các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậmhơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể củathiế
Trang 1MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
NHẬP ĐỀ 8
CHƯƠNG 1: TÂM LÝ LỨA TUỔI TỪ 11-15 TUỔI 10
1.1 VỊ TRÍ & GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 10
1.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 11
1.2.1Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí 11
1.2.2Sự thay đổi của điều kiện sống 13
1.3 HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 15
1.3.1Đặc điểm của hoạt động học tập trong trường trung học cơ sở: 15
1.3.2Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 16 1.4 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 18
1.4.1Giao tiếp của thiếu niên với người lớn: 18
1.4.2Giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè 21
1.5 SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 24
1.5.1Sự hình thành tự ý thức của học sinh trung học cơ sở 24
1.5.2Sự hình thành đạo đức của học sinh trung học cơ sở 25
1.5.3Sự hình thành tình cảm của học sinh trung học cơ sở 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG SỐNG TẠI 3 QUẬN: QUẬN 1, BÌNH THẠNH VÀ PHÚ NHUẬN: 29
2.1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG: 29
2.1.1Kỹ năng sống là gì? 29
2.1.2Một số cách phân loại kỹ năng sống 29
2.1.3Vì sao phải hình thành và phát triển kỹ năng sống cho thế hệ trẻ? 30
Trang 22.2 THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ
TRƯỜNG: 32
2.3 THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG SỐNG TRONG CÁC CÔNG TY ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG: 34
2.4 CƠ HỘI KINH DOANH 35
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 39
3.1 KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC KỸ NĂNG SỐNG CHO LỨA TUỔI 11-15 Ở QUẬN 1, BÌNH THẠNH VÀ PHÚ NHUẬN 39
3.1.1Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên 39
3.1.2Số lượng khảo sát: 40
3.1.3Kết quả khảo sát học sinh phân theo lớp 41
3.1.4Kết quả khảo sát phụ huynh theo tổng thu nhập gia đình: 43
3.1.5Kết luận khảo sát 49
3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 50
3.2.1Phân tích môi trường bên ngoài 50
3.2.2Phân tích môi trường bên trong 55
3.2.3Thiết lập ma trận SWOT 68
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH KINH DOANH 77
4.1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH KINH DOANH “ MẶT TRỜI NHỎ” 77
4.1.1Cơ sở pháp lý: 77
4.1.2Logo và slogan thương hiệu 77
4.1.3Tầm nhìn và sứ mệnh 80
4.1.4Định hướng phát triển 80
4.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MÔ HÌNH 81
4.2.1Các gói sản phẩm 81
4.2.2Thiết kế không gian 99
CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC NHÂN SỰ CẦN THIẾT 103
5.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 103
5.2 CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ 104
5.2.1Cơ cấu nhân sự cần thiết: 104
Trang 35.2.2Quy trình và kế hoạch tuyển dụng 112
5.3 CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN 115
5.3.1Sơ nét về chương trình đào tạo giáo viên của NFEC: 116
5.3.2Tiêu chuẩn chọn giáo viên cử đi đào tạo ở nước ngoài: 117
5.3.3Chính sách đánh giá thành tích nhân viên: 118
5.3.5Thông qua phản hồi từ khách hàng: 119
5.4 CHÍNH SÁCH LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP 120
5.4.1Quy định về cách tính lương: 120
5.4.2Quy định về phụ cấp: 121
5.4.3Tỷ lệ các khoản trích theo lương 122
5.5 KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐÃI NGỘ: 122
5.5.1Chính sách khen thưởng: 122
5.5.2Chính sách phúc lợi cho nhân viên 123
5.5.3Môi trường làm việc 124
5.6 QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM 124
5.6.1Quy định đối với nhân viên: 125
5.6.2Các hình thức xử lý vi phạm: 125
5.6.3Hình thức sa thải: 126
5.6.4Hình thức tạm đình chỉ công tác của nhân viên: 127
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH MARKETING 129
6.1 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 129
6.2 ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU 130
6.3 MỤC TIÊU MARKETING: 131
6.4 CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP 4P 131
6.4.1Sản phẩm (Product): 131
6.4.2Giá (Price) : 132
6.4.3Phân phối (Place): 134
6.4.4Chiêu thị (Promotion): 134
6.4.5Kế hoạch thực hiện 139
6.5 CHI PHÍ MARKETING: 145
Trang 4CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 150
7.1 NHỮNG GIẢ ĐỊNH CẦN THIẾT 150
7.1.1Giả định chung 150
7.1.2Giả định về khách hàng: 150
7.1.3Giả định về thuế GTGT và TNDN: 150
7.2 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ: 151
7.3 DỰ TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ BAN ĐẦU 151
7.4 DỰ TOÁN DOANH THU 152
7.4.1Cơ sở ước tính doanh thu 152
7.4.2Ước tính doanh thu 153
7.5 KHẤU HAO 155
7.6 DỰ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA MÔ HÌNH 155
7.6.1Định phí và biến phí 155
7.7 DỰ TOÁN DOANH THU HÒA VỐN 160
7.8 DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH 160
7.9 DỰ TOÁN DÒNG TIỀN DỰ ÁN 161
7.10 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN 163
7.11 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM NHẤT 163
7.12 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG KINH DOANH 166
7.12.1 Tình huống bi quan 166
7.12.2 Tình huống có khả năng xảy ra nhất 167
7.12.3 Tình huống khả quan 167
CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RỦI RO 172
8.1 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO: 168
8.2 DANH MỤC RỦI RO: 169
8.2.1Rủi ro tài chính: 169
8.2.2Rủi ro về mặt nhân lực: 170
8.2.3Rủi ro về việc cung ứng: 170
8.2.4Rủi ro thị trường: 170
8.2.5Rủi ro về chất lượng: 171
Trang 58.2.6Rủi ro truyền thông: 171
8.2.7Rủi ro về mặt pháp lý: 172
8.2.8Các rủi ro khác: 172
8.3 QUẢN LÝ CÁC RỦI RO: 172
8.3.1Mô tả rủi ro: 172
8.3.2Đo lường rủi ro: 174
8.3.3Kế hoạch quản lý rủi ro: 182
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng biểu
Bảng 3.1: Tổng thu nhập gia đình 40
Bảng 3.2: Số học sinh theo lớp học 40
Bảng 3.3: Tỷ trọng dân số 2010 - 2050 51
Bảng 3.4: Học phí chính thức các khóa học của TGM Corporation 57
Bảng 3.5: Khóa đào tạo kỹ năng sống của SYC dành cho thanh thiếu niên 58
Bảng 3.6: Phân tích SWOT 68
Bảng 5.1: Đánh giá quá trình tuyển dụng 111
Bảng 5.2: Đánh giá thành tích công tác 114
Bảng 5.3: Thông tin phản hồi từ học sinh 115
Bảng 5.4: Bảng lương nhân viên 116
Bảng 6.1: Thị phần mục tiêu trong 5 năm đầu 127
Bảng 6.2: Học phí các khóa học 129
Bảng 7.1: Dự toán mức đầu tư ban đầu 147
Bảng 7.2: Dự báo dân số từ 10 – 14 tuổi tại 3 quận qua các năm từ 2010 đến 2017 148
Bảng 7.3: Quy mô thị trường và tỷ lệ thị phần 159
Bảng 7.4: Ước tính doanh thu năm đầu tiên 150
Bảng 7.5: Ước tính doanh thu 5 năm 151
Bảng 7.6: Chi phí hoạt động cố định trong năm đầu tiên 151
Bảng 7.7: Chi phí hoạt động cho 5 năm 153
Bảng 7.8: Biến phí năm 1 cho từng loại lớp học với sĩ số khác nhau 154
Bảng 7.9: Biến phí (giá vốn) cho lớp có 18 học viên trong 5 năm 154
Bảng 7.10 Tổng biến phí cho lớp có 18 học viên trong 5 năm 155
Bảng 7.11: Xác định giá trị doanh thu hòa vốn 156
Bảng 7.12: Dự toán kết quả kinh doanh hàng năm 157
Bảng 7.13: Bảng dự toán dòng tiền dự án 158
