Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá,khu vực hoá nền kinh tế.Tiến trình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia cả những quốc gia phát triển và đang phát triển những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hộiđồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế.
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Tiểu luận nghiên cứu : Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập GVHD: Ths Nguyễn Thị Hồng Vân Lớp: TDL & MTT - M11CQCT02-B Thực hiện: Nhóm 1 Hà Nội, 20/06/2012 Mục lục 1 1. Mở đầu Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá,khu vực hoá nền kinh tế.Tiến trình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia cả những quốc gia phát triển và đang phát triển những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hộiđồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế. Trước thực trạng trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.Một trong những yếu kém hiện nay của toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài. Việc nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn của mình sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ra những bài học bổ ích và tìm được lời giải đúng nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nhóm em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận “Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập”. 2. Nội dung chính 2.1.Cở sở triết học của đề tài 2.1.1. Lý luận triết học 2 Phép biện chứng đã khẳng định: các sự vật, các hiện tượng, các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, và cũng đồng thời khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của các mối liên hệ đó. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Do đó mọi mối liên hệ đều mang tính khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan, mà còn mang tính phổ biến. Bởi lẽ, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế mà hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như : đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hoá gia đình, chiến tranh và hoà bình…Ngoài ra, mối liên hệ được biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể theo điều kiện nhất định Song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Mặt khác, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của sự vật hiện tượng, mà sự vật hiện tượng luôn tồn tại và vận động không ngừng theo nhiều cách thức khác nhau. Do đó mà mối liên hệ còn mang tính đa dạng. Và trong mỗi sự vật hiện tượng có thể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ, chứ không phải chỉ có một cặp mối liên hệ xác định. 3 2.1.2. Quá trình hội nhập là gì ? Hội nhập là gì ? Tại sao Việt Nam chúng ta lại chọn con đường chủ động hội nhập? Hội nhập đầy đủ thì nảy sinh vấn đề gì, cả về cơ hội lẫn thách thức và đứng trước tình hình này chúng ta nên lưu ý, xử lý những vấn đề gì ? * Hội nhập là gì và chấp nhận luật chơi chung ra sao ? Hội nhập là gì ? Đó là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới theo luật chơi chung. Xin nói rõ là gắn kết kinh tế, còn về chính trị , văn hóa chúng ta có những đặc thù riêng cho nên chúng ta thường dùng khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy luật chơi chung là gì ? Khi nước ta vào ASEAN, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập WTO cũng theo luật chơi chung đó. Tựu trung lại luật chơi chung đó bao gồm mấy nội dung : Một là: chúng ta phải phá tháo bỏ hàng rào phi quan thuế đối với nền kinh tế (ngược lại nước ta cũng được hưởng điều đó ở các nước khác). Hai là: hàng rào quan thuế (thuế nhập khẩu) cũng phải điều chỉnh theo hướng giảm dần. Ba là: tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà theo ngôn từ của Tổ chức Thương mại Thế giới gọi là đối xử quốc gia, tức là người ta vào nước mình cũng được đối xử như công ty nước mình. Bốn là: phải mở cửa thị trường cho người ta vào làm ăn ở Việt Nam, để đổi lấy doanh nghiệp Việt Nam cũng được vào thị trường các nước khác để làm ăn. Năm là: phải tuân thủ một số qui định về kỹ thuật, ví dụ như là vệ sinh an toàn thực phẩm, về hải quan, bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhãn mác hàng hóa Vì sao lại chủ động chọn con đường hội nhập với các qui định khá ngặt nghèo? 