1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

73 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 429 KB

Nội dung

Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

Trang 1

Mục lục

g Chương I

Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với

hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội 1.1 Đói nghèo và sự cần thiết phải giảm đói nghèo 6

1.2 Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội

đối với hộ nghèo

1.2.2 Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo 24

1.2.2.

1

Khái niệm: hiệu quả tín dụng trên phương diện Ngân hàng,

hiệu quả tín dụng đối với người nghèo

Trang 2

tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội

huyện Giao Thuỷ 2.1 Thực trạng hộ nghèo tại huyện Giao Thuỷ 28

2.2 Giới thiệu về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã

hội huyện Giao Thuỷ

2.3 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 33

2.3.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 42

Chương III

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội

huyện Giao Thuỷ 3.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm

3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ

nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội

huyện Giao Thuỷ

51

Trang 3

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

Lời mở đầu 1- Tính cấp thiết của đề tài:

Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam

đã dành sự quan tâm đặc biệt của mình vào xoá đói, giảm nghèo Mục tiêunày đang thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ, trong nhữngnăm qua cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã đạtđược những thành tựu rất quan trọng: Nền kinh tế tiếp tục phát triển, xã hội

ổn định, quan hệ ngoại giao mở rộng, tạo được những tiền đề cơ bản để đẩynhanh công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước Song cùng với quá trìnhphát triển đó, bên cạnh sự tăng thu nhập của số đông dân cư vẫn tồn tại một

bộ phận người nghèo khổ Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường, sựtăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự phân hoá giàu nghèo, khoảng cáchgiàu nghèo ngày càng rõ rệt và có xu hướng ngày càng gia tăng

Trước thực trạng đó đã đặt ra nhiều nhiệm vụ đối với Đảng và Nhànước bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, đẩymạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước còn phải quan tâm tới côngcuộc xoá đói giảm nghèo (XĐGN)

Giải quyết vấn đề nghèo đói là một chủ trương lớn, một quyết sáchlớn của Đảng và Nhà nước ta Tại Hội nghị đánh giá Chương trình Mụctiêu quốc gia về XĐGN tháng 10 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ khẳng

định: “Xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài của Đảng, Nhà nước và toàn dân, là trách nhiệm xã hội của mọi cấp, mọi ngành, mọi

tổ chức; nó thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta Xoá đói giảm nghèo có

ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị và nhân văn sâu sắc”.

Nhằm cụ thể hóa chủ trương này của Đảng và Nhà nước, thời gianqua các Bộ, Ngành đã trình Chính phủ ban hành một hệ thống cơ chế,

Trang 5

chính sách và giải pháp để giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụsản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản, để tạo cho họ có cơ hội thuận lợi

tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và trở nên khá giả, giàu có Một trongnhững chính sách và giải pháp quan trọng đó là chính sách tín dụng ưu đãiđối với hộ nghèo

Ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định

số 131/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH)

NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà thực hiệnchính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác Với mục đích khắc phục những tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chếhoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây, tách tín dụngchính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thúc đẩy quá trình hiện đại và lànhmạnh hoá hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời nhằmtập trung và quản lý thống nhất những chương trình tín dụng ưu đãi, phốihợp lồng ghép có hiệu quả những dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việclàm, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển thị trường lao động

Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định” làm chuyên đề tốt nghiệp

của mình

2 Mục đích nghiên cứu:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàngnói chung và tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nói riêng

Trang 6

- Phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tronggiai đoạn 2004 - 2006 tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hộihuyện Giao Thuỷ (PGD NHCSXH).

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tíndụng ngân hàng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của

PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ

- Phạm vi nghiên cứu: Tín dụng đối với hộ nghèo của PGD

NHCSXH huyện Giao Thuỷ

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004 đến năm 2006.

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng về mốiliên hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động tín dụng

- Phương pháp duy vật lịch sử được áp dụng khi xem xét đánh giáthực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH huyệnGiao Thuỷ có gắn với các điều kiện lịch sử nhất định

- Phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng được sử dụng trong quátrình nghiên cứu: Đó là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp kếthợp với quan sát thực tế để làm rõ đề tài nghiên cứu

5 Kết cấu của chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Trang 7

Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ

Trang 8

Chương 1 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

tại Ngân hàng Chính sách xã hội

1.1 đói nghèo và sự cần thiết phảI giảm đói nghèo:

1.1.1 Đói nghèo và hậu quả của đói nghèo:

1.1.1.1 Khái niệm người nghèo:

Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốcgia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệtđáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập

hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, mặc,

ở, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội Sự khác nhau chung

nhất là thoả mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình

độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng,từng quốc gia

Tại Hội nghị về chống đói nghèo do Uỷ ban kinh tế xã hội khu vựcChâu á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vàotháng 9/1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng:

“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục tập quán ấy được xã hội thừa nhận”.

Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith thì cho rằng: “ Con người bị coi

là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể

Trang 9

tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức”.

Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội tổ chức tại CopennhagenĐan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như

sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.

Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh chủ yếucủa người nghèo:

- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu dành cho con người.

- Có mức thu nhập thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo:

Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể chia đói nghèo thànhnhững nguyên nhân sau:

- Nhóm nguyên nhân do chủ quan của người nghèo:

+ Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyênnhân chủ yếu nhất Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sảnxuất kém, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộcsống tối thiểu hàng ngày Có thể nói: thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn

Trang 10

nhất hạn chế sự phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ giađình nghèo.

+ Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổtruyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung, tự cấp là chính, thườngsống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiệnthông tin, con cái thất học… Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo khôngthể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanhdẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả

+ Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế Bìnhquân nhân khẩu lớn nhưng lao động ít

+ Đất đai canh tác ít, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm,lười biếng, mắc các tệ nạn xã hội Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫnđến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị goá phụ dẫn tớithiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khoẻ có khả năng đảm nhiệm nhữngcông việc nặng nhọc

+ Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ởnhững nơi hẻo lánh xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thườngxuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh… Cũng chính do thường sống ởnhững nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn mà hàng hoá của họ sản

xuất ra thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất

lượng hàng hoá giảm sút do lưu thông không kịp thời

- Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách:

Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín

Trang 11

dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách tronggiáo dục - đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh, định cư, kinh tế mới

và nguồn lực đầu tư còn hạn chế…

- Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội:

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động đến sản xuất nông nghiệpcủa các hộ gia đình nghèo, ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt: thiên tai,

lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hìnhphức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả củachiến tranh để lại, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có là những vùng cónhiều hộ nghèo đói nhất

* Những đặc trưng cơ bản của hộ nghèo:

- Đặc trưng cơ bản và dễ nhận diện nhất đó là hộ gia đình nghèothường thiếu việc làm

- Người nghèo đa phần là những nông dân sống ở các vùng nôngthôn, cơ bản họ vẫn còn tư liệu sản xuất như ruộng đất Nhưng họ thiếuvốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức sản xuất

- Đa số người nghèo có trình độ học vấn thấp, bị hạn chế về khả năngtiếp cận kỹ năng, kỹ thuật sản xuất tiên tiến và những thông tin thị trường

- Những hộ nghèo thường rất dễ bị tổn thương bởi những biến cốkhách quan mang tính thời vụ hoặc những biến động bất thường xảy ra

- Các hộ nghèo thường có nhiều con hoặc có ít lao động trong giađình, chịu những áp lực lớn về chi phí y tế, giáo dục, phải tốn kém nhiều đểgiữ gìn, nâng cao nguồn nhân lực

- Các hộ nghèo thuộc dân tộc ít người thường chịu nhiều bất lợi do bịtách biệt về mặt địa lý và về mặt xã hội

Trang 12

- Những hộ nghèo ở thành thị đa phần là những người thất nghiệphoặc có những việc làm không ổn định.

- Hộ nghèo ở các vùng nông thôn có một số rơi vào tình trạng không

có đất do phải cầm cố, cho thuê hoặc bán để chi tiêu vào những lúc khókhăn, thiếu thốn trong cuộc sống và cũng có rất nhiều hộ nghèo có ít đấtđai

1.1.1.2 Hậu quả của đói nghèo:

- Cản trở tăng trưởng kinh tế: nghèo đói ăn không đủ, vốn sản xuất

không có dẫn đến thất nghiệp, không có thu nhập làm cho kinh tế của toàn

xã hội không phát triển

- Kìm hãm phát triển con người: nghèo đói làm cho các em nhỏ

không có điều kiện cắp sách tới trường dẫn đến mù chữ, trình độ học vấnthấp không đủ kiến thức để đáp ứng yêu cầu sản xuất của nền kinh tế mới,gây cùng cực cho người nghèo

- Bất bình đẳng xã hội: quy luật từ sự đói nghèo dẫn đến hậu quả hết

sức nghiêm trọng nó đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xãhội, hố ngăn cách giầu nghèo ngày càng tăng, phát sinh tệ nạn cho vaynặng lãi và bán sản phẩm trước kỳ thu hoạch của các hộ nông dân

- Phá huỷ môi trường: từ nghèo đói con người sẽ huỷ hoại và khai

thác rừng bừa bãi làm ô nhiễm môi trường sinh thái

- Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững: thiếu vốn, thiếu

việc làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, gia tăng buôn lậu,tham nhũng, hối lộ…

* Thực trạng hộ nghèo ở Việt Nam:

- Chuẩn mực phân loại hộ nghèo đói:

Trang 13

Chuẩn nghèo (hay còn gọi là ngưỡng nghèo hoặc tiêu chuẩn nghèo)

là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo Hầu hết chuẩnnghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu

Những người được coi là người nghèo khi mức sống của họ được đo

qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn một mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo Những người có mức thu nhập (hoặc chi tiêu)

ở trên chuẩn này là người không nghèo

Chuẩn nghèo là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói Mộtthước đo nghèo đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách củachính phủ tới nghèo đói; cho phép so sánh nghèo đói theo thời gian; tạođiều kiện so sánh với các nước khác và giám sát chi tiêu xã hội theo hưóng

có lợi cho người nghèo Ngoài ra còn định hướng chính sách hướng vàongười nghèo để cải thiện vị thế của họ như: xây dựng các chính sách hỗ trợngười nghèo theo các nguyên nhân nghèo đói khác nhau, xây dựng cácchính sách hỗ trợ giảm nghèo theo vùng, tình trạng việc làm, văn hoá, giớitính

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thước đo khác nhau, tuỳ vào từngđiều kiện cụ thể mà các quốc gia có thể lựa chọn để sử dụng cho mìnhphương pháp xác định cho phù hợp

Chỉ tiêu đánh giá về đói nghèo của Việt Nam là lấy thu nhập bình

quân đầu người một tháng (hoặc năm) được đo bằng giá trị hay hiện vật quy đổi bằng lương thực (gạo) để đánh giá.

