Tính cấp thiết của đề tài Như mọi người đã biết, hiện nay đói nghèo là một vấn đề lớn và nhức nhồi đối với toàn cầu, đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ
Trang 1MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như mọi người đã biết, hiện nay đói nghèo là một vấn đề lớn và nhức nhồi đối với toàn cầu, đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và đã trở thành một thách
thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc
và từng địa phương.Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể Trước hết là sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng xuất và sản lượng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi tăng khá
nhanh Từ một nước phải lo nhập khẩu lương thực, nước ta đã trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhát thế giới Tuy nhiên, nước ta cũng còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn Trong đó có vấn
đề đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với
khoảng cách ngày càng giãn rộng
Dân số nước ta gần 80% là lao động nông nghiệp, Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng suất tháp một bộ phận dân
cư còn sống ở mức nghèo đói nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số Các đối tượng này rất khó tiếp cận với tín
dụng tại các ngân hàng thương mại vì họ không có điều kiện về tài sản
đảm bảo nợ vay, chưa quen với vốn tín dụng để phát triển sản xuất
Do vậy, Xoá Đói Giảm Nghèo (XĐGN) là việc làm được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm không những cho phát triển kinh tế mà còn là
mục tiêu chính trị xã hội mang tính chiến lược lâu dài và được đặt
thành chương trình quốc gia và có nhiều chính sách để thực hiện Phát triển Kinh tế - Xã hội phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN Trong rất nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện chương trình này, Chính phủ Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc tạo lập kênh dẫn vốn tới hộ nghèo còn gặp khó khăn trong sản
xuất Nhiều chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo bắt đầu từ những khoản vốn nhỏ được cho người nghèo vay với lãi xuất thấp từ
Trang 2nguồn ngân sách của Chính phủ hoặc các Ban ngành, đoàn thể đã ra đời nhằm phục vụ mục tiêu XĐGN của Đảng và Nhà nước trong vòng
18 năm, cùng với yếu tố đổi mới nền kinh tế vai trò tín dụng đặc biệt
tín dụng hỗ trợ người nghèo đã giúp cho hơn 30 triệu người thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 11% năm
2011 theo tiêu chuẩn quốc gia
- _ Huyện Bắc Trà My với dân số khoản 41.605 người, nhưng hơn 90% dân số sống bằng nông nghiệp do kỹ thuật còn lạc hậu, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giá cả biến động và thiếu vốn sản xuất nên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao gần 47% theo tiêu chí mới hiện nay Để nâng cao thu nhập cho người
dân và giảm tỷ lệ nghèo, chương trình XĐGN được các cấp lãnh đạo
xác định là vấn đề có tính chiến lược lâu dài và luôn đặt công tác này
như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển
Kinh tế - Xã hội Trong rất nhiều giải pháp để thực hiện chương trình
XĐGN, tín dụng cho người nghèo đặc biệt là chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo được các cấp lãnh đạo quan tâm và thực hiện rất sớm Điều này giúp cho nông dân, phụ nữ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, hiệu qủa thực tế chương trình này như thế nào? Có đáp ứng
đúng mong đợi hay không? Tình hình thực hiện chương trình này ra
sao? Khó khăn cần phải giải quyết là gì? Giải pháp nào nên được đưa ra? Dé tra loi những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện BÁC TRÀ MY” nhằm tìm hiểu thuận lợi, khó khăn và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu qủa chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo trong công tác giảm nghèo tại địa phương
2 Mục tiêu nghiên cứu
- _ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và tín dụng đối với hộ nghèo.
