1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx

14 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 7,63 MB

Nội dung

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thiện Hoà*, Phan Anh Tuấn**, Trần Thị Mai Trang**, Văn Tần* TÓM TẮT Tổ

Trang 1

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thiện Hoà*, Phan Anh Tuấn**, Trần Thị Mai Trang**, Văn Tần*

TÓM TẮT

Tổng quan và mục tiêu: Bệnh trĩ rất thường gặp, chủ yếu là ở người lớn tuổi Đã có vài nghiên cứu

đề cập đến vấn đề này nhưng phần lớn chỉ giới hạn trong điều trị và những nghiên cứu trong cộng đồng còn rất ít, nhất là tại TP.HCM Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học

và lâm sàng của bệnh trĩ ở người  50 tuổi- Kết quả khảo sát tại 24 quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006” với mong muốn góp phần đưa ra một cái nhìn sơ bộ về bệnh trĩ trong cộng đồng người  50 tuổi tại TP.HCM, xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ trong cộng đồng, qua đó khảo sát các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh trĩ

Phương pháp và đối tượng: Là nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

phân tầng có tỷ lệ Đối tượng nghiên cứu là những người ≥ 50 tuổi ở 24 quận huyện tại thành phố

Hồ Chí Minh Qua sàng lọc, chúng tôi chọn được 3355 người thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu (nam:

1895, nữ: 1460) được phỏng vấn và thăm khám trực tiếp

Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình của mẫu khảo sát là 65,96 ± 9,54 Tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ

trong cộng đồng là 25,13%, nam có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,36 lần so với nữ Nhóm tuổi mắc trĩ cao nhất trong mẫu nghiên cứu là 65-69 tuổi và có sự giảm nhẹ tỷ lệ sau tuổi 75 Các yếu tố nguy

cơ có tương quan với bệnh trĩ: táo bón (OR = 1,80, khoảng tin cậy 95%) và bệnh hô hấp mạn tính gây ho nhiều (OR = 1,40, khoảng tin cậy 95%) Triệu chứng cơ năng thường gặp: sa trĩ (53,38%), đi cầu ra máu (17,55%), đau vùng hậu môn (6,05%) Trĩ nội chiếm 54,21%, trĩ ngoại 45,79%, trĩ hỗn hợp 11,74%; thường gặp nhất ở 04 vị trí 1-2h, 3h, 7-8h, 10-11h Trĩ độ 1 (21,23%), độ 2 (59,96%),

độ 3 (16,85%), độ 4 (1,96%)

Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ ở nhóm người  50 tuổi trong cộng đồng vẫn còn khá cao Do vậy

cần phải tích cực tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng để mọi người có một cái nhìn đúng đắn hơn về phòng và điều trị bệnh trĩ

Từ khoá: Điều tra cơ bản trĩ

PILES'S EPIDEMIOLOGICAL AND CLINICAL FEATURES IN ≥ 50 YEARS OLD PERSONS-SURVEY’S RESULTS IN 24 SUBURBAN/URBAN

DISTRICTS AT HO CHI MINH CITY ABSTRACT

Background and Objective: Hemorrhoids are popular, especially in the olders Although there were

many researches touching on this condition but mostly they are only limited in hospitalisation and being fews in community So, we carried out research “Piles's epidemiological and clinical features

in ≥ 50 years old persons-Survey’s results in 24 suburban/urban districts at Ho Chi Minh city from January 2006 to July 2006” with a desire contributing a preliminary look about hemorrhoids in older community at Ho Chi Minh city

Methods and Materials: This is a cross-sectional study, stratified random sampling method

Randomly choosing was carried on ≥ 50 years old persons in 24 urban/suburban districts at Ho Chi Minh City After excluding the cases which are not suitable with sampling criteria, we have 3355 persons in the sample (male = 1895; female = 1460) who were interviewed and examined directly

