoài góp là 2128,2 và vốn Việt Nam góp 283,9
Trang 34triệu USD Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép rút
ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Quy hoạch 9 Khu công nghiệp tập trung với quy mô khoảng trên 4.000 ha
và cho đến nay Chính phủ đã phê duyệt quyết định thành lập 7 khu với tổng diệntích 3.185 ha Để tạo điều kiện và cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp sản xuấtchế biến vừa và nhỏ, Tỉnh đã quy hoạch và dự kiến trong giai đoạn từ nay đến
2010 sẽ đầu tư 18 cụm công nghiệp trên các huyện, thị xã trên địa bàn Tỉnh vớidiện tích khoảng 30 - 40 ha/cụm
Áp dụng thủ tục "một cửa" trong việc thẩm định, cấp giấy phép đầu tư tạiđịa phương cho các dự án nằm ngoài khu công nghiệp Đối với các dự án bêntrong khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã ban hành áp dụngtrình tự giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp khu công nghiệp và công ty phát triển
hạ tầng khu công nghiệp
- Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND Tỉnh vào năm
2003, xây dựng và thông qua chiến lược xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàugiai đoạn 2005 - 2015
Thành lập một số trung tâm thuộc các Sở chuyên ngành phục vụ công tácxúc tiến đầu tư như: Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Thương mại), Trung tâmxúc tiến du lịch (Sở du lịch), Trung tâm dịch vụ đối ngoại (Sở đối ngoại), Trungtâm nghiên cứu phát triển và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Sở KH - ĐT)
Tóm lại, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố cho thấy
để thu hút FDI các tỉnh và thành phố đã: (i) cải cách thủ tục hành chính, thực hiện
"cơ chế một cửa", giảm thiểu thời gian thẩm định và cấp phép đầu tư, (ii) quantâm tới đầu tư cơ sở hạ tầng và có sự chuẩn bị tích cực về nguồn nhân lực cácdoanh nghiệp FDI, (iii) thực hiện quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp đểthu hút đầu tư nước ngoài, (iv) đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại, thànhlập đơn vị chuyên trách về xúc tiến đầu tư nước ngoài, (v) quan tâm giải quyết
Trang 35những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI thông qua trang WEB, đườngdây nóng hoặc thành lập tổ giải quyết vướng mắc Những kinh nghiệm này sẽđược xem xét nghiên cứu trong việc xây dựng những giải pháp thu hút FDI chotỉnh Hải Dương giai đoạn 2007-2010.
Trang 36Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2001-2006.
II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI.
II.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương.
Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng của Việtnam, giáp Thành phố cảng Hải Phòng và các tỉnh như Hưng Yên, Quảng Ninh,Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang Tỉnh hải Dương có diện tích km2, là một tỉnhnằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế quan trọng phía Bắc là Hà Nội- HảiPhòng- Quảng Ninh Hải Dương là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi nhưQuốc lộ 5, tuyến đường sắt nối Hà Nội với Hải Phòng Bên cạnh đó còn có Quốc
lộ 18 A, 183 đi Quảng Ninh Hiện nay tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chínhgồm Thành phố Hải Dương và 11 huyện Hải Dương được nổi tiếng với nhữngđặc sản như Vải Thanh Hà, Bánh đậu xanh, và một vài sản phẩm công nghiệpnhư gốm sứ
Thành tựu lớn nhất của tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua là pháttriển toàn diện, ổn định về mặt kinh tế và từng bước trở thành tỉnh có cơ cấu kinh
tế phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Bên cạnh thành tựuphát triển Hải Dương còn duy trì và phát triển được khu vực sản xuất tư nhântruyền thống là Bánh đậu xanh Hải Dương là tỉnh có thu hút đầu tư nước ngoàitương đối lớn so với các địa phương khác trong cả nước Hiện nay Hải Dương có
07 KCN là Hoà An, Việt Hoà (TP Hải Dương), Nam Sách (huyện Nam Sách),Đại An, Phúc Điền (huyện Cẩm Giàng), Tân Dân, Văn An (huyện Chí Linh) đãthu hút gần như đầy các dự án trong nước và quốc tế đầu tư vào đây Khôngnhững phát triển kinh tế Hải Dương còn mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, cácnguồn lực huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội được sử dụng ngày cànghiệu quả, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được cải thiện
Có thể nói nhờ có những điều kiện thuận lợi, Hải Dương đang từng bướcphát triển kinh tế một cách bền vững với bản sắc riêng Sự phát triển kinh tế cuả
Trang 37tỉnh Hải Dương đã góp phần làm cho khu vực Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng
và khu vực phía Bắc nói chung tạo ra một sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trongnước và quốc tế, tạo một hình ảnh tốt về sự năng động, sáng tạo về chủ chươngchính sách phát triển kinh tế
Năm 1996 là năm mà Hải Dương thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 300 tỷVNĐ và nguồn thu đã cân đối được với chi ngân sách của tỉnh Nó là mốc đánhdấu sự thành công trong phát triển kinh tế giai đoạn 10 năm sau khi chuyển đổisang cơ chế thị trường Giai đoạn 1986-1996 Hải Dương đã từng bước khắc phụckhó khăn chú trọng phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là sản xuất cácsản phẩm truyền thống để xuất khẩu như bánh đậu xanh Bên cạnh đó chú trọngphát triển đều các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ Chính điều này đã tạo cho kinh
tế Hải Dương dần dần đi vào ổn định và phát triển Sự phát triển kinh tế xã hội từ
đó cho đến nay gồm những giai đoạn như:
1) Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000
Giai đoạn này nền kinh tế thị trường cả nước đã phát triển, từng bước đạtđược kết quả tốt về phát triển kinh tế Bên cạnh đó Hải Dương cũng có nhữngthành tựu nhất định như tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,2 % /năm Côngnghiệp có tốc độ tăng bình quân là 10,6%
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương mới bắt đầu phát triển nhưng doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 nên hoạt độngFDI vào Hải Duơng giai đoạn này không có sự gia tăng nhiều Đến cuối năm
2000 toàn tỉnh Hải Dương mới có 18 Dự án FDI đăng ký đầu tư với tổng số vốnđăng ký là 371,2 triệu USD, trong đó có Dự án FORD ôtô với số vốn 102,7 triệuUSD (năm 1995) và công ty xi măng Phúc Sơn với tổng số vốn đăng ký là 265triệu USD (1996) còn lại là những dự án trung bình và nhỏ
2) Giai đoạn 2001 đến 2006
Trang 38Hệ thống giao thông Hải Dương được cải thiện đáng kể, ngoài nhữngQuốc lộ được Chính phủ xây dựng, cải tạo nâng cấp như các Quốc lộ 5, 183,18chính quyền tỉnh Hải Dương còn đầu tư xây dựng và cải tạo những đường trongtỉnh tạo ra một hệ thống giao thông thuận lợi Với lợi thế về giao thông thuận lợi,đặc biệt là Quốc lộ 5 xây dựng mới, nối Hà Nội với Hải Phòng đã tạo cho HảiDương có sự hấp dẫn về thu hút đầu tư FDI và đầu tư trong nước.