+ Thực trạng xác định chuẩn nghèo của nước ta thời kỳ 2001-2005:

Trong những năm qua, Việt Nam tồn tại song song một số phươngpháp xác định chuẩn nghèo phục vụ các mục đích khác nhau Đó là cách

Trang 14

xác định chuẩn nghèo và hộ nghèo của Bộ Lao động Thương binh và xãhội, Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới Cụ thể như sau:

Vùng đô thị là 150 nghìn VNĐ/tháng/người (1,8 triệuVNĐ/tháng/người)

Vùng nông thôn đồng bằng là 100 nghìn VNĐ/tháng/người (1,2 triệuVNĐ/tháng/người)

Vùng nông thôn miền núi là 80 nghìn VNĐ/tháng/người (9,6 triệuVNĐ/tháng/người)

+ Chuẩn nghèo mới áp dụng cho Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010:

Điểm nổi bật trong viêc xây dựng chuẩn nghèo mới thời kỳ 2006

-2010 là đã thống nhất về khái niệm, nội dung và phương pháp xác địnhchuẩn nghèo giữa các cơ quan có liên quan, đặc biệt là Bộ lao động thươngbinh xã hội và Tổng cục thống kê Chỉ sử dụng một chuẩn nghèo quốc giaduy nhất và từng bước tiếp cận phương pháp xác định của quốc tế để tạođiều kiện cho việc hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực XĐGN

Cụ thể giai đoạn từ năm 2006 - 2010 quy chế quy định như sau:Đối với khu vực thành thị: hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thunhập bình quân đầu người một tháng dưới 250.000 đồng

Đối với khu vực nông thôn: hộ nghèo là những hộ gia đình có mứcthu nhập bình quân đầu người một tháng dưới 200.000 đồng

- Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam:

Thành tựu của quá trình đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộngtới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước đã đưa nước ta thoát khỏicuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và bước vào một giai đoạn phát triển mới,

Trang 15

đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến tới phát triển công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo, nhiều chỉtiêu kinh tế bình quân đầu người còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao

Phần lớn hộ nghèo tập trung ở nông thôn (chiếm 80% số hộ nghèo là các

hộ nông dân) và thường rơi vào các nhóm hộ độc canh cây lúa, sản xuất tự

cung tự cấp, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu lao động, thiếu việc làm hoặc việclàm kém hiệu quả, thu nhập thấp, không có khả năng tích luỹ để tái sảnxuất giản đơn

Việt Nam thuộc nhóm các nước nghèo của thế giới, tỷ lệ hộ đóinghèo khá cao Nếu tính theo chuẩn đói nghèo của Việt Nam năm 2002 cònkhoảng 2,4 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14% tổng số hộ toàn quốc Theochuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thì tỷ lệ hộ nghèo cảnước là 22% tương đương với 4 triệu hộ nghèo

- Đặc điểm cơ bản người nghèo ở Việt Nam:

Những người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sốngkhác hẳn với những khách hàng khác thể hiện:

+ Những người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giaotiếp hẹp thường bó gọn trong làng, xã…

+ Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh

Vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mởmang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường Do đó, sảnxuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá

và đối tượng sản xuất kinh doanh thường hay thay đổi

Trang 16

+ Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hoá củangười nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng.

Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang làtrở ngại, người nghèo thường sinh sống ở những nơi mà cơ sở hạ tầng cònyếu kém

Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủyếu hoặc những ngành nghề thủ công, buôn bán nhỏ Do vậy, nhu cầu sửdụng vốn của người nghèo mang tính thời vụ

1.1.2 Sự cần thiết phải giảm đói nghèo:

Ngày nay, thế giới đã và đang phát triển ở đỉnh cao chưa từng cótrong lịch sử gắn liền với một nền văn minh rực rỡ Nhưng bên cạnh đó vẫncòn tồn tại đói, nghèo mang tính toàn cầu Theo ước tính của Ngân hàngthế giới, hiện nay có hơn 1 tỷ người trên hành tinh còn sống trong nghèođói với mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1USD một ngày và trên 2

tỷ người có mức thu nhập dưới 2USD một ngày

Với những nước chậm phát triển, đói, nghèo đang là vấn đề nhứcnhối, một thách thức lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Đói, nghèokhông những chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn liên quan đến nhiềuvấn đề chính trị, văn hoá, xã hội và tính nhân đạo trong cuộc sống Nghèocũng là sự phản ánh tình trạng của sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội,biểu hiện ra ở phân tầng xã hội, phân hoá giai cấp và phân cực xã hội.Trong giai đoạn hiện tại thương mại hoá toàn cầu là xu hướng phát triểncủa kinh tế thế giới, trong kinh tế thương mại qui luật cạnh tranh đã thúcđẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đều, càng làm sâu sắc thêm sựphân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong một quốc gia, giữa các quốc gia

Trang 17

với nhau và các châu lục Qua kinh nghiệm của một số nước cho thấy, khikinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu, năng suất lao động càng cao baonhiêu nếu không giải quyết các vấn đề xã hội như: công bằng trong phânphối, chống tình trạng bóc lột thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân

cư lại càng bức xúc và dễ có nguy cơ dẫn đến xung đột Điều đó được thểhiện rõ nét và trực tiếp ở bức tranh ảm đạm của thế giới về tình trạng bấtbình đẳng trong phân phối thu nhập, về tốc độ tăng thu nhập không đều của

các cá nhân và các nhóm dân cư, cũng như các giai cấp trong xã hội (giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột) Khoảng cách về mức thu nhập của

người nghèo so với người giàu ngày càng có xu hướng dãn rộng ra đang làvấn đề có tính toàn cầu Chính vì thế, cho nên công cuộc xoá đói giảmnghèo đối với mọi quốc gia luôn đóng một vai trò cần thiết và quan trọngtrong suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Vì thế trong giaiđoạn hiện nay hầu hết các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, mặc

dù dưới những thể chế chính trị khác nhau nhưng đều có mục tiêu làm choquốc gia mình, dân tộc mình giàu có hơn

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến vấn

đề tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Nhất là các quốc gia nghèocàng có yêu cầu bức thiết hơn Vì chính bản thân việc đói, nghèo là một bấtlợi lớn cho việc phát triển kinh tế Nhưng nếu phát triển kinh tế thiếu bềnvững và thực hiện chính xã hội thiếu công bằng thì sẽ dẫn đến việc tỷ lệnghèo tăng lên đáng kể Tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện để giảm thiểu

sự nghèo khó của một quốc gia Thực tế trong vòng một trăm năm trở lạiđây, tỷ trọng phát triển kinh tế thế giới tăng lên với tốc độ cao gấp nhiềulần so với các thế kỷ trước đó, nhưng tỷ lệ người nghèo cũng tăng lênkhông ít Đã có hơn một tỷ người sống trên trái đất này là nghèo khó Do

Trang 18

vậy, trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các quốc gia đều quantâm đến việc giảm thiểu sự đói, nghèo.