Trang 3- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu qua cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng Chính Sách Xã Hội (CSXH) huyện Bắc Trà My
- Dé xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa tín dụng hộ nghèo
tại PGD Ngân hàng CSXH Huyện Bắc Trà My
3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng về hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo trong công tác xóa đói giảm nghèo tại PGD NHCSXH huyện Bắc Trà My
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Bắc Trà My
3.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động của các cơ quan liên quan đến hoạt động
cho vay hỗ trợ người nghèo từ năm 2009 đến 2011
4 Phương pháp nghiên cứu
4.2 Phương pháp kỹ thuật nghiên cứu cụ thể
4.2.1 Thu thập thông tin
4.2.1.1 Thu thập, phân tích nguồn thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập tại các phòng ban có liên quan như Ban
Chỉ đạo Xóa Đói Giảm Nghèo và Giải Quyết Việc Làm huyện Bắc Trà My, Ngân hàng CSXH huyện Bắc Trà My, Hội Phụ Nữ,Hội Cựu Chiến Binh,
Hội Thanh Niên và Hội Nông Dân huyện Bắc Trà My, Kết qủa thu thập số
liệu cho chúng ta biết được tình hình đói nghèo, tình hình hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, kết qủa đạt được với công tác XDGN
4.2.1.2 Thu thập, phân tích nguồn thông tin sơ cấp
Trang 45
Trong phần thu thập số liệu ban đầu đề tài thu thập cả số liệu định tinh và
số liệu định lượng qua điều tra phỏng vần trực tiếp nông dân tham gia vay
chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo và trao đổi với lãnh đạo quản lý chương trình này ở huyện và xã Từ kết qủa thu thập này, chúng ta sẽ
biết được thông tin về tình hình vay vốn, sử dụng vốn, hiệu qủa sử dụng vốn vay của người nghèo Cùng với số liệu thứ cấp, chúng ta sẽ đánh
giá mặt đạt được cũng như các tồn tại chương trình trong việc hỗ trợ giảm nghèo, nhằm đề nghị giải pháp nâng cao hiệu qủa chương trình trong tương lai
4.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Để tiến hành phân tích số liệu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích số liệu cụ thể sau:
-_ Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả
sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng Kinh
tế - Xã hội Mô tả quá trình cho vay của các tổ chức liên quan và quá
trình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân
-_ Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu Thông qua phương pháp này mà rút ra được các
kết luận về tác động của các nguồn vốn hỗ trợ đối với giảm tỷ lệ nghèo
trong từng giai đoạn;
trước khi vay vốn và sau khi sử dụng nguồn vốn cho vay, của các hộ vay vốn hỗ trợ
Tổng quan về đói nghèo
khái niệm đói nghèo
Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo
Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo
Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo
Trang 51.2.1 Yếu tố khách quan
1.2.2 Yếu tố chủ quan
1.3 Tín dụng và hiệu qủa tín dụng đối với hộ nghèo
1.3.1 Những vấn dé cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo
1.3.2 Hiệu quả tín dụng hộ nghèo
Chương 2 THỰC TRANG VE HOAT DONG CHO VAY HO NGHEO TAI PGD NGAN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BẮC TRÀ MY TỪ NĂM 2009-2011
2.1 Tình hình đói nghèo tại huyện Bắc Trà My
2.1.1 Tổng quan về Kinh tế - Xã hội huyện Bắc Trà My
2.1.2 Thực trạng đói nghèo tại huyện Bắc Trà My
2.2 Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển mô hình tổ chức và hoạt động của PGD
NHCSXH huyện Bắc Trà My
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.2.2 Mô hình tô chức và hoạt động của ngân hàng
2.3 Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Bắc Trà My
2.3.1 Nguồn vốn tại PGD NHCSXH huyện Bắc Trà My từ năm 2009-201 I
2.3.2 Hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Bắc Trà My tir nam 2009-2011 2.3.2.1 Phan tich dién bién du no cho vay tại PGD NHCSXH từ năm 2009-2011
2.3.2.2 Phân tích diễn biến dư nợ cho vay hộ nghèo qua các tổ chức Chính trị - Xã hội từ năm 2009-2011
2.3.2.3 Phân tích cơ cầu cho vay hộ nghèo theo thời hạn vay tại PGD NHCSXH huyện
Bac Tra My tir nam 2009-2011
2.3.2.4 Phân tích cơ cầu cho vay hộ nghèo theo mục đích vay
2.3.2.5 Phân tích dư nợ cho vay hộ nghèo trên tổng nguồn vốn
2.3.2.6 Phân tích dư nợ cho vay hộ nghèo trên dư nợ cho vay
2.3.3 Kết quả hoạt động tài chính
2.4 Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo
2.4.1 Những kết quả đạt được
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT DONG CHO VAY ĐÓI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN BẮC TRÀ MY
Trang 63.1 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay hộ nghèo
3.1.1 Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ nghèo
3.1.2 Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ
3.1.3 Tăng trưởng nguồn vốn đề đảm bảo đủ vốn cho người nghèo
