QLNN đối với DNNN

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 80 - 83)

1-Sự cần thiết phải QLNN đối với DNNN

Vì sao Nhà nước cần quản lý các DNNN? DNNN cũng là những doanh nghiệp như mọi loại hình doanh nghiệp khác. Do vậy, lý do khiến Nhà nước phải can thiệp vào họat động của các DNNN về căn bản cũng giống như những lý do, khiến Nhà nước phải can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, đã được phân tịch ở phần trên.

Ngoài ra, sở dĩ Nhà nước phải QLNN đối với DNNN còn là vì các lý do đặc thù sau đây:

a-Không có sự can thiệp của Nhà nước thì không có DNNN. Vấn đề ở chỗ là, DNNN là những đơn vị sản xuất kinh doanh không tự ra đời như các doanh nghiệp thuộc các sở hữu chủ khác. Bất kỳ một doanh nghiệp tư nhân, tập thể hay liên doanh nào cũng ra đơì từ ý chí, nguyện vọng, khả năng và sự vận động thành lập của mỗi doanh nhân, mỗi chủ đầu tư nhất định. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ diễn ra tiếp saucác hoạt động trên của doanh nhân mà thôi.

Trong khi đó, DNNN có ra đời hay không phải bắt đầu từ sự quản lý của Nhà nước. Phải có Nhà nước tiến hành những thao tác như thế nào đó, từ việc sáng kiến thành lập đến việc lập dự án, tiến hành đầu tư, thành lập bộ máy quản trị kinh doanh,..v..v.. mới ra đơì được DNNN. Từ đó cho thấy, một trong những lý do và là lý do đầu tiên, nói rõ, vì sao Nhà nước phải quản lý nhà nước đối với các DNNN.

tham nhũng, dù chúng đã được cử người quản lý.

Khác các doanh nghiệp không của Nhà nước, nơi các tài sản do chính chủ của chúng gìn giữ, tài sản tại các DNNN chỉ được gìn giữ bởi những người đại diện làm chủ. Có nghĩa là, họ không phải là chủ thật. Do đó, theo luật tự nhiên, những người này không có tinh thần trách nhiệm cao bằng chính chủ của nó trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao vốn Nhà nước trao cho họ. Ngoài ra nguy cơ tham ô, tham nhũng cũng rất hiện thực. Lòng tham của con người là một bản năng. Mỗi người chỉ có khả năng kiềm chế tương đối trong không gian và thời gian chứ không thể tự loại trừ, dù sự tương đối ấy có thể rất dài và rất rộng. Những người được rèn luyện tốt có thể kiềm chế được lâu, thắng được sự cám dỗ lớn. Những người non yếu hơn chóng bị thoái hoá, dễ bị mua chuộc. Nhưng dù lâu hay chóng, lực cám dỗ lớn hay nhỏ, sực chống đỡ cxám dỗ của con người nói chung là có hạn. Trước tài sản công, nếu không có lực cản có hiệu lực từ phía Nhà nước, người được giao sử dụng để sản xuất kinh doanh khó bề vô tội. Tức là cần có sự quản lý của Nhà nước đối với các DN.

c-Các DNNN có nguy làm sai vai trò, vị trí, chức năng của mình, thậm chí còn có thể tới mức chạy theo lợi ích cục bộ bản vị, lợi ích tập đoàn, xa rời tôn chỉ, mục đích, đặt ra cho DN khi được thành lập.

Các phần trên của giáo trình này đều đã nói về lý do cần có DNNN, từ đó nói rõ, vai trò, vị trí, chức năng của chúng. Vai trò, vị trí, chức năng của hệ thống DNNN là rất phong phú, của từng loại DNNN có thể rất khácnhau, nhưng chúng có một điểm chung nhất là, chúng không có vai trò, chức năng mưu lợi ích kinh tế cho Nhà nước, cho chính doanh nghiệp đó. Nó làm nhiệm vụ chính trị-xã hội, mưu lợi ích cho nhân dân là chính, nó “làm phúc” chứ không “làm giầu”. Nhưng đó là một thách thức đối với những người, được Nhà nước giao quản lý, khai thác các DNNN. Thách thức là ở chỗ, nếu chỉ lo làm phúc thì khả năng mưu lợi ích cho bản thân họ và những người lao động trong DNNN đó sẽ không có. Và, quy luật của tự nhiên là, những người quản lý, khai thác DNNN không từ bỏ cơ hội để hoạt động theo hướng vụ lợi cho mình, vô thức hoặc cố tình xa rời nhiệm vụ chính trị được giao, tìm cách nguỵ biện cho sự vụ lợi của mình, đổ lỗi cho khách quan.

d-Không thể nhập cục QLNN đối với DNNN với quản trị kinh doanh của chính DNNN đó. Bộ máy quản trị kinh doanh tại DNNN phải thực hiện những nghiệp vụ mà bất kỳ một đơn vị SXKD nào cũng phải làm để thắng lợi trên thương trường. Vì thế, sự chuyên tâm vào nghiệp vụ thương trường có thể làm cho các doanh nhân tại các DNNN không tự đieèu chỉnh được hành vi của họ trong giới hạn tối ưu xét trên giác độ toàn xã hội. Có nghĩa là, các DNNN cũng cần được quản lý bởi chính Nhà nước. Hai chức năng này nếu nhập cục sẽ không bảo đảm được tính khách quan của QLNN hoặc tính năng động của quản trị kinh doanh.

e-Ngoài ra, bản thân bộ máy QTKD tại DNNN cũng không đủ khả năng điều chỉnh DNNN để chúng luôn luôn đóng đúng vị trí vai trò của chúng trong hệ thống các loại DN. Có hàng loạt vấn đề thuộc về hoạt động của DNNN nhưng ngoài tầm xử lý của bộ máy quản trị kinh doanh tại DNNN. Mà đối với DNNN, những vấn đề như việc xác định nội dung SXKD của mỗi DNNN hàng năm, việc đổi mới hệ thống DNNN, trong đó phải biết rõ, tại sao phải đổi mới DNNN?, đổi mới cái gì ở hệ thống DNNN hiện có? đổi mới DNNN nào trong số các DNNN hiện có?, làm gì để đổi mới hệ thống DNNN?..v..v..là những vấn đề cực kỳ quan trọng, nó trực tiếp quyết định sự

đúng đắn hay không của việc thực hiện vai trò, chức năng của DNNN. Những vấn đề này không thể do bộ máy quản trị DNNN quyết định được.

2-Chức năng, nhiệm , nội dung của QLNN đối với DNNN

a-Định hướng và quyết định việc xây dựng các DNNN

Nhà nước căn cứ vào lý thuyết về DNNN, vào sự phân tích tình hình cụ thể của đất nước để định ra các dự án đầu tư hình thành các DNNN mới, xây dựng dự án đầu tư cụ thể, thành lập bộ máy thực hiện dự án và giám sát quá trình đầu tư để hình thành các DNNN mới.

b- Bổ nhiệm bộ máy quản trị kinh doanh các DNNN mới thành lậpc- Xây dựng luật DNNN c- Xây dựng luật DNNN

d-Giám sát hoạt động của các DNNN nhằm

+Bảo vệ vốn nhà nước tại DNNN, chống lãnh phí, tham ô

+Bảo đảm cho các DNNN đóng đúng vai trò, chức năng mà Nhà nước đặt lên vai nó khi tiến hành đầu tư xây dựng nên chúng

đ-Chỉ đạo việc không ngừng đổi mới hệ thống DNNN

Đây là một nội dung lớn trong QLNN đối vưói các DNNN. Để thực hiện nội dung này, công tác QLNN đối với DNNN phải thực hiện những công vụ chính sau đây:

-Đánh giá hệ thống DNNN hiện có, phát hiện:

+Những DNNN không còn cần thiết tồn tại dưới hình thức DNNN.

+Xác định những hình thức sở hữu thích hợp cho các DNNN xét thấy không còn cần giữ lại là DNNN.

+Xác định những DNNN yếu kém so với vị trí mà chúng đang giữ và yêu cầu cụ thể về nội dung phải tăng cưoừng, củng cố chúng.

-Xác định phương thức, biện pháp đổi mới hệ thống DNNN, bao gồm:

+Xây dựng pháp luật về đổi mới DNNN. Chẳng hạn, các thể chế về giải thể, sáp nhập, bán, lhoán, cho thuê, cổ phần hoá DNNN.

+Tổ chức bộ máy thực thi việc đổi mới DNNN

+Giám sát, kiểm tra công việc đổi mới cá DNNN cụ thể

3-Vấn đề đổi mới DNNN ở nước ta.

a-Đánh giá hệ thống DNNN ở nước ta

+Về cơ cấu hệ thống DNNN: Xây dựng tràn lan, bất kể ngành nghề gì, nhìn chung là không có lý theo quan điểm ngày nay

+Liều lượng quá mức cần thiết

+Phần lớn các DNNN có chất lượng thấp kém, không đủ sức thực hiện vai trò, chức năng trên thương trường, không đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà Nhà nước yêu cầu DNNN

b-Biện pháp xử lý đối với khối DNNN của nước ta

+Xây dựng mới một số DNNN ở những ngành, những địa bàn then chốt mới xuất hiện

+Loại bớt nhiều DNNN xét thấy không còn cần thiết hoặc quá yếu kém, không có khả năng phục hồi thể lực

+Củng cố hệ thống DNNN còn lại:

-Nâng quy mô lên mức tối ưu -Hiện đại hoá máy móc, công nghệ -Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý DNNN +Đổi mới cách quản lý của Nhà nước đối với chúng

-Xác định lại thẩm quyền của Nhà nước đối với DNNN, thẩm quyền tự quản của DNNN.

-áp dụng phương pháp thích hợp để điều chỉnh hoạt động DNNN sao cho đạt được ý đồ của Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền đã định:

+Trong ý đồ về đầu ra của DNNN

+Trong ý đồ về biện pháp thực hiện của DNNN

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w