Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
219,26 KB
Nội dung
Lớp: Quản trị - Luật 16/2 Thành viên tham gia thảo luận: STT Họ và tên MSSV Phân công công việc 1 Phạm Hồng Thiên Thanh 1055060134 Đưa ra dự báo 2 Võ Ngọc Thúy Vy 1055060179 Phân tích nguyên nhân 3 Nguyễn Minh Thanh Tâm 1055060132 Phân tích nguyên nhân 4 Lê Thị Mỹ Thùy 1055060145 Phân tích nguyên nhân 5 Lê Thị Tú 1055060160 Phân tích nguyên nhân 6 Phạm Ngọc Minh Tuyên 1055060165 Đề ra giải pháp 7 Phạm Thị Tú Anh 1055060185 Đưa ra dự báo 8 Đặng Uyên Phương 1055060114 Tìm hiểu thực trạng 9 Vũ Thị Thu Huệ 1055060198 Tìm hiểu thực trạng 10 Nguyễn Tri Túc 1055060164 Tìm hiểu thực trạng 11 Bùi Đại Huynh 1055060203 Tìm hiểu thực trạng 1 Lời nói đầu Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với nhiều lo âu. Mỗi sớm mai thức dậy, thay vì chuẩn bị cho một ngày mới để yêu thương, chúng ta lại ngập đầu trong những cơn bão giá. Nào là giá gas, giá điện, đôi khi lại giật mình với giá xăng, giá gạo… Dường như trước khi bắt đầu hành trình của một ngày mới, con người trên mọi nẻo đường cuộc sống luôn phải đắn đo cho một quyết định. Quá ít tiền, ta chỉ có thể chọn một, muốn có được thứ này, đừng mơ đến thứ khác! Những bậc làm cha, làm mẹ, dù cuộc sống có khó khăn, bộn bề đến mức nào có lẽ cũng không nỡ đánh đổi một thứ nào khác vì ly sữa của con trẻ. Qua đó, chứng tỏ một nhận định rằng: “Sữa” là một mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt như ở Việt Nam. Mỗi lần bật TV, ta sẽ lại nghe thấy những thanh âm trong trẻo: “Sữa cộng palatinose cung cấp năng lượng cho não giúp con nhanh nhẹn, lanh lợi và thông minh hơn. Sữa cộng, cộng nhiều hơn cho con” (quảng cáo sữa Cô gái Hà Lan cộng) hay “Thiên nhiên luôn ban tặng cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất nếu chúng ta biết nâng niu, gìn giữ. Vì vậy, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để sự tinh túy ấy được vẹn nguyên làm nên những giọt sữa ngọt, tươi ngon, bổ dưỡng, sữa sạch TH True milk, thật sự thiên nhiên”;…Mỗi lần như vậy, nghe thấy những lời ngọt ngào từ những “ly sữa thơm ngon”, sữa thị trường càng đi vào lòng người, đặc biệt với trẻ em, những mầm non của đất nước. Nhưng đằng sau vẻ “ngon ngọt” đó là những vấn đề gì? Một người tiêu dùng từng thổn thức “Cuộc sống là chuỗi những nghịch lý, cũng chính vì điều đó mà con người mới xuất hiện để xóa bỏ những nghịch lý ấy”. Có bao giờ các bạn nghĩ rằng giá sữa ở Việt Nam chúng ta cũng là một biểu hiện của sự nghịch lý đó không, không công bằng trong cung và cầu sữa; trong mối quan hệ giữa giá và thu nhập; trong doanh thu, chất lượng, giá trị của sữa nội và sữa ngoại, Chúng ta hãy cùng đến với bài tiểu luận để có những góc nhìn đa chiều, khách quan hơn về vấn đề này: “NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA GIÁ SỮA TRẺ EM TẠI VIỆT NAM”. 2 I) Thực trạng giá sữa nói chung và giá sữa trẻ em nói riêng tại Việt Nam 1. Tình hình chung về giá sữa thế giới những năm gần đây: Sữa là một trong những mặt hàng thiết yếu của thế giới và rất được quan tâm vào những năm gần đây. Từ năm 2009 đến nay giá sữa trên thị trường thế giới có nhiều biến động mạnh. Giảm mạnh và dần phục hồi vào cuối năm 2009, tiếp tục không ổn định trong năm 2010 và giảm mạnh nhất trong tháng 9/2011, rồi tăng lên và giảm nhẹ cho đến nay. Giá sữa nguyên liệu lên xuống thất thường ảnh hưởng mạnh tới giá sữa thành