Do nhu cầu thông tin ngày một lớn nên nhu cầu giao lưu, tiếp xúc, kết bạn trở nên quan trọng đối với đông đảo các thành viên xã hội. Cuộc sống hiện đại gấp gáp bận rộn hoặc vì những lý do cá nhân nào đó người ta ít hoặc không có cơ hội tìm cho mình một người bạn vàbáo chí trở thành cầu nối, thành điểm hạn cho họ gặp gỡ tiếp xúc. Hầu hết các báo đều đăng tải những địa chỉ của các bạn muốn được làm quen và đã có không ít những chuyện tình nên duyên qua thư từ, nhiều người đã kết hôn và có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Khi làm đề tài nghiên cứu này tôi có dịp tiếp xúc với chị Như Duyên, người phụ trách chuyên mục “một nửa đi tìm một nửa” của báo Gia đình xã hội được chị cho biết câu lạc bộ ngày càng thu hút đông đảo bạn đọc ở đủ mọi lứa tuổi tham gia, sinh viên có, người đi làm có… nhiều người đến với chuyên mục với mong muốn tìm một người bạn đời đối tượng này chủ yếu là người quá lứa lỡ thì, gặp chuyện không may trong tình duyên nhưng cũng không ít người đến đây chỉ với mục đích tìm được những người bạn mới, tốt giúp họ trong cuộc sống : học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, tâm sự… để có thêm vốn sống. Câu lạc bộ đã tổ chức được nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ giữa các thành viên với nhau về các chủ đề nhất định rồi tổ chức đi picnic, qua đó mọi người gắn kết hiểu nhau hơn. Đây thực sự là những kết quả thực tế nhất sau mỗi trang báo, mỗi chuyên mục.
Như vậy sơ đồ tiếp nhận thông tin NB ⇔ TP ⇔ CC
(NB : Nhà báo ; TP : Tác phẩm ; CC : công chúng).
Đã thực sự ngày càng phát huy tốt. Ở đây người làm báo không còn đơn thương độc mã tuyên truyền, tổ chức, cổđộng nữa mà chữ
“tập thể” trong câu nói của Lênin về báo chí (“Người làm báo không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”) không chỉ bó gọn trong nội bộ người làm báo mà công chúng vừa là người tiếp nhận thông tin lại vừa là người tham gia công việc của một người làm báo. Đây thực sự là một đội quân hùng hậu, phản ánh mộtcách sâu sắc, chân thực nhiều vấnđề nảy sinh ở cơ sở, địa phương mà người làm báo chưa phát hiện hoặc chưa hiểu rõ cụ thể. Ý kiến, thông tin của họ còn là những “ý tưởng” đặc sắc hứa hẹn những bài báo tầm cỡ cho nhà báo. Báo chí của ta đang ngày càng làm tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của báo chí là “tiếng nói là diễn đàn” của nhân dân cả nước trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT
VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH.
Gia đình là một phạm trù rộng lớn, bao trùm, đan xen và đa nghĩa. Vì thế các tác phẩm viết về lĩnh vực này bên cạnh nội dung thông tin còn cần có sự linh hoạt, uyển chuyển, phong phú và đa dạng trong việc vận dụng, kết hợp các yếu tố về nghệ thuật thể hiện tác phẩm. Sự điều hoà khéo léo giữa nội dung tác phẩm và hình thức thể hiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thông tin đối với bạn đọc, như vậy khả năng tác động của tác phẩm sẽ tăng lên mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc khẳng định và thực hiện vai trò của báo chí trong lĩnh vực này. Mặt khác trong quá trình vận động biến đổi của gia đình Việt Nam nhất là từ ngày đổi mới đất nước trở thành một chỗ dựa, một điểm tựa để báo chí thông qua đó tìm hiểu đặc điểm tâm lý con người Việt Nam. Từ đó hình thành phương thức hoạt động và chuyển tải thông tin hiệu quả, phù hợp đối tượng tiếp nhận.
Như vậy dù vẫn nằm trong hệ thống tác phẩm của nền báo chí Việt Nam, các bài viết về vấn đề gia đình luôn có những đặc điểm riêng biệt, phát triển theo xu hướng phù hợp nội dung thông tin về một vấn đề”giàu tình cảm” trong khi vẫn hoà vào dòng chảy của báo chí Việt Nam hiện đại.
I. CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG.C.Mác từng viết : “người phóng viên báo chí có thể tự coi mình