1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm tỉnh bến tre năm 2007 2008

61 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 25,49 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐẾ Từ tháng 10 năm 1985, Việt Nam đã triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 9 tháng đến 12 tháng trên toàn quốc. Đến năm 2002 và 2003 Việt Nam đã triển khai tiêm mũi 2 vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi. Từ năm 2004 đến nay cùng với việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9 -11 tháng tuổi chúng ta cũng tiến hành tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho học sinh lớp 1 hàng năm. Để đánh giá hiệu quả của việc tiêm vắc xin sởi Chương trình tiêm chủng mở rông quốc gia chỉ đạo thực hiện giám sát tất cả các trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Theo qui định tất cả các trường hợp sốt phát ban nghi sởi qua giám sát phát hiện tại cộng đồng và các cơ sở y tế đều phải được điều tra và lấy mẫu máu xét nghiệm Mac Elisa tìm kháng thể Globulin miễn dịch M (IgM) của sởi và Rubella. Kết quả giám sát cho thấy việc tiêm vắc xin sởi đã làm giảm tỉ lệ mắc sởi từ 149,5/100.000 dân năm 1984 xuống còn 2,61/100.000 dân vào năm 2006, Hà Nội có số trường hợp mắc cao nhất nước 5/100.000 dân [4]. Tuy nhiên, từ năm 2003 các vụ dịch sốt phát ban nghi sởi vẫn tiếp tục xảy ra và được ghi nhận ở nhiều địa phương, nhiều trường hợp sốt phát ban được xác định là do Rubella gây ra. Kết quả giám sát trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre như sau: - Năm 2005 có 262 trường hợp Rubella [26] - Năm 2006 có 253 trường hợp Rubella [19] - Năm 2007 có 298 trường hợp Rubella [20] - Năm 2008 có 164 trường hợp Rubella [21] - Năm 2009 có 104 trường hợp Rubella [22] Rubella là một bệnh do vi rút cấp tính, gây sốt, phát ban, lây lan theo đường hô hấp. Bệnh xảy ra phần lớn ở những nước đang phát triển. Bệnh Rubella không phải là bệnh nặng nhưng nguy hiểm khi phụ nữ có thai bị nhiễm Rubella có thể dẫn tới Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) ở trẻ bao gồm: bệnh tim mạch, mù, điếc và chậm phát triển tâm thần. - 1 - Ở Việt Nam, Rubella mới được chú ý nhiều trong thời gian gần đây, do đó số liệu hầu như rất ít và chưa đầy đủ, bệnh Rubella chưa được đưa vào danh mục các bệnh truyền nhiễm cần phải báo cáo thường kỳ của Bộ Y Tế, các nghiên cứu về Rubella cũng không nhiều. Trước tình hình trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh Rubella tại huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre năm 2007 - 2008”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Xác định các đặc điểm dịch tễ học bệnh Rubella tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre năm 2007 – 2008. - Xác định các đặc điểm lâm sàng của bệnh Rubella. - 2 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh Rubella: 1.1. 1. Khái niệm bệnh Rubella: Rubella là tình trạng nhiễm trùng do vi rút Rubella gây nên. Lúc đầu Rubella được xem như một bệnh phát ban nhẹ rất thường gặp ở trẻ em và thanh niên với các triệu chứng sốt cấp tính, sưng hạch Lympho dưới chẩm và sau tai. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nhưng không có tính lây bệnh cao như sởi. Trước đây bệnh Rubella ít có biểu hiện rõ rệt hay phát thành dịch nên có thể nhầm lẫn với các bệnh khác có phát ban dạng sẩn như sởi, tinh hồng nhiệt [15]. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, khi bị bệnh người bệnh có các triệu chứng: sốt, sưng hạch, nổi ban ở da màu hồng nhạt, đau khớp, tăng bạch cầu đơn nhân. Các triệu chứng trên thường nhẹ.