phẩm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ví dụ gần đây: Theo thống kê của Cục Quản lý giá, trong năm 2011 và đầu năm 2012, thị trường sữa thế giới tiếp tục có sự tăng giảm về giá. Trên 3 thị trường sữa lớn nhất thế giới là Australia, Tây Âu, New Zealand và Mỹ, giá sữa nguyên liệu trong giai đoạn từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012 có sự giảm nhẹ. Đầu năm 2012, giá sữa giảm trung bình khoảng 100 USD/tấn (tương đương giảm 2,5%). Các công ty sản xuất sữa thường nhập sữa nguyên liệu thành các đợt. Mỗi đợt cách nhau 3-4 tháng. Như vậy, theo suy luận logic, trong giai đoạn cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, các nước chuyên nhập khẩu sữa nguyên liệu sẽ có giá bán sữa trong nước giảm theo thị trường sữa nguyên liệu trên thế giới. Điều này liệu có đúng ở Việt Nam? 2. Tình hình giá sữa Việt Nam những năm gần đây a) Giá sữa năm 2009 Theo thống kê, từ năm 2009 đến nay, giá sữa không giảm mà tăng khá cao. Ta có thể gọi năm 2009 là cột mốc quan trọng của giá sữa ở Việt Nam. Cuộc khủng hoảng sữa chứa melamine diễn ra vào cuối năm 2008 tạo thời cơ cho các hãng sữa thi nhau tăng giá với một tốc độ chóng mặt. Hệ quả của việc tăng giá này là giá sữa của chúng ta được xếp vào hàng cao nhất thế giới. Nếu giá chung của các loại sữa bột, sữa tươi được quy ra lít thành phẩm thì giá bán lẻ sữa trong nước vào khoảng 25.000 đống/lít. So sánh với các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và các nước Âu, Mỹ thì ta hơn họ 9.000 - 15.000 đồng/lít, nghĩa là giá sữa trong nước gần gấp đôi giá sữa một số nước khác. Điều đáng nói là giá sữa nguyên liệu thế giới trong những năm này lại liên tục giảm, giảm tới 40 - 60% so với trước. 3 Chúng ta hãy cùng tìm hiểu giá sữa của một hãng sữa khá nổi tiếng tại Việt Nam để thấy rõ hơn vấn đề giá sữa thuộc diện cao nhất thế giới của nước ta: Bảng giá đối chiếu nhãn hiệu sữa Enfa A+ các loại: Mã hàng Giá vốn hàng bán của Mead Johnson Việt Nam Mead Johnson VN bán cho NPP Mead Johnson VN đề nghị bán cho NTD So với giá vốn Enfa Grow A+ loại 900 gr Gần 113.000 Hơn 200.000 Gần 277.000 Gần 245% Enfa Pro A+ loại 900 gr Hơn 130.000 Hơn 207.000 Gần 287.000 Gần 220% Enfa Kid A+ loại 900 kg Hơn 107.000 Hơn 172.000 Hơn 237.000 220% Qua bảng đối chiếu giá sữa Enfa A+ các loại, chúng ta có thể thấy giá sữa của hãng này khi đến tay người tiêu dùng đã hơn gấp đôi giá vốn, một con số khủng khiếp, qua đó minh chứng cho nhận định rằng ngành kinh doanh sữa đang là ngành siêu lợi nhuận. b) Giá sữa giai đoạn 2010 – đầu 2011 Đến năm 2010 – đầu năm 2011, giá sữa ở nước ta tiếp tục tăng nhưng không còn thuộc diện cao nhất thế giới nữa. Một khảo sát cuối năm 2010 của Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham NFG) đã kết luận giá sữa Việt Nam đang ở mức không quá cao trong khu vực. 4 Mức chênh lệch giữa giá sữa ở các nước trong khu vực châu Á. Theo Eurocham NFG, giá sữa trung bình tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2011 ở mức thấp trong khu vực Châu Á. Cụ thể, ta thấp hơn Trung Quốc đến 93%, thấp hơn Indonesia 74%, thấp hơn Singapore 62%, Ngoài ra, từ ngày 15 đến ngày 17/12/2010, Eurocham NFG cùng một số đại diện báo chí và Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đã làm một cuộc khảo sát tại Singapore và Malaysia về vấn đề biến động giá sữa. Kết quả cho thấy: - Sữa Enfapro A+ lon 850 gram, giá tại siêu thị Carrefour (Malaysia) là 504.074 đồng/lon, tương