Những vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trên báo chí đương đại
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ ------ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ ĐƯƠNG ĐẠI Sinh viên thực hiện : Bạch Thị Thanh Lớp : K45 Người hướng dẫn : TS. Phạm Thanh Hưng Hà Nội, 4-2003 LỜI NÓI ĐẦU Gia đình là nơi sản sinh ra và nuôi dưỡng con người, duy trì và phát triển nòi giống. Cùng với trường học, xã hội, gia đình là nơi giáo dục, rèn luyện đặc biệt bồi dưỡng những chuẩn mực tình cảm, vun đắp đạo lý làm người trong sâu thẳm tâm linh của mỗi con người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nét truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam là hiếu học. Tri thức là chìa khoá giúp con người giải quyết các mối quan hệ xã hội. Người viết : “Người Việt Nam rất hiếu học con học giỏi là một niềm vinh hạnh cho cha mẹ”. Đạo lý hiếu học có từ xa xưa, xuất phát từ mỗi gia đình, gia đình đóng vai trò quan trọng tạo điều kiện chắp cánh cho một người. Có thể bay cao bay xa. Việc quan tâm tới gia đình là một việc cần làm và phải làm. Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt. Ngày nay các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được củng cố, phát huy trong giai đoạn hiện đại nhưng cũng có không ít những biểu hiện tiêu cực. Nói như L Mooc-gan “gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng nguyên ở một chỗ mà chuyển động từ thấp lên một hình thức cao”. Trải qua rất nhiều những biến đổi thăng trầm của lịch sử, gia đình cũng có những bước đối thay. Hôm nay trong cơ chế thị trường nhân tố gia đình cũng có nhiều đổi khác. Và Báo chí Việt Nam tuy ra đời muộn song cũng có rất nhiều những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước trong đó có yếu tố Gia Đình. Trong khuôn khổ hạn hẹp em xin được trình bày : “Những vấn đề cơ bản của gia đình trên báo chí đương đại thông qua khảo sát tờ Gia Đình Xã Hội trong năm 2002 tới Quý I năm 2003. Ngoài ra đề tài Mở rộng 2 phạm vi còn có một khảo sát và so sánh với số tờ khác như: “Khoa học phụ nữ”, “Nông thôn ngày nay”, “Nông nghiệp Việt Nam”… Do còn hạn chế nhiều về mặt năng lực cũng như điều kiện tiếp xúc thực tế nên đề tài của em còn có nhiều mặt hạn chế, em kính mong sự góp ý, giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô và bè bạn để em có thể làm tốt hơn nữa đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy Phạm Thành Hưng cùng các thầy cô và bạn bè khác. Em xin chân thành cám ơn. Đề tài nghiên cứu của em được chia làm 3 chương : Chương I : Những khái quát chung về gia đình. I. Quá trình hình thành phát triển và vai trò của gia đình. II. Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình Việt Nam. 1. Quan hệ giữa vợ - chồng. 2. Quan hệ giữa cha mẹ - con cái. 3. Quan hệ anh chị em. III. Một số vấn đề mới này sinh trong gia đình Việt Nam hiện nay. 1. Căn bệnh thế kỷ và các tệ nạn xã hội. 2. Bạo lực gia đình. 3. Nếp sống mới. Chương II : Vấn đề gia đình trên báo chí hiện nay. I. Nhiệm vụ báo chí về việc giữ gìn, phát huy và tiếp thu các giá trị tiến bộ trong vấn đề gia đình. 3 II. Các gia đình trên báo chí và tờ GĐXH. 1. Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tư tưởng tình cảm tốt đẹp và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong Gia đình. 2. Báo chí tham gia cuộc đấu tranh chống bạo lực Gia đình. 3. Báo chí giáo dục “Sức khoẻ tình dục”. 4. Báo chí hướng dẫn cách chăm sóc Gia đình. 5. Báo chí - nhịp cầu nối bạn bè. Chương III : Một số hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về Gia đình. I. Các thể loại boá chí chủ yếu được sử dụng 1. Phóng sự. 2. Thư tín 3. Tiểu phẩm II. Một số cách tổ chức tác phẩm báo chí hiệu quả. 1. Chuyên mọc 2. Chuyên trang 3. Chuyên đề III. Đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm báo chí. 1. Văn Phong. 