[7] 1.1.2. Lịch sử bệnh Rubella: Vào giữa Thế kỷ XVIII hai Bác sĩ người Đức đã mô tả một bệnh lí với đặc trưng là sốt và phát ban và được đặt tên là sởi Đức. Trong nhiều năm sởi Đức dễ bị nhằm lẫn với nhiều bệnh lí khác gây phát ban như sởi, sốt tinh hồng nhiệt. Năm 1881 trong Hội nghị Y Khoa Quốc tế tại Luân Đôn, người ta xác định sởi Đức là một bệnh lí riêng biệt và kể từ đó tên Rubella được mọi người biết đến. Trong khoảng thời gian dài gần một thế kỷ, Rubella ít được chú ý gì bệnh được xem là nhẹ không để lại biến chứng, di chứng. Mãi đến 1941, N. Mac Alister Gregg, một Bác sĩ nhãn khoa người Úc nhận ra mối liên hệ giữa Rubella và các khiếm khuyết bẩm sinh: 78 trẻ có cùng loại Cataract bẩm sinh, một số có kèm theo bệnh tim bẩm sinh và các trẻ này đều sinh ra sau trận dịch Rubella năm 1940 tại Úc. Đây là lần đầu tiên công chúng nhận ra CRS. Kể từ đó không ai có thể phủ nhận hậu quả nặng nề mà CRS để lại nơi trẻ nhỏ, - 3 - nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong khi mang thai. Vi rút Rubella được phân lập đầu tiên vào năm 1962 bởi Parkman và Weller và vắc xin Rubella được cho phép sử dụng vào năm 1969 [29]. Các sự kiện chính trong lịch sử bệnh Rubella trên thế giới [13]. 1740 Rubella được mô tả lâm sàng bởi Friedrich Hoffmann 1752 Bergen xác nhận 1758 Orlow xác nhận 1814 Goerge de Maton đầu tiên đề nghị đây là bệnh lý cần phân biệt với sởi và tinh hồng nhiệt 1866 Henry Veale, Bác sĩ người Anh mô tả trận dịch đầu tiên ở Ấn Độ 1881 Rubella được công nhận là bệnh riêng biệt với sởi và tinh hồng nhiệt tại Hội nghị Y khoa quốc tế tại Luân Đôn 1938 Bằng chứng cho thấy bệnh Rubella do vi rút gây nên 1941 Các tác động gây quái thai được Gregg nhận thấy 1962 Vi rút Rubella được phân lập trong canh cấy tế bào 1963-1964 Nhiều vụ dịch lớn xảy ra ở Châu Mỹ và Châu Âu 1965-1967 Triển khai dòng vắc xin giảm độc lực và các thử nghiệm đầu tiên 1967 Rubella được chứng minh kết tụ hồng cầu, Test HAI. 1967 Vi rút Rubella được quan sát đầu tiên dưới kính hiển vi điện tử 1969 Mỹ thực hiện tiêm chủng cho trẻ em tuổi mẫu giáo 1970 Anh thực hiện tiêm chủng cho nữ sinh 11-14 tuổi 1.1.3. Dịch tễ học bệnh Rubella: Vi rút Rubella có độ phân tán rộng khắp trên toàn thế giới và người là ký chủ tự nhiên duy nhất, vi rút gây bệnh ở mọi lứa tuổi và xảy ra ở hai giới bằng nhau. Trước khi có vắc xin, dịch xảy ra chu kỳ mỗi 6-9 năm, đa số vào mùa xuân và đầu mùa hè. Tuổi thường gặp từ 5-14 tuổi, đỉnh cao là tuổi trên 10. Sự bùng phát dịch thưòng gặp ở các trường học, phụ nữ tuổi sinh sản thường bị nhiễm do tiếp xúc với những trẻ trong gia đình, trường học, đồng nghiệp cùng sống trong khu tập thể. Trong những cộng đồng khép kín như bệnh viện, trại lính, gần như 100% cá thể bị nhiễm. Trong gia đình 50-60% thành viên có thể bị nhiễm bệnh [16]. - 4 - Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 18 ngày, thay đổi từ 12-23 ngày. Vi rút lây lan qua những hạt nước nhỏ bắn ra từ chất tiết đường hô hấp và sau đó lan vào máu.Trong CRS vi rút tỏa ra vào trước thời kỳ khởi phát và kéo dài 1 tuần sau khi khởi phát. Mặc dù có tạo ra kháng thể nhưng với trẻ em mắc Rubella bẩm sinh vẫn có thể tiết vi rút Rubella qua đường hô hấp và đường tiết niệu đến 2 năm. Những người đã tiêm vắc xin là đã có miễn nhiễm với Rubella thì không truyền vi rút tới người khác dẫu rằng phát hiện vi rút với nồng độ thấp trong mũi họng một cách thoáng qua. Nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, vi rút sẽ qua bánh nhau đến bào thai gây CRS, tỉ lệ này sẽ rất cao nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trên thế giới, trứơc khi có vắc xin, nhiều