đương 593 đồng/gram. Sản phẩm Enfapro A+ tương tự ở Việt Nam có giá bán lẻ 341.000 đồng/lon 900 gram, tương đương 379 đồng/gram. - Sữa Nan Pro 3 lon 900 gram tại siêu thị Carrefour (Singapore) giá bán lẻ tương đương 460.783 đồng/lon; trong khi giá ở Việt Nam là 307.100 đồng/lon. Như vậy, khẳng định trên hoàn toàn đúng. Giá sữa trẻ em trong giai đoạn 2010 – đầu 2011 là không cao so với các nước trên thế giới. c) Giá sữa năm 2011 Cuộc thống kê 9 tháng đầu năm 2011 đã chỉ ra rằng tháng nào cũng có ít nhất một nhãn sữa tại Việt Nam tăng giá. Theo đó, giá sữa đã tăng từ 4-15% so với trước. Các loại sữa bột Dutchlady, Friso, Friso Gold đồng loạt tăng từ 54.000-81.000 đồng/hộp. Như đã trình bày ở trên, trái ngược hoàn toàn với Việt Nam, giá sữa thế giới giai đoạn này đang giảm, nhất là từ tháng 4/2011 lại càng giảm mạnh. Đến cuối năm 2011, có khá nhiều hãng sữa tham gia chiến dịch bình ổn giá. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người tiêu dùng. Ví dụ, Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam 5 (Vinamilk) cam kết không tăng giá bán nhóm sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em dưới 12 tháng. Công ty Cổ Phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) cũng tham gia bình ổn giá. Điều này một mặt làm ổn định thị trường đầy biến động vào dịp cuối năm, mặt khác, nó đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng trong thời kỳ “bão giá” như hiện nay. Tuy nhiên, ở mặt hàng sữa ngoại thì giá vẫn không ngừng tăng. Có thể nói, giá sữa ngoại ở nước ta từ trước đến nay chưa bao giờ giảm. Vào những ngày cuối cùng của năm 2011, sữa Abbott Grow Advance IQ tăng trưởng, hộp 1.8 kg có giá 558.000 đồng tăng lên 608.000 đồng. Sữa bột Abbott Gain Plus IQ hộp 1.7 kg có giá 667.000 đồng tăng lên 727.000 đồng…Mead Johnson cũng tăng giá các mặt hàng Enfagrow, Enfakid với mức tăng 7-8% Một điều đáng quan tâm là giá sữa bột thế giới lại tiếp tục giảm và đã xuống mức giảm thấp nhất trong hơn một năm qua nhưng thị trường sữa nhập khẩu ở Việt Nam chưa bao giờ giảm mà luôn tăng. Đây phải chăng là sự nghịch lý? Hay ẩn sâu đó còn có nhiều nguyên nhân chúng ta chưa được biết? d) Giá sữa đầu năm 2012 Sang năm 2012, một năm mới mở ra và lo lắng về giá sữa sẽ tăng lại bao trùm nhiều gia đình Việt Nam, nhất là khi tâm lý hầu hết các gia đình trẻ Việt Nam muốn con mình sinh ra vào năm Rồng. Dù giá sữa ở Việt Nam đang ở mức khá cao so với các nước trên thế giới nhưng trong thời gian qua, nhất là năm 2012, các hãng sữa đã có nhiều đợt tăng giá. Đúng mùng 1 Tết Âm lịch, Vinamilk đã khởi xướng cho đợt tăng giá với mức tăng 5 – 7%. Ngày 13.2.2012, công ty FrieslandCampina Việt Nam tăng khoảng 700 – 1.500 đồng/sản phẩm (tương đương 5%) các nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan, YoMost, Fristi,… Nestlé VN thì áp dụng điều chỉnh giá lên 8 - 10% đối với một số sản phẩm. Công ty dược phẩm 3A - đơn vị phân phối sữa của Abbott cũng tăng khoảng 9% Chính vì tình hình đua nhau tăng giá sữa như vậy mà một người tiêu dùng đã nói “Gíá sữa liên tục tăng và tăng rất toàn diện, hãng nào cũng tăng, loại nào cũng tăng, chẳng lẽ lại bắt con mình nhịn sữa à, thôi thì đành cầu Trời, cầu Nhà nước mình vậy…” quả thực đáng để chúng ta suy ngẫm! e) Thị phần sữa tại Việt Nam. 6 Cuộc khủng hoảng sữa chứa melamine cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã tạo cơ hội cho các hãng sữa nội “lấn