Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾVì sao ở mọi quốc gia Nhà nước đều phải can thiệp vào nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế quốc dân? Đó là một câu hỏi, cần được mọi cán bộcông chức tự đặt ra cho mình và phải có được lời giải có sức thuyết phục cao. Bởi lẽ, sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ kinh tế không phải bao giờ cũng cũng làm cho các đối tượng bị Nhà nước can thiệp cảm thấy dễ chịu. Trong trường hợp ấy, phản ứng tất nhiên của đối tượng là sự chất vấn công chức, chất vấn người thi hành công vụ về nguyên cớ mà họ bị cản trở. Sự đối lại tốt nhất của người thi hành công vụ là thuyết phục, trước khi phải dùng quyền cưỡng chế. Muốn thuyết phục phải hiểu lý do can thiệp của Nhà nước.
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS.LƯƠNG MINH VIỆT
Trang 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN CHUNGVỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
I-SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Vì sao ở mọi quốc gia Nhà nước đều phải can thiệp vào nhiều mặt hoạt độngcủa nền kinh tế quốc dân? Đó là một câu hỏi, cần được mọi cán bộ-công chức tự đặt racho mình và phải có được lời giải có sức thuyết phục cao Bởi lẽ, sự can thiệp của Nhànước vào các quan hệ kinh tế không phải bao giờ cũng cũng làm cho các đối tượng bịNhà nước can thiệp cảm thấy dễ chịu Trong trường hợp ấy, phản ứng tất nhiên của đốitượng là sự chất vấn công chức, chất vấn người thi hành công vụ về nguyên cớ mà họ
bị cản trở Sự đối lại tốt nhất của người thi hành công vụ là thuyết phục, trước khi phảidùng quyền cưỡng chế Muốn thuyết phục phải hiểu lý do can thiệp của Nhà nước
Tình huống trên càng trở nên phổ biến khi nền kinh tế ngày nay đang từngbước chuyển thể sở hữu, từ chủ yếu là công hữu, không chỉ ở các nước XHCN, mà còn
ở rất nhiều nước tư bản chủ nghĩa, sang nền kinh tế đa sở hữu, trong đó ở nhiều nước,phần chủ yếu lại là của tư nhân Điều đó diễn ra ngay trong các nước xã hội chủ nghĩa,nơi đã từng có một nền kinh tế chủ yếu là của Nhà nước, nhưng do sự đổi mới tư duy,nền kinh tế của các nước này cũng đã chuyển dần theo hướng tăng cường kinh tế của
tư nhân Chẳng hạn, ngay ở nước ta hiện nay, nếu tính theo kết quả đầu ra, gần haiphần ba GDP do khu vực phi nhà nước làm ra
Nhưng, mặc dù có sự biến động theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước,tăng tỷ trọng kinh tế không của Nhà nước như vậy, sự can thiệp của Nhà nước vào cácmặt hoạt động của nền kinh tế quốc dân vẫn không hề giảm đi, trái lạo, có mặt còn cầntăng thêm T ại sao?
Sở dĩ Nhà nước ta, cũng như mọi Nhà nước trên thế giới, đều phải quan tâm đếnviệc quản lý nền kinh tế nước mình là vì các lý do sau đây:
1-Kinh tế là lĩnh vực hoạt động xã hội chứa đựng mâu thuẫn giai cấp trực tiếp và sâu sắc nhất.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, giai cấp được phân hoá và hình thành trong lĩnhvực kinh tế Chỉ khi nào xem xét con người trong quá trình tái sản xuất xã hội, người tamới có khái niệm về giai cấp Giai cấp là một tập hợp những con người cùng vị trítrong nền kinh tế quốc dân Vị trí của con người trong nền kinh tế được xem xét trên
ba mặt: vị trí của họ đối với tư liệu sản xuất (tức TLSX thuộc về ai), vị trí của họ trongquá trình quản lý nền kinh tế (tức, ai là chủ thể quản lý, ai là đối tượng quản lý) và vịtrí của họ trong quá trình phân chia thành quả lao động (tức, ai là người có quyền phânchia thành quả lao động và quyết định hưởng thụ)
Vậy, chính trên lĩnh vực kinh tế lúc nào cũng có cuộc đụng độ giai cấp giữamột bên là giới chủ với một bên là giới thợ Cuộc đấu tranh này đương nhiên là khốcliệt Thông thường, trong quan hệ chủ-thợ, luôn có sự bóc lột quá mức của chủ, sự
Trang 3thiếu sót của chủ trong việc bảo hộ và bảo hiểm lao động Ngược lại, giới thợ thuyềncũng đấu tranh với chủ để bảo vệ lợi ích của mình, trong đó đôi khi cũng xảy ra sựđấu tranh quá mức của thợ thuyền
Khi một xã hội còn cần đến cả hai giai cấp trên, xã hội đó không thể để cho sựmâu thuẫn trên dẫn đến sự huỷ diệt tính mạng và tài sản của cả đôi bên
Cũng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà nước là công cụ của giai cấp, có chứcnăng , nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi giai cấp Do đó, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tếmới có thể bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai cấp được
Nhìn vào nền kinh tế nước ta chúng ta cũng có thể thấy rất rõ lý do đó Trướcđây, nền kinh tế nước ta chỉ có hai thành phần sở hữu là quốc doanh và tập thể Do đókhông có bóc lột Nhưng sau khi thực hiện đa dạng hoá sở hữu về tư liệu sản xuất và
mở cửa ra quốc tế, cho du nhập tư bản nước ngoài vào nước ta, vấn đề giai cấp lập tứcxuất hiện Trong hàng loạt doanh nghiệp đã nẩy sinh mâu thuẫn chủ thợ Nếu trước kiacần đến quản lý nhà nước về kinh tế là vì những lý do nào khác, thì ngày nay, ngoàicác lý do kia, còn có thêm một lý do mới, thậm chí là lý do hàng đầu, là vấn đề bảo vệquyền lợi giai cấp Sự bảo vệ này của Nhà nước được hướng vào giai cấp chủ, giai cấpthợ hoặc cả hai Nhưng dù trên hình thức, sự bảo vệ được hướng vào cả hai, về bảnchất, bao giờ cũng hướng vào giai cấp mà Nhà nước từ đó sinh ra
2-Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nhân có thể có những hành vi tiêu cực, gây thiệt hại cho người khác hoặc cho xã hội, chỉ có Nhà nước mới có thể ngăn chặn được.
Bản chất của hoạt động kinh tế là kiếm lời Việc con người mưu lợi cho bảnthân không phải là việc xấu Vấn đề là ở chỗ, họ mưu lợi cho bản thân bằng cáchnào? Để có lợi cho bản thân, có doanh nhân áp dụng các biện pháp tích cực, như cảitiến thiết bị và công nghệ, hợp lý hoá tổ chức lao động sản xuất Nhưng cũng không ítdoanh nhân vì ích kỷ mà làm điều hại nhân Đó là cái đáng chống và cũng chính là lý
do cần đến sự can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế
Các hoạt động tiêu cực cụ thể của doanh nhân thường có nhiều Dưới đây là mộtvài biểu hiện thường thấy:
a-Các doanh nhân vì lợi nhuận tối đa mà bất chấp đạo lý, nguyên tắc, tuỳ tiệnsản xuất và cung ứng những hàng hoá và dịch vụ có hại cho người tiêu dùng Tác hạicủa chúng có thể là về thể chất hoặc tinh thần, tác động nhanh chóng hoặc di hại dàilâu, dễ nhận thấy hoặc khó nhận ra đối với một số người nào đó hoặc toàn xã hội, hạitrong sinh họat hàng ngày hoặc trong sản xuất, khi hàng hoá được dùng làm tư liệu sảnxuất, v.,.v
Ví dụ, cung ứng những thực phẩm chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn, hoá chất độc,cung ứng những dịch vụ văn hoá phản văn hoá, hướng con người đi theo những dụcvọng tầm thường, cung ứng những máy móc thiết bị kém độ bền an toàn, kém chínhxác, khiến cho người sử dụng nó có thể bị sự cố về lao động hoặc tiêu tốn nguyên liệu,nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường, làm ra sản phẩm kém chất lượng, v v
b-Các doanh nhân sử dụng tài nguyên và môi trường một cách bất lợi cho cộngđồng
Trang 4Không phải mọi doanh nghiệp đều dùng tài nguyên quốc gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh, mà chỉ những doanh nghiệp khai thác tài nguyên, như khai tháckhoáng sản, lâm thổ sản, đánh bắt thuỷ sản, v v mới động chạm đến tài nguyênquốc gia Nhưng không có đơn vị sản xuất kinh doanh nào không động chạm đến môitrường sinh thái thông qua việc thải loại các cặn bã của sản xuất và đời sống của doanhnghiệp ra bên ngoài Do vậy có thể nói rằng, hoạt động của mọi doanh nghiệp đều ảnhhưởng đến tài nguyên và môi trường sinh thái của quốc gia.
Theo đúng đạo lý và pháp lý, tài nguyên và môi trường là tài sản chung củaquốc gia, do đó mọi người sử dụng tài nguyên và môi trờng đều phải có nghĩa vụ vàtrách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường, đóng góp kinh phí cho việc bảo vệ tàinguyên, khôi phục môi trường, tái tạo thiên nhiên
Nhưng trên thực tế thường có nhiều doanh nhân chốn tránh trách nhiệm, nghĩa
vụ trên, chốn thuế tài nguyên, chốn nộp phí môi trường, không áp dụng các biện phápchống ô nhiễm môi trường do sản xuất của mình gây ra
Vì lẽ đó cần có quản lý nhà nước, với địa vị pháp lý và quyền uy của mình, Nhànước mới có thể ngăn chặn hoặc trừng trị làm răn đối với bất kỳ doanh nhân nào cóhành vi chống lại lợi ích chung
c-Các doanh nhân có thể tuỳ tiện trong việc chiếm dụng địa điểm xây dựng cơ
sở sản xuất kinh doanh của mình, không biết hoặc cố tình không biết “ ăn trông nồi,ngồi trông hướng”
Địa điểm xây dựng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp có ảnhhưởng xấu đến môi trường, như tiếng ồn lớn, chất thải độc, vận hành cao tốc, toả nhiệtcao, v v là mối quan tâm lớn của cộng đồng Thông thường, các doanh nghiệp trênphải được cách ly dân cư và một số cơ sở sản xuất nhất định Thế nhưng, không doanhnhân nào muốn bị đẩy ra xa các trung tâm kinh tế-xã hội Từ đó tình trạng lấn chiếmtrái phép vị trí địa lý thường xảy ra
d-Các doanh nhân có thể xử sự không công bằng, văn minh, nhân đạo trong việcphân chia kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, dù là doanhnghiệp nhỏ, là kết quả chung của một tập thể Tập thể đó trước hết là tập thể người laođộng, bao gồm chủ và nhiều người thợ Tập thể đó còn là tập thể chủ sở hữu về vốncủa doanh nghiệp Do đó, trong mọi doanh nghiệp đều có việc chia kết quả lao động.Đây là việc không dễ làm được một cách công bằng, văn minh, do sự hạn chế của tínhcách con người Vì thế, sự sai lầm trong phân chia kết quả sản xuất kinh doanh trongcác doanh nghiệp là chuyện thường ngày
Trên đây chỉ là đơn cử một số hành vi sai trái của các doanh nhân Trên thực tế,
sự sai trái còn đa dạng, phong phú hơn gấp bội
3-Các doanh nhân không tự giải quyết nổi nhiều vấn đề của quá triình sản xuất kinh doanh, mà chỉ có nhờ Nhà nước họ mới có khả năng quyết định đúng hoạt động của doanh nghiệp mình.
Trang 5Có rất nhiều vấn đề cụ thể mà một doanh nhân phải quyết định để doanh nghiệpcủa mình thịnh vượng, nhưng không phải doanh nhân nào và bao giờ các doanh nhân
đó cũng có thể xử lý được mọi vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp của mình Có thể đơn
cử một số vấn đề như;
a-Vấn đề phương hướng đầu tư, phương hướng sản xuất cụ thể, đặc biệt lànhững doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế hoặc thị trường toàn quốc Để giảiquyết vấn đề này mỗi doanh nhân phải có nhiều thông tin, đôi khi là những thông tin
cơ mật quốc gia hoặc quốc tế Đương nhiên, cá nhân doanh nhân không thể có nổi cácthông tin đó, cũng không đủ tầm tư tưởng để dự đoán
b-Vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều cần có cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất kinh doanhcủa mình Đương nhiên, doanh nhân phải tự đầu tư để tạo ra cơ sở đó Tuy nhiên, cónhững bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật không thể do từng doanh nhân xây dựng riêng lẻđược Ví dụ, các trung tâm mua bán (gọi đơn giản là các chợ), hệ thống giao thông, hệthống thoát nước thải tại các cụm công nghiệp, v v Đó là những việc chỉ có thể doNhà nước làm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới hình thức cho tư nhân thầu, Nhànước đóng vai trò gạch nối cung-cầu
c-Vấn đề tìm đối tác đáng tin cậy và có hiệu quả, nhất là đối tác của các doanhnhân thuộc các ngành công nghệ cao, có tầm quan hệ rộng, có lượng quan hệlớn, v v
Giới làm kinh tế ai cũng biết, ”buôn có bạn, bán có phường” Có nghĩa là, làmkinh tế phải có đối tác Nhưng không phải doanh nhân nào cũng dễ dàng tìm ra đối tácđáng tin cậy và hợp ý Nếu thực hiện quan hệ rộng ra cả nước hoặc quốc tế thì việc tìm
ra đối tác đạt yêu cầu càng khó khăn hơn Các doanh nhân kém kiến thức, thiếu kinhnghiệm rất dễ bị lừa hoặc nhầm
Trên đây chỉ là đơn cử một số vấn đề khó xử lý của doanh nhân, khiến phải cóNhà nước can thiệp
4-Trong nền kinh tế quốc dân có một phần là của Nhà nước, gọi là kinh tế nhà nước nên Nhà nước phải quản lý chúng
a-Nội dung kinh tế nhà nước.