3.1.4 Kết hợp chặt chẽ giữa các Ngành, Đoàn thé, Chính quyền với NHCSXH
3.1.5 Kết hợp nguồn vốn vay hồ trợ người nghèo với các dự án khác
3.1.6 Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và cách hạch toán cho người nghèo
3.2 Một số kiến nghị
3.2.1 Kiến nghị đối với người dân
3.2.2 Kiến nghị đối với các tổ chức TK&VV
3.2.3 Kiến nghị đối với UBND và các tô chức CT — XH các cấp
3.2.4 Kiến nghị đối với nhà nước
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO
1.1 Tổng quan về đói nghèo
1.11 khái niệm đói nghèo
Theo các nhà khoa học, nghèo là một vân đề khó có khái niệm chung dé do lường và hiều cho thấu đáo Do đó, tùy vào quan niệm và cách tiếp cận mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về nghèo đói
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á — Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào 9/2003 Các quốc gia đã thống nhất cao và cho rằng:
“nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: Con người bị coi là nghèo khổ
khi mà thu nhập của họ ngay dù khi thích đáng để họ có thê tồn tại, rơi xuống rõ
rệt đưới mức thu nhập của cộng đồng Khi họ không có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức
Ngân hàng thế giới cho rằng: Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi
túng thiếu về vật chất Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn
Trang 7Hiểu một cách chung nhất thì nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lý do nào đó không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh
tế, xã hội và phong tục tập quán của chính xã hội đó Biểu hiện của việc không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản đó, chang han, 1a tinh trang thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh cao, tuổi thọ thấp sẻ
Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo
Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo là công cụ quan trọng đề xác định mức độ và tình trạng nghèo của mỗi quốc gia Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo có thẻ được
hiểu là một chuẩn mực chung nào đó mà người hay hộ nào đó có thu nhập hoặc chỉ tiêu dưới mức chuẩn chung sẽ được coil à nghèo Tiêu chí này là một khái niệm động, thay đổi theo thời gian và được điều chỉnh hợp lý theo tình
hình phát triển của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên thề giới
a) Phân loại chuẩn nghèo đói theo Ngân hàng thể giới
Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của
Ngân hàng thể giới (WB) dua ra dé phân tích tình trạng nghèo của quốc gia
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn nghèo đói theo sự phân loại của Wỏld Bank
(USD/người/ngày)
Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển - PGS.TS Đinh Phi Hồ
Trang 8Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu riêng của nước mình dựa vào
điều kiện cụ thể về kinh tế của từng giai đoạn phát triển nhất định, do đó mức thu
nhập tối thiểu được thay đồi và nâng dần lên
Theo báo cáo về tình hình nghèo đói của Ngân hàng thế giới, với chuẩn nghèo trên, số người sống dưới mức nghèo khô trên thế giới đã giảm rõ rệt trong vòng
15 nam qua (1981 — 2005), song tốc độ giảm vẫn chậm và số người nghèo vẫn còn rất lớn
Đến năm 2008, Ngân hàng thế giới đã nâng từ 1USD/người/ngày lên 1,25
USD/người/ngày (theo chỉ số giá cá năm 2005) Theo tiêu chuẩn này, số người nghèo trên thé giới đã giảm từ 1,9 ty người xuống còn I,4 tỷ người trong vòng 1⁄4
thế ký
b) Phân loại chuẩn nghèo đói theo Việt Nam
Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đành cho người nghèo phải căn cứ vào chuân nghèo mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành trong từng giai đoạn
Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định 170/2005/QĐÐ —
TT ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/tháng hay 2.400.000 đồng/người/năm trở xuống là nghèo.
Trang 9+ Khu vuc thanh thi: nhitng hé cé mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng hay 3.120.000 đồng/người/năm trở xuống là nghéo
e Giai đoạn từ năm 2011-2015 chuẩn nghèo được áp dụng theo Quyết định 09/2011/QĐ - TTg ngày 1/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ
+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng hay 4.800.000 đồng/người/năm trở xuống là nghèo; hộ có
mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng — 520.000 đồng/người/tháng là hộ
1.1.3 Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo
a)_ Đói nghèo là nguyên nhân gây mắt ồn định xã hội, phá hoại môi trường và cản
trỏ nâng cao dân trí
Đa số người nghèo hiện sóng tại khu vực nông thôn Sự chênh lệch ngày càng
tăng giữa nông thôn và thành thị là nguyên nhân chính gây nên các vẫn đề xã
hội Ở nông thôn đất sản xuất có hạn và ngày càng bị thu hẹp; ngành nghề phụ một số nơi không phát triển và có thu nhập thấp hoặc không có ngành nghề phụ dẫn đến thời gian nông nhàn nhiều, hậu qủa góp phần nảy sinh các tệ nạn