Results and Discussion: The mean (± SD) age of the people was 65.96 ± 9.54 years Community

hemorrhoids proprotion is 25.13% and the risk of having hemorrhoids in male is 1.36 times higher than its in female In the sample, the group of age which has a highest frequence is 65-69 and there’s a subsequent decrease after age 75 The risk factors of hemorrhoids are constipation (OR= 1.80, 95% CI) and chronic respiratory diseases (OR= 1.40, 95% CI) The common symptoms are prolapsing (53.38%), bleeding (17.55%), and pain (6.05%) Internal hemorrhoids (54.21%),

*

Bệnh viện Bình Dân

**

Bộ môn Ngoại Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trang 2

external hemorrhoids (45.79%) and mixed hemorrhoids (11.74%) The most common positions of piles are 1-2h, 3h, 7-8h, 10-11h The first-grade hemorrhoids is 21.23%, the second 59.96%, the third 16.85% and the fourth 1.96%

Conclusions: Prevalence of hemorrhoids is high in ≥ 50 years old persons Consequently, it needs

to be diligently agitated and educated in community for a better look about hemorrhoids

Key words: Hemorrhoids screening

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trĩ là một bệnh rất thường gặp Tuy không gây tử vong và ít khi có biến chứng nặng nề nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Đứng đầu trong các bệnh

lý hậu môn – trực tràng, bệnh trĩ rất phổ biến trên thế giới với số người mắc bệnh khá cao Theo Cục thống kê Sức khỏe Quốc gia của Mỹ (NCHS, 2004) thì số người mắc bệnh trĩ tại Mỹ là 10 triệu người(2,9) Tác giả Goligher J.C (1984) thống kê cho thấy 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ(5) Ở Việt Nam, người xưa có câu “thập nhân cửu trĩ” chứng tỏ có rất nhiều người mắc bệnh trĩ Tuy nhiên, do bệnh trĩ là bệnh ở vị trí đặc biệt và không gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống nên bệnh nhân đành chấp nhận, thường đi khám và chữa bệnh rất muộn Vì vậy, những số liệu thống kê ở các bệnh viện, phòng khám chưa cho thấy được tỷ lệ mắc bệnh trĩ thực sự trong cộng đồng Tác giả Trần Khương Kiều lần đầu tiên điều tra bằng phương pháp dịch tễ học cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở một số vùng của nước ta (Hà Nội, Nam Định, TP.HCM) là 76,97 ± 0,30%(17) Theo nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm về bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc thì tỷ lệ bệnh trĩ là 55%(16) Tại thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh trĩ nhưng từ sau điều tra của tác giả Trần Khương Kiều năm 1992 đến nay, vẫn chưa

có một nghiên cứu dịch tễ học nào về tỷ lệ mắc bệnh trĩ trong cộng đồng

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây tuy đưa ra các độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao khác nhau (Goligher lưu ý độ tuổi trên 50 có tỷ lệ bệnh cao, theo Johanson J F và Sonnenberg A độ tuổi này là 45-65 tuổi, tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm đưa ra độ tuổi 30-50) nhưng đều thống nhất đây

là bệnh gặp nhiều ở người lớn tuổi(5,9,12,13,16)

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ”Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh trĩ ở người  50 tuổi-Kết quả khảo sát tại 24 quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006” với mong muốn góp phần đưa ra một cái nhìn sơ bộ về bệnh trĩ trong cộng đồng người  50 tuổi tại TP.HCM, xác định tỷ lệ mắc bệnh trĩ trong cộng đồng, qua đó khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh trĩ

Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Khảo sát đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh trĩ ở người  50 tuổi tại TP.HCM từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006

2.2 Mục tiêu chuyên biệt

2.2.1 Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ ở người  50 tuổi tại TP.HCM từ tháng 01/2006 đến

tháng 07/2006

2.2.2 Khảo sát mối tương quan giữa các đặc điểm dịch tễ về tuổi, giới, yếu tố nguy cơ với

bệnh trĩ ở người  50 tuổi tại TP.HCM từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006

2.2.3 Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh trĩ ở người  50 tuổi tại TP.HCM từ tháng 01/2006