Kinh tế nhà nước là toàn bộ lực lượng của cải vật chất và những vật có giáthuộc quyền sở hữu của Nhà nước Nó gồm:
-Toàn bộ tài nguyên quốc gia
-Toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, được xây dựng bằng ngân sách nhà nước-Toàn bộ dự trữ quốc gia, bao gồm hiện vật, nội ngoại tệ, vàng bạc, đá quý-Ngân sách nhà nước
-Toàn bộ vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, bao gồm DNNN (Có 100% vốn
là của Nhà nước), vốn nhà nước trong các công ty các loại
Trang 6Riêng về DNNN mỗi nước có định nghĩa riêng Mọi định nghĩa đều chỉ là tươngđối và không phải là vấn đề quan trọng Điều căn bản thống nhất trong mọi định nghĩa
về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ở chỗ, các doanh nghiệp này có vốn nhà nước.Được gọi là DNNN khi vốn này bằng 100% (như quy định của Nhà nước Việt nam)hoặc là một số bất kỳ nào đó, lớn hơn không (>0)
b-Sự cần thiết khách quan của kinh tế nhà nước
Mỗi nước có lý do riêng, nhưng nhìn chung, có một số lý do chính sau đây:-Nhà nước cần tập trung hoá vốn quốc dân để đủ lượng cần thiết gây dựngnhững cơ sở kinh tế ban đầu cho quốc gia, khi nền móng kinh tế của quốc gia còn ởgiai đoạn sơ khai, non yếu
-Nhà nước không thể để xã hội thiếu sản phẩm hoặc dịch do khu vực tư, vìnhững lý do chủ quan và khách quan nào đó, không được làm, không làm được hoặckhông muốn làm Trong trường hợp đó Nhà nước phải trực tiếp thành lập các DNNN
để chúng sản xuất và cung ứng các hàng hoá và dịch vụ thay cho khu vực tư
-Nhà nước cần nắm một lực lượng kinh tế để Nhà nước có thực lực, từ đó có thểgây áp lực kinh tế đối với các đối tượng quản lý của mình, khi không muốn sử dụngcông cụ cưỡng chế hoặc không thể chỉ dựa vào tuyên truyền, thuyết phục
- Nhà nước cần nắm một lực lượng kinh tế để có thực lực , từ đó có thể thựchiện các ý đồ nhân văn, nhân đạo đối với xã hội
-Nhà nước cần nắm giữ tài nguyên quốc gia vì đó là nguồn sống còn của quốcdân
-Nhà nước phải có ngân sách để chi tiêu cho các nhu cầu công cộng, công ích.-Nhà nước phải có dự trữ quốc gia để phòng ngừa rủi ro thiên tai, địch hoạ
c-Vì sao Nhà nước cần quản lý bộ phận kinh tế của mình?
-Trước hết, vì những lý do, giống như những lý do, dẫn đến sự cần thiết phải cóquản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung, đã được nêu ở trên
-Bên cạnh đó, Nhà nước phải quản lý kinh tế nhà nước còn vì các lý do riêngsau đây:
+Các cán bộ và công chức, được Nhà nước giao cho quản lý và sử dụngcác bộ phận kinh tế nhà nước nói trên, ví dụ các DNNN, các kho bạc nhà nước, v v
có thể, vì những lý do khách quan, chủ quan nào đó, không làm đúng chức năng,nhiệm vụ, sứ mệnh được giao, hoạt động sai vai trò, chức năng của kinh tế nhà nước
+Tệ hại hơn nữa, những con người trên có thể sử dụng một cách lãngphí , thậm chí tham ô công sản, chạy theo lợi ích cục bộ, bản vị, biến công sản thành
Trang 7phương tiện mưu cầu lợi ích riêng cho tập thể mình, thậm chí, cho cá nhân hoặc mộtnhóm người nào đó.
II- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1-Chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp trong lĩnh vực kinh tế.
Chức năng này được thực hiện thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
cụ thể như:
a-Bảo vệ chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất mà giai cấp thống trị là đại biểu
Đối với Nhà nước tư sản, đó là việc duy trì và phát triển chế độ tư hữu tư bản tưnhân về tư liệu sản xuất Đối với Nhà nước ta, đó là việc tạo điều kiện cho mọi thànhphần kinh tế ra đời trên cơ sở không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
b-Bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai cấp thống trị trong các cơ sở kinh tế Đốivới nhà nước tư sản, đó là việc bảo vệ giới chủ trong các doanh nghiệp, chống lại sựphản ứng của giai cấp công nhân về chế độ ngày công giờ công, thù lao và bảo hiểm dogiới chủ áp dụng đối với người lao động Đối với Nhà nước ta, đó là việc bảo vệ ngườilao động trước sự bóc lột quá đáng của giới chủ, bảo vệ vị trí nhất định của người laođộng trong quá trình lao động tại doanh nghiệp, bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm ngườithợ trước mọi sự ngược đãi của giới chủ
2-Chức năng điều chỉnh sao cho mọi quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế được thực hiện một cách tối ưu về kinh tế, công bằng, văn minh về xã hội
a-Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế có thể chia thành hai nhóm chínhsau đây:
-Các quan hệ phân công và hiệp tác, gồm: phân công và hiệp tác theo ngành vàtheo lãnh thổ, nội bộ quốc gia và quốc tế, cả nước hoặc từng địa phương, v v
-Các quan hệ lợi ích, gồm: quan hệ lao động và tiền lương giữa chủ và thợ trongmỗi doanh nghiệp, quan hệ thương trường giữa doanh nhân với nhau, quan hệ đồnglàm chủ và chia lợi nhuận công ty giữa các cổ đông trong mỗi công ty với nhau, quan
hệ tranh chấp môi trường giữa các doanh nhân với nhau và với dân cư, quan hệ giữangười cung bán với người mua xung quan tương quan giữa giá cả và chất lượng, sốlượng sản phẩm, dịch vụ, v v
b-Mục tiêu điều chỉnh của Nhà nước là:
Trang 8-Đối với loại quan hệ đầu, đó là hiệu quả kinh tế Tức là, giúp cho các quan hệlao động, quan hệ phân công và hiệp tác được diễn ra một cách hợp lý nhất, thể hiện ởchỗ, tạo được năng suất lao động xã hội cao nhất
-Đối với loại quan hệ thứ hai, đó là làm cho mọi sự phân chia quyền lợi nói trênđược thực hiện công bằng, văn minh Mặt công bằng nói về lý, về tính khoa học của sựphân chia Mặt văn minh nói về tình, về sự nhân ái giữa những người tham gia chia lợiích
3-Chức năng hỗ trợ công dân làm kinh tế
Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ cụthể sau đây:
a-Tạo môi trường pháp lý ổn định, chặt chẽ, đủ độ tin cậy để mọi công dân yênchí lập nghiệp, yên chí làm giầu Biểu hiện của việc thực hiện tốt chức năng này củaNhà nước là sự hiện diện một hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là pháp luật kinh
tế, đầy đủ, khoa học, ít thay đổi, được thực hiện nghiêm minh bởi hệ thống co quanhành pháp và tư pháp mạnh
b-Tạo môi trường vật chất kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại cho mọiquan hệ hàng hoá được thực hiện an toàn, thuận lợi, có ghiệu quả Biểu hiện của việcthực hiện tốt chức năng này là xây dựng được hệ thống các “chợ” đủ loại, hiện đại, baogồm các siêu thị, các trung tâm thị trường chứng khoán, các trung tâm thông tin khoahọc kinh tế-kỹ thuật-thương mại, hệ thống giao thông công chính, v v
c-Tạo môi trường xã hội nhân văn cho giới kinh doanh hoạt động Biểu hiện củaviệc thực hiện tốt chức năng này của Nhà nước là việc tạo ra được môi trường ngoạigiao quốc tế để doanh nhân mỗi nước có cơ sở chính trị-pháp lý-ngoại giao tiến hànhhợp tác kinh tế với nước ngoài, tạo được cơ hội giao tiếp giữa các doanh nhân trongnước với nhau, tạo được thị trường đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp hoạt động
d-Hỗ trợ công dân về tri thức kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường, khoa họcquản lý
Mọi công dân khi làm kinh tế trước hết cần có tri thức về khoa học và côngnghệ của ngành sản xuất mà mình đầu tư Kế đến là tri thức kinh tế của ngành đó Cuốicùng là kiến thức và kinh nghiệm quản lý Ngoài ra, người làm kinh tế rất cần thông tinthời sự về mọi lĩnh vực, từ chính trị đến an ninh, quốc phòng, lịch sử, địa lý, vănhoá, v v của địa bàn kinh tế mà họ dự định thâm nhập
e-Hỗ trợ công dân về vốn Nhu cầu về vốn không chỉ có ở những người lần đầulập nghiệp kinh tế, chưa đủ tích luỹ ban đầu Nhu cầu này có ở cả những doanh nhângiầu có Tuy giầu, nhưng họ vẫn cần có sự hỗ trợ về vốn vì người giỏi làm kinh tếkhông khi nào để vốn nhàn rỗi, chờ đầu tư Do đó, thường xẩy ra sự lệch pha giữa khả
Trang 9năng sẵn sàng của vốn và cơ hội đầu tư Đó chính là lúc nhà đầu tư cần sự hỗ trợ vềvốn của Nhà nước
f-Hỗ trợ doanh nhân trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản Mọi công dân đềucần được Nhà nước bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản Nhưng các công dân làmkinh tế là những người có nguy cơ bị xâm hại tính mạng và tài sản hơn cả, bởi họ có tàisản lớn Do đó, hơn mọi người, doanh nhân cần sự hỗ trợ đặc biệt này của Nhà nước
4-Chức năng bảo vệ kinh tế nhà nước và bảo đảm cho kinh tế nhà nước thực
sự là công cụ đắc lực cùng với công cụ cưỡng chế, công cụ tuyên truyền thuyết phục, giúp Nhà nước quản lý tốt nền kinh tế quốc dân nói riêng, xã hội nói chung.
Chức năng này được thể hiện qua hai chức năng bộ phận sau đây:
a-Bảo vệ công sản, được gọi chung là kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước haycông sản, bao gồm tài nguyên, hệ thống kết cấu hạ tầng do Nhà nước bỏ tiền xây nên,Ngân sách nhà nước, Dự quốc gia, Hệ thống DNNN, toàn bộ vốn nhà nước trong cáccông ty
Việc bảo vệ này gồm hai nội dung:
-Chống tổn thất khách quan Đó là những tổn thất do thiên tai, địch hoạ gây ra.-Chống tổn thất chủ quan Đó là các tổn thất do tham ô, lãng phí gây ra
b-Bảo đảm cho kinh tế nhà nước phát huy tác phải có của công cụ kinh tế màNhà nước đã tạo dựng nên
Đó là việc Nhà nước định hướng, khuyến khích, bắt buộc, , v v tập thể cán bộcông chức nhà nước, những người được Nhà nước giao quản lý và sử dụng các phầncông sản trên, phải dùng các bộ phận đó đúng mục đích, yêu cầu mà Nhà nước đặt racho họ
III-ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Trên lĩnh vực kinh tế, Nhà nước quản lý những gì, quản lý tới đâu? Đó thực sự
là câu hỏi nghiêm chỉnh đối với mọi Nhà nước, đòi hỏi sự trả lời nghiêm chỉnh từ phíaNhà nước Nếu không như vậy, Nhà nước sẽ rơi vào một trong hai trạng thái sai lầmsau đây:
Trang 10Hoặc là, mất dân chủ, bao biện làm thay nhân dân, dẫn đến sự trì trệ, kém hiệu
quả trong hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Hoặc là, bỏ rơi vai trò, vị trí không ai thay thế được của Nhà nước, đẩy nền
kinh tế quốc dân vào tình trạng rối loạn
Vậy, Nhà nước quản lý những gì, quản lý tới đâu đối với nền kinh tế quốc dân?Dưới đây sẽ làm rõ vấn đề đó Đồng thời, đó cũng chính là đối tượng, phạm vi quản lýcủa Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân
1-Nhà nước phải quản lý phương hướng đẩu ra của nền kinh tế
a-Nội dung của vấn đề đầu ra của kinh tế quốc dân
Đầu ra của nền kinh tế, mà Nhà nước cần phải quản lý, gồm:
-Chủng loại sản phẩm và dịch vụ Đó là vấn đề sản xuất cái gì cho xã hội? Sángtạo dịch vụ gì cho xã hội?
-Chất lượng sản phẩm và dịch vụ Đó là vấn đề sản phẩm đó ra sao?
-Sản lượng đầu ra của sản phẩm và dịch vụ Đó là vấn đề sản xuất bao nhiêu?
b-Vì sao Nhà nước phải quản lý phương diện nói trên của nền kinh tế
Ba vấn đề của đầu ra của nền kinh tế, như đã nêu: Chủng loại sản phẩm và dịch
vụ, số lượng sản phẩm và quy mô dịch vụ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là nhữngvấn đề có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế và xã hội Việc giải quyết tốt các vấn đềtrên vừa có lợi cho xã hội, cho Nhà nước, cho nhười tiêu dùng, và đấy là lý do đầu tiênkhiến Nhà nước phải quan tâm đến đầu ra của nền sản xuất xã hội, vừa có lợi chochính người sản xuất kinh doanh Đây là điều cần được cả Nhà nước lẫn doanh nhânnhận thức đầy đủ Nếu chỉ thấy được động cơ quản lý đầu ra của Nhà nước là bảo vệlợi ích cộng đồng, lợi ích Nhà nước, lợi ích người tiêu dùng thì trong hoạt động quản
lý của cán bộ và công chức sẽ thiên vị, thiếu sáng suốt, thiếu công bằng, khi đó ngay cảlợi ích cộng đồng, lợi ích nhà nước, lợi ích người tiêu dùng cũng không dễ đạt được.Đối với các doanh nhân cũng cần có nhận thức đầy đủ cảc hai mặt động cơ quản lý đầu
ra của Nhà nước Bởi chỉ khi đó các doanh nhân mới thật sự thoải mái, tự nguyện chấphành các điều chỉnh của Nhà nưóc
Trang 11Sự cần thiết phải quản lý đầu ra của Nhà nước là ở chỗ, vấn đề chủng loại sảnphẩm và dịch vụ chính là vấn đề phương hướng đầu tư sản xuất kinh doanh, vấn đề kếhoạch hoá sản xuất hàng năm, hàng tháng của từng doanh nhân Nó liên quan đến sựtiêu thụ sản phẩm của từng doanh nghiệp, cũng là liên quan đế doanh thu và lợi nhuậncủa mọi doanh nghiệp, vấn đề hàng đầu mà doanh nhân nào cũng quan tâm.