4 Chúng ta có sự lựa chọn chủ động hội nhập là do chúng ta nhận thức về xu thế khách quan của thế giới và nhu cầu nội tại của nền kinh tế đất nước ta . Về kinh tế, sau khi thực hiện đường lối đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 chúng ta đã bắt đầu thay đổi nhận thức về kinh tế thế giới. Nếu như trước đó chúng ta nhận thức thế giới có 2 nền kinh tế với 2 thị trường khác biệt nhau. 2 nền kinh tế với 2 thị trường này vận hành theo 2 qui luật khác biệt nhau. Đó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với thị trường xã hội chủ nghĩa. Thời đó ở lĩnh vực ngoại thương, nước ta chia ra thị trường khu vực I (các nước XHCN) và thị trường khu vực II (các nước TBCN). Mỗi khu vực chúng ta tuân thủ theo các qui định khác nhau. Năm 1986, lần đầu tiên Đảng ta đánh giá là trên thế giới đang hình thành một nền kinh tế và một thị trường. Trong nền kinh tế và thị trường đó có nhiều thế lực khác nhau vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau. Rồi đến năm 1991, Đại hội Đảng lần thứ VII chúng ta lần đầu nói rằng đời sống kinh tế và đời sống xã hội loài người đang trải qua quá trình quốc tế hóa rất sâu sắc. Đến Đại hội lần thứ VIII, lần đầu tiên Đảng ta nói rằng toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan. Và tiếp đó đến Đại hội IX, Đại hội X, chúng ta đều đề cập tới khái niệm toàn cầu hóa với cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của nó. 2.1.3. Tham gia hội nhập là điều tất yếu khách quan của Việt Nam “Toàn cầu hoá” là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, mà trước hết là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động. Cách đây hơn 150 năm, Các Mác đã dự báo xu hướng này và ngày nay đã trở thành hiện thực. Theo ông, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó, phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất trở thành phổ biến. Trong lịch sử, trước khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, giao thông chưa phát triển, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá còn bị giới hạn trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng suất thấp nên chưa có thị trường thế giới theo nghĩa hiện đại. Từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, đặc 5 biệt là từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, đời sống kinh tế các nước có sự thay đổi căn bản. Tình trạng tự cấp, tự túc và bế quan toả cảng của các địa phương, các dân tộc trước kia được thay thế bằng sự sản xuất và tiêu dùng mang tính quốc tế. Tuy nhiên, cho đến trước Thế chiến thứ 2, hình thức quốc tế hóa chủ yếu vẫn là phân công áp đặt trực tiếp, tức là các nước phát triển áp dụng chiến tranh xâm lược và bạo lực để thống trị các nước lạc hậu, bóc lột, vơ vét tài nguyên và tiêu thụ hàng hoá. Trong đó, mỗi nước đế quốc có một hệ thống thuộc địa riêng, phân công lao động và quốc tế hoá còn mang tính chất cát cứ, làm cho các nước lạc hậu không thoát khỏi tình trạng khó khăn trì trệ. Từ sau Thế chiến 2, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hết sức nhanh chóng. Thêm vào đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, làm cho hệ thống phân công lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp phải sụp đổ và thay thế bằng hệ thống phân công mới gọi là toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển mới của phân công lao động và hợp tác sản xuất vượt ra khỏi biên giới một quốc gia vươn tới qui mô toàn thế giới, đạt trình độ chất lượng mới. Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá sản xuất, của tốc độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc đẩy của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian các mối quan hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu cấp bách. Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình tích luỹ về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất mới; xu hướng quốc tế hóa, khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hoá trong thời đại ngày nay. Nó là một trong những xu thế lịch sử tất yếu do quy luật phát triển của lực lượng sản xuất chi phối. Và trong đó đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thế, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú. Tham gia toàn cầu hoá 6 kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn là các chủ thế tự quyết định ý thức hệ, vận mệnh và con đường phát triển của mình. Toàn cầu hoá kinh tế làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn, kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường. Đến nay toàn cầu hoá kinh tế đã cuốn hút nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời và hoạt động [ Thẩm Kỳ Như-Trung Quốc không làm bất tiên sinh…Viện TTKH, Học viện CTQG HCM, H1999, tr358-359 ] Đây là sự phát triển mới chưa từng có. Lịch sử đã chứng tỏ không một quốc gia nào, dù lớn và giàu đến đâu, cũng không thể sản xuất được tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta không quên 100 năm về trước Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế để rồi phải chịu sự thụt lùi về mọi mặt. Thành tựu có được như ngày nay là nhờ vào mở cửa kinh tế.Như vậy rõ ràng xu thế này là xu thế phát triển tất yếu