đến tháng 07/2006

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, cắt ngang

2.2 Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Dân số đích: Tất cả người dân  50 tuổi ở 24 quận huyện tại TP.HCM

2.2.2 Dân số chọn mẫu: Tất cả người dân  50 tuổi ở 24 phường xã được chọn ngẫu nhiên

từ 24 quận huyện tại TP.HCM

2.2.3 Cỡ mẫu: Vì quần thể nghiên cứu trường hợp này là vô hạn nên chúng tôi áp dụng công thức(11,22):

Trang 3

2 ) 2 / 1 (

d

pq z

Trong đó:

o n: cỡ mẫu tối thiểu phải có

o z(21/2): hệ số tin cậy, 2

) 2 / 1 ( 

z = 1,962 ở khoảng tin cậy 95%

o p : tỷ lệ mắc; theo nghiên cứu của Goligher J.C(5) hơn 50% người trên 50 tuổi có bệnh trĩ(5) nên chúng tôi chọn p = 0,5

o q : 1 – p  q = 0,5

o d: sai số chọn mẫu mong muốn, chúng tôi chọn d = 0,02

2401 02

, 0

5 , 0 5 , 0 96 ,

1 2  2 

 n

Vậy cỡ mẫu tối thiểu phải có là n = 2401

2.3 Chọn mẫu

Vì sự phân bố dân cư ở các quận huyện không đồng đều nên chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu từng cụm theo 3 bậc

 Xác định số người  50 tuổi cần khám ở mỗi quận huyện dựa vào tỷ lệ giữa tổng dân số của quận/huyện đó so với tổng dân số của Thành phố Hồ Chí Minh (do không có số liệu thống kê số người  50 tuổi của từng quận huyện)

 Bậc 1: Chọn phường/xã đại diện cho quận/huyện

Dựa vào danh sách các phường/xã của từng quận/huyện, bốc thăm ngẫu nhiên để xác định phường/xã đại diện cho từng quận/huyện

 Bậc 2: Chọn người  50 tuổi ở từng phường/xã đại diện

 Liên hệ Trạm Y tế ở các phường/xã đại diện đã chọn, bốc thăm ngẫu nhiên một tổ dân phố/ấp

 Dựa vào danh sách người  50 tuổi do nhân viên sức khỏe cộng đồng phụ trách tổ dân phố/ấp đó cung cấp để viết thư mời: chọn lần lượt từng người theo thứ tự của danh sách; nếu đã chọn hết trong danh sách nhưng vẫn chưa đủ số người cần thiết (đại diện cho từng quận/huyện), chúng tôi tiếp tục bốc thăm ngẫu nhiên tổ dân phố/ấp khác và viết thư mời theo thứ tự trong danh sách cho đến khi đủ số (số người được mời nhiều hơn khoảng 50 người so với số người  50 tuổi cần khám ở mỗi quận/huyện)

a) Tiêu chuẩn đưa vào

- Người  50 tuổi, cư ngụ tại TP.HCM (theo danh sách quản lý dân số tại các quận huyện)

- Có đến khám tổng quát theo thư mời

b) Tiêu chuẩn loại trừ

- Không đồng ý khám hậu môn – trực tràng

- Không có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi

2.4 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1 Phương tiện thu thập số liệu

 Phiếu điều tra soạn sẵn: gồm các phần chính:

 Phần thông tin cá nhân bao gồm họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, chiều cao, cân nặng

 Phần tiền căn bao gồm thói quen vận động, bất thường về đi cầu, các bệnh lý nội ngoại khoa đi kèm

 Phần khảo sát các triệu chứng cơ năng của trĩ

 Phần khám hậu môn – trực tràng

 Dụng cụ khám hậu môn – trực tràng: bàn khám trong phòng kín đáo, đèn, găng, ống soi hậu môn (Kelly), chất bôi trơn (vaseline), chất khử trùng dụng cụ (Povidine 10%)