xã hội như cờ bạc, trộm cấp, nghiện hút Những mat mat di kềm đó là việc các
hộ nghèo buộc phải bán đất, di đân tự do ra thành thị và ven đo thị, nơi họ sinh thiếu hoặc không có những dịch vụ cơ bản, một bộ phận con cái họ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm (trộm cấp, buôn bán hàng cam, gai mai dam ) va sw xuống cấp của môi trường xunh quyanh tăng ở mức ngoài kiểm soát Nhiều hộ
cả vợ chồng bỏ ra thành phố làm ăn, một năm về nhà vài lần, ở nhà các con tự nuôi nhau hoặc ở nhà với ông bà đã lớn tuổi, các con thiếu sự quản lý, thiếu tình thương bố mẹ, nhiều trường hợp học hành giảm sút bị bỏ đở, tham gia trộm cắp
Tại thành phố sự chênh lệch giàu nghèo rõ nét, thiếu việc làm, không có đất để sản xuất dẫn đến một số người làm ăn phi pháp, tệ nạn nghiện hút ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng
Trang 10b)_ Đói nghèo làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước Mục tiêu tổng quát của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm 2001-2010 là: “ Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hóa, tinh thần cho nhân dan; tạo điều kiện nền tảng đề đến năm 2020 Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cầu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh
được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được
hình thành về cơ bản; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao” Tăng trưởng phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện sức khỏe cộng đồng, XĐGN và ngăn chan kịp thời và có hiệu qủa các tệ nạn xã hội Muốn thực hiện các mục tiêu nêu trên, thì yếu tô con người là yếu tố đầu tiên và có tính chất quyết định Vì vậy, phát triển con người là mục tiêu hàng đầu, vừa là động lực to lớn khơi dậy mọi tiềm năng của cá nhân và tập thể trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh XĐGN là một trong những chính sách xã hội hướng phát triển con người, nhất
là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước Đói nghèo và lạc hậu bao giờ cũng đi đôi với gia tăng dân số, suy giảm thẻ lực, trí lực Vì vậy, XÐGN là một yêu cầu cấp
thiết để phát triển một xã hội bền vững
ce)_ Xóa đói giảm nghèo bảo đảm cho đất nước giàu mạnh và xã hội phát triển bền vững
XDGN khong chỉ là công việc trước mắt, mà còn là nhiệm vụ lâu dài; trước mắt
là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo Lâu dài là xoá hộ nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phan dau xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh XDGN góp phần thực hiện công bằng xã hội thể hiện trên cac mặt:
Mở rộng cơ hội lựa chọn choc ác nhân và nhóm người nghèo, nâng cao năng lực
cá nhân dé thực hiện hiệu qủa sự lựa chọn của mình trong tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống
Tạo cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng cach và chênh lệch qúa đáng về mức sống giữa nông thôn và thành thị, các nhóm dân cư XĐGN tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn, từng bước thực hiện sự phân
Trang 11phối công bằng cả trong khâu phân phối tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết qủa sản xuất cho mỗi người, nhất là nhóm người nghèo
Hỗ trợ tạo cơ hộ cho người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội, nhất là những dịch vụ
xã hội cơ bản
XĐGN không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động, mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động vương lên thoát nghèo XĐGN
không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối
tượng có nhiều khó khăn; mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm
sự ổn định cho giai đoạn “cất cách”
Do vậy, các chính sách ban hành đề thực thi chương trình XĐGN giữ vai trò quan trọng, góp phần tích cực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao, tạo cơ hội thuận lợi để người nghèo
và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội sản xuất kinh doanh và hưởng thụ được từ thành qủa tăng trưởng, tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong cả nước
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo là hiện tưọng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong qúa trình phát triển; đặc biệt đối với nước ta
qua qúa trình chuyền sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm là nước nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo đề đạt được mục tiêu của xã hội Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ồn định công bằng xã hội, góp phần thúc đây phát triển kinh tế Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã
đề ra là phát triển kinh tế, ồn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
e _ Giảm nghèo là mục tiêu quốc gia
Tại kỳ hợp 10 Quốc hội khoá X đã đưa ra mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-