trận dịch đã xãy ra như trận dịch tại Úc năm 1940, năm 1964-1965 một trận dịch đã lan rộng ở Châu Âu và tại Mỹ đã để lại 12 triệu trường hợp Rubella, 120 ngàn trường hợp Rubella bẩm sinh, 12.500 trường hợp chết thai nhi. Người ta nhận thấy rằng Rubella tăng tỉ lệ mắc mỗi 3-4 năm, mặc dù trong một nước nào đó, dịch chỉ xảy ra ở một số vùng mà thôi. Ở Mỹ, Rubella đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng với mục tiêu là loại trừ Rubella và CRS vào năm 2000, từ đỉnh điểm 57.686 ca năm 1969 đến 2001 chỉ còn 20 trường hợp được báo cáo tại Mỹ [6], những trường hợp Rubella này thường gặp ở người lớn sinh ở nứơc ngoài không đuợc chủng ngừa.Trong khi đó, ở Anh các vụ bùng phát lớn xảy ra vào năm 1978-1979, 1982-1983, việc tăng cường tiêm chủng Rubella vào năm 1988 đã làm giảm rỏ rệt số trường hợp bị mắc Rubella. Mặc dù ngày nay Rubella và CRS là bệnh hiếm ở các nước phát triển có chương trình chủng ngừa Rubella, nhưng gánh nặng do CRS vẫn còn đè lên nguồn tài lực của các nước đang phát triển, tiếc rằng việc đánh giá này vẫn chưa được đầy đủ. Các đợt bùng phát Rubella không phải lúc nào cũng có thể nhận diện ở các nước đang phát triển, phát ban do Rubella thường bị chẩn đoán nhầm, theo khảo sát của Tổ Chức y tế thế giới (WHO), tỉ lệ mắc CRS được báo cáo gần đây đã tăng lên một cách đáng - 5 - kể (0,6-2,2/1.000 trẻ sinh sống), ước tính có khoảng 236.000 trường hợp CRS ở các nước đang phát triển trong những năm không có dịch, sau các vụ dịch con số này có thể tăng lên đến 10 lần hơn (Salisbury và Savinykh 1991).[3] Tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM): năm 2004 đến nay dịch Rubella xảy ra liên tục trên địa bàn có 30 trường hợp mắc và chỉ có 1 huyện có bệnh, thì dến năm 2005 có 2300 trường hợp mắc và 20 huyện có dịch, đến 6 tháng đầu năm 2006 có 1900 trường hợp mắc bệnh, số phụ nữ có thai mắc bệnh Rubella tăng và phát hiện các trường hợp CRS. [15] Năm 2005, toàn quốc có 3403 trường hợp bệnh Rubella, gồm có Tp HC M, Bến Tre, An Giang vào tháng 3/2009 [10], Bạc Liêu Sau đó ở các tỉnh phía Bắc xuất hiện các trận dịch Rubella nhưng ít rầm rộ hơn. Đến năm 2006 cả nước có 3408 trường hợp, năm 2007 có 3830 trường hợp và năm 2008 có 837 trường hợp. Riêng tỉnh Bến Tre dịch, chỉ sau Tp HCM, được xem là nơi có số trường hợp mắc cao nhất cả nước[13]. Bệnh Rubella ở Việt Nam chưa được theo dõi một cách hệ thống và có ít công trình điều tra về bệnh này. Sau khi thực hiện tốt chương trình gây miễn dịch sởi phổ cập cho trẻ em thì tỉ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống rõ rệt. Trong khoảng 10 năm gần đây, thấy xuất hiện nhiều trường hợp sốt phát ban dạng sởi nghi Rubella, có nơi đã xãy ra ổ dịch nhỏ như: Thái Bình, Yên Bái, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng… Nhiều bệnh nhân trong các vụ dịch này đã được chẩn đoán, xác định là Rubella bằng xét nghiệm Mac Elisa. Số mắc bệnh Rubella được xác định xuất hiện nhiều ở lứa tuổi đi học và có một số ít người lớn, chưa có thông báo về CRS ở Việt Nam.[3] 1.1.4. Giải phẩu bệnh và sinh bệnh học: - Đặc điểm giải phẩu bệnh trong bệnh Rubella mắc phải sau sinh ít được biết rõ là vì bệnh nhẹ và tự giới hạn. - 6 - - Sau khi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, vi rút tăng sinh trong tế bào thượng bì đường hô hấp và hạch Lympho vùng. Sau đó vi rút vào máu gây tình trạng nhiễm vi rút huyết và có thể lây nhiễm cho bào thai trong giai đoạn này. Nhiễm vi rút huyết có thể xảy ra một tuần trước khi phát ban và biến mất sau đó vài ngày. - Giống như bệnh sởi, phát ban trong bệnh Rubella liên quan đáp ứng miễn dịch là ban xuất hiện khi kháng thể đặc hiệu hiện diện và khi đó vi rút không còn hiện diện trong máu. - Sau khi nhiễm Rubella, kháng thể đặc hiệu cùng với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào xuất hiện và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tái nhiễm bệnh. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp tái nhiễm. - Nguyên nhân gây tổn thương tế bào và cơ quan trong bệnh CRS chưa được biết rõ. Các cơ chế được đề xuất gồm: * Tình trạng nhiễm Rubella kéo dài gây ức chế khả năng phân bào dẫn đến sự ức chế sự phát triển tế bào và làm chậm phát triển cơ quan. * Sự nhiễm trùng gây viêm mạch máu bào thai và nhau thai dẫn đến ức chế sự phát triển của bào thai. * Sự hoại tử mô kèm viêm hay tổn thương tạo xơ gây tổn thương tế bào. * Nhiễm trùng nhiều loại tế bào khác nhau trong suốt thai kỳ gây mất cân bằng trong sự phát triển và biệt hóa thai, dẫn đến bất thường trong sự tạo cơ quan. Nguyên bào sợi nhiễm Rubella Invitro có thể tạo ra yếu tố ức chế sự tăng trưởng và làm chậm sự phát triển bào thai. * Tổn thương nhiễm sắc thể. * Những bất thường của tế bào Lympho trong bệnh Rubella bẩm sinh có thể là yếu tố thúc đẩy tính tự miễn chuyên biệt cơ quan. * Đến giữa 3 tháng giữa của thai kỳ, bào thai bắt đầu tạo ra đáp ứng miễn dịch độc lập và nhận được nhiều kháng thể truyền từ mẹ do có sự biến đổi ở nhau - 7 - thai. Do vậy tỉ lệ bệnh tật bẩm sinh giảm đáng kể khi bào thai bị nhiễm Rubella sau thời điểm này.[18] 1.1.5. Tác nhân gây bệnh: Vi rút Rubella là một nhánh của họ Togaviridae, là thành viên duy nhất của giống Rubivirus. [31] 1.1.6. Lâm sàng: Bệnh Rubella thường rất nhẹ hoặc không có triệu chứng lâm sàng. Trẻ em thường có biểu hiện bệnh nhẹ hơn người lớn. Thời kỳ ủ bệnh: Từ 12 đến 23 ngày, trung bình là 18 ngày. Bệnh nhân chưa có triệu chứng lâm sàng. Thời kỳ khởi phát: Từ 1 đến 5 ngày. Trẻ em ít có triệu chứng trong giai đoạn này, người lớn biểu hiện giống bệnh cúm nhẹ như sốt nhẹ, mệt mõi và chán ăn vài ngày. Thời kỳ toàn phát: Triệu chứng đầu tiên bao gồm: hạch to, phát ban và sốt. Đôi khi lách to. - Hạch to: hạch sau tai, hạch cổ, hạch dưới chẩm, có thể kéo dài vài tuần. - Phát ban thường bắt đầu ở mặt và lan dần xuống phần dưới cơ thể. Ban dạng dát sẩn, riêng biệt, biến mất nhanh khi đã lan sang vùng khác. Phát ban thường kéo dài từ 3 đến 5 ngảy, đôi khi kèm sổ mũi nhẹ và viêm kết mạc mắt - Một số trường hợp không có phát ban. - Sốt thường không xuất hiện hoặc sốt nhẹ vài ngày trong giai đoạn sớm của bệnh. Thời kỳ hồi phục: Ban biến mất dần theo trình tự khi xuất hiện, có thể tróc vảy trong thời kỳ hồi phục. Bệnh nhân hết sốt. Biến chứng: Không giống bệnh sởi, biến chứng của bệnh Rubella thường ít gặp như: - 8 - - Bội nhiễm vi trùng hiếm. - Viêm khớp và đau khớp: xảy ra ở 1/3 phụ nữ mắc bệnh, biến chứng ở khớp thường gặp ở bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ (khoảng 70% trường hợp), trẻ em và nam giới ít gặp hơn. Bất cứ khớp nào cũng có thể bị nhưng khớp ở bàn tay là thường gặp nhất. Triệu chứng thay đổi từ cứng khớp thoáng qua đến viêm khớp hoặc tràn dịch khớp gây giới hạn cử động. Khởi phát thường trong vòng một tuần của phát ban, triệu chứng này kéo dài 3-4 ngày, nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài đến 1 tháng. Đau khớp có thể do vi rút xâm nhập vào bao hoạt dịch, vi rút được phân lập từ dịch khớp ở các bệnh nhân bị nhiễm Rubella và những người được chủng ngừa bị viêm khớp do vắc xin. Tuy nhiên các cơ chế miễn dịch cũng có thể tham gia bởi vì ngoài vi rút người ta cũng thấy có nồng độ cao IgG trong dịch hút ở