Xét theo vai trò làm chủ của các cổ đông hoặc xét theo quyền quản lý của các cổ đông, có

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 73 - 80)

- Mục tiêu tự thân

g- Xét theo vai trò làm chủ của các cổ đông hoặc xét theo quyền quản lý của các cổ đông, có

đông, có

-Cty TNHH (thông thường), với nội dung quan hệ, như đã nêu ở trên.

-Cty TNHH một thành viên. Đó thực chất là một dạng của hoạt động tín dụng, theo đó, chủ của Cty không dùng tiền nhận gửi làm vốn cho vay hưởng lãi suất, mà dùng để đầu tư vào một hoạt động sản xuất hay dịch vụ nà, khi đưa tiền vào gửi, mà hưởng cổ tức kinh doanh, theo kết quả SSKD thực tế của Cty TNHH một thành viên mà họ đầu tư. Họ thực chất là các cổ đông vô danh, không tham gia quản lý Cty, chỉ có một việc là chờ và đi nhận cổ tức.

3-Vai trò của doanh nghiệp

a-Vai trò của doanh nghiệp nhà nước.(DNNN) -Sự cần thiết khách quan phải có DNNN

Sở dĩ cần có DNNN là vì:

+Tư bản xã hội trong giai đoạn tích luỹ ban đầu của mỗi quốc gia đang phát triển thường nhỏ bé, rải rác, không đủ lượng để đầu tư phát triển, trong khi đất nước lại rất cần có vốn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các biện pháp tập trung vốn để đầu tư phát triển đều cần được vận dụng, nhưng chỉ có Nhà nước mới có thể huy động tối đa nguồn tích luỹ trong dân. Bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp phát hành công trái, ban hành các đạo luật thuế, Nhà nước sẽ tập truing được tư bản xzã hội và xây nên các doanh nghiệp nhà nước ban đầu. Đó thực sự là những động cơ, động lực để đẩy nền kinh tế nhân dân đi lên trong buổi ban đầu.

+Nhà nước cần có những đòn bảy kinh tế để hỗ trợ cho các đòn bảy pháp luật, công cụ tuyên truyền khi các công cụ nói trên tỏ ra không hữu hiệu, hoặc các công cụ kinh tế khác cũng tỏ ra không hữu hiệu bằng hệ thống các DNNN.

+Nhà nước cần có thực lực kinh tế để thực hiện các ý tưởng chính trị-xã hội- nhân văn- quốc phòng..v..v.. mà chỉ có thể thông qua DNNN mới thực hiện được. Ví dụ, việc tạo ra các hạt nhân kinh tế tại các vùng sây, vùng xa, việc ưu tiên giao thông- công chính cho các vùng trọng điểm chính trị,..v..v

+Có những nhu cầu không được đáp ứng do khu vực tư không được làm, không làm được, không muốn làm, còn Nhà nước thì không được để cho xã hội thiếu sản phẩm và dịch vụ

-Vai trò của DNNN

Xuất phát từ sự cần thiết phải có DNNN như đã phân tích ở trên có thể thấy, DNNN có vai trò như sau:

-Là công cụ để Nhà nước tập trung và tích tụ tư bản xã hổitong bước đầu phát triển kinh tế của đất nước.

-Là công cụ kinh tế năng động để Nhà nước phối hợp cùng các công cụ pháp luật, tuyên truyền, tạo nên một hệ thống công cụ hiệu năng, giúp Nhà nước điều chỉnh tốt mọi quan hệ xã hội.

-Là công cụ để Nhà nước thực hiện các ý tưởng chính trị-quốc phòng, xã hội -nhân văn

-Là lực lượng xung kích của Nhà nước trong việc bù lấp các khoảng trống của cầu, kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu không ngừng tăng và sự phát triển đột biến của nhu cầu xã hội.

