II-QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP A-Những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 70 - 73)

- Mục tiêu tự thân

II-QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP A-Những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp

A-Những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp

1- Khái niệm về doanh nghiệp

Thế nào là doanh nghiệp?. Đơn vị như thế nào thì được gọi là doanh nghiệp? Tại sao những nơi tạo ra quần áo, vải vóc, máy móc,..v..v thì được gọi là doanh nghiệp, còn các bệnh viện, trường học..v..v.. thì không ai gọi chúng là doanh nghiệp?. Nếu bảo rằng, nơi tạo ra vải vóc, áo quần, máy móc,..v..v được gọi là doanh nghiệp, còn bệnh viện, trường học,..v..v.. không được gọi là doanh nghiệp vì những đơn vị nhóm đầu là các đơn vị có sản phẩm vật chất, phục vụ đời sống vật chất của con người hoặc phục vụ sản xuấtsảm phẩm của nó mang tính kinh tế rõ rệt, còn các đơn vị nhóm sau là những đơn vị , thì tại sao, cũng là nơi tạo ra các giá trị tinh thần nhưng nơi sản xuất phim ảnh, chiếu phim cho con người xem,..v..v.. thì được gọi là doanh nghiệp chiếu bóng, hãng phim này nọ,..v..v. còn các trường học, kể cả trường tư, nhận học sinh vào học để thu tiền, lấy thu bù chi và có lãi,..v..v.. vẫn không ai gọi là doanh nghiệp? Hoặc lại có sự so sánh khác. Chẳng hạn, tại sao cùng là đơn vị sản xuất-kinh doanh, nhưng không ai gọi một người kinh doanh cá thể, như chủ lò rèn, hiệu may

trung tâm cơ khí nào đó..v..v.. lại đàng hoàng được gọi là các doanh nghiệp.?

Do vậy, vấn đề khái niệm doanh nghiệp là một vấn đề còn nhiều nan giải, cần phải được giải theo nhiều cách tiếp cận sau đây:

a-Trên giác độ tổ chức sản xuất, DN là một tổ hợp tối thiểu của lực lượng SX,

có khả năng hoàn thành rứt điểm một công việc, một giai đoạn công nghệ, chế tạo được một loại sản phẩm, một loại bán thành phẩm hoặc một loại bộ phận tương đối độc lập của sản phẩm có cấu tạo phức hợp. Điều đó có nghĩa là, về mặt khoa học, kỹ thuật và tổ chức sản xuất,, không phải bất kỹ một khối lượng tư liệu sản xuất và lực lượng lao động cũng có thể làm thành doanh nghiệp, mà phải với cơ cấu định tính và quy mô số lượng nhất định của các yếu tố nhân-tài-vật lực mới có thể tạo thành doanh nghiệp được. Chính từ đây, Nhà nước đặt ra yêu cầu về vốn tối thiểu cần có cho một doanh nghiệp ra đời, vẫn được gọi là vốn pháp định. Tất nhiên, không phải yêu cầu này được đặt ra cho mọi ngành nghề, nhưng những ngành nghề có trình độ công nghệ hiện đại, sản phẩm cuối cùng có cơ cấu ohức tạp, những quy định pháp lý về vốn là cần thiết.

b-Trên giác độ kinh tế, DN là một đơn vị kinh doanh, tức là những đơn vị thực

hiện các hoạt động với mục đích thu lợi về kinh tế, mà biểu hiện cụ thể là lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ một tổ chức nào, nếu được gọi là doanh nghiệp, nó phải là đơn vị thực hiện các hoạt động mang tính kinh doanh, trong đó kinh doanh có thể hiểu một cách khái quát là, làm những việc để có thu, bù được chi và có lãi. Tất cả những đơn vị nào không hoạt động theo nguyên lý “Lấy thu-bù chi phải có lãi” đều không thể gọi là doanh nghiệp.

c-Trên giác độ pháp lý, DN là một tên gọi có giới hạn. Có nghĩa là, không phải

mọi tổ chức sản xuất-kinh doanh đều được gọi là doanh nghiệp, mà chỉ các đơn vị sản xuất kinh doanh nhất định mới được gọi là doanh nghiệp. Sự giới hạn, để từ đó gọi một đơn vị SXKD nào là doanh nghiệp, là một điều tương đối, tuỳ mỗi nước, mỗi lúc, mỗi nơi. Tuy vậy, các tiêu chí, được xem xét và định ra giới hạn để gọi một đơn vị sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, thường là:

-Chúng có kinh doanh hay không? Một đơn vị dù tạo ra giá trị sử dụng là các sản phẩm kinh tế(cái ăn, cái mặc, nông cụ, công cụ,..v..v) nhưng không kinh doanh, tức là không hoạt động theo nguyên tắc “lấy thu bù chi và có lãi” đều không khi nào được gọi là doanh nghiệp. Điều đó liên quan đến việc quy định đối tượng điều chỉnh của các đạo luật sau này,theo đó, các hoạt động SXKD bị điều chỉnh theo một cơ chế nhất định, còn các đơn vị không kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo một cơ chế khác.

