Nghiên cứu tình hình cụ thể các cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Trung Quốc, luận án đã xây dựng khung khổ lý luận, phân tích nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới với hai bộ phận cấu thành cơ bản là (1) Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới và (2) Phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới. Luận án đã xây dựng 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới là (1) Các chỉ tiêu phản ánh không gian lãnh thổ về kinh tế; (2) Các chỉ tiêu phản ánh xã hội tại khu kinh tế cửa khẩu và (3) Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế tại khu kinh tế cửa khẩu.
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Đặng Xuân Phong ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11 1.1. KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11 1.1.1. Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu biên giới và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới 11 1.1.2. Tính quy luật, điều kiện hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới 24 1.1.3. Vai trò khu kinh tế cửa khẩu biên giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 36 1.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI 42 1.2.1. Nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới 42 1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới 51 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới. 52 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 60 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 60 1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 64 1.3.3. Kinh nghiệm của Lào 69 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 72 iii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 78 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 78 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam 78 2.1.2. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam . 83 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 88 2.2.1. Tình hình phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới 88 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới 96 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 102 2.3.1. Những thành tựu đạt được 103 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 113 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 121 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 139 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 139 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới 139 3.1.2. Quan điểm phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam 149 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 157 iv 3.2.1. Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và xã hội các khu kinh tế cửa khẩu biên giới 157 3.2.2. Phát triển các hoạt động kinh tế tại các khu kinh tế cửa khẩu biên giới 157 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỦA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 167 3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch không gian lãnh thổ kinh tế -xã hội các khu kinh tế cửa khẩu 167 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các khu kinh tế cửa khẩu 172 3.3.3. Tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế tại các khu kinh tế cửa khẩu 175 3.3.4. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu 177 3.3.5. Nâng cao tính chủ động, đẩy mạnh cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 180 3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng bền vững 184 3.3.7. Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng ở các khu kinh tế cửa khẩu 185 3.3.8. Thực hiện phân công, phân cấp và phối hợp trong quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế cửa khẩu 187 KẾT LUẬN 188 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO 191 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. ACFTA: khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc 2. BQL: ban quản lý 3. BOT: xây dựng - kinh doanh - chuyển giao 4. BT: xây dựng - chuyển giao 5. BTO: xây dựng - chuyển giao - kinh doanh 6. CNH: công nghiệp hoá 7. DN: doanh nghiệp 8. ĐTH: đô thị hoá 9. ĐTNN: đầu tư nước ngoài 10. EU: cộng đồng châu Âu 11. FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài 12. GDP: tổng sản phẩm quốc nội 13. GMS: tiểu vùng sông Mê Công 14. GS: giáo sư 15. HĐH: hiện đại hoá 16. ICD: cảng nội địa đất liền (cảng cạn) 17. KCN: khu công nghiệp 18. KCX: khu chế xuất 19. KH&CN: khoa học và công nghệ 20. KKT: khu kinh tế 21. KKTCK: khu kinh tế cửa khẩu 22. KKTCKBG: khu kinh tế cửa khẩu biên giới 23. KTCK: kinh tế cửa khẩu 24. KTQT: kinh tế quốc tế 25. LLSX: lực lượng sản xuất vi 26. MHD: chỉ số phát triển con người 27. NDT: nhân dân tệ 28. NS: ngân sách 29. NSNN: ngân sách nhà nước 30. NXB: nhà xuất bản 31. ODA: nguồn hỗ trợ phát triển chính thức 32. PPP: đầu tư công – tư 33. TS: tiến sỹ 34. UBND: uỷ ban nhân dân 35. USD: đô la Mỹ 36. VAT: thuế giá trị gia tăng 37. VN: Việt Nam 38. XDCB: xây dựng cơ bản 39. XHCN: xã hội chủ nghĩa 40. XNC: xuất nhập cảnh 41. XNK: xuất nhập khẩu 42. WTO: tổ chức thương mại thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH I. BẢNG Bảng 2.1: Số KKTCK tiếp giáp với Trung Quốc được thành lập đến năm 2010 87 Bảng 2.2: Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và xã hội các KKTCK biên giới Việt - Trung năm 2010 95 Bảng 2.3: Tình hình xuất nhập cảnh tại KKTCK biên giới Việt - Trung 98 Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn đầu tư tại các KKTCK biên giới Việt - Trung. 100 Bảng 2.5: Đánh giá về tình hình phát triển các KKTCK biên giới Việt - Trung 102 Bảng 2.6: Mức độ hạn chế về phát triển kinh tế tại các KKTCK 114 Bảng 2.7: Đánh giá về nguyên nhân hạn chế đối với sự phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới Việt – Trung (%) 121 Bảng 3.1. Dự báo một số chỉ tiêu về không gian kinh tế - xã hội các KKTCK biên giới Việt – Trung đến năm 2020 157 Bảng 3.2: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của các KKTCK biên giới Việt - Trung đến năm 2020 166 II. HÌNH Hình 2.1: Kim ngạch XNK tại các KKTCK biên giới Việt - Trung 97 Hình 2.2: Tình hình đóng góp cho NSNN của các KKTCK biên giới 102 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy rằng hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung. Toàn cầu hóa, khu vực hoá và đa dạng hoá về kinh tế đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình hợp tác về kinh tế, kỹ thuật giữa các nước, song cũng không ít khó khăn, thách thức. Để tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia sẽ phải tự làm cho nền kinh tế của mình dần thích nghi với xu thế chung đó, trong đó phát triển KTCK ở các vùng biên giới có vai trò rất quan trọng. Tiến trình mở cửa và hội nhập theo phương châm "đa dạng hóa, đa phương hóa" các quan hệ giao lưu kinh tế, đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định như là một trong những điều kiện quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới. Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, với đường biên giới trải dài bao gồm nhiều cửa khẩu thông thương với các nước láng giềng, việc tìm ra cơ chế, chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế qua các cửa khẩu biên giới là việc làm hết sức cần thiết, nhằm mục đích mở cửa nền kinh tế ra nhiều hướng, theo nhiều tầng nấc khác nhau. Việt Nam hiện có trên 40 cửa khẩu quốc tế, quốc gia đường bộ và đường sắt trên địa bàn 25 tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia; trong đó có 25 KKTCK trên địa bàn 19 tỉnh biên giới được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện có 22 cửa khẩu quốc tế và quốc gia trên địa bàn 9 tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và Lào; trong đó có 12 KKTCK được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. 2 Riêng tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam có 7 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) với 18 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và 1.463 km đường biên giới, hiện đã có 8 KKTCK được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Từ khi mở cửa biên giới, các KKTCK này đã trở thành vùng kinh tế động lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng; đặc biệt là hệ thống các cửa khẩu quốc tế tiếp giáp với Trung Quốc. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế, là một thị trường rộng lớn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng cũng tăng lên rất nhanh. Nước ta đã có quan hệ truyền thống lâu đời với Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Nam tiếp giáp với Việt Nam. Các tỉnh này đang trong thời kỳ bùng nổ phát triển, có nhu cầu tiêu dùng lớn, thị hiếu không cao, khoảng cách địa lý không xa nên chúng ta có nhiều điều kiện để mở rộng quan hệ kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại. Tuy vậy, việc phát triển các KKTCK ở Việt Nam nói chung và các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam nói riêng trong những năm qua vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, đặc biệt những vấn đề đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của các KKTCK, thì việc lựa chọn Đề tài "Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thứ nhất, các nghiên cứu ở nước ngoài: Nghiên cứu về phát triển các KKT, KKTCK nói chung, KKTCK biên giới Việt - Trung được nhiều tác giả 3 nước ngoài quan tâm, nhất là các nhà kinh tế học Trung Quốc. Có thể nêu lên một số công trình đã công bố của các tác giả sau đây: Tác giả Mã Tuệ Quỳnh trong bài “Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên giới, thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt” đã đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây sau hơn 15 năm, kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991; thực trạng phát triển KTCK của tỉnh Quảng Tây; những vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế thương mại biên giới và đối sách áp dụng để phát huy ưu thế thương mại biên giới, mở rộng quan hệ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù tài liệu mới chỉ đề cập chủ yếu đến phát triển thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây, song cũng đã giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình tham khảo để phân tích đánh giá vai trò của các cửa khẩu biên giới trong quá trình phát triển các KKTCK cũng như tạo sự gắn kết, lan tỏa giữa các vùng, miền khác nhau để phát triển thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tác giả Lưu Kiến Văn “Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Trung - Việt. Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái”. Đã phân tích quá trình và đề xuất các giải pháp phát triển khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới. Ngoài ra còn nhiều bài viết đã đăng tải trong các kỷ yếu hội thảo, hội nghị của hai nước như: “Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh tế Trung - Việt”, báo cáo Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên giới Trung - Việt, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, tổ chức tại Côn Minh tháng 6 năm 2008. Tài liệu đã nêu bật được ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng các đặc khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đề xuất tư duy tổng thể cho việc xây dựng các đặc khu hợp tác kinh tế Trung – [...]... trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN... TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1.1 Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu biên giới và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới 1.1.1.1 Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu biên giới Thuật ngữ KKTCK được dùng ở Việt Nam một số năm gần đây, khi quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã có bước phát triển mới, đòi hỏi... đề cơ bản về phát triển KKTCK biên giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất các quan điểm, giải pháp đẩy mạnh sự phát triển KKTCK trong những năm tới 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển KKTCK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong giai đoạn... hướng phát triển các KKTCK biên giới Việt nam tiếp giáp với Trung Quốc theo hướng trở thành các đô thị biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa phát triển xã hội vừa đảm bảo củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới 10 Thứ năm, khuyến nghị được hệ thống một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong điều kiện hội nhập kinh. .. hình phát triển của khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới; kiến nghị về chính sách đối với khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Mặc dù tài liệu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khu hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới song đây chính là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển các KKTCK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy đây cũng là tài liệu quan trọng giúp tác giả tham khảo trong. .. và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới 1.1.2.1 Tính quy luật hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới 25 Thứ nhất, trình độ phát triển càng cao của lực lượng sản xuất, nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộng làm xuất hiện những hình thức tổ chức, trao đổi hoạt động kinh tế mới giữa biên giới các quốc gia Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho các mối quan hệ kinh tế vượt qua biên giới. .. mòn biên giới Giao lưu kinh tế biên giới là hình thức giao lưu kinh tế phổ biến ở tất cả các khu vực dân cư biên giới giữa các quốc gia có đường biên giới trong điều kiện hoà bình Tuy nhiên quy mô, mức độ trao đổi hàng hoá, thương mại diễn ra rất khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực biên giới trong cả nước Điều này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, như : trình độ phát triển kinh tế, điều kiện. .. dung về phát triển các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam, phân tích vị trí, tầm quan trọng của KKTCK trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của các KKTCK đến sự 5 phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của các KKTCK - Khuyến... cho tới nay vẫn là các khu vực cửa khẩu giao thương xung yếu trên dải biên giới Việt – Trung Ngày nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu trao đổi hoạt động kinh tế, thương mại, du lịch qua biên giới càng phát triển, không những giữa biên giới Việt Nam với Trung Quốc mà còn với hai nước cận kề sát cánh là Lào và Campuchia Mỗi quốc gia đều có những... kinh tế năng động, có sức thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng hoặc quốc gia Hai là, khái niệm khu kinh tế cửa khẩu biên giới: Cùng với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, theo đó là sự gia tăng các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch qua cửa khẩu giữa nước ta với các nước có chung biên giới Thuật ngữ KKTCK biên giới được dùng ngày càng nhiều trong các văn kiện của cơ quan quản lý Nhà nước, . lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; phân tích tác động của hành lang. chính thức 32. PPP: đầu tư công – tư 33. TS: tiến sỹ 34. UBND: uỷ ban nhân dân 35. USD: đô la Mỹ 36. VAT: thuế giá trị gia tăng 37. VN: Việt Nam 38. XDCB: xây dựng cơ bản 39. XHCN: xã. tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam có 7 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) với 18 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và 1.463 km đường biên giới, hiện đã có