Bảng 7.14: Bảng cân đối kế toán 159
Bảng 8.1: Mô tả các rủi ro 169
Trang 7Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Các nhóm tổng thu nhập gia đình 40Biểu đồ 3.2:Tỷ lệ phần trăm số học sinh theo lớp 40Biểu đồ 3.3: Thống kê số lượng học sinh lớp 6 và 7 có thái độ không đồng ý vớicác vấn đề khảo sát 41Biểu đồ 3.4: Thống kê số lượng học sinh lớp 8 và 9 có thái độ không đồng ý vớicác vấn đề khảo sát 42Biểu đồ 3.5: Mức độ yêu thích tham gia lớp kỹ năng sống 43Biểu đồ 3.6: Phương tiện tìm hiểu về kỹ năng sống 43Biểu đồ 3.7: Những vấn đề phụ huynh không hài lòng về con trong nhóm thunhập 5-10 triệu/tháng 46Biểu đồ 3.8: Những vấn đề phụ huynh không hài lòng về con trong nhóm thunhập 10-20 triệu/tháng 47Biểu đồ 3.9: Những vấn đề phụ huynh không hài lòng về con trong nhóm thunhập trên 20-30 triệu/tháng 47Biểu đồ 3.10: Tháp dân số Việt Nam 1950, 2010, 2020, 2050 50Biểu đồ 3.11: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 53
Trang 8NHẬP ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trẻ em là mầm non của đất nước Vì là mầm non, các em cần được nângniu, chăm sóc, dạy dỗ và uốn nắn để sau này sẽ trở thành trụ cột cho nước nhà.Trong Thư gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, 25-8-1950, Bác Hồđã dặn dò: “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào,yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa Đồng thời phải giữ toàn vẹntính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúngtrở nên già cả.” Tuy nhiên, hiện nay nhiều trẻ em Việt Nam, đặc biệt là tại các giađình trung lưu khá giả ở thành thị, thường được bao bọc, chăm sóc quá mức nêncác em thiếu hẳn những kĩ năng cần thiết như biết vệ sinh cá nhân, phụ giúp cha
mẹ việc nhà, biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ người khác,… Và do đó, khi ra đờicác em này thường yếu đuối, khó sống tự lập, khả năng tự xử lý các tình huốngcuộc sống kém
Đứng trước vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát thịtrường về nhu cầu cho con học kĩ năng sống của các bậc phụ huynh hiện nay.Cuộc khảo sát được tiến hành trên 100 bậc phụ huynh và học sinh đang sinh sống
và làm việc tại 3 quận : Bình Thạnh, Phú Nhuận và quận 1 Kết quả thu được chothấy các gia đình trung lưu khá giả đang rất cần một nơi dạy kỹ năng sống chocon cái của họ
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường và mong muốn được đóng gópcho sự phát triển toàn diện của trẻ em, chúng tôi – những sinh viên năm cuối khoaQuản trị kinh doanh của trường Đại học Ngân hàng - với sự nhiệt huyết và khátvọng tuổi trẻ cùng với lòng yêu mến trẻ em quyết tâm theo đuổi ý tưởng kinhdoanh: một ngôi trường dạy kĩ năng sống cho trẻ em từ 11-15 tuổi, giúp các emphát triển và hoàn thiện bản thân, trở thành những con người nhân bản, có ích chogia đình, xã hội và đất nước
Xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng tất bật, “ bánh xe công việc ” ngàycàng hối hả khiến cho con người ta càng có ít thời gian dành cho những thiên thần
Trang 9nhỏ của mình Và họ sẽ không khỏi lo lắng khi nghĩ đến việc: “ Con mình sẽ xoay
sở thế nào với cuộc sống đầy cạm bẫy hiện nay và mai sau nữa?” Làm cha mẹ, aicũng muốn đứa con thân yêu của mình được phát triển một cách toàn diện cả vềthể lực lẫn trí lực, về tài năng cũng như đạo đức, lối sống
Hiểu được nhu cầu của các bậc phụ huynh, nhóm đồ án chúng tôi quyếtđịnh cung cấp một sản phẩm với hi vọng đây sẽ là món quà giúp các bậc cha mẹ
an tâm hơn về con em của mình Và chúng tôi còn mong rằng sản phẩm này sẽgóp phần tạo ra nhiều thế hệ không những đầy tài năng, nhiệt huyết mà còn hội đủđạo đức, bản lĩnh trong tương lai, cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3 1 Đối tượng nghiên cứu
Các bậc phụ huynh và các em học sinh trong độ tuổi từ 11-15 tuổi tại 3quận : quận 1, quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận
3 2 Phạm vi nghiên cứu
Đồ án tập trung nghiên cứu từ lúc hình thành ý tưởng, xây dựng ý tưởng,thiết kế ý tưởng và xác định thời gian hoà vốn
Trang 10PHẦN 1 MỘT SỐ TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÂM LÝ LỨA
TUỔI 11-15 VÀ KỸ NĂNG SỐNG
CHƯƠNG 1: TÂM LÝ LỨA TUỔI TỪ 11-15 TUỔI
VỊ TRÍ & GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
- Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em đượcvào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt
và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp
từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khácnhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “
- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đangtách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởngthành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất,trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này
- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tínhngười lớn”,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục,điều kiện sống, hoạt động…của các em
- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ pháttriển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống,hoạt động khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:
Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻchỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xuthế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, củaxã hội
Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự giatăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăntrong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống Điều đó đưa đến trẻsớm có tính độc lập, tự chủ hơn
Trang 11- Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theocác hướng sau:
Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưngcòn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâmđến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp vớingười lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộcsống, để tỏ ra mình cũng như người lớn
Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực
tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như:dũng cảm,
tự chủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con
-Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một
vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, vàcũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phươnghướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách đượchình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên
- Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúpchúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàndiện
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí
a Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối
Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên,tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong
đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục
- Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng
từ 5 - 6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg; tăng vòng ngực…lànhững yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ
Trang 12- Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốtxương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế.
- Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vàocuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt Tuy nhiên, sự phát triển cơ củacác em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khácbiệt về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậurộng ra…
Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng
về, “lóng ngóng”
- Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngựcphát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ítnhiều không cân đối
- Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối : thể tích tim tăngnhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn Điều này gâynên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu
b Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt
- Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếuniên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc độngmạnh Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…
-Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếpđược hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu từngữ Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi Các em nói chậm hơn, hay “nhátgừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lênhiện tượng này cân đối hơn
c Hiện tượng dậy thì
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển
cơ thể của thể thiếu niên Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuấthiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì
Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ởcác em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh Tuổi dậy thì của
Trang 13các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậmhơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.
Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể củathiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới :Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; cảm giác về tình cảm giới tính mới
lạ, quan tâm tới người khác giới
Sự thay đổi của điều kiện sống
a.Đời sống gia đình của học sinh trung học cơ sở:
- Đến tuổi này, các em đã có những vai trò nhất định, được gia đình thừanhận như là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao chonhững trọng trách khá nặng nề như : chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhàcửa, chăn nuôi gia súc,… Thậm chí khá nhiều em trở thành lao động chính, gópphần tăng thu nhập của gia đình, các em đã ý thức được các nhiệm vụ đó và thựchiện tích cực
- Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là cha mẹ không còncoi các em là bé nhỏ nữa, mà đã quan tâm đến ý kiến của các em hơn, dành chocác em những quyền sống độc lập hơn, đề ra những yêu cầu cao hơn, các em đượctham gia bàn bạc một số công việc của gia đình và đã biết quan tâm đến việc xâydựng, bảo vệ uy tín của gia đình
Những sự thay độ đó đã làm cho trẻ ý thức được vị thế của mình trong giađình và động viên, kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ
b Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở cũng có nhiều thay đổi
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các học sinh trung học cơ sởđòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện chocác em thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình
- Sự thay đổi về nội dung dạy học:
Vào học trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn họckhác nhau, có nội dung trừu tượng, sâu sắc và phong phú hơn, do đó đòi hỏi các
em phải có sự thay đổi về cách học
Trang 14Sự phong phú về trí thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức các
em lĩnh hội được tăng lên nhiều, tầm hiểu biết của các em được mở rộng
- Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập:
Các được học nhiều môn học do nhiều thầy, cô giảng dạy, cho nên phươngpháp học tập thay đổi ở các bộ môn và mỗi thầy, cô có cách trình bày, có phươngpháp độc đáo của mình
Thái độ say sưa, hứng thú học tập, lĩnh hội, phát triển trí tuệ, việc hìnhthành và phát triển cách lập luận độc đáo cùng những nét tính cách quý báu củacác em điều do ảnh hưởng của cách dạy và nhân cách của người thầy
- Các em được học với nhiều thầy, nhiều bạn, chịu ảnh hưởng của nhiềunhân cách, phong cách xử thế khác nhau
- Các em được tham gia vào nhiều dạng hoạt động ở nhà trường như : laođộng, học tập nngoại khóa, văn nghệ, thể thao
c Đời sống của học sinh trung học cơ sở trong xã hội :
- Ở lứa tuổi này các em được thừa nhận như một thành viên tích cực vàđược giao một số công việc nhất định trên liều lĩnh vực khác nhau như tuyêntruyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bổ túcvăn hóa
-Thiếu niên thích làm công tác xã hội:
Có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn làm được những công việc được mọingười biết đến, nhất là những công việc cùng làm với người lớn
Các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩalớn lao Do đó được làm các công việc xã hội là thể hiện mình đã là người lớn vàmuốn được thừa nhận mình là người lớn
Hoạt động xã hội là hoạt động có tính chất tập thể, phù hợp với sở thíchcủa thiếu niên
Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh trung học cơ sởđược mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của thiếu niênđược hình thành và phát triển
Tóm lại :
Trang 15Sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở trong giađình, nhà trường, xã hội mà vị trí của các em được nâng lên Các em ý thức được
sự thay đổi và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó Do đó, đặcđiểm tâm lý, nhân cách của học sinh trung học cơ sở được hình thành và phát triểnphong phú hơn so các lứa tuổi trước
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Đặc điểm của hoạt động học tập trong trường trung học cơ sở:
a Trẻ càng lớn lên, hoạt động học tập càng có vị trí quan trọng trong cuộc sốngcủa trẻ và vai trò của nó trong sự phát triển của trẻ ngày càng to lớn
Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh, nhưng vào tuổi thiếu niên, việchọc tập của các em có những thay đổi cơ bản
Việc học tập ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặc quan trọng trongđời sống của trẻ Ở các lớp dưới, trẻ học tập các hệ thống các sự kiện và hiệntượng, hiểu những mối quan hệ cụ thể và đơn giản giữa các sự kiện và hiện tượng
đó Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn một cáchđáng kể Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những cơ sở của các khoahọc, các em học tập có phân môn… Mỗi môn học gồm những khái niệm, nhữngquy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc Điều đó đòi hỏi các
em phải tự giác và độc lập cao
b Quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước
Các em được học với nhiều giáo viên Các giáo viên có cách dạy và yêucầu khác nhau đối với học sinh, có trình độ nghề nghiệp và phẩm chất, uy tín khácnhau Quan hệ giữa giáo viên và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học Sựthay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điềukiện cho các em phát triển dần phương thức nhận thức người khác
c Thái độ tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt
Ở học sinh tiểu học, thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các
em đối với giáo viên và điểm số nhận được Nhưng ở tuổi thiếu niên, thái độ đốivới môn học do nội dung môn học và sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi
Trang 16phối Thái độ đối với môn học đã được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay”
… )
Ở đa số thiếu niên, nội dung khái niệm “học tập” đã được mở rộng ; ởnhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê họctập Tuy nhiên, tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của thiếuniên bị phân tán và không bền vững và có thể hình thành thái độ dễ dãi, khôngnghiêm túc đối với các lĩnh vực khác trong cuộc sống
Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em
để kịp thời động viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong họctập và hình thành nhân cách một cách tốt nhất Mặt khác, cần chú ý tới tài liệu họctập : Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với cuộc sốngcủa các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gâycho học sinh hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh cónhu cầu tìm hiểu tài liệu đó, phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháphọc tập phù hợp
Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học
cơ sở
Ở lứa tuổi này hoạt động
a Tri giác: các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng phứctạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên
có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
b Trí nhớ: của thiếu niên cũng được thay đổi về chất Đặc điểm cơ bản của trí nhớ
ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ địnhđược tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng đượcnâng cao
Học sinh trung học cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừutượng, từ ngữ Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hànhcác thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu Kỹ năngnắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các
em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại Tốc
Trang 17độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên Ghi nhớ máy móc ngàycàng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở nêntốt hơn Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòngtừng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình Vì thếgiáo viên cần phải:
- Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic
- Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác nhữngđịnh nghĩa, những qui luật Ở đây phải chỉ rõ cho các em thấy, nếu ghi nhớthiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa
- Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài họctheo cách diễn đạt của mình
- Chỉ cho các em, khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biếtđược sự hiệu quả của sự ghi nhớ.(Thường thiếu niên hay sử dụng sự nhậnlại)
- Giáo viên cần hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc vàghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý
- Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn,gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thốnghơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức
c Tư duy :
Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản:
- Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là mộtđặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên Nhưng thành phần của tư duyhình tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọngtrong cấu trúc của tư duy
- Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải baogiờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp Khi nắm kháiniệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức
- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các embiết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ Các em không dễ tin như lúc
Trang 18nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấynhững điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiếnthức.
Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần lưu ý:
- Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh trung học cơ sở để làm cơ sở choviệc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập
- Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phêphán và độc lập
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
SỞ
Giao tiếp của thiếu niên với người lớn:
a Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo : “cảm giác mình đã làngười lớn” Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa, nhưng các em cũng
có cảm giác mình chưa thực sự là người lớn
Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cáchthiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với người lớn
và thế giới xung quanh
Cảm giác mình đã là người lớn được thể hiện rất phong phú về nội dung vàhình thức Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ…và những khả năngcủa bản thân
- Trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có lập trường
và quan điểm riêng
- Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập và không phụthuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định
- Các em đòi hỏi, mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bìnhđẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một số mặt trongđời sống riêng của các em
- Thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫn thựchiện một cách tự nguyện Các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói
mà cả trong hành động
Trang 19Cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận nó làngười lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệvới nhau Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyềnhạn của mình; Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tintưởng và mở rộng tính độc lập của các em.
Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn được quyền bìnhđẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em tích cực hoạt động, chấpnhận những yêu cầu đạo đức của người lớn và phương thức hành vi trong thế giớingười lớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội tích cực Nhưng mặt khácnguyện vọng này cũng có thể khiến các em chống cự, không phục tùng những yêucầu của người lớn
Có những nguyên nhân nhất định khiến thiếu niên có cảm giác về sựtrưởng thành của bản thân: Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể vàsức lực của mình; các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được mởrộng; thiếu niên tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội, cuộc sống của ngườilớn Tính tự lập khiến các em thấy mình giống người lớn ở nhiều điểm…
Xu thế cường điệu hóa ý nghĩa của những thay đổi của bản thân, khiến chocác em có nhu cầu tham gia vào đời sống của người lớn, trong khi đó kinh nghiệmcủa các em chưa tương xứng với nhu cầu đó Đây là một mâu thuẫn trong sự pháttriển nhân cách thiếu niên
Cần phải thấy: nhu cầu và nguyện vọng của thiếu niên là chính đáng, ngườilớn phải thay đổi thái độ đối xử đối với thiếu niên
Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các em, thì các em sẽ trởthành người khởi xướng thay đổi mối quan hệ này
Nếu người lớn chống đối, sẽ gây ra những phản ứng của các em với ngườilớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời…
Nếu người lớn thấy sự phản đối của các em,mà không suy xét về phía mình
để thay đổi quan hệ với các em, thì sự xung đột của các em với người lớn còn kéodài đến hết thời kì của lứa tuổi này
Trang 20Những quan hệ xung đột giữa các em và người lớn làm nảy sinh nhữnghành vi tương ứng ở các em: xa lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn,cho rằng người lớn không hiểu các em và không chịu hiểu các em, khó chịu mộtcách có ý thức với những yêu cầu, những đánh giá, những nhận xét của người lớn.Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút.
Có nhiều yếu tố làm cho người lớn vẫn giữ nguyên quan hệ như trước đâyđối với các em : các em vẫn còn là học sinh, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về kinh tế;cha mẹ và giáo viên vẫn đang giữ vai trò giáo dục các em; hơn thế nữa, ở các emvẫn còn những nét trẻ con trên khuôn mặt, trong dáng dấp, trong hành vi và trongtính cách Mặt khác, nhiều người lớn còn thấy việc tăng quyền hạn và tính độc lậpcho thiếu niên là không hợp lí
Chính sự không thay đổi thái độ của người lớn khi thiếu niên đang trởthành người lớn là nguyên nhân gây ra “đụng độ” giữa thiếu niên với người lớn.Nếu người lớn không thay đổi thái độ, các em sẽ có thái độ chống đối, các em sẽ
xa lánh người lớn, cho rằng người lớn không hiểu và không thể hiểu mình…
b Do vậy, trong quan hệ với thiếu niên, người lớn cần :
- Phải mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳngcủa thiếu niên
- Quan hệ giữa thiếu niên và người lớn có thể không có mâu thuẫn nếuquan hệ đó được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau
- Khi tiếp xúc với thiếu niên cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị
Như vậy, tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em vớingười lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong giao tiếp của các em với ngườilớn nói riêng, trong việc giáo dục các em ở lứa tuổi này nói chung Không nên coiđây là biểu hiện của sự “khủng hoảng” tuổi dậy thì, mà là sự khủng hoảng trongquan hệ của thiếu niên với người lớn, chủ yếu do người lớn gây ra Những khókhăn, mâu thuẫn có thể hạn chế hoặc không xảy ra, nếu người lớn và các em xâydựng được mối quan hệ bạn bè, quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng,thương yêu, tin cậy, bình đẳng và tế nhị trong cư xử với thiếu niên
Trang 21Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới - vị trí củangười giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản thânngười lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em.
Giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè
Nhu cầu giao tiếp với bạn phát triển mạnh là một đặc điểm quan trọng ởtuổi thiếu niên
a Sự giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè cùng lứa tuổi:
- Quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với họcsinh tiểu học Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vinhà trường, mà còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới,những quan hệ mới trong đời sống của các em, các em có nhu cầu lớn trong giaotiếp với bạn bè vì:
Một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung vớinhau, các em có nguyện vọng được sống trong tập thể, có những bạn bè thân thiếttin cậy Mặt khác, cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng làđược bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình
- Học sinh trung học cơ sở cho rằng quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệriêng của cá nhân, các em có quyền hành động độc lập trong quan hệ này bảo vệquyền đó của mình Các em không muốn người lớn can thiệp vào chuyện bạn bècủa mình Nếu có sự can thiệp thô bạo của người lớn, khiến các em cảm thấy bịxúc phạm, thì các em chống đối lại Nhu cầu giao tiếp với bạn bè là một nhu cầuchính đáng của các em Các em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để
“gửi gắm tâm tình” Các em có nhiều nhận xét, băn khoăn về dáng vẻ bên ngoài,
về tình cảm, ý nghĩ tâm tư của mình, về quan hệ của mình với người khác và cảquan hệ của mọi người với nhau…Các em cần trao đổi với bạn bè để có được hiểubiết đầy đủ hơn, đúng hơn về bản thân và một số vấn đề khác…
Nếu như quan hệ của người lớn và các em không hòa thuận, thì sự giao tiếpvới bạn bè cùng tuổi càng tăng và ảnh hưởng của bạn bè đến với các em càngmạnh mẽ
Trang 22Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè cùng lớp, sự thiếu thốn bạn thân hoặc tìnhbạn bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề và tình huống khó chịu nhất đốivới các em là sự phê bình thẳng thắn của tập thể, của bạn bè; còn hình phạt nặng
nề nhất đối với các em là bị bạn bè tẩy chay, không muốn chơi với mình
- Tình bạn trong đời sống học sinh trung học cơ sở đã sâu sắc hơn Các emthích giao tiếp và kết bạn với nhau, nhưng không phải mọi em ở trong lớp đềuđược các em thích và giao tiếp như nhau Các em chỉ kết bạn với những em đượcmọi người tôn trọng, có uy tín và tiến bộ rõ rệt về mặt nào đó
- Lúc đầu phạm vi giao tiếp của các em thường là rộng, nhưng không đượcbền vững, có tính chất tạm thời, là thời kì lựa chọn, tìm kiếm người bạn thân Vềsau những em có cùng hứng thú, cùng yêu thích một loại hoạt động nào đó, thìgắn bó với nhau Trong việc chọn bạn, thiếu niên thường yêu cầu cao ở bạn, đềuquan trọng để kết bạn là những phẩm chất về tình bạn phải trung thành, thẳngthắn, cởi mở, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau
- Phạm vi giao tiếp của các em hẹp lại, nhưng quan hệ của các em gắn bóvới nhau hơn, chịu ảnh hưởng của nhau, dễ lây hứng thú của bạn (có thể trở thànhngười tốt hoặc ngược lại) Vì vậy giao tiếp với bạn là nguồn nảy sinh hứng thúmới Bạn bè mà các em yêu thích có thể trở thành hình mẫu đối với các em, nhất
- Lí tưởng tình bạn của lứa tuổi này là “sống chết có nhau”, “chia ngọt, sẻbùi” - đây là vấn đề các em thâm nhập vào mọi mặt đời sống của nhau Càng lớnlên sự thâm nhập về tâm hồn giữa các em ngày càng được nảy nở, phát triển Đó
là sự giống nhau về đời sống nội tâm, là sự hiểu biết nhau, sự trùng hợp về nhữnggiá trị của cá nhân, về những hoài bảo, về quan điểm trong cuộc sống
Trang 23b Một đặc trưng quan trọng trong quan hệ với bạn bè cùng tuổi là sự xuất hiệnnhững sắc thái mới trong quan hệ với bạn khác giới - những cảm xúc giới tính
- Tự ý thức đã phát triển khiến các em nhanh chóng nhận thức được nhữngđặc điểm giới tính của mình Các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau,
từ đó quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình
- Ở các em gái thái độ quan tâm đến bạn thường thể hiện khá thụ động vàkín đáo (làm dáng hơn trước chú ý đến hình thức của mình hơn, các em thườngche giấu tình cảm của mình bằng cách tỏ vẻ thờ ơ, lãnh đạm với bạn trai Các emtrai thể hiện thái độ này một cách công khai, ngang nhiên, có khi thô bạo (giật tóc,giấu cặp…)
Lúc đầu sự quan tâm của các em trai có tính chất tản mạn và biểu hiệnbằng phương thức đặc thù của trẻ con như xô đẩy, trêu chọc các em gái…Các emgái nhiều khi rất bực, không hài lòng về những hành vi như thế của các em trai vàkhi các em gái ý thức được thì không bực tức, giận dỗi các em trai
Về sau những quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tínhngượng ngùng, e thẹn, nhút nhát… ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp, cònmột số khác thì được che đậy bằng thái độ thờ ơ giả tạo “khinh bỉ” đối với ngườikhác giới Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau, với sự phânbiệt nam nữ
Tuy hành vi bên ngoài có thể khác nhau nhưng các em đều có hiện tượngtâm lí giống nhau là các em chú ý nhiều đến bạn khác giới, mong bạn khác giớichú ý đến mình và ưa thích mình
- Trong tình bạn khác giới các em vừa hồn nhiên, vừa có vẻ “thận trọng”
“kín đáo”…Nhìn chung, những xúc cảm của các em là trong sáng, là động lựcthúc đẩy các em tự hoàn thiện mình Nhưng không phải tất cả thiếu niên đều cónhững rung cảm như vậy Một số em bị cuốn hút vào con đường “yêu đương”.Nhiều khi các em cũng không hiểu rõ tình cảm của mình và có ảnh hưởng nhấtđịnh đến kết quả học tập Người làm công tác giáo dục cần phải thận trọng, tế nhị,khéo léo khi giải quyết vấn đề này Cần hướng dẫn, uốn nắn tình bạn giữa nam và
nữ ở lứa tuổi này thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong
Trang 24học tập, trong tu dưỡng Không nên can thiệp thô bạo, dùng các biện pháp bạolực, áp đặt đối với các em…
c Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là một loại hoạt động đặc biệt,
mà nội dung của nó là xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trongquan hệ đó Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác vàbản thân mình đồng thời qua đó làm phát triển một số kĩ năng như kĩ năng sosánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêmnhững biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân
Do đó, làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp vớinhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm,hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ
Sự hình thành tự ý thức của học sinh trung học cơ sở
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứatuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức
- Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của cácmối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu
tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác Các em đã bắt đầu xem xétmình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếutrong nhân cách của mình
Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau
- Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ýthức được hết Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhậnthức những phẩm chất đạo đức, tính cách và nằng lực của mình trong những phạm
vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiệnnhiều mặt của nhân cách (tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng…)
- Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gầngũi và có uy tín với mình Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập phântích và đánh giá bản thân Nhưng khả năng tự đánh giá của thiếu niên còn hạn chế,
Trang 25chưa đủ khách quan…Do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kìvọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái
độ của các em đối với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình vàthái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này cuộc sống tậpthể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽhình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầungày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em… cũng đồng thời giúp cho
sự phát triển về mặc tự ý thức của các em
Việc nhận thức về mình còn thông qua việc đối chiếu so sánh mình vớingười khác Nhưng khi đánh giá người khác, các em còn chủ quan, nông cạn,nhiều khi chỉ dựa vào một vài hình tuợng không rõ ràng các em đã vội kết luậnhoặc chỉ chú ý vào một vài phẩm chất nào đó mà quy kết toàn bộ Vì thế, ngườilớn rất dễ mà cũng rất khó gây uy tín với thiếu niên Và khi đã có kết luận đánhgiá về một người nào đó, các em thường có ấn tượng dai dẳng, sâu sắc
- Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúcđẩy các em bước vào một giai đoạn mới Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tựgiáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trìnhgiáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trình này
Ở nhiều em, tự giáo dục còn chưa có hệ thống, chưa có kế hoạch, các emcòn lúng túng trong việc lựa chọn biện pháp tự giáo dục Vì vậy, nhà giáo dục cần
tổ chức cuộc sống và hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn các em vàohoạt động chung của tập thể, tổ chức tốt mối quan hệ giữa người lớn và các em…
Sự hình thành đạo đức của học sinh trung học cơ sở
Khi đến trường, trẻ được lĩnh hội chuẩn mực và quy tắc hành vi đạo đứcmột cách có hệ thống
Đến tuổi thiếu niên, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triển mạnhmẽ của tự ý thức…mà trình độ đạo đức của các em được phát triển mạnh Sự hìnhthành ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức nóiriêng là đặc điểm tâm lí quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên
Trang 26Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lí tưởng, niềm tin đạođức, những phán đoán giá trị…
Do tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi của thiếu niên bắt đầu chịu sựchỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của thiếu niên
Nhân cách của thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên cóđược kinh nghiệm đạo đức như thế nào thực hiện đạo đức nào ?