-Yêu cầu đối với DNNN

Để đóng được vai trò như trên, DNNN phải được xây dựng theo các yêu cầu sau đây:

+Chúng phải được bố trí ở các ngành nghề, các địa bàn thực sự cần thiết. Sự cần thiết đó phải được thể hiện trong luận cứ cho các vấn đề cụ thể, được đặt ra từ sự hiện diện của chúng như sau: Vì sao chúng được xây dựng ở ngành đó, ở địa bàn đó?,

có được lời giải cho các vấn đề như trên, coi như chúng được xây dựng không hợp lý. +Chúng phải được bố trí lực lượng tương ứng, đủ để thực hiện vai trò, vị trí như đã định. Lực lượng đó bao gồm trang thiết bị, con người lao động và con người quản lý. Trong nhân tố con người, con người quản lý được coi là nhân tố hàng đầu. Đó phải là những giám đốc thật sự giác ngộ về vai trò, vị trí của DNNN mà họ được giao quản lý, trung thành với sứ mệnh được giao và đủ khả năng chuyên môn để thực hiện lòng trung thành đó.

b-Vai trò của hợp tác xã

-Sự cần thiết phải có HTX

HTX không phải là một loại hình SXKD hiện đại. Chúng có từ lâu trong lịch sử nhân loại. Ngày nay chúng vẫn cần. Sở dĩ chúng cần cho cuộc sống là vì:

-Có nhiều người lao động không muốn làm thuê nhưng không đủ khả năng làm chủ. Để làm chủ cơ nghiệp kinh tế trước hết phải đủ vốn tối thiểu theo Luật định hoặc theo tính bắt buộc về kinh tế-kỹ thuật. Kế đến là các đòi hỏi về ý chí, tri thức,môi trường,..v..v.. Đó là những tiền đề, mà không phải ai cũng sẵn có. Khi không đủ các tiền đề đó, những người tiểu tư sản trước sau cũng sẽ bị đào thải khỏi thương trường, rơi vào địa vị vô sản làm thuê. Một khi không thể vươn lên được địa vị tiểu chủ, tư bản, lại cũng không muốn trở thành vô sản làm thuê, những người tiểu tư sản phải tìm nhau để hùn sức, hùn vốn. Đó là HTX.

-Có những ngành nghề không thể đi lên SX lớn bằng con đường tư bản hoá, nhưng cũng không thể tồn tại có hiệu quả nếu duy trì mãi trong tình trạng cá thể. HTX là lối thoát trong trương fhợp này. Ví dụ: SX lương thực là một ngành SX, mà từ lâu trong lịch sử phát triển TBCN, không tư bản hoá nổi, vì nhiều lý do. Nhưng, sẽ không có được một nền nông nghiệp hiện đại, đủ sức tạo nên sự ổn định đời sống cho cộng đồng nếu như không xoá bỏ tình trạng cá thể trong nông nghiệp. Kinh tế trang trại, kinh tế HTX chính là giải pháp đó. Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, với các sản phẩm nghệ thuật dân gian cao, HTX cũng được đặt ra như vậy.

-Có nguy cơ vô sản hoá, lưu manh hoá một bộ phận nhân dân lao động nghèo thành thị, những con người không đủ khả năng để hội nhập vào nền sản xuất hiện đại. Đó là những người tàn tật, những người cao tuổi, những người lang thang, cơ nhỡ, tứ cố vô thân.

-Vai trò của HTX

Với xuất sứ của HTX như trên có thể thấy vai trò to lớn của HTX như sau: -HTX là con đường để những người không có cơ hội đi lên sản xuất lớn bằng các hình thức kinh tế nhà nước, không muốn đi lên sản xuất lớn bằng kinh tế tư bản vẫn có thể đi lên được trong chừng mực nhất định.

-HTX là biện pháp để Nhà nước tập hợp những con người yếu thế trong xã hội, động viên, nuôi dưỡng ý chí vươn lên và phát huy tối đa khả năng vươn lên của nhưng con người yếu thế trong xã hội. Từ đó, HTX cũng là biện hpáp ngăn chặn từ xa các tệ nạn xã hội

-Sự cần thiết phải duy trì và phát triển các DN tư nhân, tư nhân tư bản

Hai hình thức DN nói trên đã chính thức không còn trên Miền Bắc từ 1961, trên Miền Nam từ 1976-1977. Nay, vì sao chúng cần được khôi phụch? Sở dĩ chúng cần được khôi phục là vì:

+Trình độ phát triển lực lượng SX ở nước ta còn thấp, chưa đến mức có thể áp dụng đồng loạt hình thức sở hữu toàn dân. Tình hình trang thiết bị kỹ thuật, khoa học, công nghệ của tất cả các ngành công, nông , giao thông vận tải, xây dựng,..v..v.. ở nước ta hiện đang lạc hậu so với nhân loại hàng nửa, thậm chí, hàng thế kỷ. Điều đó thể hiện rõ trong nông nghiệp, giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, trong xây dựng cơ bản, trong ngành nhiệt điện, trong ngành cơ khí,..v..v Theo nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, quan hệ SX phải phù hợp và trhích ứng với trình độ và tính chất của LLSX. Vì vậy, nước ta phải đa dạng hoá hình thức sở hữu về TLSX.

+Tình hình quốc tế có những biến đổi, khiến chúng ta, một mặt thì, không thể bỏ qua được một số yếu tố của kinh tế tư bản để tiến thẳng lên CNXH, mặt khác lại có thể lợi dụng tình thế mới, cơ hội mới để bù đắp các tổn thất, do sự biến đổi quốc tế từ phía khác gây ra.

Trong thời gian qua có hai loại biến động quốc tế, có tác động qua lại rất gắn bó với nhau đến cách làm kinh tế nói riêng, cách đi lên CNXH, nói chung, của nước ta. Đó là sự tan rã của Liên xô và các nước XHCN đông Âu và sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại giữa các nước trong cộng đồng quốc tế. Vế đầu của tình hình khiến chúng ta phải chấp nhận một số yếu tố kinh tế tư bản, vì không còn Liên xô, không còn phe XHCN hùng mạnh làm hậu thuẫn cho nước ta từ một nước nông nghiệp nhỏ bé, nghèo nàm lạc hậu, có thể tiến thẳng lên CNXH, không cần kinh qua CNTB, thậm chí, một số hình thức kinh tế TBCN, như nguyên lý chủ nghĩa Lênin đã vạch ra. Vế sau của tình hình quốc tế nói lên rằng, nếu biết vận dụng tốt yếu tố nội lực chúng ta có thể tiếp cận được thế giới tư bản để tìm kiếm những ngoại lực đã mất, do sự tan rã của Liên xô và phần lớn phe XHCN gây ra. Để tiếp cận được nguồn ngoại lực này trước hết phải thừa nhận kinh tế tư bản nước ngoài trên đất nước ta. Sau nữa, muốn cho tư bản nước ngoài vào đất nước ta, ta phải tạo môi trường kinh tế tư bản nhất định trên đất nước ta cho tư bản nước ngoài khi chúng đã vào. Tức là phải cho phép chúng, kể cả tư bản nước ngoài lẫn tư bản trong nước, tồn tại trên đất nước ta. Như vậy, từ cả hai vế của tình hình quốc tế: mất Liên xô và các nước XHCN đông Âu và cơ hội tiếp cận phe tư bản, đều đặt ra một vấn đề là, phải cho trở lại hai hình thức sở hữu: Tư nhân và tư nhân tư bản.

+Ngoài ra, lý do khôi phục kinh tế tư nhân và tư nhân tư bản trên đất nước ta còn là ở chỗ, sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, giành độc lập tư do đã hoàn thành, khiến cho những giải pháp kinh tế, được áp dụng trong thời chiến đã không còn cần thiết. Cộng với các lý do về tình hình quốc tế như đã nêu, chúng ta cần và có thể xây dựng đất nước ta theo các quy luật phổ biến mà chủ nghĩa MácLênin đã chỉ ra: từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất theo sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.

-Vai trò của kinh tế tư nhân, tư nhân tư bản

Xuất phát từ nguồn gốc tái xuất hiện của hai loại hình sở hữu TN&TNTB như vừa nêu, có thể thấy, vai trò của chúng như sau:

+Chúng là biện pháp để huy động mọi nguồn nội lực, trước hết là nhân lực và tài lực, vốn tiềm ẩn trong nhân dân ta, nguồn nội lực mà kinh tế quốc doanh, kinh tế nhà nước không có khả năng huy động. Khi cho phép kinh tế tư nhân và tư nhân tư bản ra đời, hai hình thức kinh tế này sẽ làm cho con người năng động, tích cực hơn, mọi nguồn tích luỹ sẽ không còn chịu tồn tại dưới dạng để dành mà được đưa vào sản xuất, kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp. Người lao động trong các doanh nghiệp loại này không thể ỷ lại mà phải lao động hết mình. Như vậy, cả người có vốn, người có công sực đều tích cực lao động sáng tạo hơn trước. Hình thức sở hữu này đặc biệt cần thiết khi kỷ luật lao động chưa được thiết lập bằng tính quy tắc nghiêm ngặt của khoa học và công nghệ hiện đại mà chủ yếu nhờ vào tính tự giác của người lao động. Trong điều kiện lao động với trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, chế độ trách nhiệm vật chất, với lợi ích cá nhân sát sườn, mọi ngời lao động đều phải tuân thủ kỷ luật lao động.