Vấn đề chủng loại sản phẩm là vấn đề cơ cấu kinh tế, từ đó liên quan đến vấn đềxuất nhập khẩu Đó vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề chính trị quốc tế
Vấn đề số lượng sản phẩm và quy mô dịch vụ tối ưu có ý nghĩa kinh tế rất lớn.Nếu tất cảc các doanh nhân đều mù quáng tăng sản lượng chắc chắn sẽ có sự ế hàng.Nhưng nếu mọi doanh nhân đều không quan tâm đáp ứng nh cầu thì chắc chắn sẽ làmcho xã hội thiếu hàng hoá
Vấn đề chất lượng sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa nhiều mặt: kinh tế, y tế, khoahọc, công nghệ, chính trị-xã hội Đó là vấn đề sức khoẻ nhân dân, cả về mặt thể chấtlẫn tinh thần
c-Nội dung quản lý nhà nước đối với đầu ra củ nền kinh tế
Nhà nước quản lý đầu ra cuả nền kinh tế thông qua các công vụ chủ yếu sauđây:
-Thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, hình thành nên các tiêuchuẩn quốc gia hoặc tham gia tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm
-Xác lập danh mục các loại sản phẩm, dịch vụ bị nghiêm cấm sản xuất, tạodựng
-Xây dựng các mệnh lệnh, các đơn hàng, các hợp đồng hành chính, các hướngdẫn v v tuỳ từng loại đối tượng quản lý để hướng sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp vào các mặt hàng, các dịch vụ mà Nhà nước thấy có lợi cho xã hội , cho cộngđồng hoặc cho Nhà nước
-Giám sát sự tuân thủ chất lượng sản phẩm của người sản xuất hàng hoá và dịch
vụ, đấu tranh chống việc làm hàng giả, hàng chất lượng kém, hàng chứa độc tố cả vềvật chất lẫn tinh thần
2-Nhà nước phải quản lý mặt sở hữu về tư liệu sản xuất của nền kinh tế
a-Nội dung cụ thể của vấn đề
Có hai khía cạnh sau đây, thuộc vấn đề sở hữu kinh tế:
Trang 12-Đặt quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài nguyên quốc gia Tài nguyên quốcgia vốn dĩ là của chung, nhưng thông thường, chủ sở hữu được hình thành một cáchngẫu nhiên, tuỳ lịch sử hiện diện của con người tại mỗi vùng đất Do vậy, có quốc giacoi tài nguyên là công sản 100%, có Quốc gia chỉ quy định những tài nguyên quantrọng là công sản Vì thế, khi lập quốc, khi thay đổi chính thể, Hiến pháp mở đầu kỷnguyên mới phải tuyên bố chủ quyền quốc gia về tài nguyên Sự tuyên bố đó có thể là
sự tái định, cũng có thể là sự tân định Nhưng, dù mới công nhận hay giữ nguyên trạng,công việc quản lý nhà nước về kinh tế, có liên quan đến vấn đề sở hữu phải công bố ýchí của Nhà nước về vấn đề này
-Khẳng định các dạng sở hữu đối với các tư liệu sản xuất, mà thực chất là tuyên
bố thừa nhận:
+Các loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất+Các loại hình doanh nghiệp
b-Vì sao Nhà nước cần quản lý mặt sở hữu của kinh tế? Đó là vì
-Ý nghĩa chính trị, giai cấp của vấn đề sở hữu Với việc tuyên ngôn về vấn đề sởhữu về tư liệu sản xuất trong Hiến pháp và các đạo luật, có liên quan đến kinh tế, Nhànước khẳng định hai điều:
+Quyền của công dân trong việc có tư liệu sản xuất đến đâu Đó chính là
cơ sở để hình thành nên nền tảng giai cấp, nền tảng chính trị của quốc gia Nói cáchkhác là, qua việc thiết lập chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, Nhà nước tạo dựng được
cơ sở chính trị từ trong kinh tế, Nhà nước xây dựng được chế độ kinh tế làm nên tảngcho chế độ chính trị
+Ý chí kiểm soát của Nhà nước đối với các sở hữu chủ khác Nếu tỷtrọng DNNN nói riêng, kinh tế nhà nước nói chung, cao, nếu trong hệ thống doanhnghiệp của nền kinh tế quốc dân có nhiều công ty cổ phần nhà nước, nếu phần lớnnhững công ty cổ phần nhà nước là những công ty, trong đó vốn nhà nước chiếm phầnchi phối v v, có nghĩa là, lực lượng kinh tế của Nhà nước sẽ giữ vị trí chủ đạo trongnền kinh tế quốcdân, kinh tế nhà nước đang kèm chặt các laọi kinh tế không của Nhànước trênm thương trường Nói cách khác là, Nhà nước thực hiện được sự thống trị củamình về kinh tế
-Ý nghĩa kinh tế của vấn đề sở hữu
Theo nguyên lý kinh tế, đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin pháthiện, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất nói riêng, quan hệ sản xuất nói chung, là mộttrong những nhân tố, quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất Theo quy luật đó,quan hệ sản xuất phải phù hợp và thích ứng với trình độ và tính chất cuả sự phát triểncủa lực lượng sản xuất Nếu không như vậy, hoặc quan hệ sản xuất phải bị thay thế
Trang 13hoặc lực lượng sản xuất bị đình đốn Vì vậy, trong quản lý nhà nước về kinh tế, nếugiải quyết không tốt vấn đề quan hệ sản xuất sẽ làm đình đốn lực lượng sản xuất.
3-Nhà nước phải quản lý việc xây dựng lực lượng sản xuất về các mặt sau đây:
a-Về giải pháp nguyên liệu cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp
-Đối tượng và phạm vi quản lý của Nhà nước về mặt nguyên liệu
Bất kỳ một hoạt động sản xuất nào cũng cần có nguyên liệu Bảo đảm nguyênliệu cho sản xuất là việc của doanh nhân-chủ nhân trực tiếp của doanh nghiệp Họ phảilàm tất cả mọi việc để có nguyên liệu cho sản xuất của họ Về phần mình, Nhà nướcphải quản lý các mặt sau đây:
+Các quá trình sản xuất động chạm đến nguồn tài nguyên nào của quốcgia Chẳng hạn, sản xuất điện từ năng lượng nào?, sản xuất đồ mộc từ rừng cây nào?các điểm du lịch động chạm đến núi, rừng nào? v v
+Các doanh nhân mua nguyên vật liệu của nước nào để thực hiện quátrính sản xuất của họ?
+Các nhà sản xuất chế tạo sản phẩm bằng chất liệu gì?
+Trình độ khai thác, tận dụng của các doanh nghiệp trong việc khai thác
và sử dụng các loại tài nguyên, nguyên liệu như thế nào? Chúng có sử dụng tiết kiệm
và hợp lý không?, chúng có khai thác một cách khoa học cá nguồn tài nguyên quốc giakhông? Có làm cùng kiệt, huỷ hoại các nguồn tài nguyên đó không
-Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với vấn đề trên
Sở dĩ Nhà nước phải quan tâm tới nhưng khía cạnh nêu trên của vấn đề nguyênliệu là vì
+Chúng liên quan đến chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻngười tiêu dùng, đến đến sực khoe chung của cả dân tộc
+Chúng liên quan đến môi trường sinh thái do tác động vàp tài nguyên khi cácdoanh nhân khai thác tài nguyên Đó là tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến chế độ thuỷ
Trang 14văn của các dòng sông, đến ôn độ của mỗi vùng hoặc cả nước Đó là tài nguyên nướcngầm, ảnh hưởng đến địa chất công trình, đến ôn độ của vỏ trái đất Và v v
+Chúng ảnh hưởng đến bản thân quỹ tài sản vô cùng quý gái của quốc gia Đó
là tài nguyên Sự giầu có của mỗi quốc gia thể hiện ở lượng của cải vật chất do quốcgia đó tạo ra hàng năm Kết qả này phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nhân tố hàngđầu là tài nguyên Một quốc gia không có tài nguyên vẫn có thể trở nên giầu có, nhưngphải là một quốc gia năng động và trí tuệ, có đội ngũ trí thức và những người lao động
có khối óc sáng tạo và đôi bàn tay vàng Những quốc gia như vậy không nhiều Dovậy, nói chung, mọi quốc gia muốn giầu có phải giầu tài nguyên, bởi vì, mọi của cảivật chất đều được chế tạo từ tài nguyên, không của trong nước thì cũng từ tài nguyêncủa một nước ngoài nào đó Do vậy, tiết kiệm tài nguyên là vấn đề sống còn của mọiquốc gia mà Nhà nước không thể bàng quan
-Nhiệm vụ, nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên
Quản lý nhà nước về tài nguyên là nội dung lớn, được trình bày trong mộtchuyên đề riêng Trên giác độ kinh tế, vấn đề tài nguyên được Nhà nước quản lý vớinội dung sau:
+Bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn mọi hành vi khai thác và sử dụng tàinguyên không được phép Nhà nước
+Điều tra nắm vững mọi nguồn lợi tài nguyên, xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch động dụng tài nguyên vào các quá trình kinh tế một cách tối ưu choquốc gia
+Xây dựng pháp luật bảo vệ và khai thác, sử dụng các laọi tài nguyên.+Điều khiển việc khai thác tài nguyên quôc gia của các doanh nhân trênmặt trận kinh tế, từ việc cấp phép khai thác đến kiểm tra, giám sát việc chấp hành giấyphép và các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác, vận chuyển, bảoquản, sử dụng tài nguyên, nhất là các tài nguyên quý, hiếm, có yếu tố độc hại(cácnguyên tố sạ hiếm), giữ vững quyền làm chủ quốc gia về tài nguyên trong việc thựchiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên, thu lợi cho Nhà nước
+Kiểm soát ảnh hưởng của nguyên liệu đối với chất lượng sản phẩm đểngăn ngừa, nghiêm cấm việc sử dụng nguyên liệu bất lợi trong việc chế tạo sản phẩm,kiểm soát việc khai thác, sử dụng tài nguyên có liên quan đến mội trường sinh thái đểtiến hành các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm, tái tạo môitrường, v v
+Kiểm soát đối tác buôn bán nguyên liệu của các doanh nhân, ngăn ngừaviệc xuất nhập khẩu nguyên liệu bất lợi cho đất nước, ngăn ngừa mọi rủi ro cho doanhnhân trong quan hệ xuất-nhập khẩu nguyên liệu
Trang 15b-Về các giải pháp thiết bị và công nghệ, được các doanh nhân dùng vào sản xuất, kinh doanh.
-Đối tượng,phạm vi quản lý của Nhà nước về mặt thiết bị và công nghệ tronghoạt động inh tế
Về mặt này, Nhà nước phải quan tâm đến các khía cạnh sau đây:
+Loại thiết bị, công nghệ, trình độ tiêntiến của chúng+Nguồn cung ứng các thiết bị và công nghệ đó
-Tầm quan trọng của việc quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực này
Sở dĩ Nhà nước phải quản lý trên các khía cạnh trên là vì:
+Chất lượng thiết bị và trình độ hiện đại của công nghệ được áp dụng ảnhhưởng rất lớn chất lượng sản phẩm, được sản xuất theo phương pháp công nghệ vàthiết bị đó, ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của người sử dụng thiết bị trong quátrình sản xuất, ảnh hưởng đến trình độ tiên tiến và hiệu quả của việc khai thác tàinguyên, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, nơi thiết bị và công nghệ đó được
sử dụng, v v
+Nguồn cung ứng thiết bị, mà thực chất là vấn đề, thiết bị và công nghệ đó đượcnhập từ nước nào, là vấn đề có ý nghĩa về mặt chính trị, khả năng độc lập tự chủ củanền kinh tế nước nhà khi quan hệ với đối tác đó
-Nhiệm vụ quản lý của Nhà nước trên phương diện này
Quản lý mặt này, Nhà nước phải:
+Kiểm soát và điều khiển các doanh nhân trong việc nhập khẩu thiết bị
kỹ thuật và công nghệ từ nước ngoài, ngăn cấm sự du nhập các thế hệ kỹ thuật và côngnghệ bất lợi cho quốc gia
+Kiểm soát và ngăn chặn các sơ hở của các doanh nhân về chính trị, về
an ninh quốc gia trong khi tiếp xúc với thị trường quốc tế về chất xám
c-Về các giải pháp tổ chức sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Về mặt này, Nhà nước phải quan tâm , can thiệp vào các vấn đề sau đây:
Trang 16-Vấn đề phân bố địa lý kinh tế, xác lập địa điểm xây dựng các đơn vị sản xuấtkinh doanh.
-Vấn đề tổ chức sản xuất xã hội, can thiệp vào các quan hệ hiệp tác giữa cácdoanh nhân nước nhà với các đối tác nước ngoài, vấn đề quy mô đơn vị sản xuất kinhdoanh, vấn đề phân công chuyên môn hoá v v
Tổ chức sản xuất là một vấn đề khó giải, do tầm nhìn vấn đề khá rộng Vì thếcác doanh nhân thường không nhìn thấy hết sự hợp lý trong không gian và thời giancủa viêcj phân bố địa lý sản xuất, của việc phân công và hiệp tác, của việc thiết lập cácquan hệ thương mai quốc tế
đ-Về mặt bảo vệ môi trường, hạn chế sự tác hại của sản xuất kinh doanh tới môi trường của các doanh nhân.