Trang 4

2.4.2 Cách thức thu thập số liệu

 Thư mời tham gia khám được gửi tận hộ gia đình bởi Trạm Y tế

 Tổ chức buổi khám tổng quát theo thời gian đã ghi trong thư mời (buổi sáng hoặc chiều của các ngày thứ 7 trong tuần) Buổi khám tổng quát khảo sát một số bệnh lý khác bên cạnh bệnh trĩ (phình động mạch chủ bụng, dãn tĩnh mạch chi dưới, sỏi đường mật, …) nên được chia làm nhiều khâu: tiếp nhận người đến khám, cân và đo chiều cao, đo huyết áp, hỏi các phần trong phiếu điều tra chung và khám tổng quát, khám hậu môn – trực tràng, siêu âm

 Tại phòng khám hậu môn – trực tràng:

 Ghi nhận các yếu tố thuận lợi và triệu chứng cơ năng liên quan đến bệnh trĩ

 Khám hậu môn – trực tràng theo các bước: giải thích, chuẩn bị tư thế, nhìn, sờ, thăm hậu môn – trực tràng và soi hậu môn Ghi nhận vào phần khám hậu môn – trực tràng trong phiếu điều tra

 Ghi nhận các trường hợp có trĩ ở thời điểm khám

 Ghi nhận và phân loại trĩ như sau:

Phân loại

1 Trĩ nội

Trĩ nội được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ trong, xuất phát bên trên đường lược, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn và không có thần kinh cảm giác

Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược, sau dần dần to ra, mô nâng đỡ và dây chằng Parks chùng ra, trĩ sa xuống Tùy theo kích thước và độ sa, trĩ nội được chia ra làm

4 độ:

 Độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, bệnh nhân không cảm thấy đau, chỉ

có chảy máu là triệu chứng chính

 Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, nhưng tự lên được

 Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

 Độ 4: búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn, không thuyên giảm

Hình 16 Ống soi hậu môn

(Kelly)

Hình 8 (15]

Trang 5

2 Trĩ ngoại

Trĩ ngoại được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngồi, xuất phát bên dưới đường lược, lúc nào cũng nằm ngồi ống hậu mơn, cĩ bề mặt là lớp da quanh hậu mơn và

cĩ thần kinh cảm giác

3 Trĩ hỗn hợp

Lúc đầu trĩ nội nằm trong ống hậu mơn, trên đường lược và trĩ ngoại nằm ngồi ống hậu mơn, phân cách giữa chúng là vùng lược, ở đây cĩ dây chằng Parks, dây chằng Parks làm cho niêm mạc dính chặt vào mặt trong cơ thắt Khi dây chằng Parks chùng, trĩ nội và trĩ ngoại liên kết nhau tạo thành trĩ hỗn hợp

2.4.3 Người khám và thu thập số liệu

Các bác sĩ Trần Thiện Hịa, Phan Anh Tuấn, Trần Thị Mai Trang cùng các bác sĩ khác

ở Bệnh viện Bình Dân và Trung tâm chẩn đốn y khoa Medic, nhân viên Trạm Y tế, các sinh viên Y6 Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch tại các khâu của buổi khám tổng quát tùy theo sự phân cơng của người phụ trách chung buổi khám

2.4.4 Thời gian thu thập số liệu

từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006

2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

 Các số liệu được nhập vào cuối mỗi ngày khám

 Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0, MS Excel XP và trình bày kết quả bằng phần mềm MS Word XP dưới dạng bảng, biểu

KẾT QUẢ

4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

 Tổng số người đến khám bệnh là 4905 người Số người thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu là

4843 người, trong đĩ cĩ 2543 nam (52,50%) và 2300 nữ (47,50%)

Nhận xét: Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ nam: nữ là 1,1: 1

Hình 12 Trĩ ngoại (7]

Trang 6

 Tuổi:

Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 66,07  9,61 Tuổi thấp nhất là 50, tuổi cao nhất là

101

 Nghề nghiệp:

Bảng 2: Phân bố theo nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu

Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ (%)

Lao động phổ thông 740 15,28

(*)

khác: bao gồm nội trợ, quân nhân, tu sĩ, nghệ sĩ, …

Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, số người về hưu chiếm đa số (42,33%)