-Quy mô đơn vị, mà tiêu chí hàng đầu để đo quy mô của chúng, là số lượng lao động. Thông thường, những đơn vị SXKD chỉ có một người không khi nào được gọi là doanh nghiệp, mà được gọi là hộ kinh doanh hay hộ sản xuất cá thể. Điều đó cũng xuất phát từ tính chất xã hội rất khác nhau của hai loại đơn vị SXKD: Loại có một người đơn vị cá thể) và loại có nhiều người (Hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp tư nhân tư bản..v..v..). Do ý nghĩa chính trị-xã hội khác nhau của các loại đơn vị nói trên

mà Nhà nước có những hành lang pháp luật riêng cho mỗi loại trong chúng vận động. Chẳng hạn, luật doanh nghiệp không giống các chế định về kinh tế hộ, kinh tế phụ gia đình...v...v.

Ngoài hai dấu hiệu căn bản nói trên, tuỳ lịch sử, truyền thống, tập quán, thuật ngữ doanh nghiệp thường dễ được dùng cho các đơn vị sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, có tính kinh tế rõ ràng. Chính vì thế mà các trường tư, bệnh viện tư khó được gọi là doanh nghiệp, mặc dầu các đơn vị này hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Tuy nhiên, do yêu cầu của việc điều chỉnh pháp luật, các thói quen không khoa học trên sẽ được loại bỏ, thay vào đó là cách gọi thích đáng nói trên cho những đơn vị nào hoạt động có tính kinh doanh, với quy mô nhân lực hoặc vốn nhất định, do pháp luật quy định.

1.2-Phân loại doanh nghiệp và các loại hình DN a-Xét theo ngành nghề, có

-

-Các DN của các ngành sản xuất vật chất. Ví dụ DN công nghiệpDN nông nghiệp, DN thương mại

-CáDN thuộc các ngành dịch vụ. Ví dụ, các công ty du lịch, các ngân hàng thương mại,..v..v.,

-Các DN thuộc các ngành khác

b-Xét theo quy mô của DN, có các DN quy mô lớn, vừa và nhỏ c--Xét theo hình thức sở hữu, có thể chia ra:

-DN đơn chủ, như hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư bản tư nhân,

DNNN(DN 100% vốn nhà nước). Các doanh nghiệp này chỉ có một người làm chủ.

-DN hợp chủ , như sự hợp sức, hợp vốn và cùng làm chủ của tập thể những

người lao động , từ đó lập nên các Hợp tác xã, sự hợp vốn của những nhà tư bản, từ đó tạo nên các công ty, sự hợp vốn giữa Nhà nước với nhân dân lao động theo tinh thần “Nhà nước và nhân dâncùng làm” hoặc giữa Nhà nước với tư bản, từ đó tạo nên các dạng công ty cổ phần nhà nước, như công ty Tư bản-Nhà nước hoặc công ty Nhà nước-Nhân dân

đ-Xét theo thành phần cổ đông, có thể có các loại

-Công ty nhà nước bao gồm các cổ đông là các DNNN

-Công ty cổ phần nhà nước, trong đó có các dạng hợp tác khác nhau, như sự hợp tác giữa Nhà nước với tư bản trong nước và TB nước ngoài, giữa Nhà nước với nhân dân.

e-Xét theo tỷ trọng vốn của Nhà nước trong các công ty, có

-Cty CPNN chi phối hoặc đặc biệt. Công ty CPNN chi phối là các công ty, trong đó vốn của Nhà nước chiếm quá nửa tổng số vốn của công ty hoặc vốn của Nhà nước là lớn nhất, đến mức, vốn của cổ đông lớn thứ hai trong Công ty cũng chưa bằng nửa vốn của Nhà nư. Công ty CPNN đặc biệt là các công ty, trong đó vốn Nhà nước là những loại có giá trị đặc biệt, khiến cho Nhà nước có đặc quyền trong bàn bạc, quyết định cácvấn đề của công ty.

-Cty CPNN thông thường là các công ty trong đó, Nhà nước có mức cổ phần bất kỳ nào đó

f-Xét theo cơ chế hùn vốn để thành công ty và một số quan hệ làm chủ , cóc

-Cty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Về mặt hùn vốn, đây là loại công ty mà vốn của công ty được hùn đủ ngay từ đầu, khi được quyết định thành lập công ty. Phần vốn thiếu, nếu có, phải được ghi dưới thể thức nợ của cổ đông. Điều đó cũng có nghĩa là, mọi cổ đông của Cty TNHH phải hiện danh, hiện diện một lần ngay khi thành lập Cty. Việc phát triên cổ đông và gọi thêm vốn được chế định trong điều lệ Cty TNHH, được xây dựng theo mẫu điều lệ chung.

-Cty cổ phần(CTCP). Xét về mặt hùn vốn, vốn của công ty được hùn qua nhiều bước, có sự luật định về thời hạn hùn dần, số thành viên sáng lập và mức vốn tối thiểu bước đầu, về phương thức phát triển vốn của CTy

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w