Nhà nước phải quan tâm tới các mặt cụ thể sau đây:
-Các độc tố mà các hoạt động sản xuất kinh doanh thải ra môi trường, mức độđộc hại của chúng
-Các biện pháp khoa học-công nghệ xử lý chất thải trước khi cho chúng nhậpvào môi trường, trong quy định một cách bắt buộc các biện pháp mà các đơn vị sảnxuất kinh doanh phải thực hiện nhằm xử lý các tác hại của sản xuất kinh doanh tới môitrường Ví dụ, các biện pháp xử lý nước thải trước khi thải vào hệ thống tiêu thoátchung, chuẩn mực các loại ống khói của nhà máy, các thiết bị giảm thanh, v v
-Quy định các khoản phí phải nộp để Nhà nước khắc phục sự ô nhiễm môitrường
4-Nhà nước phải quản lý quan hệ giữa người và người trong các đơn vị sản xuất kinh doanh.
a-Những quan hệ con người trong các đơn vị SXKD, cần được Nhà nước quan tâm:
-Quan hệ chủ thợ Trong quan hệ chủ thợ, Nhà nước cần quan tâm đến các khíacạnh sau đây:
+Quan hệ tiền công
+Thái độ lao động của thợ và quan hệ với chủ
Trang 17+Đối xử của chủ với thợ trong quan hệ điều khiển, quan hệ quản lý Người chủ
có súc phạm thân thể, danh dự người thợ hay không và nược lại
+Quan hệ bảo hộ lao động và bảo hiển xã hội
-Quan hệ giữa tầng lớp chủ với nhau, tức quan hệ giữa các cổ đông với nhau,các xã viên HTX với nhau Quan hệ này thường cần được Nhà nước điều chỉnh ở cáckhía cạnh sau:
+Sự bình đẳng giữa các xã viên, các cổ đông trong quản lý công ty, HTX.Thường xảy ra những tranh chấp quyền lãnh đạo công ty, thiếu dân chủ trong phát biểu
và biểu quyết các vấn đề của Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị Nhà nướcbằng hoạt động quản lý của mình ngăn ngừa các tình huống đó xảy ra
+Sự công khai công bằng trong phân chia quyền lợi giữa các cổ đông của công
ty, các xã viên của HTX Nhà nước cần bằng ảnh hưởng của mình để trong các HTX,các Công ty không xảy ra tham ô, biển lận quỹ chung
5-Nhà nước phải quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị kinh tế nhà nước và sự toàn vẹn giá trị vốn nhà nước tại các cơ sở này
a-Đối tượng quản lý của Nhànức về mặt này là:
-Các DNNN, mà cụ thể là các giám đốc DNNN
-Các cơ quan Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, được Nhà nước giao trựctiếp quản lý Dự trữ quốc gia, Tài nguyên quốc gia, các công trình kết cấu hạ tầng, Khobạc nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh, v v
b-Phạm vi vấn đề cần quan tâm, quản lý
Nhà nước cần quan tâm, quản lý các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp nóitrên về các mặt sau đây:
-Sự nguyên vẹn của tài sản Tức là, không để cho các tài nguyên quốc gia, dựtrữ quốc gia, ngân sách nhà nước, vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, trước hết làDNNN v v bị tham ô, lãng phí
-Sự làm tròn vai trò, tác dụng của các đơn vị kinh tế Tức là các đơn vị nói trên
thực hiện được vai trò, chức năng của chúng, mà vì thế, Nhà nước xây dựng nênchúng Chẳng hạn thực hiện được vai trò chức năng của DNNN, như đã trình bày ởtrên
Trang 18IV-PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1-Khái niệm phương thức quản lý.
Phương thức quản lý là cách sử dụng các phương pháp quản lý, là phươnghướng vận dụng các phương pháp Phương thức quản lý cũng có thể được hiểu như lànét chung của một hệ thống các phương pháp quản lý cụ thể khác nhau nào đó, dựatheo tính chung của chúng Tên của phương thức quản lý đó được định ra trên cơ sởkhái quát nét chung nhất của của cả hệ thống các phương pháp đó Chẳng hạn, phươngthức kích thích là cách gọi chung của cả loạt các phương pháp cụ thể như, thuế, lãi suấtngân hàng, giá cả, v v Các phương pháp trên có nét chung là đềudùng lợi ích vật chất
để làm cho đối tượng vì ham muốn lợi ích đó mà theo Nhà nước Phương pháp cụ thểdùng những cái lợi cụ thể, như tiền thưởng, cho vay lãi suất thấp hoặc chậm phải trả,miễn hoặc giảm thuế, khen ngợi, v v Các phương pháp đó có nét cụ thể khác nhau,nhưng đều cùng là dùng lợi ích làm động lực phấn khích đối tượng Vì thế, người tagọi chung các phương pháp đó là phương thức kích thích, khi mỗi cách kích thích cụthể đã gọi là phương pháp rồi
Đối lại, cưỡng chế là cách gọi chung cho cả loạt pghương pháp cụ thể nào đó,trong đó mọi phương pháp cụ thể khác nhau đều giống nhau ở chỗ dùng thiệt hại đểbuộc đối tượng quản lý vì sợ thiệt hại mà tuân theo Nhà nước Đối tượng do sợ bị thiệthại mà phải theo Nhà nước, chứ không phải vì bị kích thích mà tuân theo Nhà nước.Một phương pháp cụ thể có thể được dùng theo hai phương thức: Kích thích hoặccưỡng chế Chẳng hạn, phương pháp thuế Khi miễn thuế hoặc giảm thuế cho đốitượng quản lý, tác động quản lý theo chiều kích thích Phương pháp thuế lúc ấy thuộcphương thức kích thích Nhưng khi tăng thuế, tác động diễn ra theo chiều cưỡng chế.Lúc này đối tượng quản lý vì sợ thiệt mà tuân theo Nhà nước Như vậy, các phươngpháp cụ thể có nhiều, nhưng vận dụng chúng thế nào lại thuộc phạm trù phương thức
2-Các phương thức QLNN về kinh tế
a-Phương thức cưỡng chế
-Khái niệm và bản chất của quản lý bằng cưỡng chế
Cưỡng chế suy cho cùng là dùng thiệt hại làm áp lực để buộc đối tượng quản lý
vì sợ thiệt hại mà tuân theo sự chỉ dẫn, đáp ứng các đòi hỏi, thoả mãn các yêu cầu củaNhà nước
Ví dụ, dùng phạt tiền, giam cầm, tử hình, v v đối với những hành vi của cácdoanh nhân trái với các quy định của Nhà nước
Trang 19+Thiệt tự do, dưới hình thức tù đày, từ hữu hạn tới vô hạn (Tù chungthân), trong hữu hạn có nhiều hạn dài ngắn khác nhau, tuy tội trạng.
+Thiệt mạng, dưới hình thức tử hình
Ai cũng biết, con người ta trong lúc bình thường, có hai cái quan trọng nhất,quý giá nhất Đó là tính mạng và tài sản Do vậy, thông thường, ai cũng sợ thiệt hại tàisản hoặc thiệt hại tự do và tính mạng Đo đó, tài sản và tính mạng được Nhà nước dùnglàm áp lực để buộc công dân phải theo Nhà nước
-Khi nào cần sử dụng phương thức cưỡng chế
Nói chung, đó là khi các hành vi sai trái của đối tượng quản lý so với sự quyđịnh của Nhà nước sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho xã hội Chính vì thế phương thứccưỡng chế là dùng thiệt hại để ngăn chặn thiệt hại.Tính nghiêm trọng của thiệt hại màhành vi trái pháp luật gây ra là một quan niệm tương đối, xét về mức độ Có nghĩa là,quan niệm như thế nào là thiệt hại nghiêm trọng do hành vi trái pháp luật gây ra chocộng đồng để từ đó mà điều chỉnh bằng cưỡng chế, là một vấn đề khó giải Do vậy,việc đưa một hành vi sai trái nào vào diện điều chỉnh cưỡng chế, cưỡng chế pháp luậthay cưỡng chế hành chính v v là một vấn đề, được thường xuyên đặt ra cho hoạtđộng lập pháp của mỗi quốc gia
b-Phương thức kích thích
-Khái niệm và bản chất của kích thích
Kích thích suy cho cùng là dùng lợi ích làm động lực để làm cho đối tượng quản
lý vì muốn được lơị mà tuân theo Nhà nước Ví dụ, cho vay lãi suất thấp, miễn giảmthuế, được bán giá cao, được mua giá hạ, v v nếu thực hiện theo sự chỉ dẫn, yêu cầucủa Nhà nước
-Phương pháp kích thích-Các lực kích thích
Gần giống như lực cưỡng chế, lực kích thích bao gồm:
-Các giá trị tinh thần, tình cảm, như tuyên dương, khen, tôn vinh, v v với cácdanh hiệu vẻ vang, huân huy chương, các hội nghị biểu dương, v v
-Dùng tiền, của, các giá trị đặc ân khác để thưởng, như cho vay lãi suất thấp,miễn giảm thuế, gia ân mua hoặc bán cho Nhà nước, v v
Trang 20Cần phân biệt hai hướng tác động của vật chất trong hai trường hợp : cưỡng chế
và kích thích Cả hai phương thức đều dùng vật chất làm lực tác động Tuy nhiên, khicưỡng chế, đối tượng phải trao vật chất của mình cho Nhà nước, dưới hình thức nộpphạt Còn khi kích thích, đối tượng được nhận vật chất từ phía Nhà nước Do đó sẽ làkhông chính xác khi nói rằng việc dùng lợi ích vật chất là phương pháp kích thích Nóchỉ đúng một nửa mà thôi
-Khi nào cần áp dụng phương thức kích thích
Đó là khi các hành vi trái ngược của đối tượng quản lý so với ý định của Nhànước không thuộc diện gây tác hại, chỉ thuộc loại không có lợi mà thôi Chính vì vậy,các hành vi đó không thuộc diện ngăn cấm, mà chỉ thuộc diện cách ly bằng cách lôikéo đối tượng về mình Muốn vậy, phải giành cho đối tượng quản lý những món lợithay thế, hơn hẳn lợi ích mà trứoc đó họ theo đuổi Được như vậy, họ sẽ theo Nhànước
c-Phương thức thuyết phục
-Khái niệm và bản chất của quản lý bằng thuyết phục
Thực chất của thuyết phục là giúp đối tượng quản lý tính toán hết những lợi, hại
mà họ có thể nhận được khi thực hiện các phương án hành vi khác nhau trong sản xuấtkinh doanh của họ, giúp họ nhận ra con đường duy nhất đúng để từ đó mà chủ độngtiến thân theo chân lý đã được nhận thức
-Nội dung thuyết phục
Đối tượng quản lý cần được thuyết phục về những điều sau đây:
-Pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật kinh tế, trong đó có ba yếu tố quantrọng nhất là:
+Nội dung của quy phạm pháp luật để đối tượng hiểu được những gì bịcấm, những gì được phép
+Lý lẽ của quy định để đối tượng hiểu được vì sao Nhà nước yêu cầu,cho phép hoặc nghiêm cấm công dân tiến hành một số hành động nào đó
Trang 21+Sự trừng phạt của Nhà nước đối với các hành vi chống lại các quy phạmnói trên nhằm làm cho đối tượng thấy trước tính nghiêm minh, cẩn mật của sự giám sátcủa các cơ quan bảo vệ pháp luật, khiến không ai có thể thoát nổi sự trừng trị của phápluật, từ đó mà tuân phục.
-Nội dung thứ hai cần đưa vào chương trình thuyết phục là kế hoạchnhà nước,bao gồm cả phần bắt buộc lẫn phần hướng dẫn, trong đó có các yếu tố cần được làmcho đối tượng rõ như sau:
+Nội dung kế hoạch nhà nước, bao gồm những chương trình chung vềphát triển kinh tế, các dự án đầu tư phát triển, trong đó đặc biết không thể thiếu đượcphần nói về các nghĩa vụ kinh tế mà đối tượng cần thực hiện
+Lý lẽ của việc cần làm theo kế hoạch đó Lý lẽ này bao gồm cả cơ sởkhoa học lẫn căn cứ pháp lý Tức là phải chỉ ra cho đối tượng rõ những định hướng,những chỉ tiêu, những nghĩa vụ mà Nhà nước đề ra trong kế hoạch nhà nước và kêugọi, hướng dẫn hoặc bắt buộc công dân làm là xuất phát từ nguyên lý khoa học kinh tếnào, từ tình hình thực tiễn nào của đất nước và từ quy định nào của pháp luật
+Lợi hoặc hại nếu làm theo hoặc không theo kế hoạch nhà nước Nhữnglợi hại này có thể là kết quả tất yếu theo quy luật cũng có thể là lợi hại nằm trong chếtài và chính sách kích thích kinh tế của Nhà nước
-Lý thuyết kinh tế và đạo lý làm kinh tế Lý thuyết kinh tế chính là các nguyên
lý kinh tế , như các quy luật vận động vĩ mô, vi mô của kinh tế, các quy tắc tổ chức sảnxuất, kinh doanh, các thuật quản trị doanh nghiệp v v Đạo lý làm giầu là lý lẽ củacác phương châm xử thế trong hoạt động thương trường như, hiều được thế nào là
“làm phúc cũng như làm giầu”, vì sao phải “ buôn có bạn, bán có phường”, phải “ăntrông nồi, ngồi trông hướng”, phải biết gắp bỏ cho người khi muốn ăn theo tinh thầncâu nói “muốn ăn gắp bỏ cho người” v v
-Khi nào cần áp dụng phương thức thuyết phục?
Với thực chất và nội dung thuyết phục như trên, phương thức này chính là mộtphần của phương thức cưỡng chế và phương thức kích thích Nói cách khác là, không
có sự tuyên truyền, thuyết phục suông, thuần tuý tách rời các phương thức trên, vàcũng không thể thực hiện cưỡng chế hay kịch thích kinh tế mà không thực hiện việcthuyết phục Do đó, nói chính xác thì, không có phương thức thuyết phục độc lập mà
nó bao giờ cũng gắn với một trong hai phương thức: cưỡng chế hoặc kích thích
Trang 22V-CÔNG CỤ QUẢN LÝ
1-Khái niệm công cụ quản lý
Công cụ quản lý là tất cả những gì, mà nhờ nó hoặc qua nó, Nhà nước thựchiện được phương pháp quản lý
Ví dụ: Thuế, lãi suất ngân hàng, giá v v là công cụ để thực hiện phương phápkích thích bằng lợi ích vật chất Pháp luật, Nhà tù v v là công cụ để thực hiện phươngpháp cưỡng chế
Công cụ cũng có thể được hiểu như là một hệ thống hương pháp nhỏ để thựchiện một phương pháp lớn, hoặc một biện pháp để thực hiện một phương pháp, mộtphương pháp để thực hiện một phương thức, như trong cặp khái niệm “ phương thức-phương pháp”, đã được đề cập ở phần trên
Chẳng hạn, để thực hiện phương pháp kích thích phải có công cụ thuế, công cụlãi suất, công cụ giá Trong trường hợp này, thuế suất, lãi suất, giá cả vừa được gọi làcông cụ để thực hiện phương pháp kích thích, vừa được gọi là phương pháp cụ thể, cấuthành phương thức chung trong quản lý: Phương thức kích thích
2-Các loại công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
Tính công cụ quản lý của kế hoạch là ở chỗ, thông qua kế hoạch, Nhà nước bày
tỏ cho đối tượng quản của mình biết mục tiêu hành động mà Nhà nước mong muốnđối tượng quản lý của mình phải đi tới Nó góp phần cùng với công cụ pháp luật đểgiúp Nhà nước dẫn dắt hành vi của đối tượng quản lý đi tới mục tiêu mà Nhà nướctrông đợi
b-Pháp luật
Tính công cụ của pháp luật là ở chỗ:
Trang 23Một mặt, nó là phương tiện để thể hiện trước tính cưỡng chế của Nhà nước vềmục tiêu hành động trong tương lai của đối tượng, còn nhiệm vụ tương lai đó sẽ đượcthể hiện trong kế hoạch nhà nước.