2005 trong đó tỷ lệ nghèo đến năm 2005 phần đấu giảm còn 10% Và kết qủa đến hết năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 5% (tiêu chí cũ)
Trang 12Mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2010 xuống còn 15% (tiêu chí
mới) và coi giảm đói nghèo là ưu tiên mang lại công bằng xã hội
e _ Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên Hợp Quốc
Tại hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000,
189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bó mục tiêu Thiên niên
kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm
2015 Đây là sự đồng thuận chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọg toàn cầu trong thế ký 21 cũng như cam kết chung
về việc giải quyết những thách thức này
Trong tám Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam cam kết thực hiện trong đó có mục tiêu về nghèo đói hiện đang được Đảng và Nhà nước ta thực hiện rất tích cực và Việt Nam cam kết phan đấu đến năm 2015 hoàn thành các mục tiêu của Liên Hợp Quốc trong đó có chỉ tiêu giảm nghèo
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo
Đói nghèo do rất nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy cũng có rất nhiều yéu tố ảnh
hưởng đến đói nghèo Trong đó phải kê đến một số yếu tô cơ bản có ảnh hưởng đến
đói nghèo của huyện như sau:
1.2.1 Yếu tố khách quan
a) Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp thuần
túy của huyện Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp luôn bị rơi vào tình cảnh mắt mùa, có năm mắt trắng ở một số xã đói với diện tích lúa nước( năm 2009) Bên cạnh mắt mùa thì thời tiết còn ảnh hưởng đến chăn nuôi, năm 2009 do thời tiết rét đậm rét hại kéo dài nên rất nhiều đàn trâu
bò của người dân đã bị chết, vì ở đây người dân có thoái quen chăn thả
trong rừng không làm chuồng trại, nên không có sự chuẩn bị đẻ tránh rét
gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống của người dân Đây không chỉ là do thiên nhiên ngày càng biến đổi phức tạp khó lường mà còn
do một phần bàn tay con người gây ra Việc thiếu ý thức trong bảo vệ rừng là nguyên nhân điền hình gây ran hiều lũ quét khí hậu thay đổi theo chiều hướng
Trang 13b)
©)
ngày càng xâu đi Do tàn phá rừng và môi trường thiên nhiên nên tự nhiên không còn tuân theo quy luật vốn có của nó nữa Chính việc này gây ra hiệu qủa sản xuất nông nghiệp tụu giảm đáng kể và chăn nudi thua lỗ Không ai khác gánh chịu hậu qủa này đó chính là người nông dân Khi rơi vào cảnh mắt mùa thì người nghèo lại càng nghèo hơn Bên cạnh việc sản xuât nông nghiệp thì người dân rất khó đề chuyền đổi canh tác Một phần la do địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi và một phần là do khí hậu phức tạp hạn chế khả năng canh
tác Nên dựa vào địïa hình ở địa phương thì một số địa phương người dân đã chuyền sang trồng rừng Chính vì những lý đo nêu trên mà nghèo đói vẫn còn tồn tại ở huyện và một phần cũng là do điều kiện tự nhiên gây ra
Yếu tố kinh tế xã hội
Nền kinh tế còn non trẻ do việc huyện mới được thành lập không lâu, sự ổn định cần thiết của nó cũng chí là bước đầu Để có thể tạo cơ hội cho người dan
có nhiều việc làm hơn, có thu nhập cao hơn là từ nông nghiệp thuần túy vẫn phải có thời gian Chính vì vậy khó có thể tránh khỏi sự chênh lệch về kkinh
tế cũng như là thu nhập của người dân so với các địa phương khác Thực tế cho thấy, khi kinh tế chưa thực sự ổn định, tác động của nó đến đời sống người dân là rất lớn Nó không chỉ gây ra tình trạng thiếu việc, thiếu cơ sở vật chất mà còn kìm hãm chính sự phát triển của con người.Như vậy người dân rơi vào cảnh nghèo đói là một điều khó thể tránh khỏi Hiện tượng này không chỉ xảy ra với huyện Bắc Trà My mà còn xảy ra trên phạm vi tỉnh, cả nước và trên toàn thế giới Dẫu sao đây cũng chỉ là tác động của nền kinh tế xã hội đối
với tình hình đói nghèo Trong tương lai thì cũng chính nền kinh tế sẽ đặt bút
xóa cho tình hình đói nghèo
Yếu tố chính trị
Thực tế công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện được rất nhiều sự ủng hộ từ nhân dân trong huyện và các địa phương lân cận Tuy nhiên, huyện lại có thành phần dân cư da dang, trong đó có nhiều đồng bao là dân tộc thiêu sé, nên việc thống nhất quan điểm của họ không thẻ trong thời gian ngắn Nhất là nền chính trị của huyện đang còn non trẻ, bộ máy lãnh đạo chưa thể trơn tru
Trang 14Do chính bản thân người nghèo
Thiéu vốn sản xuất: đây là nguyên nhân chủ yêu nhất Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luan quan, san xuat kém, làm không đủ ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm báo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa họ
Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương pháp sản xuất kém hiệu qủa Phương pháp canh tác cô truyền đã di sau vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống
ở nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện con cái thất học Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo trong huyện không thể nâng cao
trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một lực cản lớn nhất hạn chế tăng thu nhập, trình độ sản xuất kinh đoanh kém dẫn đến nâng xuất thấp, không hiệu qủa
Bệnh tật và sức khỏe yêu cũng là yếu tố đây con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng
Nguyên nhân do sinh đẻ nhiều mà đất đai lại ít, nên dẫn đến không có đất canh tác Mặc dù chính quyền địa phương đã vận động thực hiện chương trình sinh đẻ có kế hoạch nhưng nhìn chung vẫn chủa máy hiệu qủa Sinh đẻ nhiều
dẫn đến trong một hộ gia đình người làm thì ít mà người ăn theo thì nhiều, do
đó thu nhập bình quân thấp, đời sống khó khăn lại càng khó khăn hơn
Thiếu việc làm bao giờ cũng là yếu tố tiềm ân dẫn đến nghèo đói, không nâng động tìm việc làm, lười biếng Dẫn đến các tệ nạn xấu như nghiện hút, cờ bạc, rượu chè làm ảnh hưởng đến đời sống gia đình và xã hội
Do cơ chế, chính sách các cấp
Cơ chế và chính sách đối với người nghèo chưa thật sự đồng bộ, còn chồng chéo với chính sách XĐGN, đặc biệt là chưa thực hiện được chính sách xã hội hóa trong việc thực hiện chương trình Xóa đói giảm nghèo
Trang 151.3 Tin dụng và hiệu qua tín dụng đối với hộ nghèo
1.3.1 Những vấn đề cơ bản vẻ tín dụng đối với hộ nghèo
+ Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng c) Vai trd cua tin dụng Ngân hàng đối với hộ nghèo
Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa các Ngân hàng, cac tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân Thực tế cho thấy tín
dụng Ngân hàng kích thích sự tăng trưởng kinh tế, gia tang tich ty von dé đầu tư vào qúa trình sản xuất nhằm nâng cao lợi nhuận cho toàn bộ nền kinh
tê
Như chúng ta biết, nông ngiệp nông thôn nước ta có một vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt, vì vậy trông những năm gần đây, Đảng và chính phủ ta đã rất chú trọng tập trung đầu tư trong nông nghiệp nông thôn, đây mạnh CNH-HĐH trong nông thôn,
nâng cao đời sống người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo đói (chủ yếu ở trong khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa), muốn làm những điều này Đảng và chính phủ ta đã
có nhiều chính sách yêu đãi đối với các hộ đói nghèo, áp dụng các chính sách như: hỗ trợ các hộ nghèo đói về vốn thông qua hoạt động của các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mà cụ thé 1a ngân hàng phục vụ người nghèo Đất nước ta đang từng ngày đồi mới, từng bước vươn lên hoà nhập cùng thế giới nhưng tỷ lệ nghèo đói ở nước ta còn cao cho nên vấn đề đâu tư phát triển nông nghiệp nông thôn đặc biệt là vấn đề giám bớt tỷ lệ các hộ nghèo đói của nước ta là một vấn đề hết sức quan trọng trong công cuộc đồi mới đất nước ta Chính vì vậy mà tin dụng ngân hàng có vai trò hêt sức quan trọng trong vấn đề giảm bớt tỷ lệ các hộ nghèo đói trong cả nước Nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông
Trang 16thôn, tại Hội nghị lần thứ V khoá VII của Đảng đã chỉ rõ “Khai thác phát triển các nguồn tín dụng của nhà nước và nhân dân tạo điều kiện tăng tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn sản xuất, ưu tiên cho các hộ nghèo, vung nghèo vay vốn dé sản xuất”
Một nền kinh tế không thê tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, ồn định mỗi khi trong xã hội vẫn còn ton tai tỷ lệ hộ nghèo đói khá cao Do vậy phát triển nông nghiệp nông thôn đề giải quyết vân đề đói nghèo đã và dang trở thành một yêu cầu cấp bách không chỉ về mặt phương diện kinh tế mà còn cả về phương điện xã hội Đầu năm 1998 Chính phủ quyết định xoá đói giảm nghèo là một trong 7 chương trình quốc gia Việc tăng cường huy động vốn trong và ngoài nước Đòi hỏi phải xây dựng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu hơn để giải quyết giảm số hộ nghèo đói nhanh hơn tăng số
hộ giàu và làm thay đổi bộ mặt nông thôn Chính vì vậy mà vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo là vô cùng quan trọng trong tình hình ngày nay
1.3.2 Hiệu qủa tín dụng hộ nghèo
1.3.2.1 Khái niệm
Hiệu quả tín dụng là một khái nệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh
tế chính trị xã hội Có thể hiểu hiệu quả hiệu quả tín dung đối với hộ nghèo là sự thõa mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vôn, những lợi ích kinh tế xã hội thu được đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
Xét về mặt kinh tế :
- Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát nghèo sau một quá trình xóa đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hòa nhập với cộng đồng Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo,giải quyết công ăn,việc làm, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế
- Giúp người xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vôn vào mục đích kinh doanh tạo thu nhập đê trả nợ Ngân hàng Xét về mặt xã hội:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn,an sinh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt hạn chế được những mặt tiêu cực
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dân giúp đỡ kỹ thuật sản xuât Nêu cao tỉnh thân tương thân tương ái giúp
đỡ lân nhau,tăng cường tình làng nghĩa xóm
Trang 17- Thông qua công tác tin dung dau tư cho những người nghèo, đã trực tiếp góp phần vào VIỆC chuyên dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuât, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới rrong nông nghiệp đã góp phần trực tiếp vào cơ câu chuyên đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội
1.3.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo
Chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng là hai chi tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu phản ánh lợi ích
do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngân háng về mặt kinh tế.Nhưng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thê và tính toán được giữa lợi ích thu được với chỉ phí bỏ ra trong qua trình đầu tư tín dụng thông qua các chỉ tiêu
Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng :chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vôn tín dụng ưu đãi trên tông sô hộ nghèo Đây là chỉ tiêu đánh giá vê sô lượng, chỉ tiêu này được tính lũy kê từ hộ vay đâu tiên đên hêt kỳ cân báo cáo kết quả: Tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn = Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay đến cuối kỳ} trước + Lñy kê số lượt hộ nghèo được vay trong kỳ bảo cáo
Ty lệ hộ nghèo được vay vốn: đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của công tác tín dụng
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn = (Tổng số hộ nghèo được vay vốn / Tổng số hộ nghèo có trong danh sách ) * 100
Số tiền vay bình quân một hộ :Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ nghèo ngày càng tăng lên hay giảm xuông, điêu đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu câu thực tê của các hộ nghèo hay không
Số tiền cho vay bình quân một hộ = Dư nợ cho vay đến thời điển báo cáo / Tổng số hộ con du nợ đên thời điêm báo cáo
Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đôi với hộ nghèo Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đâu người cao hơn chuân mực nghèo đói hiện hành
Tổng số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo = Số hộ nghèo trong danh sách đâu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - SỐ hộ nghèo trong danh sách di cư đi nơi khác + Số hộ nghèo mới vào trong kỳ
Chuong 2 THUC TRANG VE HOAT DONG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NGAN HANG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BẮC TRÀ MY TỪ NĂM 2009-2011
Trang 182.1 Tinh hinh déi nghéo tai huyén Bac Tra My
2.1.1 Tổng quan về Kinh tế - Xã hội huyện Bắc Trà My
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bắc Trà Mỹ là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam gồm 13 xã, thị trấn có 04 xã, thị tran thuộc khu vực II, 09 xã thuộc khu vực III thuộc các xã trong vùng đặc biệt khó khăn, với tổng số dân là 8.453 hộ với 41.605 nhân khẩu tính đến cuối năm 2009 trong đó gần 50% là dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm tỷ lệ 48,04% theo tiêu chí mới, cơ
sở hạ tầng đường giao thông liên xã, liên thôn đi lại khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều hạn chế nhất là đồng bào đân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng › xa mua mua thường thiếu ăn, thiếu ấ âm Tuy nhiên điều kiện tự nhiên khá thuận lợi hệ thống sông, suối nhiều tạo ra nguồn nước dồi dào, diện tích đât tự nhiên chưa sản xuất còn khá cao chiếm trên 50%, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển cây trồng, con vật nuôi
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
chưa có thông tin
2.1.2 Thực trạng đói nghèo tại huyện Bắc Trà My
2.1.2.1 Số lượng, cơ cấu hộ đói nghèo tại huyện Bắc Trà My
2.1.2.2 Nguyên nhân đói nghèo tại huyện Bắc Trà My
Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại huyện Bắc Trà My, là do phần lớn người dân ở đây
là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều hú tục lạc hậu, chưa có điều kiện được tiếp cận với giáo dục, sống ở vùng sâu vùng xa, nên điều kiện đi lại còn khó khăn, chưa biết ứng dụng kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi nên dẫn đến
hiệu quả kinh tế không cao Bên cạnh đó thì một số năm trở lại đây do điều kiện thời thiết thay đồi thất thường cũng làm ảnh hưởng xâu đến đời sống của người dân, kèm theo đó là
Trang 19sự bién động của kinh tế thị truờng làm giá cả hàng hoá tăng cao đã khiến cho đời sống của người dân ở đây ngày càng khó khăn hơn , ,