của thời đại không thể khác được. Chỉ có những quốc gia nào nắm bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mới đứng vững và phát triển. Cự tuyệt hay khước từ toàn cầu hoá kinh tế tức là tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển. 2.2.Cơ hội và thách thức của các quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.1. Khái niệm về cơ hội và thách thức Cơ hội là những gì chúng ta có thể nắm bắt được nhằm làm thay đổi cuộc sống chúng ta theo chiều hướng tốt hơn. Thách thức là những khó khăn, trở ngại với chúng ta trước những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Cơ hội và thách thức không phải là bất biến mà luôn vận động, chuyển hoá cho nhau. Nhiều khi thách thức đối với vấn đề này có thể là cơ hội cho vấn đề khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. 7 2.2.2. Cơ hội và thách thức của các quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế Cơ hội của các quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế Từ sự mở rộng thị trường toàn cầu về hàng hóa, dịch vụ, lao động, tài chính… Với lực lượng các công ty đa quốc gia (MNCs : Multi-national companies), các công ty xuyên quốc gia (TNCs : Trans national companies) hùng mạnh, cácnước công nghiệp đã chiếm nhiều ưu thếtrong việc mở rộng thị trường. Nhưng các nước đang phát triển cũng cókhông ít cơ hội mở rộng thị trường nhờ cácrào cản thương mại đã giảm đi rất nhiều. Từ sự chuyển dịch đầu tư và công nghệ: Các nước công nghiệp giữ vai trò chủ độngchuyển giao vốn đầu tư và công nghệ đểkhai thác lợi thế so sánh trên khắp thế giới. Các nước đang phát triển cũng có nhiều cơhội thu hút đầu tư và nhận chuyển giaocông nghệ để đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nền kinh tế. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Xu hướng của các nước công nghiệp là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên căn bản đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức. Thực tế, các nước công nghiệp có rất nhiều cơ hội và điều kiện để tăng nhanh tỷ trọng của các ngành hàng công nghệ cao và các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao. Xu hướng của các nước đang phát triển là đẩy mạnh (để rút ngắn) công nghiệp hóa kết hợp với hiện đại hóa nền kinh tế. Trước hết, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Kết hợp với chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành theo hướng hiện đại hóa sản xuất. Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập: Do phân công lao động quốc tế sâu rộng,nên cơ hội tạo thêm việc làm và tăng thunhập phân bố đều cho tất cả các quốc gia. 8 Riêng các nước đang phát triển còn có cơhội đẩy mạnh xuất khẩu lao động để sớmtiến đến tình trạng toàn dụng nhân lực… Thách thức của các quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế Từ những tác hại trong lĩnh vực kinh tế: Quan hệ phụ thuộc nhau càng nhiều, nguycơ khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vựcvà khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng lớn. Bảo hộ mậu dịch tinh vi và trả đũa thươngmại đã kéo lùi nhiều cơ hội phát triển. Các tệ nạn hàng gian, hàng giả, gian lậnthương mại có điều kiện phát tác nhiều hơn. Đối với các nước công nghiệp: nhiều ngành hàng bị giảm sức cạnh tranh, nhập khẩu ngược sản phẩm chế tạo từ cácnước NICs và các nước đang phát triển,tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước… Đối với các nước đang phát triển:cạnh tranh quốc tế thua kém trên sân nhà, chảy máu chất xám, tiếp nhận công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu và kém chất lượng, nguy cơ mắc “bẫy mậu dịch tự do”, nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình”… Từ những tác động ngoại lai tiêu cực: Khai thác tài nguyên bừa bãi. Các nướcnghèo hứng chịu tệ trạng này nặng nề hơncác nước công nghiệp.Ô nhiễm môi trường gây mất cân bằng sinhthái trầm trọng trong từng quốc gia, nay đãtrở thành vấn nạn toàn cầu. Tin tặc ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn. Từ những tác hại phi kinh tế khác: Phân hóa giàu nghèo tăng nhanh trong mỗinước và giữa các quốc gia với nhau. Lây nhiễm văn hóa độc hại và lối sốngkhông lành mạnh. Tệ nạn tham nhũng xuyên quốc gia. Chủ nghĩa khủng bố tràn lan khắp nơi. 2.2.3. Đối sách trước cơ hội và thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế Tham gia ngày càng chặt chẽ và sâuhơn vào các tổ chức kinh tế đa phương. 9 Cải cách kinh tế, minh bạch hóa chínhsách, sửa đổi bổ sung luật lệ, thuận lợihóa môi trường kinh doanh và đầu tư. Cải cách hành chính để nâng cao nănglực quản lý của bộ máy nhà nước. Riêng đối với các nước đang phát triểncòn phải chú trọng xây dựng lực lượngđáp ứng yêu cầu hội nhập: • Phát triển cơ sở hạ tầng. • Phát triển công nghệ. • Phát triển giáo dục, đào tạo 2.3.Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập Trên thực tế kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng mức độ và qui mô còn hạn chế. Do nhu cầu phát triển nền kinh tế hiện tại và trong tương lai cũng như xu thế phát triển chung của thế giới đã đến lúc chúng ta cần đánh giá lại một số thuận lợi và khó khăn đặt ra đối với việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong phạm vi tiểu luận này, nhóm chúng tôi xin trình bày cụ thể về “Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc gia nhập WTO”, đồng thời chỉ ra “Thành công và hạn chế của Việt Nam khi tham gia hội nhập”. 2.3.1. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc gia nhập WTO • Tìm hiểu về WTO WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995. 10 [...]... động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ... giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng cho mình trên đấu trường quốc té.Sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế của Việt 35 Nam nói chung như khẳng định một cách đúng đắn chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta Thách thức. .. các nước lớn, định hướng điều chỉnh có lợi cho đất nước • Thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại tổ chức quản lý với cơ chế còn nhiều khía cạnh mang tính bao cấp, xin-cho sang một cơ chế dựa trên tiêu thức hiệu quả, năng động và linh hoạt 2.4.2 Thách thức của VNPT trong quá trình hội nhập Trong bối cảnh phát triển hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thử thách trong quá trình hội nhập. .. thông tin liên lạc, với những điểm hết sức đặc thù trong cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam cũng đang hoà vào dòng chảy của nền kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu 2.4.1 Cơ hội của VNPT trong quá trình hội nhập Cũng như các doanh nghiệp khác, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ mang lại cho VNPT những lợi ích chủ yếu... 2.4.Minh chứng những cơ hội và thách thức của VNPT trong quá trình hội nhập Thực hiện chủ chương mở cửa để phát triển mạnh hơn nền kinh tế quốc dân của Đảng, từ năm 1995 đến nay chúng ta đã tiến hành hàng loạt các hoạt động gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế, mở rộng các quan hệ song phương với nhiều nước Song mở cửa, ngoài cơ hội chúng ta cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức Đối với một nước... mở cửa và hội nhập vẫn là chính sách phù hợp với xu thế tất yếu của nền kinh tế toàn cầu Ngoài thời cơ và những yếu tố thuận lợi, việc nhìn nhận về khó khăn và những thách thức có thể giúp doanh nghiệp chuyển “nguy cơ thành “thời cơ mới” và tham gia vào cuộc chơi toàn cầu với thế lực của chính mình 2.4.3 Khuyến nghị về việc xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập Qua... ích của đất nước, của doanh nghiệp Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình. .. ngoài lãnh thổ quốc gia, xúc tiến tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu công nghệ, sản phẩm hay giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của thương hiệu gắn kết với văn hóa dân tộc 3 Kết luận Việc nhìn nhận được những cơ hội và thách thức đóng một vai trò hết sức quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Nó giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được những mặt còn yếu kém... hoạt, từ đó vị thế quốc tế, thế và lực của Việt Nam trong thương mại quốc tế sẽ nâng lên Tuy nhiên, sự hội nhập để phát triển là vấn đề không đơn giản, đã và đang đặt ra hàng loạt thách thức đối với Việt Nam Vận hội và gánh nặng hội nhập kinh tế không 23 chỉ đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo cao cấp nhất, mà đặt trên vai từng ngành, từng doanh nghiệp Với vai trò đặc biệt của một ngành phục vụ thông tin... bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền 14 2.3.2 Thành công và hạn chế của Việt Nam khi tham gia hội nhập • Thành công của Việt Nam khi tham gia hội nhập Trước tình hình kinh tế thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế thế giới hiện đại Việt Nam không thể . bình quân hằng năm thời kì 5 năm 2001 – 20 05 là 7 ,5% . Trong khi đó, năm 19 95 có mức tăng trưởng GDP là 9 ,5% như vậy để đạt được chỉ tiêu của Đại hội IX thì năm 20 05 phải đạt 19%, là một điều. 1993 1994 19 95 1996 1997 2002 2003 2004 Tăng GDP 8,7% 8,1% 8,8% 9 ,5% 9,3% 8,8% 7,0% 7,2% 7,7% 19 Chỉ tiêu do Đại hội Đảng IX đề ra là đưa GDP năm 20 05 gấp 2 lần so với năm 19 95. Nhịp độ tăng. tiểu học là 0,4%, số người học đại học không quá 1000 người, 95% dân số mù chữ. Thì gần 50 năm sau, năm 1999, chúng ta có 16 .50 8. 452 học sinh, số sinh viên là 401.666 người. Đặc biệt là năm