sân” sang thị trường sữa ngoại. Theo nghiên cứu của Euromonitor, thực trạng phân phối trên thị trường sữa của Việt Nam năm 2009 như sau: Vinamilk chiếm 35%; Dutch Lady 24%; các sản phẩm sữa bột nhập khẩu (Mead Johnson, Abbott, Nestlé…) là 22%; 19%, còn lại là các hãng nội địa như Anco Milk, Hanoimilk, Nutifood… Như vậy, các hãng sữa nội thống trị 54% thị trường và các hãng sữa ngoại là 46% còn lại. Từ đó, ta có thể khái quát thị phần sữa ở Việt Nam giai đoạn 2009 như sau: Tuy nhiên, tình hình đó đã hoàn toàn thay đổi trong thời gian gần đây. Theo một thống kê được thực hiện vào 5/11/2011, sữa ngoại chiếm đến hơn 70% thị phần sữa bột Việt Nam, đứng đầu là Abbott, Dutch Lady (tức FreislandCampina hiện nay), Dumex, Nestlé Trong đó, 4 hãng sữa lớn của nước ngoài là Abbott chiếm 32% thị phần sữa bột, Dutch Lady 16%, Dumex 8% và Nestlé là 4,2%. Vậy nên, sữa ngoại nói chung và 4 hãng sữa đang thống trị thị trường Việt Nam nói riêng hoàn toàn có thể dẫn dắt thị trường theo chiều hướng có lợi cho nhà sản xuất, nhà kinh doanh và nhà phân phối. Cứ một hãng tăng giá là nhất loạt đều tăng theo. f) Tình hình chăn nuôi bò hiện nay Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của sản phẩm sữa bột chính là nguồn sữa bò tươi. Hiện nay, ngành chăn nuôi mới chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nguyên nhân là do việc chăn nuôi bò sữa ở nước ta còn diễn ra một cách nhỏ lẻ với hơn 95% các trang trại của nông dân chỉ dưới 10 con/ trại, khâu từ nông trại đến nhà máy còn hạn chế, người nông dân thiếu vốn cũng như trình độ kỹ thuật Điều này nghĩa là hơn 70% nguyên liệu sữa cung cấp cho các nhà máy trong nước sẽ được nhập khẩu từ Châu Âu, New Zealand, Mỹ, Australia và Trung Quốc dưới dạng sữa bột. Bên cạnh đó, tìm hiểu về Số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: năm 2010, tổng đàn bò sữa của Việt Nam là 137 nghìn con, tăng 22 nghìn con so với năm 2009. Cả sản lượng và chất lượng sữa đều tăng. Giá sữa không ngừng tăng cao trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, trên 7 thực tế, người nông dân chăn nuôi bò sữa vẫn không có lời. Giá thu mua sữa hiện dao động từ 11.500 - 12.500 đồng/kg tùy theo chất lượng sữa. Giá thức ăn cho bò và giá sữa bán trên thị trường tăng nhiều lần. Hầu hết các doanh nghiệp đã tăng giá bán sữa 2 – 3 lần trong năm 2011. Trái ngược hoàn toàn, giá mua sữa của các doanh nghiệp dường như tăng không đáng kể (giá sữa 2 năm trước khoảng 9000 đồng/kg). Nếu tiếp tục không có lời, phải chăng trong tương lai chúng ta sẽ không còn nhìn thấy bò sữa? II) Những nguyên nhân khiến cho giá sữa tăng Như thực trạng đã nêu trên, ta thấy thị trường sữa đã và đang biến động không ngừng. Chỉ tính riêng đầu năm 2012, Vinamilk đã khởi xướng cho đợt tăng giá với mức tăng 5 – 7%. Ngay sau đó, thị trường Việt Nam liên tục có sự tăng giá của hàng loạt các hãng sữa khác. Cụ thể, ngày 13/2/2012, công ty FrieslandCampina Việt Nam tăng khoảng 700 – 1.500 đồng/sản phẩm (tương đương 5%) các sản phẩm sữa nước và sữa đặc có đường nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan, YoMost, Fristi,…Nestlé Việt Nam thì áp dụng điều chỉnh giá lên 8 - 10% đối với một số sản phẩm. Công ty dược phẩm 3A - đơn vị phân phối sữa của Abbott cũng tăng khoảng 9% Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc tăng giá sữa đáng ngờ như vậy? Ta có thể đặt hai giả thiết khiến cho giá sữa tăng như sau: 1. Giả