Chẳng hạn, các sắc luật thuế cụ thể là loại công cụ như vậy Bản thân từng đạoluật thuế, dù cụ thể vẫn chỉ là quy định chung, nói trước rằng, ai, làm việc gì, tronghoàn cảnh nào thì phải chịu thuế gì, thuế suất bao nhiêu? Bản thân các sắc thuế nàychưa có đối tượng cụ thể, nhiệm vụ cụ thể cho đối tượng đó thi hành Chỉ đến hi lậpxong kế hoạch thu hàng năm, ai là người phải nộp thuế gì, nộp bao nhiêu lúc đó mới rõràng, sắc thuế kia mới biến thành công cụ cưỡng chế trên thực tế Nhưng bản kế hoạchthu này không thể là công cụ cưỡng chế nếu trước đó không có sắc thuế tương ứngđược ban hành Đối tượng thi hành sẽ chất vấn người cưỡng chế họ rằng, căn cứ vàođâu mà bổ lên đầu tôi các khoản phảo nộp đó?
Mặt khác, tính công cụ của pháp luật trong cưỡng chế thể hiện ở chỗ, nó chứađựng các chuẩn mực, các giới hạn hành vi của đối tượng Đặc biệt hơn, nó chứa đựngcác chế tài, tức sự báo trước về hình phạt để đối tượng dè chừng
c-Thuế
Thuế là cái có tính công cụ khá đặc trưng Thật vậy! Thông qua Thuế, Nhà nướcthực hiện được ý đồ hạn chế hoặc khuyến khích hành vi kinh tế của công dân Thuếvừa là công cụ vừa là mục tiêu theo nghĩa sau đây:
-Một là, khi nó được dùng như là chất kích thích đối tượng quản lý, chúng làcông cụ Nhà nước tăng giảm thuế sẽ làm cho đối tượng giảm hoặc tăng cường hoạtđộng nào đó trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ
-Hai là, khi nó được dùng làm nghĩa vụ, buộc công dân-doanh nhân phải thựchiện cho Nhà nước, chúng là mục tiêu
Chính vì thế, khi bàn về thuế không thể đơn giản kết luận rằngthuế là công cụhay mục tiêu, là công cụ cưỡng chế hay kích thích
đ-Lãi suất ngân hàng
Khi nói đến lãi suất ngân hàng là công cụ của quản lý nhà nước về kinh tế phảihiểu rằng đó là laĩ suất của ngân hàng thương mại quốc doanh, lãi suất mà Nhà nước
có thể quy định được
Trang 24Lãi suất tiền vốn vay là một yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh, qua
đó tác động mạnh đến chiều hướng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp Tính công cụ của lãi suất ngân hàng chính là ở chỗ, thông qua việc tăng,giảm lãi suất ngân hàng có thể điều chỉnh chiều hướng hoặc mức độ hạot động của cácdoanh nhân Chính vì vậy, Nhà nước chỉ đạo các DNNN trên lĩnh vực tín dụng, tức cácngân hàng thương mại quốc doanhthay đổi lãi suất tiền gưỉ, lãi suất cho vay để điềuchỉnh cường độ hoạt động của các doanh nhân trên thương trường
e-Tỷ giá hối đoái
Sự thẩm thấu ngoại tệ vào mỗi quốc gia là điều không tránh được Sự hiện diệncủa ngoại tệ trong nền kinh tế quốc nội ít nhiều đã làm giảm giá trị nội tệ Bơẻi vì, sựhiện diện ngoại tệ không khác gì việc in và phát hành thêm nội tệ khi chưa có cầu Kếtquả tất yếu là giá cả hàng hoá trong nước tăng lên Vì thế, quốc gia nào cũng phải canthiệp vào sự vận động của ngoại tệ trên thương trường quốc nội, thông qua tỷ giá hốiđoái của chính hoạt động thu đổi ngoại tệ của các trung tâm thu đổi ngoại tệ của Nhànước
Khi trên thương trường gia tăng ngoại tệ, Nhà nước phải mua vào với tỷ giá cao(Tỷ giá được tính bằng số đồng nội tệ trên một đồng ngoại tệ) Hành vi đó của Nhànước đương nhiên làm tăng lượng nội tệ trong lưu thông, tuy qua đó có thu bớt lượngngoại tệ trên thương trường Liệu đó có phải tình trạng “đánh bùn sang ao” không?,tình trạng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa không? Bởi vì, cứ nhìn vào hình thức thì thấy, rútđược ngoại tệ trên thị trường thì lại tăng nội tệ Nhưng thực chất không phải thế Việcmua vào ngoại tệ của Nhà nước là một bước loại trừ một địch thủ gom hàng trên thịtrường, trả lại vị trí mua hàng cho đồng nội tệ Mặt khác, bằng ngoại tệ mua được, Nhànước nhập khẩu hàng hoá để cân bằng hàng-tiền và thu nội tệ về theo kênh mới này
Đó là một kênh chuyển động, nhờ tác động của tỷ giá hối đoái, do Nhà nước tạo nên
Ngược lại, khi khan hiếm hàng hoá hoặc khi số lượng nội tệ dư thừa trong lưuthông, Nhà nước hạ tỷ giá hối đoái, nhờ đó, nội tệ rút khỏi lưu thông, ngoại tệ tham gialưu thông nhưng sớm chuyển thành cất trữ, căng thẳng cung cầu hàng hoá giảm đị
f-Các phương tiện vật chất khác, để thực hiện trực tiếp sự cưỡng chế, kích thích hoặc thuyết phục
Đó là công cụ theo nghĩa đen hoàn toàn của chúng, như hàng hoá dự trữ, tàinguyên quốc gia, các DNNN trên mọi lĩnh vực, các phương tiện truyền thông, nhà tù,còng số 8, dùi cui, roi điện, xe hòm v v
Ngoài những gì được gọi một cách dễ dàng là công cụ, như đã trình bày ở trên,trong một góc nhìn rộng, người ta còn gọi cả các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là
Trang 25công cụ cưỡng chế Tuy nhiên, cách nhìn đó không thật khoa học Nếu gọi con ngườibảo vệ pháp luật là công cụ thì công cụ đó trong tay ai? Chỉ có thể gọi một cách trừutượng rằng, Nhà nước là công cụ cưỡng chế khi đặt Nhà nước trong mối quan hệ vớigiai cấp Khi đó, Nhà nước chính là công cụ của giai cấp mạnh về kinh tế, chính trị, xãhội, được giai cấp đó dùng để cưỡng chế giai cấp đối kháng tuân theo ý chí của nó.
VI-CÔNG CỤ CHIẾN LƯỢC TRONG QLNN VỀ KINH TẾ
1-Một số khái niệm cơ bản
1.1-Khái niệm và thực chất của chiến lược
Chiến lược phát triển của bất kỳ một sự vật nào đều là sự tiền định về trạng thái
tương lai của sự vật đó, các trạng thái chuyển tiếp, động lực và cơ chế chuyển hoá đểđưa sự vật từ hiện trạng qua các trạng thái chuyển tiếp để cuối cùng, đạt đến trạng tháitương lai đó
Nhìn từ góc độ khác, người ta còn hiểu chiến lược như là một "chuỗi mục tiêu",
"chuỗi biện pháp", liên kết với nhau như là một "chuỗi nhân quả", trong đó "quả cuốicùng" là cái đích của sự phát triển
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một dạng của chiến lược phát triển,
trong đó lĩnh vực phát triển là lĩnh vực kinh tế - xã hội Do đó nói chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội là nói đến một sự tiền định trạng thái tương lai của một nền kinh tế nóiriêng, tổng thể kinh tế - xã hội nói chung và động lực cùng cơ chế chuyển hoá động lực
đó đến sự vận động và chuyển hoá của toàn bộ hiện trạng kinh tế - xã hội thành trạngthái tương lai, đã được định ra lúc đầu
Do đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội hàm chứa nội dung sau đây:
-Chuỗi các trạng thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau trong tương lai, trong đó, mỗitrạng thái được coi là một mức phát triển, có những dấu hiệu đặc trưng cho sự pháttriển về chất của xã hội ở trạng thái đó
-Những biện pháp tạo ra sự phát trển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác củatiến trình nhiều giai đoạn nói trên
Dưới giác độ triết học có thể xem chiến lược phát triển kinh tế xã hội như là mộtphản ánh chủ quan của tiến trình biện chứng khách quan của sự vận động và phát triểncủa nền kinh tế quốc dân
1.2-Khâu đột phá.
Khâu đột phá là khâu:
-Sẽ chịu sự tác động đầu tiên của chiến lược
-Có khả năng gây ra sự chuyển động của toàn hệ thống khi bị tác động
Để tạo nên sự chuyển động của toàn hệ thống bao giờ cũng phải biết bắt đầu từđâu Khâu được chọn làm khâu đột phá thường là khâu then chốt của nền kinh tế quốcdân hoặc khâu yếu, đang đòi được giải quyết trước
1.3-Cú hích ban đầu
Cú hích ban đầu là lực tác động đầu tiên vào đối tượng phát triển, gây chấnđộng đặc biệt cho đối tượng, phá vỡ thể ổn định cũ của đối tượng khiến đối tượng rơivào trạng thái có thể dễ chuyển hoá theo hướng mới do nhà chiến lược vach ra
Trang 26Động lực khởi đầu có thể là một, cũng có thể là một số Ví dụ, có thể chỉ là "cúhích tài chính" lớn mà đủ tạo đà cho phát triển, cũng có khi phải là cả "cú hích" tàichính, chính trị, pháp luật v.v mới đủ mở ra một quá trình phát triển.
1.4-Cơ chế phát triển chiến lược
Cơ chế phát triển chiến lược là con đường chuyển hoá các tác động chiến lược
vào nền kinh tế, trong đó có "cú hích ban đầu” thành sự vận động của nền kinh tế tiến
tới mục tiêu Mọi quá trình phát triển đều diễn ra theo quy luật phủ định Cơ chế pháttriển chiển có tính chiến lược chính là sự dự đoán chiến lược quá trình phủ định đó trêncon đường đi đến mục tiêu của sự vật
Đối với nhà điều tiết vĩ mô nền kinh tế, việc nhận rõ cơ chế phát triển có tínhchiến lược của các tác động quản lý có ý nghĩa, tác dụng vô cùng to lớn Bởi chính sựhiểu biết này giúp cho nhà điều tiết vĩ mô dự đoán đúng các kết quả tương lai của sựphát triển đất nước
2-Sự cần thiết khách quan của chiến lược
Chiến lược cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội là vì những lý do sau đây:-Phát triển kinh tế xã hội là một sự phát triển của nhiều phân hệ, có mối quan hệtương hỗ dày đặc và phức tạp, trong đó, điển hình là các quan hệ sau đây: Quan hệgiữa kinh tế và các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế Quan hệ giữa quan hệ sản xuất vàlực lượng sản xuất, Quan hệ giữa tiến bộ khoa học công nghệ với sự tiến bộ về tổ chứcsản xuất xã hội, Quan hệ liên ngành kinh tế kỹ thuật với nhau,
-Chu kỳ phát triển của mỗi chủ thể quan hệ, mỗi mặt quan hệ nói trên tương đốidài và không đồng mức Chu kỳ tiến bộ khoa học công nghệ khoảng 10 năm Đó lànhìn tổng thể Nhưng tuỳ ngành, có ngành chỉ sau mỗi tiết đoạn 5 năm đã có sự cáchmạng về khoa học và công nghệ của ngành, như ngành công nghệ thông tin Trong việcphát triển con người, chu kỳ không phải là 10 năm, mà là trăm năm, như Chủ tịch HồChí Minh đã nói “Muốn có hạnh phúc trăm năm phải trồng người”
-Tính giao động khá lớn của hướng phát triển trong quá trình phát triển của từngmặt nói trên Có nghĩa là, các chủ thể phát triển nói trên có nhiều hướng có thể pháttriển, nếu không có sự định hướng, kiểm soát, kiềm chế của nhà quản lý
-Phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải đầu tư lớn và lâu dài mới cho kết quả.-Phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi sự đồng bộ liên ngành, liên vùng
-Phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ
-Những lý do trên đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn xa trong định hướng sựphát triển kinh tế xã hội, dự định được các giai đoạn đổi lượng đổi chất của xã hội theoquy luật lượng đổi chất đổi của sự vận động của sự vật, có những biện pháp lớn, đồng
bộ trong không gian, kế tiếp một cách hợp lý trong thời gian
3-Vai trò của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Nhờ có chiến lược PTKTXH mà toàn dân nói chung, Nhà nước nói riêng
-Có được các quyết định đúng đắn về đường lối giai cấp
-Có được các quyết định đúng đắn về quan hệ quốc tế
-Có được các quyết định đúng đắn về chuẩn bị nguồn lực
Trang 27-Có được các quyết định đúng đắn về đầu tư xây dựng cơ bản
-Có được các quyết định đúng đắn về phát triển khoa học, giáo dục
-Để có được sự chỉ đạo cụ thể đối với sự phát triển một số ngành kinh tế cụ thể,như nông nghiệp, xây dựng cầu, đường, phà, cảng, v v Để phát triển những ngànhnày cần có chương trình dài nhiều năm Việc xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạtầng cũng đòi hỏi có nhiều thời gian
-Riêng đối với công dân, chiến lược phát triển kinh tế xã hội là chỗ dựa vô cùngquan trọng để công dân lượng định cuộc sống và làm việc của cá nhân họ, từ việc chọnhướng lập thân, lập nghiệp đến việc chuẩn bị các yếu tố cho mỗi chương trình cá nhân
cụ thể
4-Các bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
4.1-Phần bối cảnh phát triển.