+Các doanh nghiệp tư nhân và tư nhân tư bản Việt nam có vai trò là yếu tố quan trọng, cấu thành môi trường kinh tế, cái còn có thể được gọi là “Đất lành cho chim đậu”. Chúng là những phần tử đồng hành, bổ sung, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư bản nước ngoài hoạt động có hiệu quả trên thị trường nước ta.

+Các doanh nghiệp tư bản nước ngoài có vai trò nhiều mặt đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta: tạo việc làm, nơi truyền bá khoa học và công nghệ tiên tiến của nhân loại, khoa học quản lý sản xuất kinh doanh, nơi truyền bá tác phong công nghiệp cho người lao động, nơi cung cấp những thông tin thị trường thế giới,..v..v. Noic cách khác là, nếu chúng ta biết bố trí lực lượng tiếp cận các doanh nghiệp tư bản nước ngoài, chúng ta có thể khai thác được nhiều giá trị ở chúng.

B-Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, các vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, như sự cần thiết khách quan của QLNN đối với DN, chức năng của QLNN đối với DN, phương thức, phương pháp, công cụ để Nhà nước quản lý các DN cũng không thể khác các vấn đề trên đây của QLNN về kinh tế.

Tuy nhiên, khi vận vào đối tượng hẹp hơn là các DN so với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, có thể thấy cụ thể hơn những vấn đề sau đây:

1-Sự cần thiết khách quan của QLNN đối với cxác doanh nghiệp

Vì sao Nhà nước phải quản lý các doanh nghiệp?. Sở dĩ Nhà nước phải quản lý các doanh nghiệp là vì:

Một là, các doanh nhân luôn có xu hướng vụ lợi nên khó tránh khỏi các hành vi

xâm hại đến lợi ích của công dân khác và của xã hội, của Nhà nước.

Hai là, các doanh nhân không tự giải quyết nổi nhiều vấn đề kinh tế-kỹ thuật-

tổ chức sản xuất của chính doanh nghiệp mình, mà phi Nhà nước không ai có thể giúp họ

xử lý tốt hơn được.

DNNN luôn ở vào tình trạnh bị đe doạ bởi sự thất thoát công sản và sự buông bỏ vai trò, chức năng mà DNNN phải có. Là tài sản công, các DNNN dù được phân công và quy định trách nhiệm tới đâu cũng khó chặt chẽ được. Trong khi đó, những người được Nhà nước giao quản lý các DNNN luôn chịu sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Vì vậy, tham ô, lãng phí, tham nhũng luôn luôn có thể xảy ra đối với mọi giám đốc DNNN. Bên cạnh đó, việc thực hiện vai trò, chức năng cuă DNNN lại luôn đặt các DNNN vào thế phải chịu hy sinh, thua thiệt. Điều đó dễ đẩy các DNNN tới chỗ chốn tránh nhiệm vụ chính trị, chạy theo lợi nhuận như mọi DN thông thường khác.

2-Chức năng của Nhà nước trong quản lý các doanh nghiệp

a-Điều chỉnh các quan hệ lợi ích giữa các doanh nhân với nhau và với Nhà nước, với cộng đồng.

b-Hỗ trợ doanh nhân xử lý các vấn đề thuộc quá trình sản xuẩt-kinh doanh của doanh nghiệp mà họ không tự xưy lý được.

c-Bảo vệ công sản trong các DNNN, các DN có vốn nhà nước.

d-Sử dụng các DNNN làm công cụ để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước nói chung, QLNN về kinh tế nói riêng

3-Phạm vi hoạt động của DN cần được nhà nước quản lý và những công tác chính của Nhà nước để quản lý DN

a-Quản lý quá trình thành lập các DN

-Các hoạt động được gọi là thành lập doanh nghiệp bao gồm:

+Các công dân đầu tư thành lập DN mới.

+Các doanh nhân đầu tư mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá DN cũ, tách, ghép, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần các DN hiện có

+Các doanh nhân thay đổi phương án mặt hàng hoặc chủng loại dịch vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w