Những nghiên cứu tâm lí học cho thấy trình độ nhận thức đạo đức củathiếu niên là cao Thiếu niên hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức đối vớichúng…
Nhưng cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hình thànhmột cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng của những sựkiện trong sách, phim, bạn bè xấu…Do vậy, các em có thể có những ngộ nhậnhoặc hiểu phiến diện, không chính xác một số khái niệm đạo đức… Trong côngtác giáo dục cần chú ý giúp các em hiểu được khái niệm đạo đức một cách chínhxác… và tổ chức hành động để thiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức đúngđắn…
Sự hình thành tình cảm của học sinh trung học cơ sở
Tình cảm của học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các em họcsinh tiểu học
- Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễdàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này do ảnh hưởngcủa sự phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên Nhiều khi còn dohoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã làm cho các
em không tự kiềm chế nổi
- Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánhgiá thiếu công bằng của người lớn
- Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đangvui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mìnhnhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay Do đó, nên thái độ của các em đốivới những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn
Trang 27Rõ ràng, cách biểu hiện xuc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo Đó
là tính bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi
Kết luận :
- Trong những giai đoạn phát triển của con người lứa tuổi thiếu niên có một
ý nghĩa vô cùng quan trọng Đay là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biếnđộng nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởngthành sau này
- Sự phát triển tâm lí của thiếu niên có chịu ảnh hưởng của thời kỳ phátdục Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý chính lànhững mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa thiếu niên vàngười lớn
- Đây là lứa tuổi của các em không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn làngười lớn Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được pháthuy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị
TÓM TẮT
Ở chương này, chúng tôi đem đến một cái nhìn tổng quan về tâm lý lứatuổi từ 11 – 15 Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳphát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởngthành Bao gồm những sự thay đổi về mặt giải phẫu sinh lý, về điều kiện sống,học tập, về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… và trong cả giao tiếp của các em.Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần Lúc này, sẽ có sự pháttriển mạnh mẽ về trí tuệ, tư duy, và tri giác ở các em Đồng thời đây cũng là thời
kì tác động mạnh tới nhân cách của mỗi người
Ở tuổi này xuất hiện một cảm giác rất độc đáo: “cảm giác mình đã là ngườilớn” Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa (mặc dù cũng có cảm giácmình chưa thực sự là người lớn) Các em đòi hỏi người lớn phải nhìn nhận điều
đó, và tôn trọng ý kiến của mình Với bạn bè, các em muốn được tự thể hiện,muốn giao tiếp và đặc trưng quan trọng trong quan hệ với bạn bè cùng tuổi là sự
Trang 28xuất hiện những sắc thái mới trong quan hệ với bạn khác giới - những cảm xúcgiới tính
Sự phát triển tâm lí của các em có chịu ảnh hưởng của thời kỳ phát dục.Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý chính là nhữngmối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa các em và ngườilớn Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tínhđộc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị Người lớncần phải nắm bắt được những sự thay đổi này để có cách đối xử đúng đắn và giáodục để các em có một nhân cách toàn diện
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG SỐNG TẠI 3
QUẬN: QUẬN 1, BÌNH THẠNH VÀ PHÚ NHUẬN:
2 TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG:
Kỹ năng sống là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thíchnghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhucầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" Trong giáo dục tiểu học và giáo dụctrung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện vàđáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồmquản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổchức Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹnăng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp)
Theo UNESCO quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy
đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày
Như vậy, các KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức- "cái chúng
ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hànhđộng thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xâydựng
KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội KNS mang tính cá nhân
vì đó là năng lực của cá nhân KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giaiđoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân cónhững KNS thích hợp Chẳng hạn: KNS của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khácvới KNS của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; KNScủa người sống ở miền núi khác với KNS của người sống ở vùng biển, KNS củangười sống ở nông thôn khác với KNS của người sống ở thành phố
Một số cách phân loại kỹ năng sống
Phân loại kỹ năng sống theo môi trường sống:
- Kỹ năng sống tại trường học
- Kỹ năng sống tại gia đình
Trang 30- Kỹ năng sống tại nơi làm việc
Phân loại kỹ năng sống theo các lĩnh vực tâm lý:
- Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ nănggiải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…
- Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việcnhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xâydựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
- Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảmxúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
Phân loại kỹ năng sống theo UNESCO-WHO-UNICEF:
- Giải quyết vấn đề
- Suy nghĩ / tư duy phân tích có phê phán
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Ra quyết định
- Tư duy sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân
- Kỹ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị
- Thể hiện sự cảm thông
- Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
Phân loại kỹ năng sống ở Việt Nam:
- Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (tự nhận thức, xácđịnh giá trị, ứng phó với căng thẳng, tự trọng, tự tin…)
- Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác (giao tiếp có hiệu quả,giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối , hợp tác …)
- Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (tìm kiếm và xử lýthông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định…)
Vì sao phải hình thành và phát triển kỹ năng sống cho thế hệ trẻ?
Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năngsống vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khoá ở
Trang 31Tiểu học và Trung học Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước được thựchiện theo 3 hình thức:
Coi KNS là một môn học riêng biệt (chỉ một số nước)
KNS được tích hợp vào một vài môn học chính
KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình(đa số các nước – tránh quá tải cho chương trình)
Lợi ích cá nhân:
- Giúp mỗi người phát triển kỹ năng cá nhân và xã hội mà họ cần để giữ gìnbản thân an toàn trở thành người có tinh thần độc lập sáng tạo
- Có khả năng làm chủ tình cảm và cảm xúc của mỗi cá nhân
- Chúng ta hiểu có một khoảng cách giữa kiến thức và hành vi con ngườingược lại nếu có được KNS thì sự tác động lên cuộc sống của họ sẽ tíchcực
- Khi những kỹ năng mỗi người phát triển và nâng cao thì sự tự tin và tựtrọng cũng tăng theo điều này rất quan trọng vì sự tự trọng là nhân tố quyếtđịnh hành vi của mỗi người
Lợi ích về mặt giáo dục: giáo dục KNS sẽ có những tác động tích cực đối với:
- Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn
Trang 32Lợi ích về mặt văn hoá xã hội
- Giáo dục KNS thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phầnxây dựng môi trường xã hội lành mạnh
- Giáo dục KNS có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong xãhội văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhàchung
Đã có một thời gian dài, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhàtrường dường như bị bỏ ngỏ Tuy nhiên, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhậpquốc tế, chương trình giáo dục phổ thông đã có nhiều đổi mới, trong đó nhữnghoạt động ngoại khóa trong nhà trường ngày càng được chú trọng Đặc biệt, từ khiphát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giáodục kỹ năng sống cho học sinh chính thức được coi là một trong những nội dungquan trọng trong hoạt động giáo dục của các nhà trường từ năm 2008 Tuy nhiên,đến năm học 2010-2011 là năm đầu tiên Bộ giáo dục và đào tạo quyết định lồngghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chính khóa bậc học phổthông
Trước hết, chúng ta cần bàn đến nội dung dạy kỹ năng sống Theo như BộGD&ĐT, có 21 kỹ năng sống cho học sinh phổ thông bao gồm: Kỹ năng (KN)nhận thức, KN xác định giá trị, KN kiểm soát cảm xúc, KN ứng phó với căngthẳng, KN tìm kiếm sự hỗ trợ, KN thể hiện sự tự tin, KN giao tiếp, KN lắng nghetích cực, KN thể hiện sự cảm thông, KN thương lượng, KN giải quyết mâu thuẫn,
KN hợp tác, KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo, KN ra quyết định, KN giảiquyết vấn đề, KN kiên định, KN đảm nhận trách nhiệm, KN đặt mục tiêu, KN
Trang 33quản lý thời gian, KN tìm kiếm và xử lý thông tin Các kỹ năng này sẽ được lồngghép thông qua các môn học Do đó xảy ra tình trạng chồng chéo nội dung kiếnthức các môn học Giáo viên của từng môn cứ dạy hết kiến thức có trong chươngtrình, sách giáo khoa nên không thể tránh khỏi học sinh phải học đi học lại cùngmột nội dung kiến thức ở nhiều môn học khác nhau, gây ra sự nhàm chán, quá tải.Bên cạnh đó, việc lồng các kỹ năng sống vào môn học gây ra không ít khó khăncho giáo viên và học sinh Mỗi tiết học được quy định chỉ 45 phút, dạy theo đúnggiáo án đã khó khăn, nay giáo viên còn phải đảm bảo truyền đạt được nội dung về
kỹ năng sống được quy định cho các em học sinh hiểu thì đó là điều không thể.Hơn nữa, 21 kỹ năng sống mà Bộ định hướng giáo dục trong nhà trường cũng chỉ
là những kỹ năng tâm lý xã hội chứ chưa phải là tất cả những kỹ năng cần cótrong cuộc sống Nhưng chắc chắn không có kỹ năng nào có thể học một lần trongmột bài học là xong Các kỹ năng sống phải được đưa vào theo kiểu mưa dầmthấm lâu, để dần dần nó từ lý thuyết trở thành kỹ năng của bản thân
Bên cạnh vấn đề về nội dung chương trình, vấn đề về giáo viên giảng dạycũng cần được chú ý Thực tế, các giáo viên trong hầu hết các trường tiểu học,THCS đều chưa được đào tạo về các kỹ năng này Một chuyên gia của Bộ giáodục và đào tạo cho hay: “Trong 10 giáo viên hiện nay chỉ có khoảng 2-3 ngườiđáp ứng được yêu cầu về giảng dạy KNS Đa số giáo viên còn lại dù rất tâm huyếtnhưng không phải ai cũng dạy được vì họ chưa được đào tạo.” Chính vì chưa từngđược đào tạo qua nên việc truyền đạt các kỹ năng sống còn hạn chế và mang tínhgiáo điều
Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hiện nay các trường THCS trong khuvực 3 quận cũng đã cố gắng đưa 1 số kỹ năng sống vào các chương trình ngoạikhóa, các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần như trường THCS Chu Văn An, quận
1 đã tổ chức hoạt động kỹ năng sống “Học kỳ xanh biển đảo” tại huyện Cần Giờ.Các trường cũng đầu tư mời các chuyên viên tâm lý tổ chức các buổi tư vấn chohọc sinh Bên cạnh đó, nhằm giáo dục lòng nhân ái, sẻ chia, các trường thường tổchức các buổi quyên góp và đi thăm các nhà nuôi dạy trẻ mồ côi hay thăm cácbệnh nhi tại bệnh viện Ung Bướu
Trang 34Tóm lại, nhu cầu được đào tạo kỹ năng sống cho học sinh ngày càng tăngcao và phụ huynh cũng ngày càng quan tâm về vấn đề này Tuy vậy, chương trìnhdạy trong nhà trường chưa thể đáp ứng được nhu cầu này và các em cũng như phụhuynh sẽ tìm đến các chương trình bên ngoài
ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG:
Trước nhu cầu trau dồi kỹ năng sống cho học sinh, các trung tâm, công tyđào tạo về lĩnh vực kỹ năng sống, như một trào lưu, lần lượt xuất hiện rầm rộ Lolắng trước những cảnh báo về một lớp trẻ thiếu kỹ năng sống, nhiều phụ huynhráo riết tìm kiếm những trung tâm huấn luyện kỹ năng sống cho con Do vậy, sốlượng học viên tham gia tại các khóa học kỹ năng sống ở các đơn vị đoàn thể, tưnhân không ngừng tăng qua mỗi năm
Vấn đề đáng quan tâm nhất về các tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại ViệtNam nói chung, và Tp Hồ Chí Minh nói riêng, là việc quản lý chất lượng chươngtrình đào tạo chưa thật sự khoa học và chặt chẽ Với việc chạy theo lợi nhuận vànhững mục tiêu ngắn hạn, nhiều trung tâm đã triển khai các chương trình rènluyện kỹ năng sống chưa được đầu tư bài bản và kém chất lượng Theo như Vụtrưởng, Giám đốc Văn phòng đại diện Bộ giáo dục và đào tạo tại Tp Hồ ChíMinh – ông Đỗ Quốc Anh nhận định: “Việc cho con rèn luyện kỹ năng sống làcần thiết Phụ huynh cần chú ý không để vì chúng ta thiếu hụt việc đào tạo này màdẫn đến tình trạng con mình tham gia các chương trình không có cơ sở khoa học,không đúng với mục đích giáo dục” Thực tế cho thấy, mỗi nơi dạy kỹ năng sốngtheo một cách chủ quan khác nhau, có nơi phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên Họthuê được giáo viên ở đâu thì học sinh sẽ được dạy kỹ năng sống theo cách củagiáo viên đó, chứ không dựa trên một giáo trình cơ bản nào Ngoài ra, một chươngtrình khác như Tôi tài giỏi do TGM Corporation tổ chức có mức học phí hơn 6triệu đồng trong 3 ngày Theo nhận xét từ những đơn vị dạy kỹ năng sống khác,chương trình này cũng chỉ dựa trên cuốn sách “ Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của tácgiả Adam Khoo Như vậy, không chỉ chất lượng của giáo viên mà còn chất lượngchương trình huấn luyện vẫn chưa được đảm bảo và kiểm soát chặt chẽ