2. Ảnh . Kết luận 4 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIA ĐÌNH I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH. Trong đời sống con người gia đình là môi trường đầu tiên có tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển của con người về tinh thần cũng như thể chất. Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới nhân cách, lối sống của mỗi người, góp phần tích cực xây dựng thái độ của con người đối với xã hội… Gia đình đã tồn tại từ rất sớm trong sự phát triển của nhân loại. Nhưng nghiên cứu lịch sử hôn nhân và gia đình bắt đầu muộn hơn nhiều so với lúc nó ra đời. Ăng-ghen trong tác phẩm kinh điển “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước” cho rằng từ 1861 trở về trước chưa nói gì được về lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình. Ông khẳng định lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình chỉ thực sự bắt đầu từ lúc Ba-Cô-Phen cho ra đời tác phẩm “Mẫu quyền” (1861) - trong tác phẩm này Ba-Co-Phen cho rằng lúc đầu loài người sống trong tình trạng tạo hôn, con cái sinh ra không biết bố mà chỉ biết mẹ… Ba-Co-Phen còn nói thêm rằng : về sau mẫu quyền mới nhường chỗ cho phụ quyền. Bước phát triển tiếp theo trong sự nghiên cứu gia đình gắn với công trình “nghiên cứu lịch sử cổ đại - Hôn nhân nguyên thuỷ” của Mác-Len nam xuất bản 1866. Công lao của nhà khoa học này là khám phá ra thiết chế ngoại hôn, tức hôn nhân ngoại tộc và cho ngoại hôn có tính phổ biến của nhân loại. Nhưng rõ ràng lịch sử nghiên cứu vấn đề gia đình thực sự bước sang một giai đoạn mới khi tác phẩm “xã hội cổ đại” của nhà dân tộc học này L Mooc-gan ra đời (năm 1871) L Mooc- gan là người đầu tiên đã dựng lại lịch sử loài người thông qua năm hình thái gia đình sau : 5 - Gia đình huyết tộc - Gia đình Panalua - Gia đình đối ngẫu. - Giađình phụ hệ gia trưởng - Gia đình một vợ một chồng. Thế nhưng thành tựu mới của khoa học ngày nay đã bác bỏ sơ đồ của L Mooc-gan về năm hình thái gia đình nói trên. Nhiều người cho rằng loài người không trải qua hình thái gia đình huyết tộc trong đó anh chị em là vợ chồng của nhau. Loài người cũng không trải qua hình thái gia đình Panalua theo đó một nhóm anh em trai lấy một nhóm phụ nữ bất kỳ và trái lại một nhóm chị em gái lấy một nhóm đàn ông bất kỳ. Hình thức hôn nhân này nếu có chỉ là một dạng của quần hôn. Đồng thời với việc bác bỏ sơ đồ của L mooc-gan về cái hình thái gia đình các nhà khoa học trên thế giới hiện nay về cơ bản đã thống nhất được cách phân loại gia đình mới là : - Gia đình lớn (hay đại gia đình). - Gia đình nhỏ (hay tiểu gia đình). Tồn tại như một thiết chế xã hội, gia đình luôn phải đảm bảo những chức năng cơ bản như chức năng sinh học, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục, chức năng xã hội, chức năng văn hoá… Những chức năng này tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của gia đình và phản ánh bản chất của gia đình tộc người. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và do ảnh hưởng văn hoá từ bên ngoài vào, các chức năng của gia đình có những thay đổi nhất định. *Chức năng tái sản xuất con người. 