Đói, nghèo thường là nguyên nhân xảy ra bất ổn định xã hội, xungđột giai cấp, xung đột chính trị Là nhân tố tác động ngược lại quá trìnhtăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Vì thế, hầu hết các quốc gia, nhất

là các nước đang phát triển, mặc dù có những thể chế chính trị xã hội khácnhau nhưng đều có mục tiêu chung đó là làm thế nào để giảm thiểu tìnhtrạng đói, nghèo, ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế, làm cho quốc giamình, dân tộc mình giàu có hơn Xoá đói giảm nghèo đóng một vai tròquan trọng cần thiết

Hơn nữa, trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảmnghèo có mối quan hệ biện chứng Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở, điều kiệnvật chất để giảm nghèo Ngược lại giảm nghèo là nhân tố đảm bảo cho sựtăng trưởng kinh tế mang tính bền vững Tuy nhiên trong mối quan hệ này,giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc vào yếu tố tăngtrưởng kinh tế

1.1.3 Các biện pháp để giảm đói nghèo:

* Chủ trương chính sách và các biện pháp hỗ trợ người nghèo của Việt Nam:

Quyết định cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề

ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mụctiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh

Do vậy, hỗ trợ người nghèo là một đòi hỏi khách quan Xuất phát từcăn nguyên của sự đói nghèo, nó khẳng định một điều: Mặc dù kinh tế đấtnước có tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng

Trang 19

về XĐGN thì các hộ nghèo cũng không tự thoát khỏi đói nghèo được.Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách đặc biệt để trợ giúpngười nghèo nhằm dần dần thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo nhưngkhông phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho người nghèo vươnlên bằng những chính sách và giải pháp cụ thể là:

- Tiến hành điều tra, nắm được tình trạng hộ nghèo và thực hiệnnhiều chính sách đồng bộ như: tạo công ăn việc làm, chuyển giao kỹ thuật,xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ ở vùng nghèo, cho hộ nghèo vayvốn, cung cấp thông tin cần thiết tạo cho hộ nghèo có thể tiếp cận với thịtrường và hoà nhập với cộng đồng

- Hỗ trợ về giáo dục, y tế, hướng dẫn hộ nghèo cách thức làm ăn,khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…

- Có các chương trình hỗ trợ đặc biệt các dân tộc thiểu số có khókhăn đặc biệt

- Thực hiện định canh, định cư, di dân kinh tế mới

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN và cán bộcác cấp xã thuộc vùng nghèo, xã đặc biệt khó khăn

- Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèonhư miễn giảm thuế, học phí, viện phí…Đối với hộ nghèo không còn khảnăng lao

động tạo ra nguồn thu nhập, nhà nước sẽ trợ cấp hàng tháng và vận độngcác tổ chức đoàn thể, quần chúng các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hìnhthức khác nhau

Trang 20

- Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các Chính phủ, các tổ chức phiChính phủ để giúp đỡ nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm.

1.2 Hiệu quả tín dụng của NHCSXH đối với hộ nghèo:

1.2.1 Ngân hàng Chính sách xã hội:

1.2.1.1 Tổ chức, bộ máy, mục tiêu hoạt động của NHCSXH:

* Tổ chức của NHCSXH gồm:

- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội

- Có 64 chi nhánh đặt tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

có Sở giao dịch và Trung tâm đào tạo đặt tại Hà Nội

- Có gần 600 đơn vị NHCSXH cấp huyện thuộc 64 tỉnh, thành phốtrong cả nước

- Có hơn 8.000 điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại UBND cấp xãtrên phạm vi toàn quốc

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Sở giaodịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh và Phòng giao dịch thực hiện theo quyđịnh của Hội đồng quản trị

Quản trị NHCSXH là Hội đồng quản trị với 12 thành viên, trong đó

có 9 thành viên kiêm nhiệm là đại diện có thẩm quyền của: Văn phòngChính phủ, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, BộLao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Uỷ ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện HĐQT do Chủ tịch hoặcPhó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban và các thành viên

Trang 21

là đại diện có thẩm quyền của các ngành, tổ chức như HĐQT nêu trên doChủ tịch UBND cùng cấp quyết định.

* Bộ máy hoạt động của NHCSXH:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành của Hội sở chính:

+ Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc

+ Ban kiểm soát

+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

+ Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ

- Tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo và các Chi nhánh bao gồm:

+ Giám đốc, các Phó giám đốc

+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

+ Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ

- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc Chi nhánhNHCSXH cấp tỉnh nơi không có Chi nhánh NHCSXH Phòng giao dịch cócon dấu Điều hành Phòng giao dịch là Giám đốc

* Mục tiêu hoạt động của NHCSXH:

Ngân hàng Chính sách xã hội là một định chế tài chính của Nhànước, được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ

NHCSXH hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mụcđích lợi nhuận được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỷ đồng vàcấp bổ sung hàng năm phù hợp với quy mô hoạt động, được Nhà nước đảm

Trang 22

bảo khả năng thanh toán, không phải dự trữ bắt buộc và không phải nộpthuế cho ngân sách Nhà nước.