4.2 Các trường hợp bệnh trĩ

Khám thấy có trĩ ở 2198 người, chiếm tỷ lệ 45,39%, trong đó 1289 trường hợp trĩ nội độ 1 không triệu chứng Vậy số người mắc bệnh trĩ là 909 người, chiếm tỷ lệ 18,77%

4.2.1 Đặc điểm chung

 Giới tính:

Nam: 501 người (55,12%)

Nữ: 408 người (44,88%)

 Tuổi: Tuổi trung bình của các trường hợp có bệnh trĩ là 65,57  9,49 Tuổi thấp nhất

là 50, cao nhất là 90

Nhận xét:

- Số người mắc bệnh trĩ giảm đi từ sau 75 tuổi

- So sánh tỷ lệ mắc bệnh trĩ giữa các lớp tuổi: 2

= 5,01, p = 0,54 Vậy, không tìm thấy

sự khác biệt về phân bố tuổi giữa hai nhóm có và không có bệnh trĩ (p > 0,05)

 Chỉ số BMI:

Bảng 4: Phân độ BMI của các trường hợp bệnh trĩ

Phân độ BMI (*)Số người

Tỷ lệ (%) so với các trường hợp bệnh

trĩ

81

80

46

99

52 93

32 52

21

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

50-54 tuổi 55-59 tuổi 60-64 tuổi 65-69 tuổi 70-74 tuổi 75-79 tuổi >=80 tuổi

Lớp tuổi

Nam Nữ

Trang 7

Bình thường 585 64,35

Béo phì nhóm

II

Béo phì nhóm

III

(*) Dựa trên chỉ số BMI:

BMI = cân nặng (kg) /(chiều cao (m))2

 Gầy: <18,5 kg/m2

 Bình thường: 18,5 – 24,9 kg/m2

 Thừa cân: 25 – 29,9 kg/m2

 Béo phì nhóm I: 30 – 34,9 kg/m2

 Béo phì nhóm II: 35 – 39,9 kg/m2

 Béo phì nhóm III:  40 kg/m2

Nhận xét: Số người có chỉ số BMI bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp bệnh trĩ

(64,35%)

4.2.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ

Qua xử lý số liệu, chúng tôi nhận thấy tăng huyết áp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp ở mẫu nghiên cứu (40,71%) Vì vậy, bên cạnh các yếu tố thuận lợi khác, chúng tôi muốn xác định có hay không mối tương quan giữa tăng huyết áp và bệnh trĩ ở người  50 tuổi

Bảng 5: Các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ

Tỷ lệ (%)

Yếu tố bệnh Có

(n = 909)

Khôn

g bệnh (n = 3934)

p Ghi chú

Béo phì (*)

3,08 2,92 0,8

0 Táo bón (**)

18,26 9,76 0,0

0

Tương quan,

OR = 2,07 THÓI QUEN VẬN ĐỘNG

Ngồi nhiều

38,50 35,87 0,1

4 Đứng nhiều

37,62 35,02 0,1

4 Khuân vác nặng

3,85 4,21 0,6

2 BỆNH LÝ ĐI KÈM

Tăng huyết áp

40,81 40,69 0,9

5 Bệnh lý hô hấp

mạn tính (***) 7,70 8,06

0,7 2

U xơ tiền liệt

tuyến

1,87(

****)

1,75(*

***) 0,8 1

Trang 8

mạn tính 0

Suy tim

0,88 1,14 0,4

9

Xơ gan

0 0,18 0,2

0

2 có hiệu chỉnh Yates

(*)

Bao gồm những trường hợp có BMI  30 kg/m2

(**)

Bao gồm những trường hợp có trên 2 trong 4 triệu chứng sau:

o Đi cầu khó (chiếm 20,76% các trường hợp bệnh trĩ)

o Phân khô, vón cục (chiếm 18,74% các trường hợp bệnh trĩ)

o Cảm giác đi cầu chưa hết (chiếm 4,27% các trường hợp bệnh trĩ)

o Đi cầu dưới 3 lần/tuần (chiếm 8,90% các trường hợp bệnh trĩ)