Giai đoạn này kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao và cơ cấu kinh tế tiếptục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 67% so với năm 2000,bình quân tăng 10,8%/năm (thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 9,2%/năm);trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%/năm,khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%/năm, khu vực dịch vụ tăng 10,6%/năm Như vậy, so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương caohơn và xấp xỉ vùng Đồng bằng sông Hồng (cả nước 7,5%/năm, các tỉnh vùngĐồng bằng sông Hồng 10,9%/năm)
Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH
và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001)
2005
Bình quân2001-2005
Nguồn : UBND tỉnh Hải Dương
Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hếtcác ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khácao Trong 5 năm (2001 - 2005), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sảnbình quân mỗi năm tăng 5%, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, lâm nghiệp giảml,4%/năm và thuỷ sản tăng 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng
Trang 3922,1%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân tăng9,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,1%/năm (tổng cộng 5 nămước đạt 393 triệu USD; kế hoạch 300 triệu USD)
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng khôngngừng tăng lên; từ năm 2001 đến 2005 lần lượt là 37,8%, 39,6%, 41,5%, 42,4%,43,2% Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 28,0% năm 2000 lên 29,6% năm
2005 Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếplại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhànước đã giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế này vẫn ở mức trên 35%.Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, tỷ trọng từ 54 - 55% Tỷtrọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,3% năm 2000 lên 9,6%năm 2005
Vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh
Trong 5 năm qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư chophát triển Tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm (2001 - 2005) ước đạt 22.615 tỷđồng, tăng 64% so với 5 năm (1996 - 2000), tăng 37% so với kế hoạch, trong đóvốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 10.943 tỷ đồng, chiếm 48,3% tổng vốnđầu tư, bằng 183,9% kế hoạch; vốn đầu tư cho phát triển sản xuất đạt 11.672 tỷđồng, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư, bằng 112% kế hoạch
Môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh được cải thiện theo hướng tích cực; hệthống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, tạo điềukiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển Nhiều thành phần kinh tếcùng tham gia đầu tư; kinh tế nhà nước tiếp tục được củng cố, giữ vững vai tròchủ đạo; kinh tế tư nhân tăng mạnh và trở thành một nguồn lực quan trọng chophát triển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế Nhiều doanh nghiệp đãvượt qua khó khăn, huy động được thêm vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh kháhơn và làm ăn có lãi, sản xuất ổn định, thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc
Trang 40Việc thư hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã góp phần quantrọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tạo thêm được nhiều việc làm mới, gópphần tăng thu nhập cho dân cư và ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn
Sau 5 năm thực hiện, có thể khẳng định chương trình ''Thu hút và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Hải Dương giai đoạn
2001 - 2005'' đã được tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt và đạt được kết quả cao
Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt
Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, việc điều chỉnh mức lương tốithiểu từ 210 nghìn đồng năm 2001 lên 290 nghìn đồng năm 2003 và 350 nghìnđồng từ tháng 10/2005 cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xoá đóigiảm nghèo có kết quả, thu nhập của lao động hợp tác quốc tế tăng mạnh nên đờisống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nânglên rõ rệt
Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, năm 2004 thu thập bình quân
1 người / tháng đạt 456 nghìn đồng, tăng 66,5% so với năm 1999, trong đó khuvực thành thị đạt 650 nghìn đồng, tăng 69,7%; khu vực nông thôn đạt 420 nghìnđồng, tăng 63,5% Trong 5 năm qua, trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương khôngxảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt Nhiều hộ ngoài chi tiêu cho đời sống hàngngày còn có tích luỹ xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm đồ dùng lâu bền, tích luỹtrong dân đã đần được tăng lên
Khoảng 120.000 việc làm mới cho người lao động được giải quyết, gấp 2lần so với giai đoạn 1996-2000, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thịxuống còn dưới 5% và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% vào năm 2005 Chươngtrình xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; cơ bản xoá xong hộ nghèo thuộcdiện chính sách; hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre; các gia đình chínhsách, gia đình nghèo được quan tâm hơn
Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu