ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC KINHTẾ CỤ THỂ I-QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐỐI NGOA

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 49 - 70)

- Mục tiêu tự thân

ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC KINHTẾ CỤ THỂ I-QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐỐI NGOA

1-Sự cần thiết khách quan của quan hệ quốc tế về kinh tế của các quốc gia

Mọi quốc gia, dù sớm hay muộn, dù nhiều hay ít, đều có quan hệ quốc tế về kinh tế, gọi tắt là kinh tế đối ngoại, là vì các lý do sau đây:

-Vì sự khiếm khuyết khác nhau về khả năng sản xuất của cải vật chất của mỗi nước đòi hỏi phải giao lưu quốc tế về kinh tế để bù trừ sự khiếm khuyết đó để phát triển

Để sản xuất của cải vật chất, quốc gia nào cũng cần có tài nguyên, lao động có tri thức, vốn. Nhưng mỗi quốc gia thường có khiếm khuyết, không về mặt này thì mặt khác, và thường không giống nhau về ưu thế hoặc khuyết tật. Có nước thì giầu tài nguyên nhưng lại thiếu tri thức, thiếu vốn để đầu tư khai thác và ngược lại.

Trong khi đó quốc gia nào cũng cần có đủ loại sản phẩm và dịch vụ để sống, tuy chủng loại cụ thể có thể có sự khác nhau đôi chút, nhưng về căn bản là giống nhau: thực phẩm, trang phục, đồ gia dụng, phương tiện đi lại, thuốc chữa bệnh,..v..v

Do tình trạng khiếm khuyết về khả năng, sự toàn diện về nhu cầu, sựkhác nhau về sở trường, sở đoản giữa các nước, nên giao lưu quốc tế về kinh tế ra đời.

-Vì mục tiêu hiệu quả kinh tế, mọi quốc gia đều phải tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất, từ đó đòi hỏi các nước phải giao lưu quốc tế về kinh tế

Chuyên môn hoá là chuyên sản xuất một loại sản phẩm hoặc chuyên làm một loại dịch vụ nào đó.

Tập trung hoá sản xuất và dịch vụ là nâng quy mô sản xuất, quy mô dịch vụ của đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Tập trung hoá, chuyên môn hoá nói riêng, khoa học hoá tổ chức sản xuất xã hội nói chung, là một hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh.

Nhưng khi chuyên môn hoá, tập trung sản xuất trên phạm vi một quốc gia sẽ dẫn tới sự thừa sản phẩm này, thiếu sản phẩm khác. Đó là vấn đề, mà để giải quyết nó, sự giao lưu quốc tế về kinh tế phải ra đời. Nó giúp cho các quốc gia yên tâm đi vào chuyên môn hoá, tối ưu hoá quy mô các doanh nghiệp, bởi nếu có vì chuyên môn hoá, tối ưu hoá quy mô doanh nghiệp mà lâm vào tình trạng sản xuất thừa hay thiếu, thì đã có ngoại thương bổ sung.

-Vì những lý do kinh tế, chính trị, quốc phòng và nhiều nguyên nhân khác, các quốc gia đều cần liêm minh kinh tế với quốc gia khác.

Ngoài những lý do trên, kinh tế đối ngoại ra đời còn vì những lý do đặc thù khác của từng quốc gia trong từng thời kỳ nhất định, như cần tạo hàng rào kinh tế, môi

2-Chức năng của kinh tế đối ngoại

Từ sự cần thiết khách quan của kinh tế đối ngoại như trên, có thể thấy, kinh tế đối ngoại có chức năng, nhiệm vụ, vai trò đối với mỗi quốc gia như sau:

-Kinh tế đối ngoại có chức năng bổ sung những khiếm khuyết và phát huy sở trường về khả năng của nền kinh tế, làm thăng bằng cung cầu kinh tế của nước nhà.

-Kinh tế đối ngoại có chức năng hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp tối ưu hoá về tổ chức sản xuất xã hội.

-Nếu được sự định hướng tốt của các Nhà nước, kinh tế đối ngoại là chiếc cầu giao lưu văn hoá, khoa học giữa các nước, góp phần phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hoà bình và phát triển.

3-Các hình thức kinh tế đối ngoại và vai trò, tác dụng của mỗi hình thức

a-Xuất nhập khẩu hàng hoá

Nôi dung của xuất nhập khẩu hàng hoá chính là hàng hoá theo nghĩa truyền thống của tư này.

Xuất nhập khẩu hàng hoá là hình thức phổ biến, xuất hiện sớm nhất trong quan hệ quốc tế về kinh tế.

Nguyên nhân của hoạt động ngoại thương chính là sự mất cân đối cung cầu hàng hoá trong từng nước và nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. Do đó mục đích của ngoại thương trước hết là cân bằng cung cầu, tận lực khai thác tiềm năng xuất khẩu của mỗi nước để có điều kiện nhập khẩu hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu quốc nội

Hoạt động ngoại thương có nhiều loại:

-Xét theo chủ thể tiêu dùng hàng hoá có xuất khẩu và nhập khẩu

-Xét theo phạm vi không gianluân chuyển của hàng hoá có xuất nhập khẩu qua biên giới và xuất-nhập khẩu tại chỗ, trong đó xuất nhập khẩu tại chỗ có bản chất như sau: Đó là hàng hoá được chuyển qua địa ranh của các khu chế xuất theo các hiệp định thương mại đặc biệt, được ký giữa các quốc gia chủ sở hữu lãmh thổ khu chế xuất với các doanh nhân, hoạt động trong khu chế xuất đó. Xuất-nhập khẩu tại chỗ cũng được hiểu rộng rãi hơn, bao gồm cả những hoạt động bán hàng cho người nước ngoài tại nước mình khi những người này sản xuất hoặc sinh sống tại nước mình. Những hàng hoá này có thể đã không bán được cho người nước ngoài nếu họ không đến sống và làm việc tại nước nhà, vì khối lượng nhỏ bé, không đủ để tiến hành ngoại thương qua biên giới. Trong trường hợp này thuật ngữ “xuất nhập khẩu tại chỗ” được dùng để nhấn mạnh tác dụng phụ của đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tác dụng phụ của kinh tế du lịch quốc tế. Bởi vì nhờ chúng, một lượng đáng kể người nước ngoài sẽ hiện diện tại nước nhà, trở thành người tiêu dùng cho thị trường trong trong nước nhưng vơí tư

cách của khách hàng quốc tế.

-Xét theo tính chính thống của quan hệ buôn bán có ngoại thương chính ngạch và tiểu ngạch. Quan hệ chính ngạch là quan hệ hợp đồng thương mại giữa các hãng, có Nhà nước chứng thực. Quan hệ tiểu ngạch là thương mại biên giới, do dân chúng buôn bán qua chợ.

-Xét theo tính chất kinh doanh, có xuất nhập khẩu thương mại và xuất nhập khẩu phi mậu dịch. Hàng hoá chuyển qua biên giới với mục đích kinh doanh là xuất nhập khẩu thương mại. Hàng hoá chuyển qua biên giới với mục đích tiêu dùng trực tiếp là hàng hoá phi mậu dịch.

b-Xuất nhập khẩu tư bản và các hình thức cụ thể +Xét theo nội dung xuất nhập khẩu, có

*Xuất nhập khẩu tư bản tiền tệ. Nước xuất khẩu tư bản đưa tiền của nước mình hoặc ngoại tệ mạnh khác ra nước ngoài đầu tư.

*Xuất nhập khẩu tư bản hiện vật. Nước xuất khẩu đưa tư liệu sản xuất, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động ra nước ngoài hạot động sản xuất-kinh doanh.

Thật ra, trường hợp thứ nhất cũng chỉ là bước đầu để cuối cùng cũng phải dẫn tơí trường hợp thứ hai. Bởi mọi sự đầu tư đều phải biến thành cơ sở vật chất kỹ thuật để sản xuất kinh doanh. Việc xuất khẩu tư bản hiện vật thực chất là đã thực hiện chu trình đầu tư ngay từ khi vốn còn ở trong nước. Nhà đầu tư trước khi đem vốn ra nước ngoài đã biến chúng từ dạng tiền tệ sang dạng tài sản cố định hoặc lưu động. Các tài sản này sang tới nước ngoài chúng được cải biến thêm một bước dưới hình thức xây dựng cơ bản để trở thành các công trình công nghiệp, nông nghiệp, thương mại..v..v trước khi bước vào kinh doanh.

+Xét theo chiều chuyển động của tư bản, có xuất khẩu và nhập khẩu tư bản,

trong đó, đưa tư bản ra khỏi đất nước được gọi là xuất khẩu tư bản và ngược lại.

+Xét theo sự quan hệ giữa chủ đầu tư với vốn đầu tư, có

*Đầu tư trực tiếp. Đó là sự đầu tư theo đúng nghĩa của từ này. Nhà đầu tư trực tiếp biến vốn thành cơ sơ sở vật chất kỹ thuật, trực tiếp khai thác chúng và thu lợi tại nơi vốn được đầu tư.

*Đầu tư gián tiếp có thực chất là cho vay hoặc viện trợ. Nhà đầu tư không can thiệp vào sự vận động của vốn mà chỉ chờ nhận trả gốc và lãi nếu đó là vốn cho vay, chờ nhận được các hiệu ứng chính trị, xã hội, nhân văn..v..v ..nếu đó là các khoản viện trợ chính trị, quốc phòng, nhân đạo,..v..v.

phát triển kết cấu hạ tầng, nhờ nó mà sau này các khoản đầu tư kinh doanh mới có cơ sở tồn tại và vận hành được

*Vốn (Tư bản) kinh doanh. Đó chính là phần vốn làm nên các doanh nghiệp, nơi tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

+Xét theo tính chất chủ đầu tư, có

*Vốn công, do chính phủ đầu tư *Vốn tư nhân, do tư nhân đầu tư.

*Vốn của các tổ chức nhân đạo, tổ chức phi chính phủ

+Xét theo mức độ hội nhập của vốn ở nước ngoài, có

*Theo mức độ hội nhập về môi trường. Trường hợp này lại chia ra:

Đầu tư biệt khu (Khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do, khu quá cảnh,..v..v..) và

Đầu tư hội nhập. Trong trường hợp đầu tư hội nhập, vốn nước ngoài hợp với vốn trong nước tạo nên một hệ thống hữu cơ kinh tế quốc dân, trong đó, nội lực và ngoại lực hỗ trợ cho nhau. Trong trường hợp đầu tư biệt khu, vốn đầu tư không thực sự là nhân tố cấu thành nền kinh tế quốc dân nơi đầu tư. Thực chất, đó là một “mảnh kinh tế nước ngoài” trên đất nước nhà.

*Theo mức độ hội nhập về hành động. Theo cách này có: Vốn độc lập, vốn liên minh và vốn liên doanh.

Vốn độc lập chính là các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài , hoạt động độc lập trên thương trường, không có quan hệ trực tiếp, thường xuyên, ổn định, chặt chẽ với bất kỳ một doanh nghiệp nào của nước sở tại.

Vốn nhập khẩu liên minhlà các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài nhưng có quan hệ hợp tác bền chặt với một hoặc một vài doanh nghiệp nước sở tại trong một chương trình kinh tế dài hạn nào đó. Chẳng hạn, để khai thác một vùng phong cảnh thiên nhiên, sinh thái nào đó bằng kinh tế du lịch sinh thái-chữa bện-nghỉ ngơi, các nhà đầu tư trong và ngoài nước không góp vốn liên doanh, mà tự mình hình thành lực lượng, chỉ huy lực lượng, chia nhau đảm nhận khai thác từng phần toàn bộ khu vực đó, nhưng mọi hành vi của mỗi nhà đầu tư đều được, sao cho, hoạt động của nhà đầu tư này là tiền đề, điều kiện hoặc kết quả của hoạt động của nhà đầu tư kia. Trong ví dụ trên, có thể có nhà đầu tư chuyên về khai thác hồ nước, có nhà đầu tư chuyên khai thác nhà nghỉ, có nhà đầu tư chuyên khai thác suối nước nóng chữa bệnh, có nhà đầu tư chuyên khai thác khâu leo núi,..v..v..

Vốn liên doanh chính là hình thức chung vốn để tạo nên các công ty cổ phần liên quốc gia. Về pháp lý, họ thống nhất trong một pháp nhân kinh tế, về thị trường, họ là một doanh nhân cơ sở

c-Xuất nhập khẩu trí tuệ

nghệ. Chúng được xuất nhập dưới dạng sau đây:

-Sản phẩm trí tuệ vô hình. Chúng được chuyển giao dưới dạng lao động trí óc của các chuyên gia. Trí tuệ được xuất nhập khẩu thông qua bài giảng, sự cố vấn khoa học kỹ thuật. Ở cách tiếp cận khác, người ta cũng gọi đây là sự hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia. Dưới con mặt của nhà kinh tế lao động, hoạt động trên đây cũng có thể được gọi là xuất-nhập khẩu lao động- lao động trí óc

-Sản phẩm trí tuệ thuần tuý. Chúng được thể hiện dưới dạng tác phẩm khoa học, như công thức hoá chất, bí quyết công nghệ, bản thiết kế máy móc, thiết bị, quy trình thi công,..v..v.

-Các sản phẩm vật chất, kết tinh của trí tuệ. Đó chính là các tư liệu sản xuất, như máy móc thiết bị, vật liệu chất lượng cao, nhiên liệu mới,..v..v. Các sản phẩm vật chất trên có thể được xuất nhập dưới dạng đơn vị lẻ hoặc đồng bộ theo dây chuyền khép kín, sản phẩm trong thùng nguyên đai, nguyên kiện hoặc được lắp đặt hoàn chỉnh thành cơ sở vật chất kỹ thuật, có thể khai thác ngay.