(ROME I, theo Thompson W.G, Longstrength G.F., Drossman D.A et al)(22)

(***)

Những bệnh lý hô hấp mạn tính gây ho nhiều như giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, COPD…

(****)

Tỷ lệ (%) so với tổng số nam có và không có bệnh trĩ

Nhận xét:

- Trong số các thói quen vận động được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ, ngồi nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất (38,50%) trong nhóm những người mắc bệnh trĩ

- Trong số các bệnh lý đi kèm với bệnh trĩ, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (40,81%)

- Táo bón có liên quan đến bệnh trĩ (p < 0,05) Nhóm thường hay bị táo bón có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao gấp 1,80 lần so với nhóm không bị táo bón

4.2.3 Đặc điểm lâm sàng

 Triệu chứng cơ năng:

Bảng 6: Các triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ

Triệu chứng Số

người

Tỷ lệ (%) so với các trường hợp bệnh trĩ

Đi cầu

ra máu Nhỏ giọt hoặc

Đau

vùng

hậu

Ngứa hậu môn và

Nhận xét: Trong các triệu chứng cơ năng ở những trường hợp bệnh trĩ, sa trĩ chiếm tỷ lệ

cao nhất (49,50%)

Trang 9

 Phân loại trĩ:

41.14%

37.95%

11.22%

0 10 20 30 40 50

ờ i

ị b

ệ n

Trĩ nội Trĩ ngoại Trĩ hỗn

hợp

LOẠI TRĨ

Nữ Nam

Hình 20: Phân loại trĩ

Nhận xét: Trong các loại trĩ, trĩ nội chiếm tỷ lệ cao nhất (41,14%)

Trong số đó:

o 4 người có cả 3 loại trĩ

o 111 người có cả trĩ nội và trĩ ngoại

o 12 người có cả trĩ nội và trĩ hỗn hợp

o 12 người có cả trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Trĩ nội + ngoại Trĩ nội + hỗn hợp Chỉ có trĩ ngoại Trĩ ngoại + hỗn hợp Chỉ có trĩ hỗn hợp

Hình 21: Phân bố theo các loại trĩ

 Phân bố vị trí các búi trĩ:

Một người có thể có nhiều búi trĩ ở nhiều vị trí khác nhau Trong nghiên cứu của chúng tôi:

o Trĩ nội: 182 ca chỉ có một búi trĩ và 353 ca có từ hai búi trĩ trở lên (có tối đa là 4 búi trĩ)

o Trĩ ngoại: 202 ca chỉ có một búi trĩ và 106 ca có từ hai búi trĩ trở lên (có tối đa là 4 búi trĩ)

o Trĩ hỗn hợp: 52 ca chỉ có một búi trĩ và 16 ca có từ hai búi trĩ trở lên (có tối đa là 4 búi trĩ)

Bảng 7: Phân bố vị trí các búi trĩ

Tỷ lệ (%)

Vị trí

Trĩ nội

(n=535)

Trĩ ngoại (n=345)

Trĩ hỗn hợp (n=102)

Trang 10

12 giờ 7,66 15,65 5,88

Nhận xét:

- Các búi trĩ nội phân bố nhiều ở 4 vị trí 1-2 giờ, 3 giờ, 7-8 giờ và 10-11 giờ

- Các búi trĩ ngoại phân bố nhiều ở 3 vị trí 3 giờ, 7-8 giờ và 10-11 giờ

- Trĩ hỗn hợp đa số là trĩ vòng Trong số trĩ búi còn lại, phân bố nhiều ở 4 vị trí 3 giờ,

4-5 giờ, 7-8 giờ và 10-11 giờ

 Phân độ trĩ nội:

9.35

43.34

10.12

0.99 0

5 10 15 20 25 30 35 40

Độ trĩ nội

Hình 22: Phân độ trĩ nội

Nhận xét: Trĩ nội độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất trong các độ của trĩ nội (43,34%)

 Các tổn thương hậu môn – trực tràng khác đi kèm:

Bảng 8: Các tổn thương hậu môn – trực tràng đi kèm

Tổn thương Số ca

Tỷ lệ (%) so với các trường hợp bệnh trĩ

Viêm tấy quanh lỗ

hậu môn

Nhận xét: Trong các tổn thương hậu môn – trực tràng đi kèm, nứt hậu môn chiếm tỷ lệ

cao nhất (4,51%)

BÀN LUẬN

Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp nhưng rất ít được quan tâm vì một số lý do tế nhị và phong tục tập quán của người Đông Phương Do vậy, việc thu thập số liệu cũng gặp không ít khó khăn:

 Số người thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu là 4843 người (chiếm 98,74% số người đến khám) Tuy nhiên, do đã có dự phòng từ trước (mời thêm 50 người ở mỗi quận huyện) nên không ảnh hưởng đến cỡ mẫu tối thiểu cần có

 Nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ trong mẫu nghiên cứu (tỷ lệ nam: nữ là 1,1: 1 so với tỷ lệ

của TP.HCM là 0,9: 1)

4.3 Đặc điểm dịch tễ học

4.3.1 Tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ

Qua thăm khám thu thập số liệu, chúng tôi xác định được tỷ lệ có trĩ trong cộng đồng TP.HCM là 45,39%, tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ là 18,77% (khoảng tin cậy 95%) So sánh với kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây theo thứ tự thời gian:

Ngày đăng: 25/03/2014, 06:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Dozois Roger R. (1997), “Disorder of the anal canal”, Sabiston, 15 th edition, W.B. Saunders company, pp. 1032-1037 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disorder of the anal canal
Tác giả: Dozois Roger R
Năm: 1997
4. G.Accarpio, F.Ballari, R.Puglisi et al (2004), “Reinterventions after complicated or failed stapled hemorrhoidopexy”, Dis Colon Rectum volume 47, pp.1846-1851 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reinterventions after complicated or failed stapled hemorrhoidopexy
Tác giả: G.Accarpio, F.Ballari, R.Puglisi et al
Năm: 2004
5. Goligher J.C. (1984), “Haemorrhoids or piles”, Surgery of the Anus Rectum and Colon, London: Bailliere Tindall, pp.69-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Haemorrhoids or piles
Tác giả: Goligher J.C
Năm: 1984
6. Haas P.A (1983), “The prevalence of hemorrhoids”, Dis Colon Rectum, pp.435-439, . 7. Hippocrates ( 400 BC, translated by Franỗis Adams (1849) ) , “History of hemorrhoidssurgery”, On hemorrhoids, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The prevalence of hemorrhoids”, Dis Colon Rectum, pp.435-439, . 7. Hippocrates(400 BC, translated by Franỗis Adams (1849)), “History of hemorrhoids surgery
Tác giả: Haas P.A
Năm: 1983
8. Johanson J.F., Sonnenberg A. (1990), “Constipation is not a risk factor for hemorrhoids: a case-control study of potential etiological agents”, Gastroenterology, pp.1981-1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Constipation is not a risk factor for hemorrhoids: a case-control study of potential etiological agents
Tác giả: Johanson J.F., Sonnenberg A
Năm: 1990
9. Johanson J.F., Sonnenberg A. (1990), “The prevalence of hemorrhoids and constipation. An epidemiologic study”, Gastroenterology, pp.380-386 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The prevalence of hemorrhoids and constipation. An epidemiologic study
Tác giả: Johanson J.F., Sonnenberg A
Năm: 1990
11. Lê Trường Giang (2002), “Phương pháp chọn mẫu”, Thống kê y học, Nhà xuất bản y học, tr.132-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp chọn mẫu
Tác giả: Lê Trường Giang
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2002
12. Michael R.B, Keighley (1999), “Hemorrhoids”, Surgery of the Anus, Rectum and Colon, 1999, Bailliere Tindall:London, pp.352-427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hemorrhoids
Tác giả: Michael R.B, Keighley
Năm: 1999
13. Nguyễn Đình Hối (1982), “Điều trị trĩ bằng phẫu thuật cắt bỏ riêng lẻ từng búi”, Tạp chí Ngoại khoa số IX, tập 2, tr.38-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị trĩ bằng phẫu thuật cắt bỏ riêng lẻ từng búi
Tác giả: Nguyễn Đình Hối
Năm: 1982
15. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh, Dương Phước Hưng (2003), “Bệnh trĩ”, Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, tr.259-265 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh trĩ
Tác giả: Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh, Dương Phước Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2003
16. Nguyễn Mạnh Nhâm (2004), “Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh-điều trị”, Tạp chí Hậu Môn Trực Tràng IV, tr.3-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh-điều trị
Tác giả: Nguyễn Mạnh Nhâm
Năm: 2004
17. Nguyễn Thị Hồng Ngọc và Hồ Tấn Thông, “Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật Longo cải tiến trong điều trị bệnh trĩ trên những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Triều An từ 01/01/2002 đến 30/04/2003”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa khóa IX, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán Bộ Y tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật Longo cải tiến trong điều trị bệnh trĩ trên những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Triều An từ 01/01/2002 đến 30/04/2003
18. Nguyễn Văn Hậu (2004), “Thắt động mạch trĩ với siêu âm hướng dẫn và khâu xếp nếp niêm mạc trực tràng trong điều trị trĩ”, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thắt động mạch trĩ với siêu âm hướng dẫn và khâu xếp nếp niêm mạc trực tràng trong điều trị trĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hậu
Năm: 2004
19. Pigot F., Siproudhis L., Allaert F. A. (2005), “Risk factors associated with hemorrhoidal symptoms in specialized consultation”, Gastroenterol Clin Biol, pp.1270-1274 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk factors associated with hemorrhoidal symptoms in specialized consultation
Tác giả: Pigot F., Siproudhis L., Allaert F. A
Năm: 2005
20. Seidell J. C., de Groot L. C., van Sonsbeek J. L., Deurenberg P., Hautvast J. G. (1986), “Associations of moderate and severe overweight with self-reported illness and medical care in Dutch adults”, American Journal of Public Health volume 76, pp.264-269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Associations of moderate and severe overweight with self-reported illness and medical care in Dutch adults
Tác giả: Seidell J. C., de Groot L. C., van Sonsbeek J. L., Deurenberg P., Hautvast J. G
Năm: 1986
21. Thompson W.G., Longstreth G.F., Drossman D.A. et all (1999), “Functional bowel disorders and functional abdominal pain”, Gut volume 45, pp.43-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Functional bowel disorders and functional abdominal pain
Tác giả: Thompson W.G., Longstreth G.F., Drossman D.A. et all
Năm: 1999
10. Lê Quang Nghĩa (2001), Bệnh trĩ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học Khác
14. Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học Khác
22. Trần Bình Giang (2003), Phương pháp trình bày công trình nghiên cứu trong y hoc, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 12. Trĩ ngoại (7] - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Hình 12. Trĩ ngoại (7] (Trang 5)
Bảng 4: Phân độ BMI của các trường hợp bệnh trĩ - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Bảng 4 Phân độ BMI của các trường hợp bệnh trĩ (Trang 6)
Bảng 2: Phân bố theo nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Bảng 2 Phân bố theo nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu (Trang 6)
Bảng 5: Các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Bảng 5 Các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ (Trang 7)
Bảng 6: Các triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Bảng 6 Các triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ (Trang 8)
Hình 20: Phân loại trĩ - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Hình 20 Phân loại trĩ (Trang 9)
Bảng 7: Phân bố vị trí các búi trĩ - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Bảng 7 Phân bố vị trí các búi trĩ (Trang 9)
Hình 21: Phân bố theo các loại trĩ - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Hình 21 Phân bố theo các loại trĩ (Trang 9)
Hình 22: Phân độ trĩ nội - KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pptx
Hình 22 Phân độ trĩ nội (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w