6 Tái sản xuất ra con người là chức năng cơ bản và vĩnh cửu của gia đình nhằm duy trì, phát triển nòi giống. Không có chức năng này thì gia đình dòng họ, dân tộc, không tồn tại được. Đối với nhiều dân tộc trên thế giới, đặc giệt với phương Đông những nơi theo khổng giáo và trong đó có Việt Nam việc nối dõi tông đường được xem trọng thì chức năng này có ảnh hưởng to lớn tới đời sống gia đình. *Chức năng kinh tế : Chức năng kinh tế là một chức năng không thể thiếu được của gia đình. Lịch sử của loài người đã chứng mình rằng gia đình dù là đại gia đình hay tiểu gia đình đều là một đơn vị kinh tế. Thực hiện chức năng kinh tế, mọi thành viên trong gia đình đều phải lao động sản xuất và cùng hưởng thụ thành quả của lao động. *Chức năng giáo dục : Gia đình là nơi trưởng thành cái nôi đầu tiên để từ đó con người bước ra ngoài xã hội, hình thành nhân cách… Ảnh hưởng tác động của gia đình đối với các thành viên hết sức to lớn. Trong giai đoạn hiện nay cái tôi cá nhân được khẳng định thì trước hết nó phải được gia đình chấp nhận sau đó mới tới xã hội và cái tư tưởng “một giọt máu đào hơn ao nước lã” vẫn còn nguyên giá trị. *Chức năng xã hội : Gia đình đã được pháp luật quốc tế công nhận từ năm 1984, khi tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng liên hợp quốc công nhận. Trong tuyên ngôn đó có ghi rõ : “Gia đình là một đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội” (điều 16-3) và “nam giới và phụ nữ đến tuổi trưởng thành, không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo đều có quyền kết hôn và lập gia 7 đình (điều 16-1). Như vậy chức năng xã hội của gia đình được thể hiện đầu tiên ở khía cạnh : Gia đình là một đơn vị cơ bản của xã hội, gia đình gắn bó với xã hội. Xã hội loài người tồn tại thông qua sự tồn tại của gia đình. Ở nước ta nhiều gia đình cùng huyết thống làm nên dòng họ… *Chức năng văn hoá : Chức năng văn hoá là một trong những chức năng trọng yếu của gia đình. Gia đình làm nhiệm vụ giữ gìn truyền thống tốt đẹp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi gìn giữ, phát huy bản sắc, bản lĩnh văn hoá dân tộc, hình thành và phát triển những yếu tố văn hoá mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hơn nữa gia đình còn là nơi chống lại mọi sự đồng hoá văn hoá một cách tích cực. Điều này đặc biệt quan trọng khi nước ta luôn bị ngoại bang thống trị, hay trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế - văn hoá với bên ngoài và trong điều kiện do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên nhịp độ quốc tế hoá đời sống các dân tộc ngày một tăng… Hơn nữa gia đình còn là nơi tiếp thu và phát triển các truyền thống văn hoá dân tộc. Các giá trị văn hoá dân tộc được lưu giữ, làm phong phú thêm trong các gia đình. Con người lớn lên nối tiếp nhau gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc chính là nhờ chiếc nôi đầu tiên ấy là gia đình. II. CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM: 1. Quan hệ gứa vợ - chồng : Mối quan hệ vợ chồng ở mỗi hình thái gia đình có sự khác nhau. Ở hình thái gia đình của xã hội phong kiến, người vợ trở thành người đầy tớ chính và không được tham gia vào sản xuất xã hội. Gia đình phong kiến Phương Đông theo mẫu hình nho giáo thì quyền lực 8 thuộc về nam giới “phụ-xướng/Phụ-tuỳ” (chồng nói/vợ làm theo) cao hơn một chút phu-nghĩa/phụ-kính (chống có nghĩa vợ kính trọng). Tuy vậy trong xã hội cổ truyền Việt Nam có ảnh hưởng của nho giáo song các giá trị văn hoá gai đình bản địa vẫn được lưu giữ trong sự ứng xử giữa vợ - chồng. Chẳng hạn các giá trị “hoà thuận” (thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn), “thuỷ chung” (“ở sao chung chuỷ vẹn toàn” - “vợ chồng là nghĩa tao khang”) hay giá trị về “bình đẳng” (“của chồng công vợ”, “chồng nhữ giỏ,vợ như hom”, “lệnh ông không bằng cồng bà”) v.v… Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cởơ tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểuhiện trong việc lựa chọn vợ hoặc chồng một cách tự do của những người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình giữa vợ và chồng. Luật hôn nhân và gia đình của ta là sự thể hiện và là cơ sở pháp lý bảo vệ những giá trị tốt đẹp. Ngoài ra tập quán mới và sức mạnh dư luận xã hội cũng là điều kiện bảo vệ và duy trì những giá trị đó. 2. Quan hệ giữa cha mẹ - con cái Quan hệ này bao gồm sự ứng xử của cha mẹ với con cái và sự ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Mối quan hệ này được biểu hiện trong các hình thái gia đình cũng khác nhau. Trong gia đình phong kiến thì cha mẹ có uy quyền tuyệt đối đối với con cái. Cha mẹ có quyền quyết định mọi công việc về con cái “cha mẹ đặtđâu con ngồi đấy” từ việc học hành, chọn nghề nghiệp, chon “bạn trăm năm”. Nhưng đồng thời văn hoá gia đình phong kiến cũng dạy người ta 9 “phụ từ” (cha phải hiền từ) có trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục con cái. Ứng xử của con cái đối với cha mẹ được biểu hiện ở chữ “hiếu” hay “đạo hiếu”. Con cái phục tùng cha mẹ, kính trọng bề trên và phải thờ phụng tổ tiên. Con cái phải nghe lời cha mẹ, phải làm theo nghề nghiệp của cha mẹ và phải làm vẻ vang cha mẹ. Ở gia đình truyền thống Việt Nam, các giá trị văn hoá biểu hiện mối quan hệ cha mẹ - con cái vừa mang tính cổ truyền bản địa vừa mang tính phong kiến nho giáo. Chúng được biểu hiện tinh tế và sâu sắc, đối với cha mẹ con cái là người nối dõi tổ tông là niềm hạnh phúc : “Có vàng vàng chằng hay phô, có con con nói trầm trồ dễ nghe” (ca dao). Con cái là chỗ dựa của cha mẹ khi về già (cả về giá trị kinh tế và giá trị tinh thần : “Trẻ cậy cha, già cậy con” (tục ngữ). Con cái đối với cha mẹ phải biết đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, phải kính trọng vâng lời nghĩa là phải làm tròn bổn phận “đạo làm con”. Nếu sau khi lấy vợ thấy chồng hay gọi cách khác “lập gia đình” thì họ vẫn có bổn phận chịu ơn nghĩa đối với cha mẹ như trước và họ vẫn biết vâng lời, kính trọng cha mẹ trong lúc còn sống. Về phía cha mẹ khi con cái họ đã ra ở riêng họ vẫn có bổn phận đối với con cái, phải dạy bảo chúng và giúp chúng sửa chữa những thói hư tật xấu hoặc nâng đỡ con cái khi chúng thất bại. Ở gia đình hiện đại những giá trị truyền thống tốt đẹp đó đựơc gìn giữ và phát triển. Tinh thần thương yêu, sự hy sinh của cha mẹ và con cái và sự kính trọng biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Song nhiều yếu tố bảo thù trong mối quan hệ này vẫn tồn tại hoặc có sự biến động thái quá, dẫn đến những tiêu cực trong gia đình. 3. Quan hệ giưa anh- chị - em trong gia đình. 10 [...]... thể và chính xác vai trò của báo chí trong đời sống gia đình được coi là nền tảng của sự phát triển xã hội Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ xin xem xét các vấn đề về gia đình được phản ánh trên các trang gia đình của một số tờ báo như : Gia đình, xã hội, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay, Khoa học phụ nữ trong đó chủ yếu là tờ gia đình xã hội hàng ngày và cuối tuần Báo chí là một “Kênh giao... tin trên báo chí mà là lĩnh vực báo chí có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia, phát huy sức mạnh của mình để bảo vệ những giá trị truyền thống quý báu cũng như tiếp thu những tư tưởng tiến bộ làm cho gia đình Việt Nam mãi là cái nôi sinh thành dưỡng dục con người Việt Nam tốt nhất, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của dân tộc II TRONG GIA ĐÌNH TRÊN BÁO CHÍ : 19 Tính đến cả nước có trên đơn vị báo chí, ... tổng quát các thành tố gia đình Việt Nam đang biến đổi