Hoạt động xuất nhập khẩu trí tuệ loại sau cùng thường trùng với hoạt động thương mại, hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Việc xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, đã lắp đặt được thực hiện rất linh hoạt. Chủ hàng có thể thực hiện theo phương thức sau đây:

BT (Bullding + = xây dựng + Chuyển giao)), theo đó sản phẩm được lắp đặt rồi

chuyển giao giống như dạng “chìa khoá trao tay”.

BOT (B+Opparater+T= Xây dựng + Khai thác + Chuyển giao)), theo đó, sản phẩm sau khi xây lắp được chủ hàng khai thác với tư cách chủ đầu tư trong một thời hạn, đã được thoả thuận trong hợp đồng chuyển giao.

BTO (Xây dựng + Chuyển giao + Khai thác), theo đó, sau khi giao hàng, chủ hàng còn cùng khách hàng hợp tác khai thác công trình với tư cách người bảo hành, cố vấn hoặc cổ đông.Dạng thức này thường được áp dụng khi khách hàng có nhu cầu trợ giúp từ phí chủ hàng về nguyên liệu, về hướng dẫn làm chủ công nghệ thiết bị mới,..v.v

d-Xuất nhập khẩu lao động

Thuộc tính hàng hoá của lao động chỉ có trong nền kinh tế thị trường. Đúng hơn là, thuộc tính ấy chỉ có trong nền kinh tế tư bản. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển, sức lao động không là hàng hoá. Do đó không có vấn đề xuất nhập khẩu lao động với tính chất của hoạt động kinh tế. Trong thời kỳ quá độ, khi nền kinh tế quốc dân còn ở dạng đa sở hữu, sức lao động còn là hàng hoá, tuy là hàng hoá đặc biệt, nên trong kinh tế đối ngoại, có một hình thức quan hệ đặc biêt. Đó là kinh tế lao động. Hoạt động này bước đầu là do Nhà nước tiến hành. Sau đó, khi luật lệ và sự hoạt động quốc tế đi vào nề nếp, các Nhà nước chuyển giao cho các công ty tư nhân tuyển mộ. Hoạt động xuất nhậpkhẩu lao động chính thức mang tính thương mại, tính kinhtế rõ ràng. Nhà nước ta mới có chủ trương về hình thức này.

Dịch vụ được chuyển giao thường bao gồm các loai như:

-Dịch vụ du lịch, bao gồm tổng hợp mọi loại dịch vụ cuộc sống, nhưng gắn với người đi du lịch, như phục vụ ăn, ở, đi lại, vui chơi, tham quan, chuyển nhượng tiền tệ, hàng hoá phi mậu dịch của du khách,..v..v

-Dịch vụ giao thông vận tải quốc tế (Vân tải trực tiếp)

-Dịch vụ quá cảng giao thông (Phục vụ hoạt động vận tải quốc tế: dịch vụ bay, dịch vụ cập cảng, dịch vụ bảo dưỡng, cứu hộ,..v..v)

-Dịch vụ thị trường quốc tế, diển hình là thị trường chứng khoán với việc mở các sàn giao dịch quốc tế.

-Dich vụ bưu chính. Loại này có thể gắn với các loại dịch vụ trên thành một chỉnh thể, như dịch vụ bay, dịch vụ viễn dươngdịch vụ thị trường các laọi, dịch vụ du lịch,..v...v.

B-Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại

1-Sự cần thiết khách quan và tầm quan trọng đặc biệt của QLNN về kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại cũng là kinh tế. Do đó lý do, khiến Nhà nước phải can thiệp vào lĩnh vực này cũng chính là lý do chung về sự quản lý nhà nước về kinh tế. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại, sự quản lý của Nhà nước có tầm quan trọng.

Sự cần thiết đặc biệt vì các lý do sau đây:

a-Kinh tế đối ngoại là điểm nhậy cảm toàn diện và đặc biệt của quốc gia.

Kinh tế đối ngoại có thể tác động nhanh chóng, lan truyền rộng rãi và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của tình hình đất nước, không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Kinh tế đối ngoại trước hết cũng là kinh tế, mà kinh tế là gốc mọi hoạt động của xã hội. Ngoài ra, kinh tế đối ngoại có ảnh hưởng đặc biệt đối với toàn bộ đời sống xã hội. Ảnh hưởng đặc biệt của kinh tế đối ngoại chính là ở chỗ nó tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nơi chứa đựng những yếu tố đặc biệt, bao gồm cả những yếu tố

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 49 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w