Nhiệm vụ của NHCSXH là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhànước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay

ưu đãi để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải tạo đời sống, góp phầnthực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định

xã hội

1.2.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHCSXH:

- NHCSXH huy động vốn theo kế hoạch hàng năm được Chính phủphê duyệt để tạo lập nguồn vốn cho vay

- Nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế,

tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, cáchội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vayvốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

- Cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách kháctheo quy định của Chính phủ

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

1.2.1.3 Tín dụng đối với người nghèo:

* Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với người nghèo:

Thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, cung cấp vốn tín dụngngân hàng cho người nghèo vay, luôn đóng một vai trò quan trọng, cầnthiết trong việc giúp đỡ về tài chính cho người nghèo khi thiếu vốn để sảnxuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát cảnh đóinghèo Trong các nguồn tài chính cho người nghèo thì nguồn vốn tín dụngcủa ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn cung cấp đếnngười nghèo, vừa mang tính thương mại hơn, phù hợp hơn với cơ chế kinh

Trang 23

tế thị trường, vừa phát huy hiệu quả hơn so với các nguồn vốn khác trongcông tác xoá đói giảm nghèo Chính vì thế tín dụng ngân hàng đối vớingười nghèo luôn giữ vai trò cần thiết, quan trọng trong chương trình xoáđói giảm nghèo Bởi vì tín dụng ngân hàng có những vai trò như:

Vai trò làm đầu mối huy động mọi nguồn vốn dành cho người nghèo:

tổ chức tín dụng cho vay người nghèo là nơi huy động các nguồn vốn phục

vụ cho chương trình xoá đói giảm nghèo, là địa chỉ cần thiết để các tổ chức,

cá nhân thể hiện mối quan tâm đối với người nghèo thông qua việc gửi vốn

có lãi hoặc không lãi để cho người nghèo vay

Đồng thời, thông qua hoạt động huy động vốn để cho người nghèovay, được triển khai rộng rãi trong cộng đồng dân cư và những hộ nghèothông qua tổ nhóm tiết kiệm đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm đối với sựnghiệp xoá đói giảm nghèo, phát huy nội lực bản thân, nộ lực từng vùng vàkhu vực, để thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo Có thể sốlượng huy động trong cộng đồng người nghèo không nhiều, song qua đócũng hình thành dần ý thức tích luỹ đầu tư, tạo thói quen tiết kiệm và gửitiền vào ngân hàng, đồng thời sử dụng các dịch vụ ngân hàng như chuyểntiền, nhận tiền

Cung cấp vốn tín dụng đối với người nghèo, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống: vốn tín dụng cho

người nghèo, đã góp phần cải thiện tình hình thị trường tài chính khu vựcnông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người gặpkhó khăn, những vùng có nhiều hộ nghèo sinh sống, hạn chế được nạn chovay nặng lãi, tình trạng bán, gán, cầm cố ruộng đất hoặc tình trạng bán sảnphẩm non ở các khu vực nông thôn đối với hộ nghèo Khi có nhu cầu sản

Trang 24

xuất kinh doanh họ phải vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất hoặc nhận bán sảnphẩm non để có vốn đầu tư sản xuất và chi phí cho cuộc sống gia đình, dovậy áp lực tài chính đối với những hộ nghèo rất nặng nề Khi có nguồn vốntín dụng cho người nghèo đến với những hộ nghèo đã giải toả phần lớn các

áp lực về tài chính Nhất là khi hộ nghèo vay vốn bị rủi ro bất khả kháng,tuỳ mức độ thiệt hại, Nhà nước có chính sách xử lý gia hạn nợ, giãn nợ,khoanh hoặc xoá nợ Như vậy, hộ nghèo không bị áp lực tâm lý về khoản

nợ không trả được do rủi ro khách quan Mặt khác nguồn vốn tín dụng đốivới người nghèo cho vay với lãi suất ưu đãi cũng đã góp phần hạn chế tìnhtrạng cho vay nặng lãi thường xảy ra trước đây ở các vùng nông thôn

Vốn tín dụng ngân hàng dành cho người nghèo góp phần tạo nhiều

cơ hội việc làm cho người nghèo: vốn tín dụng cho người nghèo đã góp

phần tạo việc làm cho nhiều lao động, phát huy tiềm năng sẵn có củanhững hộ gia đình nghèo Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầungười hiện nay ở các vùng nông thôn của nhiều nước quá thấp Trong khi

đó, số lao động ở nông thôn ngày càng tăng, sản xuất thuần nông trên thờigian làm việc của một lao động trong năm gom lại chỉ khoảng 100 ngày.Còn hơn 2/3 thời gian lao động trong năm của nông dân là nông nhà, thấtnghiệp Tình trạng thất nghiệp diễn ra khá phổ biến ở các vùng nông thôn.Đặc biệt hộ nghèo thường là những gia đình đông con, không có việc làm,thu nhập thấp không đảm bảo chi tiêu, là gánh nặng trong cuộc sống.Thông qua vốn tín dụng cho người nghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghề ởnông thôn, như chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụsản xuất và đời sống cũng như thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống.Nhờ vậy đã giải quyết việc làm cho nhiều chục vạn lao động, giải quyếtphần lớn thời gian nông nhàn, tận dụng lao động để khai thác ngành nghề

Trang 25

truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho người nghèo tựvận động, phát huy tính nhân bản, vượt qua khó khăn, nghèo đói hoà nhậpdần dần vào cơ chế kinh tế thị trường.

Vốn tín dụng cho người nghèo góp phần nâng cao thu nhập của hộ nghèo: vốn cung ứng cho người nghèo thông qua hình thức tín dụng đã góp

phần tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, nâng cao đời sống và giúpnhiều vạn hộ nghèo vượt qua ngưỡng đói nghèo

* Các hình thức cho vay:

Cơ bản hiện nay vận dụng cho vay theo hai phương thức Cho vaytrực tiếp và cho vay cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức tín dụng hoặccác tổ chức đoàn thể Mỗi loại phương thức cho vay có những ưu điểmriêng nhưng cũng có tồn tại nhất định:

- Đối với phương thức cho vay trực tiếp phải có một tổ chức tín dụngchuyên trách thực hiện cho vay hộ nghèo, khi cho vay sẽ quản lý vốn chặtchẽ hơn, nghiệp vụ chuyên môn sâu hơn sẽ phát huy hiệu quả đồng vốn tốthơn và tiếp cận xã hội trên diện rộng nên thuận lợi cho việc huy độngnguồn vốn Nhưng chi phí để thực hiện cho vay tốn kém hơn

- Đối với phương thức cho vay gián tiếp, có mặt lợi là chi phí để thựchiện cho vay tiết kiệm, cộng đồng trách nhiệm trong công tác xoá đói giảmnghèo Nhưng quản lý khó khăn hơn, dễ bị phân tán, hạn chế trong việchuy động vốn

Do vậy quá trình thực hiện xoá đói giảm nghèo để phát huy mặt lợi,hạn chế mặt bất lợi trong các phương thức đã nảy sinh phương thức kết hợp

đó là phương thức uỷ thác từng phần, vừa kết hợp trách nhiệm cộng đồngvừa nâng cao việc quản lý đồng vốn tín dụng

Trang 26

* Các đối tượng cho vay của NHCSXH:

- Hộ nghèo

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết

120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc

khu vực II, III miền núi, vùng sâu, vùng xa (gọi là chương trình 135).

- Cho vay chương trình nhà ở cho các hộ dân vùng ngập lũ đồng bằngsông Cửu Long

- Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôntheo quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chínhphủ

- Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nguồn vốn KFW (Ngân hàngTái thiết Đức)

- Cho vay dự án trồng rừng thương mại tại 4 tỉnh miền trung là ThừaThiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định

- Cho vay một số đối tượng khác cho các chính sách phát triển nôngnghiệp, nông thôn theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và các chươngtrình tín dụng chính sách uỷ thác từ tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

* Lãi suất cho vay:

NHCSXH cho vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của cácNgân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác và áp dụng cùng một mứclãi suất cho tất cả các loại cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay

Trang 27

Hiện nay, lãi suất cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo từ01/01/2006 là 0,65%/tháng.

Trong đó có một số đối tượng chính sách được vay với mức lãi suấtthấp hơn gồm:

+ Người nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn là 0,6%/tháng.+ Người vay vốn là người tàn tật vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyếtviệc làm là 0,5%/tháng

+ Cho vay nhà ở các hộ dân vùng ngập lũ thuộc khu vực đồng bằngsông Cửu Long là 0,25%/tháng

Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳmột khoản phí nào khác

Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ tháccủa chính quyền địa phương, của tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thựchiện theo hợp đồng uỷ thác

Biểu số 01: Cho vay hộ nghèo NHCSXH từ năm 2003-2005

n v tính Đơn vị tính ị tính : T ỷ đồng, 1000 hộ đồng, 1000 hộ ng, 1000 h ộ

2003

Năm 2004

Năm 2005

1 Doanh số cho vay trong năm 3.476 5.989 7.021

2 Doanh số thu nợ trong năm 2.250 2.631 3.743

Trang 28

3 Dư nợ

Trong đó: Nợ quá hạn

8.2497,0

11.609,5

5,6

14.8914,1

5 Dư nợ bình quân 1 hộ (Tr đ) 2,9 3,6 4,2

6 Số hộ thoát ngưỡng nghèo 314.633 229.150 229.356

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)

Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2003 tăng so

với năm 2002 là 1.227 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 17%) Dư nợ hộ nghèo năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.361 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 40,7 %); năm 2005 so với năm 2004 là 3.282 tỷ đồng (tăng 28,3%).

Thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ nguồn vốn tín dụng củaNHCSXH tập trung ưu tiên cho các tỉnh Miền núi, Tây Nguyên, vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Tuy nhiên ở những vùng này do trình độdân trí còn thấp bên cạnh đó cơ sở hạ tầng còn hầu như chưa có gì do vậyviệc đầu tư tín dụng cho hộ nghèo còn nhiều khó khăn

Trong tổng dư nợ cho vay hộ nghèo là 14.892 tỷ đồng, dư nợ cho vaytrung hạn là 11.698 tỷ đồng chiếm 78,6 % tổng dư nợ, cho vay ngắn hạnchỉ chiếm 21,4 % tổng dư nợ Dư nợ cho vay hộ nghèo phân theo vùngkinh tế như sau:

Biểu số 02: Dư nợ cho vay hộ nghèo theo vùng kinh tế các năm 2002-2005

n v tính Đơn vị tính ị tính : T ỷ đồng, 1000 hộ đồng, 1000 hộ ng, 1000 h ộ

Năm 2004

Năm 2005

1 Vùng Miền núi và Trung du phía

bắc

2.080 2.371 2.980 3.777

2 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1.335 1.514 1.999 2.382

Trang 29

3 Vùng Khu Bốn cũ 1.313 1.577 2.121 2.456

4 Vùng Duyên hải Miền trung 795 1.018 1.435 1.776

7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 846 1.032 1.668 2.445

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)

Dư nợ phân theo ngành kinh tế: nguồn vốn của NHCSXH đầu tư

vào ngành nông nghiệp là chủ yếu chiếm hơn 82% đầu tư vào các ngànhkhác chiếm tỷ trọng nhỏ

1.2.2 Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo:

1.2.2.1 Khái niệm: hiệu quả trên phương diện Ngân hàng, hiệu quả tín dụng đối với người nghèo:

* Hiệu quả trên phương diện Ngân hàng:

Theo lý thuyết kinh tế tiền tệ, tín dụng ngân hàng thương mại được

khái niệm như là hoạt động thường xuyên của những tổ chức trung gian tàichính, thường là các ngân hàng thương mại Đó là việc nhận tiền gửi và sửdụng số tiền đó để cho vay và cung ứng dịch vụ ngân hàng Trong đónghiệp vụ cho vay là chủ yếu và đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàngthương mại Mục đích chính của hoạt động ngân hàng thương mại để tồntại và phát triển là phải tạo ra mức chênh lệch dương giữa lãi suất huy động

và lãi suất cho vay hay nói đúng hơn là phải có một khoản lợi nhuận

* Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo:

Có thể đưa ra khái niệm chung nhất về tín dụng ngân hàng đối với

người nghèo là: Tín dụng ngân hàng đối với người nghèo, đó là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, cho người nghèo vay

Trang 30

theo một chính sách ưu đãi nhất định, để người nghèo dùng vào việc sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia

về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với người nghèo là hoạt động kinh tế mang tính chính sách không vì mục đích lợi nhuận.