thiết cung không đổi, cầu thay đổi: a) Thu nhập: Mặc dù tình hình kinh tế hiện nay xảy ra lạm phát cao nhưng điều này không có nghĩa là thu nhập cùa người dân hạn chế mà ngược lại, thu nhập của người dân, đặc biệt là ở thành thị, đang tăng. Theo như điều tra thì thu nhập của một người năm 2010 là 1.387triệu đồng/tháng, năm 2011 tăng 863 nghìn đồng lên 2.25 triệu đồng/tháng. Còn GDP năm 2010 vượt 100 tỳ USD, năm 2011 vượt 200 tỷ USD. Theo như Định luật nhu cầu Herman Gossen thì ăn, ở, mặc là những nhu cầu cấp thiết nhất của con người, sự thỏa mãn các nhu cầu phụ thuộc vào thu nhập của con người, một khi thu nhập càng cao thì con người càng muốn nâng cao sự thỏa mãn hơn. Và ta có thể gọi đây chính là sự nâng cao chất lượng cuộc sống của con người theo thu nhập. Trở lại với vấn đề sữa thì ta thấy rằng, khi thu nhập của phụ huynh tăng lên, sau khi đã thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất của mình, đó là ăn, mặc, ở, sinh hoạt cần 8 thiết hằng ngày, thì họ sẽ hướng đến nhu cầu cần thiết nhất cho sự phát triển của con cái, đó chính là nhu cầu được uống sữa. Đồng thời Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và mức tăng dân số trên 1%/năm, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng trên 6%/năm là điều kiện để thị trường sữa nói chung, đặt biệt là sữa trẻ em nói riêng tăng trưởng ổn định, ít ra trong vòng 10 năm tới. Chính vì thế, ta thấy được hiện nay, tình hình tiêu thụ sữa trên thị trường không ngừng gia tăng, bởi vì, sữa đã trờ thành nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Ta có thể khẳng định rằng, sự tăng lên về thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của cầu về sữa trên thị trường. b) Thị hiếu Theo như chúng ta biết, thị hiếu tác động lên đường cầu một cách rất rõ ràng, đó chính là: khi người ta càng thích sản phẩm, họ càng sẵn lòng trả giá cao cho sản phẩm ấy và càng muốn thêm nhiều thêm nữa, thị hiếu ở đây chính là mức độ thịnh hành của sữa trong thị trường các sản phẩm thiết yếu hiện nay. Nhìn vào thực tế, ta thấy rằng thị hiếu về sữa ngày càng cao, bởi vì như đã đề cập ở vấn đề a) thì nhu cầu về sự phát triển cả về thể chất và trí não cho trẻ em hiện nay rất cao nên sữa trở nên cần thiết hơn và người ta sẵn sàng trả nhiều tiền để đạt được điều người ta trông đợi. Nhân đây, chúng ta bàn thêm về thị hiếu của người dân đối với sữa nội và sữa ngoại. Đó là có rất nhiều ông bố, bà mẹ tin tưởng vào chất lượng sữa ngoại tốt hơn sữa nội và do đó, cầu về sữa ngoại ở Việt Nam khá cao. Lý do của việc lựa chọn sữa ngoại nhiều hơn sữa nội có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là hai lý do sau đây: Thứ nhất, sau sự cố sữa bày bán ở thị trường bị thiếu hụt lượng đạm nghiêm trọng thông qua con số thông báo trên nhãn không phù hợp với mức độ thực tế do thanh tra đo lường ở thị trường sữa nội địa đã khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ bị mất lòng tin vào sữa nội và chuyển sang sử dụng sữa ngoại, đặc biệt là những loại sữa ngoại có danh tiếng nhằm đảm bảo sức khỏe cho con cái. Thứ hai, đó chính là tâm lý “sính ngoại” của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam. Nhiều người luôn tin tưởng rằng chất lượng của hàng ngoại bao giờ cũng tốt hơn hàng nội vì cho rằng “tiền nào của nấy”. Chính vì thế, dù sữa ngoại mắc 9 hơn nhiều so với sữa nội, họ vẫn cố gắng mua cho con uống với hy vọng con sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, không phải câu “Tiền nào của nấy” luôn đúng, và sữa ngoại tốt hơn sữa nội nên mới mắc hơn. Nguyên nhân khiến cho sữa ngoại mắc hơn sữa nội 1 phần là do tỷ giá ngoại tệ hiện nay tăng và sự gia tăng này ảnh hưởng đến giá nhập khẩu, tăng chi phí tài chính. Năm 2011 vừa qua có thể nói là một năm đầy biến động của tỷ giá khi đồng đôla tăng đáng kể khiến nhiều doanh nghiêp phải chật vật. Kết quả thanh tra cho thấy, từ hồi đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi đã điều chỉnh tăng giá trung bình từ 8% dến 11,5%. Ngoài ra, về chi phí sản xuất sữa nội thì như chúng ta đều biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nguồn cung ứng nông phẩm sẽ rẻ hơn những nước không có nông phẩm sẵn có để cung ứng mà phải đi nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì thế, một khi các công ty sữa nội không phải mất một chi phí quá lớn cho việc nhập khẩu và vận chuyển nguyên liệu sản xuất sữa, thành phần chính là sữa bò tươi, thì sẽ giúp cho giá thành thấp hơn sữa ngoại. c) Số người mua tiềm năng Đối với những mặt hàng khác, có thể số lượng người mua tiềm năng không tác động rõ ràng đến cầu nhưng đối với mặt hàng sữa trong hoàn cảnh hiện nay thì nó có tác động khá lớn đến cầu. Bởi vì, năm 2012 này theo lịch Âm dương ngũ hành là năm Nhâm Thìn, theo như quan niệm của người phương Đông thì sinh con tuổi Rồng rất tốt do đó sẽ rất nhiều các ông bố, bà mẹ muốn sinh con trong năm nay. Chính vì thế, một khi tỷ lệ sinh con tăng sẽ kéo theo sự gia tăng rất nhiều thứ, trong đó có cả cầu về sữa, bởi vì, rất rõ ràng, sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho nên, một cách rất logic, ta có thể suy ra được rằng kể từ năm nay, cầu về sữa sẽ tăng và do đó, có thể kết luận số lượng người mua tiềm năng có tác động lớn đến cầu và rất nhanh chóng, số lượng người mua tiềm năng này sẽ trở thành cầu về sữa. 10 [...]... hệ giữa chúng Tuy nhiên, nghịch lý đó có thể giải quyết được phần nào nếu nhiều biện pháp kinh tế hơn nữa được Nhà nước triển khai nhằm đảm bảo cho cung và cầu sữa được ổn định, đưa giá sữa trở về giá trị thật của nó Với các số liệu về thực trạng, lí giải về nguyên nhân cùng việc trình bày một số giải pháp và dự báo, tiểu luận Những nghịch lý của giá sữa trẻ em tại Việt Nam của chúng tôi hi vọng mang... đẩy giá sữa nguyên liệu thế giới ngày càng tăng cao, từ đó ảnh hướng lớn đến giá sữa trẻ em tại Việt Nam Cùng với nhu cầu của người tiêu dùng đang giảm khiến cho sản lượng sữa nhập khẩu sẽ hạn chế hơn Do đó trong tương lai lượng cung sữa ngoại vào Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần Vì cung và cầu đều giảm nên sữa ngoại sẽ không còn tình trạng đua nhau tăng giá như hiện nay Và một điều tất yếu giá của. .. Vì vậy, trong tương lai, khi nguồn sữa nguyên liệu trong nước đã ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu thì giá sữa trẻ em sẽ có chiều hướng giảm Bên cạnh đó, do các nhà sản xuất trong nước nhận thấy lượng cung sữa ngoại đang giảm dần nên sẽ tăng lượng cung sữa nội nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sữa của người tiêu dùng Như vậy, trong tương lai, dự báo giá sữa trẻ em của các công ty sữa trong nước sẽ có xu hướng tăng... đến một cái nhìn mới về giá sữa trẻ em, những thông tin, giải pháp, dự báo cho vấn đề này 19 CÁC NGUỒN THAM KHẢO 1 Thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam năm 2010 2 Thống kê của