khớp. Các yếu tố nội tiết cũng có thể liên quan vì người ta thấy triệu chứng khớp xảy ra ở bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ.Viêm khớp xuất hiện khi phát ban, kéo dài vài tuần và thường gặp ở khớp ngón tay, cổ tay, khớp gối. Viêm khớp mạn rất hiếm gặp Cơ chế gây viêm khớp chưa được hiểu rõ, tuy nhiên vi rút Rubella đã được phân lập từ dịch khớp người bị viêm khớp cấp và từ máu người bị viêm khớp mạn. - Xuất huyết do giảm tiểu cầu và tổn thương mạch máu xảy ra ở 1/3000 bệnh nhân, trẻ em nhiều hơn người lớn. Giảm tiểu cầu có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng và có thể gây xuất huyết các cơ quan quan trọng như mắt, thận, não. - Viêm não rất ít gặp (1/5000 bệnh nhân), thấp hơn 5 lần so với viêm não sau bệnh sởi. Bệnh gặp ở người lớn nhiều hơn ở trẻ em. Tỉ lệ tử vong 20 đến 50%. Những người còn sống sót thường không có di chứng. - Viêm gan nhẹ và ít gặp. Hội chứngRubella bẩm sinh Nhiễm Rubella trong giai đoạn sớm của thai kỳ có thể gây hậu quả nghiêm trọng: nhiễm trùng bào thai và có thể gây sẩy thai, sinh non hay nhiều dị tật bẩm sinh - 9 - khác nhau. Tỉ lệ mới mắc của bệnh này tại Mỹ đã giảm rõ rệt sau khi áp dụng chương trình tiêm chủng phòng bệnh Rubella năm 1969. Yếu tố quan trọng nhất quyết định độ nặng của dị tật bào thai là tuổi thai lúc bị nhiễm, nghĩa là tuổi thai khi nhiễm bệnh càng nhỏ thì dị tật càng nặng. Nhiễm Rubella trong 2 tháng đầu ảnh hưởng 65% đến 85% bào thai, gây nhiều dị tật phối hợp cho bào thai hoặc sẩy thai hoặc cả hai. Vào tháng thứ ba tỉ lệ dị tật là 30% đến 35% và bào thai thường bị một dị tật đơn thuần như điếc, bệnh tim bẩm sinh. Vào tháng thứ tư tỉ lệ này là 10%, với một dị tật đơn thuần. Đôi khi dị tật đơn thuần như điếc có thể xảy ra khi thai bị nhiễm bệnh lúc 20 tuần. Điều cần lưu ý là bào thai bị nhiễm Rubella vào bất kỳ tuổi thai nào cũng có thể không bị bất kỳ dị tật nào và điều này luôn đúng khi bị nhiễm bệnh sau 36 tuần. Những dị tật thường gặp nhất trong CRS gồm đục thủy tinh thể, bệnh tim bẩm sinh (thường gặp nhất là còn ống động mạch), điếc, chậm phát triển tâm thần. Các bất thường trong hội chứng CRS có thể tạm thời như nhẹ cân hoặc vĩnh viễn như điếc hoặc tiến triển như bệnh cận thị. Biểu hiện CRS không cố định theo thời gian.Vài trẻ bị nhiễm Rubella trong thai kỳ và lúc sinh được xem là bình thường nhưng sau đó được phát hiện có biểu hiện bệnh khi đạt tuổi đến trường. Tiểu đường ở trẻ lớn mắc CRS cao hơn 50 lần so với trẻ bình thường. Tiểu đường phụ thuộc insulin được phát hiện ở 40% người lớn còn sống sau khi mắc CRS trong trận dịch năm 1942. Bệnh não tiến triển giống bệnh viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp cũng được phát hiện ở trẻ Rubella bẩm sinh. 1.1.7. Chẩn đoán: Chẩn đoán bệnh Rubella: Vì bệnh Rubella là bệnh nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng nên chẩn đoán dựa vào lâm sàng thường rất khó khăn. Những bệnh có biểu hiện giống bệnh Rubella bao gồm: nhiễm Toxoplasma, tinh hồng nhiệt, bệnh sởi nhẹ và nhiễm Enterovirus. - 10 - [...]... PHÂN BỐ BỆNH RUBALLA THEO NƠI TIẾP XÚC NĂM 2007- 2008 Nhận xét: Đa số các trường hợp mắc bệnh Rubella đều có tiền sử tiếp xúc với bệnh sốt phát ban trước đó, đặc biệt ở các trường học (2007: 93,54%, 2008: 93,23%), năm 2007 tương đương năm 2008 - 33 - 3.2 Các biến số đặc điểm lâm sàng: Bảng 9 Triệu chứng sốt: Năm 2007 Đặc điểm Năm 2008 Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Có sốt 205 68,8 129 78,7 Khơng sốt 93... Hình1: Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế Giồng Trơm tỉnh Bến Tre CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu: - 16 - - Dân số mục tiêu: Người dân ở huyện Giồng Trơm bị sốt phát ban đến khám bệnh tại các cơ sở y tế tỉnh Bến Tre -Dân số nghiên cứu: Người dân ở huyện Giồng Trơm bị sốt phát ban đến khám bệnh tại các cơ sở y tế tỉnh Bến Tre có kết quả xét nghiệm Rubella dương tính... Rubella Bảng 6 Tiền sử tiêm ngừa bệnh Rubella: Năm 2007 Tần số Tỉ lệ % Năm 2008 Tần số Tỉ lệ % Có tiêm ngừa 0 0 2 1,2 Khơng tiêm ngừa 298 100 162 98,8 - 31 - Tổng 298 100 164 100 Nhận xét: Đa số các trường hợp bệnh đều khơng tiêm phòng bệnh Rubella (năm 2007: 100%, năm 2008: 98,8%) Bảng 7 Tiền sử tiếp xúc với người bị sốt phát ban Năm 2007 Đặc điểm Năm 2008 Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Có tiếp xúc 186 62,40... Từ năm 2004 Rumani triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella cho trẻ 12 – 15 tháng và tiêm vắc xin quai bị cho học sinh lớp 8 ở các trường (trẻ 13-14 tuổi ).[30] - Bệnh Rubella ở tỉnh Bến Tre diễn biến sau: Năm Số ca mắc 2005 979 2006 346 2007 376 2008 199 2009 233 1.3 Vài nét về dân số- địa lý- kinh tế- văn hóa huyện Giồng Trơm- tỉnh Bến Tre: Giồng Trơm là 1 trong 9 huyện và. .. vấn khảo sát trên bệnh nhân chúng tơi đều giải thích cặn kẽ mục đích, ý nghĩa nghiên cứu để bệnh nhân tự nguyện tham gia.Việc phòng vấn, khám lâm sàng, lấy máu xét nghiệm đều khơng làm thương tổn đến bệnh nhân và những thơng tin thu thập đều được giữ bí mật cho bệnh nhân CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1 Các biến số dịch tễ học bệnh Rubella: - 22 - Bảng 1 Phân bố bệnh Rubella theo nhóm tuổi Năm 2007 Đặc điểm Năm 2008. .. Trong năm 2007 tỉ lệ mắc bệnh Rubella ở nam và nữ gần tương đương nhau (nam 49%, nữ 51%), nhưng trong năm 2008 tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ là (12%) Bảng 2 Phân bố bệnh Rubella theo nghề nghiệp - 24 - Đặc điểm Năm 2007 Năm 2008 Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Cơng nhân 2 0,7 2 1,2 Học sinh 217 72,8 130 79,2 Khác 79 26,5 32 19,6 Tổng 298 100 164 100 Biểu đồ 3: PHÂN BỐ BỆNH RUBELLA THEO NGHỀ NGHIỆP NĂM 2007- 2008. .. Nhận xét: Năm 2007, 2008 phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều có tiền sử tiếp xúc với ngươi bị sốt phát ban nghi nhiễm Rubella trước đó (năm 2007: 62,4%, năm 2008: 72%) trường hợp bệnh có tiền sử tiếp xúc với sốt phát ban Bảng 8 Phân bố nơi tiếp xúc với trường hợp sốt phát ban: Đặc điểm Năm 2007 Tần số Tỉ lệ % Năm 2008 Tần số Tỉ lệ % Ở nhà 10 5,38 1 0,84 Ở trường 174 93,54 110 93,23 Nơi làm việc 2... xã, năm 2007 xã có số trường hợp mắc cao như: Bình Hồ, Tân Thanh, Lương Quới,Thị Trấn, cao nhất là xã Thị Trấn (17,11%) Năm 2008 xã Hưng Lễ có số trường hợp mắc bệnh cao nhất (70,73%), các xã có số trường hợp mắc bệnh cao trong năm 2007 đều giảm, một số xã khơng có dịch như: Phong Nẫm, Lương Phú, Sơn Phú Bảng 4 Phân bố bệnh Rubella theo thời gian (tháng) mắc bệnh: - 27 - Tháng Tháng 1 Năm 2007 Tần số. .. có triệu chứng này cao hơn năm 2008 Bảng 14 Hạch lympho: Năm 2007 Đặc điểm Năm 2008 Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Có nổi hạch 97 32,6 68 41,5 Khơng nổi hạch 201 67,4 96 58,5 Tổng 298 100 164 100 Nhận xét: Triệu chứng này chiếm tỉ lệ có nổi hạch thấp (năm 2007 32,6%, năm 2008 41,5%) trong bệnh Rubella Bảng 15 Viêm khớp: Đặc điểm Năm 2007 Tỉ lệ % Tần số - 36 - Năm 2008 Tần số Tỉ lệ % ... tháng 5, cao nhất trong tháng 4 (năm 2007: 45,9%, năm 2008: 37,8%) - 29 - Biểu đồ 4: PHÂN BỐ THỜI GIAN MẮC BỆNH RUBELLA THEO MÙA NĂM 2007- 2008 180 Số ca mắc 169 160 140 120 100 80 105 79 83 60 40 13 20 1 11 1 0 Mùa đông Mùa xuân Năm 2007 Mùa hạ Mùa thu Năm 2008 Nhận xét: Mùa mắc bệnh cao nhất là mùa xn (tháng 4-6) tiếp theo là mùa đơng (tháng 1-3) trong năm, năm 2007 số trường hợp mắc cao - 30 - Bảng . một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh Rubella tại huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre năm 2007 - 2008 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Xác định các đặc điểm dịch tễ học bệnh Rubella tại huyện Giồng. Bệnh Rubella ở tỉnh Bến Tre diễn biến sau: Năm Số ca mắc 2005 979 2006 346 2007 376 2008 199 2009 233 1.3. Vài nét về dân s - địa l - kinh t - văn hóa huyện Giồng Trôm- tỉnh Bến Tre: Giồng Trôm. huyện Giồng Trôm bị sốt phát ban đến khám bệnh tại các cơ sở y tế tỉnh Bến Tre. -Dân số nghiên cứu: Người dân ở huyện Giồng Trôm bị sốt phát ban đến khám bệnh tại các cơ sở y tế tỉnh Bến Tre

Ngày đăng: 27/07/2014, 23:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quốc Ái (2006) “Bệnh Rubella”, Viện Pasteur Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh Rubella
3. Bộ Y tế (2009) “Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm”, tr 267 – 272 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm
4. Bộ Y tế (2008) “Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm”, tr 77 – 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm
5. Bộ Y tế (2008) “ Dịch tễ học thực địa”, tr 17-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Dịch tễ học thực địa”
6. Các nguyên lý bệnh Nội khoa Harison tập II (2006), “Bệnh Rubella” Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh Rubella”
Tác giả: Các nguyên lý bệnh Nội khoa Harison tập II
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2006
7.Đỗ Mạnh Dũng “Bệnh Rubella”, cẩm nang phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm, tr 233-236 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh Rubella
8.Trần Gia Hưng, Nguyễn Thị Yến, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thị Thắng, Bùi Duyệt Hoa (2001), “ Một số nhận xét về vụ dịch Rubella ở Hà Nội”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 9, số 4, tr 9 -13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về vụ dịch Rubella ở Hà Nội”
Tác giả: Trần Gia Hưng, Nguyễn Thị Yến, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thị Thắng, Bùi Duyệt Hoa
Năm: 2001
9.Tô Văn Hải (2007 ), “ Bệnh Rubella”, tạp chí thông tin Y- Dược số 3 tháng 3 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Bệnh Rubella
10. Phạm Kim Hoàng (2009), “Bệnh Rubella”, TTYT Dự Phòng An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh Rubella”
Tác giả: Phạm Kim Hoàng
Năm: 2009
11. Dương Thị Lệ, Cao Minh Nga, và cộng sự (2006), “Tỉ lệ miễn nhiễm với Rubella trên các đối tượng phụ nữ tại bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn”. Tạp chí Y học Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉ lệ miễn nhiễm với Rubella trên các đối tượng phụ nữ tại bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Tác giả: Dương Thị Lệ, Cao Minh Nga, và cộng sự
Năm: 2006
12. Trần Thị Lợi (2005) “Tỉ lệ những phụ nữ mang thai có miễn nhiễm với Rubella”, Tạp chí Y học thực hành Tp HCM, tập 9, tr 114 – 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉ lệ những phụ nữ mang thai có miễn nhiễm với Rubella
13. Trần Văn Lớn (2010), “ Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa bệnh Rubella của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Bến Tre” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa bệnh Rubella của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Bến Tre
Tác giả: Trần Văn Lớn
Năm: 2010