Như vậy, tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo là loại hình hoạt độngkinh tế mang tính chất chính sách xã hội Nhưng vì bản chất của tín dụng làmột loại hình cung cấp tài chính, chịu ảnh hưởng bởi các quy luật kinh tếkhách quan trong cơ chế thị trường như: quy luật cung cấp, quy luật cạnhtranh, quy luật giá trị Do vậy những vấn đề lãi suất cho vay như thế nào?Lãi suất huy động ở mức nào để huy động được? Nguồn vốn cần baonhiêu? Điều kiện cho vay như thế nào để phù hợp với người nghèo? Căn cứchuẩn mực đói nghèo như thế nào để cho vay? Để giải quyết những vấn

đề này tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia đưa ra những giải pháp khácnhau Riêng đối với Việt Nam do điều kiện môi trường kinh tế xã hội cótính đặc biệt hơn nên cung cấp tín dụng phục vụ người nghèo áp dụng ưuđãi về điều kiện vay, xử lý khi rủi ro và với lãi suất ưu đãi

Tuỳ theo điều kiện của mỗi nước mà cách vận dụng có khác nhau,nhưng nhìn chung tín dụng ngân hàng đối với người nghèo đó là việc huyđộng các nguồn vốn có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cưtrong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế xã hội, đồng thời có thể vay hoặcnhận nguồn vốn uỷ thác các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước đểcho những hộ gia đình nghèo có sức lao động, có khả năng tổ chức sản xuất

nhưng thiếu vốn, cho vay với mức lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất thị trường hoặc lãi suất bằng mức lãi suất thị trường), thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh; điều kiện cho vay dễ dàng hơn (không

Trang 31

phải thế chấp tài sản, thủ tục đơn giản) và có chính sách xử lý khi gặp rủi

ro khách quan

Tín dụng ngân hàng đối với người nghèo có đặc điểm khác biệt hơn

so với tín dụng ngân hàng thương mại đó là:

- Mục đích hoạt động của tín dụng ngân hàng đối với người nghèokhông vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo

- Đối tượng vay vốn là hộ nghèo, các tổ chức kinh tế và các hộ sảnxuất kinh doanh thuộc khu vực nghèo, vùng nghèo

- Được ưu đãi về điều kiện vay vốn như: không phải thế chấp tài sản,được miễn các khoản lệ phí khi vay vốn

- Lãi suất cho vay được áp dụng theo mức lãi suất cho vay ưu đãi doNhà nước quy định theo từng thời kỳ

- Được Nhà nước hỗ trợ xử lý khi gặp những rủi ro khách quan

1.2.2.2 Các tiêu chí phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo:

* Trên phương diện hoạt động của NHCSXH:

Sau khi có Nghị định của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướngChính phủ, được sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn thuộc 9 Bộ, Ngành,

cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, trong khoảngthời gian ngắn NHCSXH đã thiết lập một hệ thống các quy chế điều hành,tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo cho NHCSXH triểnkhai các hoạt động theo đúng yêu cầu, nội dung chính sách tín dụng củaNhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Được sựquan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của cấp uỷ

Trang 32

và chính quyền các địa phương, sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ,Ngành liên quan, của các tổ chức chính trị xã hội; NHCSXH sau hơn 3 nămhoạt động đã tạo ra thế và lực đảm bảo tiếp tục nối việc thực hiện cácchương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.

Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày một tốt hơn Đã có 773.139 hộ vay

vốn thoát nghèo Nợ quá hạn giảm dần, từ 7% nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn

và nợ khoanh) khi kiểm kê đối chiếu thực tế sau khi nhận bàn giao xuống còn 4,1% năm 2005 (kế hoạch phấn đấu là ở mức dưới 5%) Mạng lưới

giao dịch của NHCSXH đã về tận xã, phường; số hộ nghèo còn dư nợ tăng

từ 2,76 triệu khách hàng (năm 2002 do Ngân hàng Phục vụ người nghèo cho vay) lên 3,54 triệu khách hàng (năm 2005 của NHCSXH cho vay) Mức

dư nợ bình quân một hộ nghèo cũng được nâng lên, từ 2,5 triệu đồng (năm 2002) lên 4,2 triệu đồng (năm 2005).

Tình hình nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) qua các năm

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)

* Trên phương diện người nghèo:

Chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và cácđối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào lòng dân, được nhân dân phấn

Trang 33

khởi và tin tưởng vào Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu:

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nhờ đó hộ

nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất chănnuôi, kinh doanh dịch vụ, nâng cao thu nhập, bước đầu làm quen với dịch

vụ vay, trả vốn tín dụng NHCSXH Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động vốntín dụng của NHCSXH đã góp phần giúp 773.139 hộ vay vốn thoát ngưỡngnghèo, thu hút 1.062.764 người lao động có việc làm Vì vậy thu nhập củangười nghèo được nâng lên nhờ đó mà đời sống của họ cũng được cảithiện

chương 2 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ

2.1 Thực trạng hộ nghèo ở huyện Giao Thuỷ:

Trang 34

Giao Thuỷ là một huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đông của tỉnhNam Định, có diện tích tự nhiên 232,5 km2, trong đó 10.050 ha đất nôngnghiệp, 32 km bờ biển, 3.580 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ, hải sản

Toàn huyện có 20 xã và 2 thị trấn, dân số trên 200 nghìn người trong

đó dân số nông thôn là 194 nghìn người (chiếm 97%), dân số thị trấn 6 nghìn người (chiếm 3%) với 115 nghìn lao động (chiếm 55% dân số) Điều

kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành nghề:sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, làm muối, nướcmắm…

Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhànước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương nông nghiệp nông thônhuyện Giao Thuỷ đã có bước chuyển biến, đời sống nhân dân từng bướcđược nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều hộ gia đình đã xây dựngđược nhà cửa khang trang, sắm sửa được những tiện nghi đắt tiền Tuynhiên, qua điều tra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2006-2010 của

Giao Thuỷ vẫn còn 6.565 hộ chiếm tỷ lệ 12,32% so với tổng dân số Nhận

thức rõ tầm quan trọng của việc xoá đói giảm nghèo, vì vậy trong Nghị

quyết lần thứ 22 của Đại Hội Đảng bộ huyện Giao Thuỷ quán triệt: “Tích cực đổi mới cơ cấu lao động xã hội, tạo nhiều việc làm cho lao động phổ thông, giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm Tích cực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 xuống còn 7% Tăng tỷ lệ hộ giàu, cải thiện đời sống của nhân dân…”

Qua nghiên cứu tình hình cụ thể trên địa bàn huyện Giao Thuỷ thì hộnghèo chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân chính, bởi vì khi thiếu vốn

hộ nghèo thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn,

Trang 35

phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngàykhông phát triển được sản xuất

Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổtruyền đã ăn sâu vào tiềm thức, hộ nghèo không thể nâng cao trình độ kiếnthức, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác,thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp,không hiệu quả

Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế Bình quânnhân khẩu trong gia đình lớn nhưng lao động ít

Đất đai canh tác ít, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm,lười biếng, mắc các tệ nạn xã hội, gặp những rủi ro trong cuộc sống

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịchbệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít… đã ảnh hưởng tới sản xuất của

hộ nghèo

Theo số liệu điều tra nông hộ một số địa phương trong huyện thì hơn80% số hộ thuộc hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn sản xuất Do vậy vốntín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo là một vấn đề cấp thiết hiệnnay, phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện thúc đẩy nền nôngnghiệp của huyện phát triển

2.2 Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ:

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

PGD NHCSXH Giao Thuỷ thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách

xã hội tỉnh Nam Định được thành lập theo Quyết định số: 474/QĐ-HĐQT

Trang 36

ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xãhội và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 07 tháng 7 năm 2003.

Những ngày đầu tiên tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ gặp rất nhiều khó khănnhư: Về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, công tác tổchức cán bộ, mạng lưới hoạt động…trong khi đó phải triển khai một khốilượng lớn công việc từ nhận bàn giao các nguồn vốn đến tiếp tục thực hiệnnhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bànhuyện

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, được sự chỉ đạo sát sao của Bangiám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị, huyện

uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương,

sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị-xã hội huyện cùng với sự

nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đãđoàn kết, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm vượt khó khăn đi vào hoạtđộng ổn định và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước quantrọng tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo

2.2.2 Các hoạt động cơ bản của PGD NHCSXH:

2.2.2.1 Công tác huy động vốn:

Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, PGD NHCSXHhuyện Giao Thuỷ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàntham gia gửi tiết kiệm vì người nghèo với số tiền gửi các loại kỳ hạn là

1.295 triệu đồng Trong đó PGD đã tận dụng mạng lưới hoạt động của các

tổ vay vốn để mở rộng hình thức thông qua 1.180 tổ với số tiền là 1.187,4

triệu đồng (Song việc thu tiết kiệm qua Tổ TK&VV đã xảy ra nhiều bất cập,

Ngày đăng: 25/03/2013, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2004 Khác
2- Hỏi và đáp về hoạt động tín dụng - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2006 Khác
3- Tài liệu tập huấn Tổ vay vốn - Ngân hàng Phục vụ người nghèo - 2000 Khác
4- Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2003 Khác
5- Tài liệu tập huấn Tổ vay vốn - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định - 2004 Khác
6- Tài liệu hội nghị tập huấn cơ chế Kế hoạch - Tín dụng - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2004 Khác
7- Báo cáo tổng kết 3 năm (2003-2005) thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2006 Khác
8- Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định - 2005 Khác
9- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định Khác
10- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2005 - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định Khác
11- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 - Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ Khác
12- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2005 - Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ Khác
13- Các văn bản pháp quy về xây dựng hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định - 2003 Khác
14- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giao Thuỷ đến năm 2010 - UBND huyện Giao Thuỷ - 2003 Khác
15- Tài liệu nghiệp vụ Lao động Thương binh và xã hội Bộ Lao động Thương binh và xã hội - 2002 Khác
16- Tài liệu tập huấn cán bộ xoá đói giảm nghèo cấp xã - Bộ Lao động Thương binh và xã hội - 2004 Khác
18- Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 1 tháng 1/2005 Khác
19- Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 9 tháng 7/2006 Khác
20- Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 11 tháng 9/2006 Khác
21-Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 12 tháng 10/2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.227 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 17%) - Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với  hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
ua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.227 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 17%) (Trang 28)
Tình hình nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) qua các năm như sau: - Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với  hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
nh hình nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) qua các năm như sau: (Trang 32)
Theo bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn của PGD NHCSXH tăng 8.446 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2004 (tăng gấp 1,33 lần), đạt 33% - Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với  hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
heo bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn của PGD NHCSXH tăng 8.446 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2004 (tăng gấp 1,33 lần), đạt 33% (Trang 43)
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2006 tăng so với năm 2004 là 8.458 triệu đồng (tỷ lệ tăng 33%) - Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với  hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
ua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2006 tăng so với năm 2004 là 8.458 triệu đồng (tỷ lệ tăng 33%) (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w