Trang 35Bên cạnh đó, có nhiều chương trình đào tạo kỹ năng sống cho trẻ được tổchức trong thời gian ngắn ngủi và gấp rút như 1 khóa học kéo dài 3 ngày với thờilượng là 1 ngày học nhưng mức học phí lại khá cao Điều này đã khiến nhiều phụhuynh cảm thấy không yên tâm và tin tưởng vào chất lượng của khóa học Vì nhưmọi người đều biết, kỹ năng sống trong xã hội đòi hỏi phải có sự rèn luyện lâudài, không thể trong chỉ trong vài ba ngày có thể thay đổi được nhận thức của các
em
Nằm trong địa bàn Tp Hồ Chí Minh, quận 1, Bình Thạnh và Phú Nhuậncũng không tránh khỏi thực trạng trên Theo như tìm hiểu, hiện khu vực này đangthiếu những trung tâm chuyên đào tạo kỹ năng sống cho học sinh trong khi nhucầu về vấn đề này lại không ngừng tăng cao Được biết, Học kỳ quân đội doTrung tâm thanh thiếu niên miền Nam tổ chức là chương trình đang được mọingười quan tâm nhiều nhất Và mô hình này đã được nhân rộng ra 60 đơn vị tổchức khác nhau trải dài qua nhiều quận Tuy nhiên, các bản sao này cũng chỉmang tính chất tự phát, chủ quan, không dựa trên một bộ giáo trình quy chuẩn nào
cả
Ngoài ra, ở các nhà văn hóa thiếu nhi trong 3 quận kể trên, hầu hết, các emđược trau dồi kỹ năng xã hội qua các hoạt động đoàn đội, sinh hoạt hè Cácchương trình thực hành xã hội dành cho học sinh được tổ chức ở nơi đây cũngtrong tình trạng tự phát, vẫn còn ở mức độ sơ sài, không được đầu tư nghiêm túc
về giáo viên cũng như giáo trình giảng dạy
Vì thế, các em đang cần lắm những chương trình rèn luyện kỹ năng sốngthiết thực, được tin cậy với chất lượng khóa học đảm bảo ở cả giảng viên và cáchgiảng dạy
4.1 CƠ HỘI KINH DOANH
Với thực trạng trên, chúng ta thấy được nhu cầu được đào tạo kỹ năng sốngcho học sinh ngày càng tăng cao và phụ huynh cũng ngày càng quan tâm về vấn
đề này Tuy nhiên, việc dạy kỹ năng sống trong trường học còn nặng về lý thuyết,chưa thực tế, nguời dạy thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, không đáp ứng được nhucầu của học sinh và các em cũng như phụ huynh sẽ tìm đến các chương trình bên
Trang 36ngoài Còn ở các trung tâm dạy kĩ năng sống thì mỗi nơi dạy theo một cách chủquan khác nhau, có nơi phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên chứ không dựa trênmột giáo trình cơ bản nào Không chỉ chất lượng của giáo viên mà còn chất lượngchương trình huấn luyện vẫn chưa được đảm bảo và kiểm soát chặt chẽ
Nhận thấy được tính cấp thiết về một chương trình đào tạo thiết thực, cóchất lượng, phù hợp với các em (đặc biệt là những em từ 11 – 15 tuổi), chúng tôiđã xây dựng mô hình đào tạo kĩ năng sống Mặt Trời Nhỏ với chương trình đào tạodành riêng cho lứa tuổi từ 11 – 15 Chương trình đào tạo này áp dụng giáo trìnhcủa các tổ chức có tên tuổi trên thế giới phát triển và được Việt hoá phù hợp vớilứa tuổi đồng thời có đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản theo sát chương trìnhdạy, có tấm lòng yêu trẻ và nhiệt huyết với mục tiêu nâng cao kỹ năng sống chocác em Đây sẽ là một chương trình đào tạo có tính thực tế cao và đảm bảo chấtlượng dành cho các em
Động lực thôi thúc chúng tôi đưa ra mô hình kinh doanh này là vì các emđang rất cần những chương trình rèn luyện kỹ năng sống thiết thực, được tin cậyvới chất lượng khóa học đảm bảo ở cả giảng viên và cách giảng dạy Với mongmuốn tạo nhiều cơ hội hơn cho các em học sinh tiếp cận với các chương trình dạy
kỹ năng thiết thực và sinh động, Mặt Trời Nhỏ đem đến những khóa học với mứchọc phí hợp lý dành cho đối tượng nằm trong nhóm thu nhập trung bình khá trởlên Đây là một thị trường đầy tiềm năng và hiện chỉ có rất ít trung tâm đào tạo
Do đó, nó hứa hẹn sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng đến với mô hìnhkinh doanh của chúng tôi
TÓM TẮT
Với chương này, chúng tôi đem đến một thực trạng về việc dạy và học kĩnăng sống đang diễn ra tại các quận 1, Bình Thạnh và Phú Nhuận Bao gồm việcgiảng dạy ở nhà trường và ở các trung tâm dạy kĩ năng sống Thực tế cho thấy nhucầu được đào tạo kỹ năng sống cho học sinh ngày càng tăng cao Tuy nhiên, hiệntại ở nhà trường vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu này và chỉ có thể lồng ghép
nó vào các môn học với thời lượng giảng dạy vô cùng hạn chế và việc truyền đạt
Trang 37các kỹ năng sống còn hạn chế, mang tính giáo điều vì họ cũng chưa được đào tạoqua Ở các trung tâm dạy kĩ năng sống thì việc chạy theo lợi nhuận và những mụctiêu ngắn hạn, nhiều trung tâm đã triển khai các chương trình rèn luyện kỹ năngsống chưa được đầu tư bài bản, kém chất lượng Nhiều khóa học được tổ chứctrong thời gian ngắn ngủi và gấp rút như 1 khóa học kéo dài 1 - 3 ngày học nhưngmức học phí lại khá cao.
Tóm tại, các em học sinh đang rất cần một chương trình dạy kĩ năng cóchất lượng về giáo trình cũng như phương pháp giảng dạy, có tính thực tế cao vàphù hợp với bản thân
Trang 38PHẦN 2: NỘI DUNG
Trang 39CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
- Tìm hiểu những suy nghĩ, nhận thức của phụ huynh và học sinh về việchọc kỹ năng sống
- Tìm hiểu về mức độ quan tâm của phụ huynh dành cho con cái, nhữngđiểm mà họ chưa hài lòng và mong muốn con cải thiện thông qua việc tham giacác lớp kỹ năng sống Bên cạnh đó, nhóm cũng muốn tìm hiểu những vấn đề màcác học sinh hiện nay thường hay gặp phải
- Đánh giá tình hình tài chính, khả năng và mức độ sẵn sàng chi trả của phụhuynh cho việc học kỹ năng sống của con cái; cũng như mức độ muốn tham giacác lớp kỹ năng sống của các em học sinh Từ đó, xác định những đối tượngkhách hàng mục tiêu của Mặt Trời Nhỏ
- Tìm hiểu về các nhu cầu dịch vụ và những vấn đề mà phụ huynh quantâm khi cho con tham gia các khóa học về kỹ năng sống Điều này nhằm hướngcho Mặt Trời Nhỏ theo sát nhu cầu thực tế của khách hàng và củng cố thêmnhững ý tưởng của chúng tôi khi xây dựng mô hình này
1.1.1 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên
Chúng tôi đã chọn ra 1 trường tại mỗi quận để thực hiện khảo sát phụhuynh và học sinh cụ thể như sau:
- Quận Bình Thạnh : trường THCS Lê Văn Tám Số 107F Chu Văn An,phường 26
- Quận Phú Nhuận : trường THCS Ngô Tất Tố Số 17 Đặng Văn Ngữ,phường 10
- Quận 1 : trường THCS Trần Văn Ơn Số 161B Nguyễn Văn Thủ,phường Đakao
Trang 40Biểu đồ 3.1 : Các nhóm tổng thu nhập gia đình
- 100 mẫu học sinh tại 3 trường phân theo 4 khối lớp: