MỤC LỤC
Trong giai đoạn hiện tại thương mại hoá toàn cầu là xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, trong kinh tế thương mại qui luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đều, càng làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong một quốc gia, giữa các quốc gia. Qua kinh nghiệm của một số nước cho thấy, khi kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu, năng suất lao động càng cao bao nhiêu nếu không giải quyết các vấn đề xã hội như: công bằng trong phân phối, chống tình trạng bóc lột thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và dễ có nguy cơ dẫn đến xung đột.
Vì thế, hầu hết các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, mặc dù có những thể chế chính trị xã hội khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung đó là làm thế nào để giảm thiểu tình trạng đói, nghèo, ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế, làm cho quốc gia mình, dân tộc mình giàu có hơn. - Tiến hành điều tra, nắm được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chính sách đồng bộ như: tạo công ăn việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ ở vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn, cung cấp thông tin cần thiết tạo cho hộ nghèo có thể tiếp cận với thị trường và hoà nhập với cộng đồng.
Đồng thời, thông qua hoạt động huy động vốn để cho người nghèo vay, được triển khai rộng rãi trong cộng đồng dân cư và những hộ nghèo thông qua tổ nhóm tiết kiệm đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, phát huy nội lực bản thân, nộ lực từng vùng và khu vực, để thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo. Cung cấp vốn tín dụng đối với người nghèo, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống: vốn tín dụng cho người nghèo, đã góp phần cải thiện tình hình thị trường tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người gặp khó khăn, những vùng có nhiều hộ nghèo sinh sống, hạn chế được nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán, gán, cầm cố ruộng đất hoặc tình trạng bán sản phẩm non ở các khu vực nông thôn đối với hộ nghèo.
Tuỳ theo điều kiện của mỗi nước mà cách vận dụng có khác nhau, nhưng nhìn chung tín dụng ngân hàng đối với người nghèo đó là việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế xã hội, đồng thời có thể vay hoặc nhận nguồn vốn uỷ thác các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để cho những hộ gia đình nghèo có sức lao động, có khả năng tổ chức sản xuất nhưng thiếu vốn, cho vay với mức lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất thị trường hoặc lãi suất bằng mức lãi suất thị trường), thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh; điều kiện cho vay dễ dàng hơn (không. phải thế chấp tài sản, thủ tục đơn giản) và có chính sách xử lý khi gặp rủi ro khách quan. Sau khi có Nghị định của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn thuộc 9 Bộ, Ngành, cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, trong khoảng thời gian ngắn NHCSXH đã thiết lập một hệ thống các quy chế điều hành, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo cho NHCSXH triển khai các hoạt động theo đúng yêu cầu, nội dung chính sách tín dụng của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương nông nghiệp nông thôn huyện Giao Thuỷ đã có bước chuyển biến, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm sửa được những tiện nghi đắt tiền. Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, hộ nghèo không thể nâng cao trình độ kiến thức, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả.
Những ngày đầu tiên tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ gặp rất nhiều khó khăn như: Về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, công tác tổ chức cán bộ, mạng lưới hoạt động…trong khi đó phải triển khai một khối lượng lớn công việc từ nhận bàn giao các nguồn vốn đến tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị, huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị-xã hội huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm vượt khó khăn đi vào hoạt động ổn định và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo.
- Đối với nợ quá hạn do không đủ vốn để sản xuất kinh doanh do số tiền vay quá nhỏ mà sử dụng vào chi tiêu nếu người vay có khả năng tổ chức sản xuất, chi nhánh tiếp tục cho vay bổ sung với mức đủ để mua trang thiết bị, con vật nuôi, với việc kiểm tra thường xuyên, đa số các hộ vay này sau khi được vay bổ sung đã sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nâng cao vị thế của NHCSXH, giúp Hội đồng quản trị NHCSXH và các nhà hoạch định chính sách có cơ sở nghiên cứu chính sách tín dụng hộ nghèo nói riêng và chính sách phát triển kinh tế nói chung.
Trước hết, bằng các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho người nghèo về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh, kế hoạch hoá gia đình…, tăng tỷ lệ người nghèo được hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ. Động viên người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên khắc phục khó khăn để thoát nghèo là chủ yếu, Nhà nước và cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ và tập trung vào các vùng trọng điểm, khó khăn, đồng thời huy động các nguồn lực, thu hút và động viên sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo.
- Tiếp tục duy trì chính sách tiền gửi 2% số dư nguồn vốn huy động tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và nghiên cứu để mở rộng chính sách này đối với tất cả các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động trên địa bàn Việt Nam, coi đó là nghĩa vụ thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. - Cùng với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, hiệp hội trong nước kêu gọi và ký kết các hiệp định vay vốn từ nước ngoài; chủ động xây dựng các chương trình, dự án để vận động, thu hút nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài, thông qua việc đầu tư vốn vào các chương trình, dự án thử nghiệm, tài trợ kỹ thuật, đào tạo nhân viên trong hệ thống NHCSXH.
Ngoài ra, khi người nghèo tham gia vào các tổ chức hội, đoàn thể được tham gia sinh hoạt theo các chương trình lồng ghép của các cấp hội, có được một chỗ dựa chắc chắn về tinh thần, không cón mặc cảm xã hội, từ đó phải động viên họ tham gia ngày càng tích cực vào các phong trào của hội để nâng cao ý thức cộng đồng, góp phần ổn định xã hội. Cần nghiên cứu, chỉnh sửa, từng bước hoàn thiện dần về chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư, chính sách tài chính ngành và mô hình quản lý sao cho đơn giản, gọn nhẹ có hiệu lực cao, chi phí thấp và tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục các mặt nghiệp vụ và phương thức cấp tín dụng chính sách trực tiếp đến khách hàng, chống lãng phí, tham nhũng, thất thoát vốn Nhà nước.