-Khái niệm bối cảnh phát triển.
Bối cảnh phát triển là toàn bộ các yếu tố tác động lên đối tượng phát triển, tạonên yêu cầu, sức ép, thuận lợi, động lực cùng những cản trở sự phát triển Bối cảnhphát triển thể hiện thành hệ thống các thông tin làm nên câu trả lời cho câu hỏi:
-Việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước hoặc của một vùng nào đó cần thiếtnhư thế nào Chẳng hạn, đối với nước ta, sự phát triển kinh tế xã hội vượt bậc trongmột thời gian ngắn là cần thiết và có ý nghĩa như thào?
-Những nhân tố thuận lợi, khó khăn cho sự phát triển như thế nào Những nhân
tố cần được trình bày trong mục này, chính là những nhân tố đã được nêu trong phầnnói về các nhân tố cần cho sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước
-Những trở lực chính đối với sự phát triển là gì?
-Tính chất thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước hoặc củavùng đó như thế nào Tính chất thách thức của sự phát triển cũng có nghĩa là nhữngvấn đề, những mâu thuẫn mà công cuộc phát triển phải đưong đầu giải quyết
-Vai trò, tác dụng của phần bối cảnh trong chiến lược.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phần bối cảnh giúp giải quyết cácvấn đề lớn sau đây:
-Tạo cơ sở đề có quyết tâm của Nhà nước, của toàn dân trong đầu tư phát triển,khẳng định được về chủ trương là phải phát triển
-Chuẩn bị cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các mục tiêu phát triển Thực chất củaphần bối cảnh là những thông tin nói lên sự cần thiết (nhu cầu) phát triển và điều kiện(khả năng) để phát triển Cân đối hai mặt nói trên, nhà chiến lược tất yếu sẽ đề ra đượccác mục tiêu phát triển vừa phù hợp với mong muốn tối đa của cộng đồng, vừa có tínhhiện thực
4.2-Phần mục tiêu phát triển
- Mục tiêu chính trị, mục tiêu cuối cùng.
Mục tiêu chính trị chính là mục đích cuối cùng mà sự phát triển kinh tế xã hộiphải đạt tới Sở dĩ gọi đó là mục tiêu chính trị vì các mục tiêu này mang tính chất chínhsách của Nhà nước trong việc đáp ứng các nguyện vọng của cộng đồng Thông qua
Trang 28mục tiêu này, Nhà nước thể hiện rõ động cơ thúc đẩy Nhà nước trong việc làm chiếnlược là gì?, vì ai ?, về mặt nào của đời sống xã hội?
Gọi chúng là mục tiêu cuối cùng, bởi vì, suy cho cùng, phát triển kinh tế là đểlàm gì nếu không phải là để đem lại hạnh phúc cho nhân dân, giầu mạnh cho đất nước
Sự phát triển kinh tế có thể thể hiện ở những đỉnh cao về sản lượng, về quy mô lựclượng công nghiệp, nông nghiệp hoặc các ngành kinh tế mũi nhọn nào đó, nhưng sựphát triển đó có nghĩa lý gì khi hạnh phúc nhân dân không được bảo đảm, lợi ích quốcgia không được coi trọng
- Mục tiêu tự thân
Mục tiêu tự thân chính là hiện thân cụ thể của nền kinh tế cần phát triển Mụctiêu tự thân cũng có thể được gọi là các định hướng phát triển, qua đó nền kinh tếtương lai hoặc lực lượng sản xuất được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:
-Năng lực kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thể hiện qua chỉ tiêu sốlượng, như GDP, GNP, Y(thu nhập quốc dân ròng), YD (Thu nhập quốc dân khảdụng) Chỉ tiêu này cho thấy sơ bộ quy mô của tổng lực lượng kinh tế của xã hội ở thờiđiểm mà chiến lược dự định đạt tới
-Cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,
cơ cấu này phản ảnh:
Các ngành kinh tế sẽ có trong tương lai mà chiến lược dự định phát triển
Năng lực kinh tế của các ngành kinh tế quốc dân đó, được thể hiện thôngqua các chỉ tiêu như: Giá trị sản lượng, quy mô năng lực sản xuất củangành, các công trình kinh tế chủ chốt của ngành
-Quy mô tương lai của lực lượng các ngành y tế, văn hoá, giáo dục, nghiên cứukhoa học v v cuả xã hội
-Diện mạo phân bố lực lượng kinh kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đất nướcthể hiện thành các vùng
-Trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế quốc dân
Tóm lại, qua phần mục tiêu tự thân, chiến lược phát triển kinh tế xã hội thể hiệnmột cách toàn diện nhưng sơ bộ một nền kinh tế tương lai, nền kinh tế có nội dung vàhình thức, chất lượng và số lượng đủ để tạo ra những kết quả như đã trình bày trongphần mục tiêu chính trị
4.4-Phần tư tưởng, quan điểm chiến lược.
-Khái niệm về tư tưởng chiến lược
Tư tưởng chiến lược là những mưu kế lớn, thể hiện dưới dạng các phươngchâm, nguyên tắc, có giá trị định hướng cho việc hình thành các giải pháp cụ thể Vìmới chỉ là những phương châm, những nguyên tắc nên đượoc gọi là tư tưởng Các tưtưởng này ra đời từ một hệ quan điểm, nhận thức về sự vận động tự nhiên và xã hội
-Vai trò, vị trí của phần tư tưởng, quan điểm trong chiến lược phát triển.
Đây là phần đầu não của chiến lược, rất quan trọng là vì:
-Toàn bộ tinh tuý của mưu lược nằm ở phần này Các tư tưởng chiến lược chính
là sự tiền định con đường vận động đến tương lai của sự vật mà nhà chiến lược đang
Trang 29điều khiển Về một góc nhìn khác, tư tưởng chiến lược đúng có nghĩa là, nhận thức vàtiền định của nhà chiến lược về con đường vận động của sự vật ophù hợp với qu luậtvận động khách quan của sự vật Khi một tư tưởng chiến lựợc không biện chứng thìmọi kế hoạch hành động cụ thể đều trở thành vô ích.
-Tư tưởng chiến lược là cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp cụ thể Do đóphải có tư tưởng chiến lược mới có thể xây dựng được một hệ thống gải pháp đồng bộ,đồng quan điểm Ngược lại, các giải pháp sẽ chống nhau, nội bộ sẽ mâu thuẫn, sựnghiệp sẽ không thành
-Là người nghiên cứu, việc nắm vững các tư tưởng chiến lược cho phép họ tiếpcận các giải pháp cụ thể được nhanh chóng, chân xác hơn, nắm được đúng thực chấthơn, từ đó mà có khả năng quán triệt sâu sắc các giải pháp trong thực thi chiến lược
-Những tư tưởng, nguyên tắc cần có trong một chiến lược phát triển kinh tế
xã hội.
-Tư tưởng về mối quan hệ hệ thống giữa kinh tế với các mặt khác của đời sống
xã hội trong quá trình vận động tiến lên của xã hội: Quan hệ hạ tầng-thượng tần kiếntrúc, quan hệ kinh tế với chính trị, kinh tế với văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng,
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề sở hữu về tư liệu sản xuất
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề quan hệ kinh tế đối ngoại
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề phân bố lực lượng sản xuất
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề tiến bộ khoa học công nghệ
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề chuyển dịch cơ cấu
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ chế kinh tế
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề huy động nguồn lực trong nước
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề tích luỹ-tiêu dung, phân phối thu nhậpquốc dân
-Tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết vấn đề thích ứng quản lý nhà nước đối vớinền kinh tế phát triển
4.5-Phần giải pháp chiến lược
-Quan niệm về giải pháp chiến lược
Giải pháp chiến lược là loại giải pháp có đặc trưng sau đây:
-Mới chỉ dừng lại ở mức phương hướng, đường lối, chỉ ra cách thức chung nhất
để giải quyết vấn đề, mâu thuẫn
-Thường chỉ đề ra cho các vấn đề có tính thách đố cao, những vấn đề khó giảihoặc có thể có nhiều lối giải, cần tỉnh táo trong lựa chọn
-Có giá trị chỉ đạo lâu dài
-Các vấn đề chiến lược cần có giải pháp:
a-Xét theo phạm vi nguồn lực, có
-Giải pháp cho việc phát huy nội lực vào phát triển kinh tế-xã hội
-Giải pháp cho việc thu hút ngoại lực vào việc phát triển kinh tế xã hội
b-Xét theo nội dung vấn đề cần có giải pháp, có
Trang 30-Giải pháp để giải quyết khó khăn về vốn,
-Giải pháp để giải quyết khó khăn về nguyên liệu
-Giải pháp để giải quyết khó khăn về phát triển khoa học-công nghệ
-Giải pháp để giải quyết khó khăn về việc làm
-Giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội khác
-Giải pháp cho việc phát huy nội lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá,giáo dục, y tế
-Giải pháp để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và của Nhà nướcđối với sự phát triển kinh tế xã hội
c-Xét theo quy mô, thứ bậc hệ thống của giải pháp có giải pháp và giải pháp củagiải pháp Có nghĩa là, trong phần giải pháp, các giải pháp có nhiều tầng, nhiều lớp
4.6-Phần kế hoạch thực thi chiến lược
-Khái niệm về kế hoạch thực thi chiến lược.
Kế hoạch thực thi chiến lược là kế hoạch biến chiến lược thành hành động tiếptheo của Nhà nước và công dân Chiến lược là dự định toàn diện, xa rộng nhưng rất sơ
bộ Dựa vào chiến lược chưa thể hành động kinh tế được Từ chiến lược phải làm tiếpnhiều việc Muốn các việc sau đó triển khai được phải có kế hoạch triển khai thực thichiến lược
-Nội dung của kế hoạch triển khai thực thi chiến lược.
a-Những việc cần làm để đưa chiến lược vào nhân dân
b-Những việc cần làm tiếp của Nhà nước sau khi có chiến lược
c-Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện và thời hạn hoàn thành
5-Các loại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
5.1-Xét theo phạm vi phát triển mà chiến lược được vạch ra.
Theo giác độ nghiên cứu này, chiến lược được phân thành chiến lược tổng thể
và chiến lược bộ phận
Chiến lược tổng thể là một cách gọi có so sánh, trong đó, bên cạnh cái được gọi
là chiến lược tổng thể còn có các chiến lược bộ phận Khi đó chiến lược tổng thể làchiến lược phát triển của một hệ thống nào đó, còn chiến lược bộ phận là chiến lượcphát triển của các bộ phận cấu thành hệ thống đó
Chiến lược tổng thể không phải là số cộng của các chiến lựợc bộ phận Trongchiến lược tổng thể có mục tiêu chung của cả hệ thống, có mục tiêu riêng của từngphân hệ, được đặt ra với một ý đồ nhất định Ý đồ đó chính là nhằm đạt được mục tiêuchung
Chiến lược bộ phận, về hình thức, là một phần của chiến lược tổng thể, về nộidung, là biện pháp để thực hiện chiến lược tổng thể
5.2-Xét theo ý nghĩa triết học của chiến lược
Ý nghĩa triết học của chiến lược là tính hướng nội hay hướng ngoại trong việchuy động nguồn lực để phát triển Triết học duy vật biện chứng coi động lực phát triểncủa mọi vật là mâu thẫn bên trong, đồng thời chịu sự tác động quan trọng của nhân tố
Trang 31bên ngoài Theo cách phân loại này có Chiến lược hướng nội, chiến lược hướng ngoại và chiến lược phối hợp
Bản chất của chiến lược hướng nội trong phát triển kinh tế quốc dân là chỉ dựavào sự nỗ lực bên trong, dựa vào việc khai thác và huy động mọi nhân tố bên trongvào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
Ưu điểm dễ thấy của chiến lược này là độ an toàn cao cho sự độc lập, tự chủ củađất nước, độ an toàn cao cho việc bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc, sự an toàn vềmột số mặt khác do cách ly được các độc tố ngoại lai
Nhược điểm lớn nhất của nó là để đất nước phát triển trong điều kiện thiếu thốnnhiều điều kiện(nguyên liệu, chất xám, vốn), đồng thời bỏ phí nhiều tiềm năng, cơ hội
Bản chất của chiến lược hướng ngoại là dựa vào bên ngoài đề phát triển
Ưu điểm căn bản của chiến lược hướng ngoại là tranh thủ được ngoại lực mạnh
để phát triển
Nhược điểm căn bản của chiến lược này là những hậu quả tiêu cực do bên ngoàiđưa đến cho đất nước
Bản chất của chiến lược phối hợp là tạo ra sự phát triển kinh tế đất nước trên cơ
sở phát huy thế mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực, đồng bộ hoá lực lượng nội ngoạidưới sự chủ động của nội lực tạo nên cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh cho nước nhà
Một chiến lược phối hợp có các đặc trưng sau:
+Theo đuổi một hệ mục tiêu chính trị toàn diện, vừa có tính dân tộc, vừa có tínhnhân loại, tính văn minh hiện đại
+Xây dựng một cơ cấu kinh tế mở, trong đó có những ngành mũi nhọn xuấtkhẩu, được xây dựng trên cơ sở khai thác thế mạnh của đất nước về tài nguyên, vềnguồn nhân lực, về vị trí địa lý, v v đồng thời nhập khẩu những hàng hoá, vật tư màđất nước chưa có điều kiện tự sản xuất một cách có hiệu quả
+Kinh tế quốc nội có thể có cơ cấu hoàn chỉnh, nhưng trong đó bao gồm cả kinh
tế dân tộc (GNP) cả phần đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), sao cho GDP tăngtrưởng không ngừng và bền vững
+ Bước đi của quá trình phát triển thể hiện rõ ý đồ tự chủ, từng bước đưa nềnkinh tế nước nhà voà thế hoàn chỉnh
Ưu điểm của chiến lược phối hợp chính là các ưu điểm của hai loại chiến lượccực đoan nói trên cộng lại Nhờ khắc phục được nhược điểm do cự đoan gây ra, phốihợp được thế mạnh trong nhoài, chiến lược phối hợp được coi là chiến lược khônngoan nhất
5.3-Xét theo tiêu chí tốc độ phát triển, có chiến lược thần tốc và chiến lược khoan hoà
Chiến lược thần tốc là cách phát triển cấp tập, tạo sự đột biến, bao gồm những ýtưởng chủ yếu như quyết tâm "thắt lưng buộc bụng", tất cả để đầu tư phát triển, là
"khổ trước, sướng sau", v.v
Chiến lược “khoan hoà” là đường lối, chiến lược mềm dẻo trong xử lý quan hệtích luỹ và tiêu dùng - đường lối khoan sức dân Tinh thần cơ ản của nó là từng bước
Trang 32tăng trưởng kinh tế phù hợp với khả năng tích có thể, không hy sinh quá mức cuộcsống trước mắt để có cuộc sống cao trong thời gian ngắn
5.4-Xét theo yếu tố phát triển
Có rất nhiều yếu tố, cần có chiến lược phát triển Tuỳ hoàn cảnh mỗi quốc giatrong tiến trình phát triển mà có những chiến lược cụ thể cho những yếu tố cụ thể.Không nhất thiết mọi quốc gia đều có những chiến lược cho mọi yếu tố như nhau.Thông thường có các
-Chiến lược làm chủ khoa học và công nghệ.