14.Phạm Quang Nhật ( 2009) “ Tỉ lệ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Từ Vũ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉ lệ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Từ Vũ
15. Nguyễn Thị Minh Phượng (2006), “Đánh giá tình hình sởi, Rubella ở cộng đồng và tác động của biện pháp phòng chống”, Đề cương luận án tiến sĩ, tr 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình hình sởi, Rubella ở cộng đồng và tác động của biện pháp phòng chống
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phượng
Năm: 2006
16. Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm (2007), “Bệnh Rubella” Nhà xuất bản y học, tr 331 - 332 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh Rubella”
Tác giả: Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2007
17.Thực hành tiêm chủng ( 2005 ), “ Vắc xin Sởi- Rubella”, tr 44 18. Đinh Thế Trung (2008) “ Bệnh Rubella”, Bộ môn Nhiễm Trường Đại học y Dược Tp.HCM, Nhà xuất bản y học, tr 242–249 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vắc xin Sởi- Rubella"”, tr 4418. Đinh Thế Trung (2008) “ "Bệnh Rubella
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
19. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre (2006), “Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban
Tác giả: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre
Năm: 2006
20. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre (2007), “Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban
Tác giả: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre
Năm: 2007
21. Trung tâm y Tế dự phòng tỉnh Bến Tre (2008), “Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban
Tác giả: Trung tâm y Tế dự phòng tỉnh Bến Tre
Năm: 2008
22. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre (2009), “Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình hội chứng sốt phát ban
Tác giả: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Phân bố bệnh Rubella theo nhóm tuổi. - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 1. Phân bố bệnh Rubella theo nhóm tuổi (Trang 23)
Bảng 4. Phân bố bệnh Rubella theo thời gian (tháng) mắc bệnh: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 4. Phân bố bệnh Rubella theo thời gian (tháng) mắc bệnh: (Trang 27)
Bảng 5. Tình trạng phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella trong giới nữ: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 5. Tình trạng phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella trong giới nữ: (Trang 31)
Bảng 6. Tiền sử tiêm ngừa bệnh Rubella: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 6. Tiền sử tiêm ngừa bệnh Rubella: (Trang 31)
Bảng 7. Tiền sử tiếp xúc với người bị sốt phát ban. - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 7. Tiền sử tiếp xúc với người bị sốt phát ban (Trang 32)
Bảng 9. Triệu chứng sốt: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 9. Triệu chứng sốt: (Trang 34)
Bảng 12. Triệu chứng chảy nước mũi: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 12. Triệu chứng chảy nước mũi: (Trang 35)
Bảng 13. Triệu chứng viêm kết mạc mắt. - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 13. Triệu chứng viêm kết mạc mắt (Trang 35)
Bảng 14. Hạch lympho: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 14. Hạch lympho: (Trang 36)
Bảng 15. Viêm khớp: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 15. Viêm khớp: (Trang 36)
Bảng 16. Viêm não: - Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học và làm sàng bệnh rubella tại huyện giồng trôm   tỉnh bến tre năm 2007   2008
Bảng 16. Viêm não: (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w