từng ngày từng giờ dưới những hình thức khác nhau, nhưng cái bản chất tốt đẹp của nó thì không hề phai nhạt, có chăng chỉ là “con sâu làm dầu nồi canh” 17 CHƯƠNG II : VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY (Khảo sát báo gia đình xã hội”, Gia đình xã hội cuối tuần” và một số tờ báo khác : “Nông thôn ngày nay” ; “Nông nghiệp Việt Nam ; “Khoa học phụ... đấu tranh bạo lực gia đình Bên cạnh đại dịch AIDS và các tệ nạn xã hội khác luôn là đề tài nóng bỏng được báo chí quan tâm phản ánh thì vấn đề bạo lực gia đình đã được báo GĐXH đề cập một cách thường xuyên, liên tục, số báo này cũng có bài phản ánh về vấn đề này Báo GĐXH đã mở hẳn một diễn đàn hay nói cách khác mở một cuộc toạ đàm trên báo trí thu hút sâu rộng đông đảo bạn đọc tham gia ở mọi lứa tuổi... và cuộc sống gia đình Những vấn đề được nêu trong chuyên mục là những thông tin phong phú đa dạng, những lời khuyên của bác sĩ rất bổ ích cho mọi độc giả 4 Báo chí chăm sóc, dạy cách chăm sóc gia đình Báo chí ngày này không chỉ đơn giản là phản ánh về quan hệ tình cảm nảy sinh trong gia đình mà còn là người hướng dẫn, chăm sóc gia ình bạn với rất nhiều cách khác nhau như các thông tin về sức khoẻ,... làm báo chưa phát hiện hoặc chưa hiểu rõ cụ thể Ý kiến, thông tin của họ còn là những “ý tưởng” đặc sắc hứa hẹn những bài báo tầm cỡ cho nhà báo Báo chí của ta đang ngày càng làm tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của báo chí là “tiếng nói là diễn đàn” của nhân dân cả nước trên mọi lĩnh vực của cuộc sống 27 CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH Gia. .. nền báo chí Việt Nam, các bài viết về vấn đề gia đình luôn có những đặc điểm riêng biệt, phát triển theo xu hướng phù hợp nội dung thông tin về một vấn đề giàu tình cảm” trong khi vẫn hoà vào dòng chảy của báo chí Việt Nam hiện đại I CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG C.Mác từng viết : “người phóng viên báo chí có thể tự coi mình là một bộ phận nhỏ bé của một cơ thể phức tạp, trong đó anh ta được... các lĩnh vực của đời sống xã hội Báo GĐXH viết về vấn đề gia đình có 4 chuyên trang khác nhau như Gia đình và trẻ em” ; Gia đình và pháp luật” ; “Bách khoa gia đình … Sự phân chia nội dung thông tin theo lĩnh vực là xu thế tất yếu của báo chí hiện đại Có ý kiến dự báo rằng tính chuyên sâu của lĩnh vực thông tin sẽ càng được đề cao thậm chí tới mức chuyên biệt 3 Chuyên đề 35 Hình thức tổ chức thông tin... CHÍ : 19 Tính đến cả nước có trên đơn vị báo chí, xuất bản Ấn phẩm các loại với lượng phát hành khoảng triệu bản Sự phát triển về số lượng của báo chí cũng đồng nghĩa với khả năng hình thành dư luận xã hội được nâng cao Báo chí đang ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của mỗi gia đình Việt Nam Trong vấn đề gia đình, như đã nói ở trên, báo chí còn là một thành tố, một sản phẩm văn hoá, vừa là... nay vấn đề tình dục vẫn là vấn đề “tế nhị”, khó nói nên còn rất nhiều tờ “ngại” không đưa lên mặt báo ví như hai tờ “Nông thôn ngày nay” và “Nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn vắng bóng trong khi đó vấn đề tình dục lại là một trong những yếu tố quan tọng 24 ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình cũng như là sức khoẻ của mỗi người Nhận thức một cách tiến bộ, nhìn nhận một cách đúng mực về vấn đề này báo Gia đình . bày : Những vấn đề cơ bản của gia đình trên báo chí đương đại thông qua khảo sát tờ Gia Đình Xã Hội trong năm 2002 tới Quý I năm 2003. Ngoài ra đề tài. vụ báo chí về việc giữ gìn, phát huy và tiếp thu các giá trị tiến bộ trong vấn đề gia đình. 3 II. Các gia đình trên báo chí và tờ GĐXH. 1. Báo chí