-Chiến lược sử dụng tài nguyên.
-Chiến lược tạo vốn
-Chiến lược quản lý nền kinh tế quốc dân.
6-Phương pháp luận hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Quá trình chunh của việc hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội về đạithể như sau:
6.1-Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, phân tích môi trường phát triển, dự báo sự phát triển của môi trường tự nhiên-kinh tế-xã hội của đất nước.
-Đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội của đất nước
-Chỉ rõ những nguyên nhân của thực trạng
-Chỉ ra những khó khăn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội và dự báo sựbiến động trong tương lai của các khó khăn, thuận lợi đó
6.2-Xác lập hệ thống chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển
Mục đích của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu này là định lượng rõ ràng cho sựphát triển, trên cơ sở đó mới có thể tính toán các yếu tố tham gia vào quá trình pháttriển Thông qua việc định lượng sự phát triển có thể kiểm tra được khả năng thoả mãncác yêu cầu, đặt ra cho sự phát triển kinh tế phải giải quyết
6.3-Phác hoạ những giải pháp lớn, nhằm giải quyết các vấn đề, tương ứng với những "khó khăn", đã nêu ở mục "1".
Đây là "linh hồn" của toàn bộ chiến lược Do đó phần này phải được nghiêncứu, thể hiện một cách tường tận, cụ thể
Về nội dung, phần này được trình bày dưới dạng:
-Danh mục các giải pháp lớn, được sắp xếp theo thế chiến lược, bổ sung, hỗ trợcho nhau trong thế trận chung hướng về mục tiêu chiến lược đã nêu ở trên
-Phương hướng và biện pháp cụ thể phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế xãhội, như về công nghiệp, về nông nghiệp, về giáo dục, y tế, v v
-Các chương trình mục tiêu, cụ thể hoá thêm một bước các phương hướng nóitrên
VII-ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở NƯỚC TA
1-Sự cần thiết khách quan phải đổi mới QLNN về kinh tế
Trang 33Một cách chung nhất có thể nói, sở dĩ phải đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế
là vì nền kinh tế quốc dân nước ta đã thay đổi.Theo nguyên lý của khoa học quản lý,khi đối tượng quản lý thay đổi, chủ thể quản lý cũng phải thay đổi về tổ chức vàphương thức, phương pháp quản lý cho thiích hợp với đối tượng hơn
Song, vấn đề được đặt ra là, đối tượng quản lý đã đổi mới như thế nào? nhữngđổi mới như thế của đối tượng qủan lý có ý nghĩa gì đối với chủ thể quản lý?, chúnglàm thay đồi gì về tổ chức và quản lý của chủ thể Cụ thể ở đây là, nền kinh tế quốcdân đã có những đổi mới gì?, sự đổi mới đó ảnh hưởng gì và đòi hỏi gì ở sự thay đổi tổchức và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế? Vì sao?
Dưới đây sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề trên
a-Nội dung đổi mới nền kinh tế của nước ta và lý do đổi mới.
-Trước hết nói về nội dung đổi mới kinh tế
Mặc dù hiện nay còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi nhiều công trìnhnghiên cứu thực tiễn và học thuật để làm rõ nhiều vấn đề của công cuộc xây dựng kinh
tế XHCN của nước ta trong thời đại ngày nay, song, bước đầu có thể khẳng định mộtcách tương đối toàn diện con đường xây dựng kinh tế của nước ta phù hợp với hoàncảnh mới trong và ngoài nước, về đại thể, có những nét lớn sau đây:
-Một là, về mục tiêu, nền kinh tế mới phải kiên trì mục tiêu cuối cùng là phụng
sự cho Dân giầu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, văn minh
Dân giầu được thể hiện ở mức GDP bình quân đầu người tăng hàng năm với tốc
độ phi thường (khoảng 8-9%) và có khoảng cách giầu nghèo không quá đáng
Trong hai khía cạnh trên, liên quan đến mục tiêu dân giàu, Đảng ta coi trọng đặcbiệt khía cạnh thứ hai Thực ra, khía cạnh thứ nhất chưa thể nói là giầu được Trong lúccàng cường quốc kinh tế đang có mức GDP đầu người năm chữ số, việc chúng ta đạtmức 3000 USD/đầu người đâu đã gọi được là giầu Chưa nói rằng, đó mới chỉ là mụctiêu, phải 20-25 năm sau mới đạt được Khi đó, chỉ số bình quân của các cường quốckinh tế về GDP đầu người chắc phải thể hiện bằng sáu chữ số Lúc đó con số 3000USD/đầu người VN chẳng còn giá trị gì Nhưng nếu khoảng cách giầu nghèo khôngquá lớn thì chính đó là một bộ phận của công bằng, văn minh, là một tiêu chí hiện đại
Nó hoàn toàn không có nghĩa là lý tưởng “cào bằng, bình quân chủ nghĩa” Trái lại, đó
là tinh thần của lối sống “Phải trái phân minh, nghĩa tình đầy đủ” Hơn ở đâu hết, kinh
tế phải thể hiện đạo lý đó Thực hiện được phải trái phân minh nghĩa tình đầy đủ trongphân phối lợi ích kinh tế chính là thực hiện được khoảng cách giầu nghèo hợp lý
Trang 34Nền kinh tế tạo nên một Nước mạnh thể hiện ở sự đóng góp to lớn của kinh tếvào các mặt sau đây:
-Đóng góp lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước Từ ngân sách mạnh, Nước
sẽ mạnh lên nhiều mặt: Nhà nước có đủ sức xây dựng quốc phòng hùng mạnh, có khảnăng thực hiện sự cải thiện phúc lợi công cộng, từ đó làm yên dân, ổn định đời sốngnhân dân, cơ sở để ổn địng chính trị Có ngân sách mạnh, Nhà nước sẽ dễ dàng thiếtlập quan hệ quốc tế trên thế bình đẳng, không bị lép vế, lệ thuộc quốc gia nào v v
-Tạo thế mạnh trên thương trường quốc tế của nền kinh tế nước nhà Thế mạnhnày thể hiện trước hết ở hàng hoá xuất khẩu qua chất lượng cao, uy tín lớn, giá cả hợp
lý, khiến cho bạn hàng quốc tế sẵn sàng trả giá nhiều mặt để mua được hàng hoá của
ta Đây là một nét mạnh của quốc gia mà chỉ có sức mạnh kinh tế mới đem lại đượccho đất nước
-Trong việc sử dụng một cách khôn ngoan, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc giacủa những doanh nhân sao cho, trước hết kho tàng tài nguyên quốc gia luôn đầy đặn,bởi nó là nguồn sống của cả dân tộc không chỉ hôm nay mà cả mai sau Sau nữa, cácdoanh nhân phải biết làm cho mọi nguồn tài nguyên được biến thành vũ khí chiến lượckinh tế của đất nướ, qua xuất khẩu tài nguyên đất nước có thể thực hiện được những lợiích tối đa trên thế chủ động
-Trong việc gìn giữ môi trường, bởi môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do hoạtđộng kinh tế gây ra và bảo vệ môi trường chính là bảo vệ con người, mà bảo vệ conngười chính là bảo vệ nhân tố hàng đầu làm nên nước mạnh
-Trong việc bảo mật quốc gia về kinh tế, không để các thông tin kinh tế, thôngtin về các thành tựu khoa học-công nghệ, thông tin về tài nguyên,môi trường, địa chất,thuỷ văn, v v của nước nhà lọt ra bên ngoài Bởi vì tất cả các thông tin này đều cótrong hoạt động kinh tế hoặc hàng hoá, mà chúng lại liên quan đến khả năng phòng thủquốc gia về nhiều mặt, không thể để tiết lộ ra nước ngoài Nếu nền kinh tế góp phầnbảo mật các thông tin đó chính là nó đã làm cho nước mạnh
-Ở sự cung ứng hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, làm tăng sức khoẻ vậtchất và tinh thần, trí tuệ, văn hoá của con người Việt nam Chất lượng hàng hoá là cáiảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tinh thần và vật chất của con người Việt nam Nếunền kinh tế cung ứng được càng hàng hoáe có chất lượng bảo đảm về mặt này chính làkinh tế đã góp phần tạo nên sức mhnạu cơ bản cho đất nước: Đó là Dân mạnh
- Ở một nền kinh tế rất “kinh tế “ trong thời bình và uyển chuyển theo tình hìnhchiến tranh, nếu chẳng may tổ quốc lâm nguy, v v Tức là, nền kinh tế được xây dựngsao cho, trong thời bình chúng có thể là những cơ sở cung ứng các phương tiện sinhsống cho con người, nhưng chiến tranh xảy ra, chúng có thể trở thành các cơ sở sảnxuất các phương tiện chiến đấu bảo vệ tổ quốc
Trang 35Một nền kinh tế góp phần xây dựng một Xã hội công bằng, văn minh, phải thể
hiện ở sự phân chia một cách công bằng, văn minh các thành quả kinh tế giữa cácthành viên thuộc các mối quan hệ sau đây:
-Quan hệ giữa các doanh nhân với nhau trên thương trường trong việc trao đổihàng hoá, giữa các cổ đông trong mỗi công ty với nhau trong việc làm chủ công ty vàphân chia lợi tức
-Quan hệ giữa giới doanh nhân với xã hội nói chung trong việc họ thực hiệncác nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội, sao cho họ xử sự theo đạo nghĩa “Phải trái phânminh, nghĩa tình đầy đủ” Sự văn minh xã hội do kinh tế phát triển đem lại còn thể hiệntính hiệu quả xã hội cao, ở giá trị văn hoá, trí tuệ của hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh
tế tạo ra
-Hai là, về thực thể nền kinh tế phải có, cơ sở để từ đó tạo ra mục tiêu- kết quả cuối cùng, như đã nêu ở trên Thực thể đó, theo định hướng của Đảng CSVN
phảicó diện mạo như sau:
+Về quan hệ sản xuất, nền kinh tế mới là một hợp thể đa chủ sở hữu về tư liệusản xuất, đa dạng loại hình doanh nghiệp Về sở hữu chủ có Nhà nước, tập thể, tưnhân Về loại hình doanh nghiệp có các doanh nghiệp đơn chủ, ứng với các loại sở hữuchủ vừa nêu Đồng thời có sự đan xen có tính toán của sở hữu nhà nước, sao cho, vừagiải phóng lực lượng sản xuất vừa giữ thế chủ động của Nhà nước trên mặt trận này.Điều đó được thực hiện thông qua các loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tỷtrọng cao, thấp đều được tính toán có chủ đích rõ ràng Trong các công ty cổ phần nhànước đó, đại diện vốn nhà nước chính là nhân tố chủ đạo các công ty mà vốn nhà nước
là cơ sở để Nhà nước ddưa cán bô-công chức của mình vào tham gia quản trị kinhdoanh của công ty theo ý đồ của nhà nước
+Về lực lượng sản xuất, nền kinh tế mới sẽ được công nghiệp hoá, hiện đại hoá,theo đó trình độ trang thiết bị, công nghệ và tổ chức sản xuất sẽ được nâng cao.Bêncạnh đó, nét đổi mới rất đáng kể là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở cửa Sự mởcửa này làm biến đổi về quan hệ sản xuất như đã nêu ở trên Về mặt lực lượng sảnxuất, sự mở cửa cũng tạo nên sự đổi mới đáng kể, ở chỗ, nó làm cho nền kinh tế nước
ta được đặt trong hệ thống xã hội hoá lớn hơn phạm vi một quốc gia Trong nền kinh tếquốc dân sẽ có kinh tế quốc nội và quốc tê, sẽ có các dòng chu chuyển vật chất quabiên giới Quá trình cân đối kinh tế không diễn ra trong phạm vi nền kinh tế quốc dânnước ta nữa, mà có sự can thiệp của quốc tê Khả năng biến động kinh tế sẽ lớn hơn.Ngoài ra, do mở cửa mà vấn đề phát huy nội lực để thu hút tối đa ngoại lực và làm chủngoại lực, hướng ngoại lực phục vụ việc xây dựng một nền kinh tế vì dân giầu, nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh của nước ta cũng được đặt ra
-Lý do đổi mới nền kinh tế
Trang 36Nền kinh tế nước ta sở dĩ phải đổi mới vì những lý do sau đây:
-Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã kết thúc, giặc ngoại xâm đã bị đẩy lùi,nước nhà đã độc lập hoàn toàn, thống nhất trọn vẹn Có nghĩa là, những lý do của cuộcchiến tác động đến cách làm kinh tế của nước ta về căn bản đã không còn như trước
Mọi quá trình kinh tế đều có quy luật vận động của nó Tuy nhiên, chiến tranh
có thể buộc kinh tế phải tuân theo quy luật của nó Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
đã buộc chúng ta phải làm kinh tế theo theo những cách thức nhất định, khác quy luậtchung Giờ đây, lý tưởng độc lập tự do đã đạt, việc làm kinh tế phải theo quy luật phổbiến của nó
-Tình hình quốc tế đã có những biến động căn bản Liên xô và phần lớn phe xãhội chủ nghĩa đã không còn, trong khi đó thế giới chuyển từ đối đầu là chủ yếu sangđối thoại là chủ yếu, tuy có diễn biến rất phức tạp
Chúng ta đều biết, theo nguyên lý chủ nghĩa Lênin, một nước nông nghiệp, nhỏ
bé, nghèo nàn, lạc hậu, có thể tiến thăng lên CNXH không qua con đường tư bản chủnghĩa, nếu trong nước có Đảng CS lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, ngoàinước có phe XHCN, thậm chí chỉ cần một nước XHCN, nhưng hùng cường, làm hậuthuẫn Nhiều năm trước, con đường tiến thẳng đã được vạch ra trên cơ sở đó Ngàynay, điều kiện thứ hai không còn, con đường tiến thẳng phải được điều chỉnh là lẽ tấtnhiên
Chúng ta đều biết, đường lối xây dựng kinh tế của nước ta, được vạch ra
từ Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng, là sự vận dụng nguyên lý phổ biến của chủnghĩa MácLênin với hoàn cảnh đặc thù trong và ngoài nước của nước ta thời bấy giờ.Đường lối đó tính đến sự cần thiết phải huy động toàn lực cho cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, tính đến sự thuận lợi bên trong và bên ngoài, khiến cho nước ta có khảnăng từ một nước nông nghiệp nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu vẫn có thể tiến nhanh, tiếnmạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, không cần kinh qua chủ nghĩa tư bản, thậmchí, cả những hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng không cần áp dụng
Nhưng, chiến tranh kết thúc, nền kinh tế bị tàn phá sau 30 năm chiến tranhkhông những không hơn lúc xây dựng đường lối vừa nêu, mà còn kiệt quệ hơn Trongkhi đó, một trong hai tiền đề để bỏ qua những hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa, là sự
có một phe XHCN hùng mạnh làm hậu thuẫn về tinh thần và vật chất, lại không còntrên thực tế, tuy danh nghĩa có thể nói là còn Rõ ràng là, ít ra là về kinh tế, chúng takhông thể tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH một cách vững chắc theo con đường cũ
Có nghĩa là phải đổi mới Rất có thể, nếu còn Liên xô, còn phe XHCN hùng hậu, côngcuộc xây dựng CNXH ở nước ta vẫn cần hoàn thiện, đổi mới Nhưng đó chắc chắnkhông phải là một bước ngoặt
Trang 37Mặt khác, khi Liên xô và phần lớn các nước XHCN không còn, nhưng côngcuộc phát triển kinh tế không thể thực hiện được nếu đóng cửa, không tham gia thịtrường quốc tế Do đó, khi Liên xô mất, thế giới lại tạm thời hoà hoãn, thì dù sự hoàhoãn, đối thoại đó có phức tạp đến đâu, chúng ta vẫn phải tranh thủ hoà bình để pháttriển Vì thế, việc Việt nam muốn là bạn của tất cả cá nước cũng là lẽ tất nhiên để tồntại và phát triển Mà một khi đã muốn là bạn của tất cả các nước thì không thể khôngchấp nhận các hình thức sở hữu của họ, nếu họ chỉ duy nhất có hình thức sở hữu đó màthôi Do vậy, hội nhập tức là chấp nhận các hình thức kinh tế tư bản, dù mức độ có bịkhông chế tới đâu.