2.2 Tông quan vệ quá trình hình thành, phát triên mô hình tô chức và hoạt động của PGD NHCSXH huyện Bắc Trà My
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Theo Nghị Định số: 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính
phủ về tin dụng hộ nghèo và các đối tượng Chính sách khác, giải quyết kịp
thời nguồn vốn ưu đãi giúp nhân dân đây mạng phát triển sản xuất Lâm — Nông nghiệp góp phần tích cực vào mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của địa phương
- Ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Trà
Mỹ được thành lập theo Quyết định số: 58/QĐ-UB ngày 18/8/2003 của Uỷ ban nhân dân lâm thời huyện Bắc Trà My, thực hiện chức năng quản trị, điều hành Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bắc Trà My đi vào hoạt động theo
quyết định số 851/QĐÐ-HĐQT ngày 05/09/2003 của Hội đồng quản trị Ngân
hàng Chính sách xã hội Với chức năng tham mưu, giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bắc Trà My tô
chức triển khai thực hiện tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn
- PGD NHCSXH huyện Bắc Trà My la đơn vị trực thuộc chỉ nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn
- PGD NHCSXH Bắc Trà My là đại điện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động
theo điều lệ của tổ chức và hoạt động của NHCSXH Việt Nam
2.2.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của Phòng giao dịch
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tố chức
PGD cấp huyện: là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, điều hành
PGD huyện là Giám Đốc, giúp việc Giám Đốc là Phó Giám Đốc và các tổ nghiệp
vụ và kế toán
Trang 20Số lượng nhân viên trong PGD gồm tất cả là 9 người trong đó có 1 Giám Đốc, I Phó Giám Đốc, 2 nhân viên phòng kế toán, I nhân viên phòng kho quỹ và
4 nhân viên phòng kế hoạch — nghiệp vụ
2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc phụ trách chung và một phó giám đốc Ban giám đốc phụ trách chung về các hoạt đông tín dụng, về công tác kế toán tài vụ, về
kho quỹ, nguồn vốn, quản lý rủi ro Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, có
quyền quyết định giải quyết mọi công việc trong cơ quan, chỉ đạo mọi hoạt động phòng ban theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của PGD NHCSXH cấp tỉnh Phó Giám Đốc là người được Giám Đốc ủy quyền điều hành quan lý, theo đõi công việc của các nhân viên trong chi nhánh
- Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ tính lãi, thanh toán theo yêu cầu của khách hàng Phòng kế toán kết hợp với phòng kế hoạch- nghiệp vụ trong việc thu hồi nợ của ngân hàng Ngoài ra, phòng kế toán còn thực hiện cập nhật các số liệu
phát sinh hàng ngày tiến hành in các văn bản cân đối cung cấp cho ban lãnh đạo kịp thời ra quyết định thích hợp
+ Tổ chức giao dịch, hạch toán kế toán cấp PGD theo đúng quy định của NHCSXH
+Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư.
Trang 21+ Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo quy định hiện hành
- Phòng kế hoạch — nghiệp vụ: thực hiện các chương trình tín dụng đang được tiến hành tại NHCSXH và hướng dẫn nghiệp vụ cho vay theo từng chương trình tín dụng Xây dựng kế hoạch tín đụng hàng năm sát thực tế, đáp ứng yêu cầu nguồn vốn sử đụng của nhân dan trên địa bàn
+ Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác vốn vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên hợp đồng huyện ( nếu có)
+ Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thâm định xử lý cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn, theo đúng quy trình quy định hiện hành, để đồng vốn luôn đến với người cần vốn được kịp thời
+ Phối hợp cùng các ngành liên quan, các tổ chức nhận ủy thác trên địa bàn tô chức tập huấn nghiệp vụ vay vốn Quản lý vốn vay cho hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, thị trấn, tổ trưởng tổ TK&VV với việc lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, với các chương trình vốn vay tín dụng ưu đãi giúp nhân dân sử dụng vốn hiệu quả cao nhất
+ Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo đúng quy định hiện hành
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám Đốc và chuyên môn nghiệp vu cap trên
- Phòng kho quỹ: Là nơi tiến hành cấp phát tiền vay, thu nợ, thu lãi bằng tiền mặt
và ngân phiếu thanh toán, có nhiêm vụ quản lý tiền mặt cho vay của ngân hàng + Tổ chức quản lý kho, quỹ, ấn chỉ quan trọng theo đúng quy định hiện hành + Luôn chuyến, lưư trữ hồ sơ, chứng từ dễ thấy, dễ lấy và đảm bảo theo đúng quy định
2.3 Thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Bắc Trà
My tir nam 2009 — 2011
Trang 222.3.1 Nguồn vốn tại PGD NHCSXH huyện Bắc Trà My qua các năm 2009-
Trang 23fist Orr W2nd Gtr
B3rd Qtr
@4th Qtr
Trang 24Oist Qtr 82nd Qtr O3rd Qtr O4th Qtr