Cơ quan Tiếp thị Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 3 Theo Báo cáo khảo sát giá sữa bán lẻ EuroCham NFG 11-2010 4 Theo trang web của Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn 5 Báo Nông nghiệp Việt Nam 6 Báo Vietnamnet.vn 7 Báo Vnexpress.net... Quốc (25 lít/người/năm) Trẻ em tại thành phố lớn tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa, hứa hẹn đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam Ngoài ra, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, tuy không thể bắt kịp với đà tăng giá của sữa ngoại nhưng đủ để mua các sản phẩm sữa trong nước nhằm giúp cho con em mình phát triển chiều cao, cân nặng, trí thông minh… một cách toàn diện Những yếu tố này đã góp... bớt những khoản chi vượt quá khả năng thu nhập của mình Trong khi đó, giá sữa ngoại lại đang “leo thang” một cách bất hợp lý, vì vậy người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm việc chi tiền cho sữa ngoại mà chuyển sang sử dụng những sản phẩm sữa khác thay thế với chất lượng tương đương mà giá thành rẻ hơn Bên cạnh đó, việc giá dầu thế giới tăng trong thời gian qua, cùng với sự trượt giá của đồng Việt Nam. .. đến sự tăng lên của giá sữa hiện nay chính là cầu về sữa đang không ngừng gia tăng III) Dự báo Từ những phân tích ở trên cùng với các giải pháp được đặt ra, có thể dự báo giá sữa trẻ em ở Việt Nam như sau: 1 Về sữa ngoại: 13 Ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới do đó tỷ lệ lạm phát ở nước ta khá cao (năm 2011 là 18,6%), chính nguyên nhân này đã tác động đến tâm lý tiêu dùng của người dân Họ thắt... trưởng chiều cao tương đương các loại sữa ngoại khác và hiệu quả cải thiện cân nặng tốt hơn (Dielac Alpha tăng 830gr, so với nhóm sử dụng sữa ngoại tăng 540gr) Đồng thời giá sữa nội chỉ bằng ¼ giá sữa ngọai nên phù hợp với thu nhập có giới hạn của người tiêu dùng trong thời “bão giá , cũng như với giá sữa hợp lý sẽ đảm bảo một lượng lớn trẻ em trong nước được tiếp cận với sữa - nguồn dinh dưỡng thiết yếu... góp phần làm tăng cầu sữa nội 15 Để đáp ứng sự tăng của cầu, hàng loạt các công ty sữa trong nước mà điển hình như Công ty Vinamilk, Công ty sữa quốc tế - IDP Hà Nội, Công ty sữa tương lai Tuyên Quang, Công ty sữa TH True Milk Nghệ An …đang triển khai chương trình phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa góp phần đưa ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam chuyển sang giai... ổn giá nhưng có quy định thêm biện pháp phải đăng ký giá Quy định doanh nghiệp phải đăng ký giá bán các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý nắm được giá sữa trên thị trường có bất hợp lý hay không Mặt khác, cần hạn chế tình trạng giá nhập khẩu và giá phân phối mặt hàng sữa trong nước có sự chênh lệch khá xa So sánh giữa giá nhập khẩu và giá niêm yết một số mặt hàng sữa . NGHỊCH LÝ CỦA GIÁ SỮA TRẺ EM TẠI VIỆT NAM . 2 I) Thực trạng giá sữa nói chung và giá sữa trẻ em nói riêng tại Việt Nam 1. Tình hình chung về giá sữa thế giới những năm gần đây: Sữa là một trong những. một số giải pháp và dự báo, tiểu luận Những nghịch lý của giá sữa trẻ em tại Việt Nam của chúng tôi hi vọng mang đến một cái nhìn mới về giá sữa trẻ em, những thông tin, giải pháp, dự báo cho. khẩu sữa nguyên liệu sẽ có giá bán sữa trong nước giảm theo thị trường sữa nguyên liệu trên thế giới. Điều này liệu có đúng ở Việt Nam? 2. Tình hình giá sữa Việt Nam những năm gần đây a) Giá sữa