-Tình hình nội bộ đất nước đòi hỏi phải đổi mới Tình hình đó thể hiện ở
Một mặt, đó là sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ và tính chấtcủa sự phát triển lực lượng sản xuất Sự chênh lệch này thể hiện trong mọi ngành kinh
tế, điển hình là trong nông nghiệp, trong tiểu thủ công nghiệp và trong nhiều ngànhcông nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm Tình trạng đó đã làm cho sức sản xuất trì trệ,không phát triển
Mặt khác, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta quá thấp, lại bị đặttương phản với cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân các nước trên thế giới,trước hết là trong khu vực, đã sinh ra sức ép tâm lý, tình cảm đến một bộ phận khôngnhỏ nhân dân ta, gây bất ổn cho sự an cư lạc nghiệp của số này, có nguy cơ lây lan,làm bất ổn chính trị
b-Ý nghĩa của các đổi mới trên đây của nền kinh tế đối với Nhà nước
Câu hỏi được đặt ra là, những thay đổi của đối tượng quản lý như trên có liênquan gì đến những đổi mới trong QLNN về kinh tế sau này? Để thấy được mối liên hệnhân quả đó cần biết rõ ý nghĩa của những thay đổi trong nền kinh tế quốc dân vừa quađối với quản lý nhà nước
Dưới đây chúng ta sẽ phân tích để làm rõ cơ chế tác động của sự đổi mới đốitượng quản lý đến việc tổ chức sự quản lý của Nhà nước đối với một đối tượng, đã có
sự thay đổi như thế Cơ chế đó như sau:
Hệ quả cấp một của sự đổi mới kinh tế, có liên quan đến đổi mới về QLNN vềkinh tế, là:
-Sự gia tăng khối lượng đối tượng quản lý của Nhà nước Trong nền kinh tế thờibao cấp, với hai thành phần sở hữu về tư loệu sản xuất, chỉ có khoảng 6.000 doanh
Trang 38nghiệp nhà nước, khoảng một vạn hai ngàn hợp tác xã nông nghiệp (Cả nước cókhoảng 12.000 xã, mà hợp tác xã thì phần lớn ở quy mô toàn xã, nên số HTX cũng gầnngang số xã là thế) Ngoài ra còn có một số HTX tiểu thủ công nghiêp, nên toàn thểtrên “sân chơi kinh tế” thời đó chỉ có khoảng hơn hai vạn “tay chơi”, hơn hai vạndoanh nhân Còn giờ đây, sau khi thực hiện đa dạng hoá sở hữu về tư liệu sản xuất,thực khoán triệt để trong nông nghiệp, cả nước có khoang 8 triệu đơn vị kinh tế lớn,nhỏ Rõ ràng thị trường lúc này đông đối tượng quản lý hơn trước gấp biết bao lần Hệquả này có được là do sự bung ra của các thành phần kinh tế không của nhà nước.
-Sự gia tăng tính đối kháng của đối tượng quản lý đối với Nhà nước Thật vậy!Thay đổi lớn nhất của nền kinh tế hiện nay so với nền kinh tế trước đây là sự tái hiệnkinh tế tư bản và kinh tế cá thể và sự xuất hiện của tư bản nước ngoài trong nền kinh tếquốc dân nước ta do đường lối đa dạng hohình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và mởcửa sang các nước khu vực và thế giới không xã hội chủ nghĩa Những đối tượng nàykhác về chất so với đối tượng của quản lý nhà nước vè kinh tế thời bao cấp Nếu trướcđây, trên thương trường chỉ có những người, đại diện cho sở hữu nhà nước và sở hữutập thể, hoạt động, thì giờ đây, các doanh nhân loại trên giảm đi đáng kể Bên cạnh đóxuất hiện những gương mặt mới, đại diện không cho ai khác ngoài lợi ích của chínhmình, trung thành quyết liệtvới lợi ích cá nhân, đồng thời lại vừa có hiểu biết, có trithức cao Nét mới về chất của đối tượng quản lý còn ở khía cạnh, họ là người nướcngoài
-Sự xuất hiện những việc mới trong quản lý nhà nước về kinh tế mà trước đâykhông có, do xuất hiện những sở hữu chủ mới Chẳng hạn, sự tranh chấp tài nguyên,môi trường, tranh chấp sở hữu công nghiệp v v là những sự việc không có trongnền kinh tế hai hình thức sở hữu
Hệ quả cấp hai của sự đổi mới kinh tế, có liên quan đến đổi mới về QLNN vềkinh tế, là
-Làm thay đổi hẳn chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về kinh tế Đây
là hệ quả trực tiếp của việc xuất hiện các sở hữu chủ tư nhân và tư nhân tư bản Từ sựxuất hiện kinh tế tư nhân và tư nhân tư bản mà một mặt làm xuất hiện nhu cầu củacông dân đối với Nhà nước trong việc hỗ trợ họ lập thân lập nghiệp khihọ phải tự thânvận động, không còn được nhà nước bao cấp, mặt khác làm xuất hiện sự tranh chấp tàinguyên, môi trường, sở hữu công nghiệp, tranh giành thị trường một cách quyết liệt dochỗ giờ đây, họ phải chiến đấu cho lợi ích của chính họ Hoặc, do sự xuất hiện kinh tế
tư bản mà có vấn đề giai cấp trong kinh tế, do có tư nhân tư bản nước ngoài mà có vấn
đề an ninh quốc gia, độc lập, tự chủ trong kinh tế Và đến lượt nó, vì xuất hiện các vấn
đề trên mà chức năng của QLNN trở nên đa diện, đa dạng hơn Chẳng hạn, phải tăngcường chức năng bảo vệ giai cấp, chức năng hỗ trợ công dân lập nghiệp, chức năngđiều chỉnh các lợi ích, v v
Trang 39-Làm thay đổi hẳn khối lượng công tác quản lý, từ ít lên nhiều, từ giản đơn lênphức tạp Sự thay đổi này do sự gia tăng số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh trên thịtrường (10 triệu đơn vị hiện nay so với khoảng 2 vạn đơn vị quốc doanh và hợp tác xathời bao cấp), gia tăng loại hình công vụ mới, những công vụ chưa từng được biết tớitrong quản lý thời bao cấp, gia tăng sự chống đối của đối tượng quản lý, điều khôngxẩy ra trong nền kinh tế đơn thành phần sở hữu trước kia (hành vi chốn lậu thuế, hànhhung người thi hành công vụ, mua chuộc công chức với giá cực cao, c v.)
-Làm tăng sự phản kháng, chống đối của đối tượng quản lý đối với Nhà nước.Nguyên nhân dẫn đến hệ quả này chính là sự xuất hiện của kinh tế cá thể, kinh tế tưbản và kinh tế của tư bản nước ngoài
c-Những đòi hỏi đối với Nhà nước
Trước những thay đổi như trên của đối tượng quản lý, Nhà nước phải như thếnào mới có thể quản lý nổi đối tượng mới của mình Đó chính là vấn đề đặt ra ở đây.Yêu cầu đặt ra cho Nhà nước là:
-Phải có sức làm việc nhiều hơn để gánh nổi khối lượng công tác quản lý đã giatăng, như đã phân tích ở trên
-Phải có tri thức mới hơn để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quản lý mới,
mà trước đây chưa hoặc ít phải làm
-Phải có độ vững vàng cao hơn để chịu được sức phản ứng đa dạng, phức tạp vàquyết liệt của đối tượng mới
Từ những đòi hỏi trên chúng ta mới có thể tìm ra phương hướng đổi mới, đápứng được đòi hỏi đó
2-Nội dung đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
A-Những nguyên tắc , chỉ đạo công cuộc đổi mới QLNN về kinh tế ở nước ta.
Công cuộc đổi mới QLNN về kinh tế ở nước ta trong những năm qua được tiếnhành theo phương hướng chung, được thể hiện thành các nguyên tắc sau:
a-Tập trung dân chủ
-Phương hướng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
Trang 40Trong quản lý nhà nước về kinh tế, nguyên tắc tập trung dân chủ được áp dụngvào các trường hợp sau đây:
+Vào việc xác định thẩm quyền của Nhà nước trong quản lý nhà nước về kinhtế
Khi Nhà nước can thiệp vào lĩnh vực kinh tế, câu hỏi đầu tiên, cần được đặt ra
là, vì sao Nhà nước phải can thiệp vào đó Lời giải cho câu hỏi đó chính là sự cần thiếtkhách quan của QLNN về kinh tế, đã được trình bày trong các phần trên Cũng từ đó,người ta đã xác định được một cách chính xác chức năng của QLNN về kinh tế
Khi đã xác định được sự cần thiết và chức năng QLNN về kinh tế, câu hỏi tiếptheo được đặt ra là, Nhà nươc cần can thiệp tới đâu trong lĩnh vực kinh tế? Can thiệpvào những quan hệ nào trong các quan hệ kinh tế? Giải quyết những vấn đề gì liênquan tới hoạt động kinh tế Giới hạn được vạch ra đó chính là sự thể hiện sự tập trungdân chủ Tập trung chỉ phần việc do Nhà nước quyết định Dân chủ chỉ phần việc dongười dân quyết định Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi sự phân định thẩm quyềngiữa Nhà nước và công dân phải có cả phần do dân tự quyết, có cả phần do Nhà nướcquyết Nhưng không đơn giản chỉ có thế, mà còn cần có sự hợp lý trong việc phân địnhnội dung cụ thể của thẩm quyền thuộc về nhân dân hay về Nhà nước Sự hợp lý về mặtnày là ở chỗ, Nhà nước phải làm những gì mà nhân đân không thể làm được, hoặckhông thể được làm Còn nhân dân thì phải làm những gì mà xét thấy Nhà nước hoàntoàn không cần thiết làm
+Trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý kinh tế của mỗicấp trong hệ thống các cấp của bộ máy Nhà nước
Nhiệm vụ quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân, phần công việcđược gọi là tập trung, bao giờ cũng phải được tổ chức thực hiện trong nội bộ bộ máyNhà nước, mà thực chất là việc tổ chức lao động quản lý Như mọi quá trình tổ chứclao động, nếu được thực hiện một cách khoa học, bao giờ cũng phải tiến hành qua việcnhư, phân chia lực lượng và phân công công việc Trong tổ chức quản lý nhà nước đó
là việc hình thành hệ thống các cấp và phân công, phân nhiệm cho từng cấp Việc phâncông, phân nhiệm giữa các cấp trên- dưới trong hệ thống bộ máy Nhà nước tự nó đãmang tinh thần tập trung dân chủ Có nghĩa là, có những công tác quản lý do cấp trênlàm, có những công tác quản lý lại do cấp dưới làm Chẳng hạn, việc xây dựng phápluật kinh tế phải do Quốc hội làm, cụ thể hoá các đạo luật để trở thành những quy chếchấp hành pháp luật lại do Chính phủ hoặc các Bộ trưởng làm, thậm chí, có việc do cấpthấp hơn làm Tuyvậy, việc phân cấp và phân công quản lý nhà nước về kinh tế giữacác cấp không phải bao giờ cũng tối ưu được ngay và vĩnh viễn Có nghĩa là, sự phâncông, phân cấp nào đó cóa thể chưa tối ưu, hoặc đã tối ưu rồi nhưng cũng chỉ là tạmthời, do sự vận động của đối tợng quản lý và của cả chủ thể quản lý nữa, sự tối ưu