CÁC THỂ LOẠI BÁOCHÍ CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG C.Mác từng viết : “người phóng viên báo chí có thể tự coi mình

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trên báo chí đương đại (Trang 28 - 33)

là một bộ phận nhỏ bé của một cơ thể phức tạp, trong đó anh ta được tự do chọn cho mình một chức năng nhất định. Ví như người này miêu tả nhiều hơn ấn tượng trực tiếp, khai thác từ sự giao tiếp với

nhân dân, do tình trạng cùng khổ của nhân dân gây ra; người khác là nhà nghiên cứu lịch sử, tìm hiểu lịch sử tạo nên tình trạng này; người giầu tình cảm lại mô tả bản thân mình trong cùng khổ ; nhà kinh tế thì nghiên cứu những biện pháp cần thiết để thủ tiêu tình trạng cùng khổ đó… Như vậy với sự vận động sinh động của báo, toàn bộ sự thật được bóc tần ra”. Bản thân báo chí là một thực thể sinh động, hợp thành bởi các thể loại khác nhau, cùng hướng tới mục đích phản ánh chính xác bản chất của sự vật, hiện tượng, tính đa nghĩa, nhiều mặt của các vấn đề Gia đình buộc nhà báo phải chủ động, linh hoạt lựa chọn thể loại tác phẩm để truyền tải nội dung thông tin. Mỗi thể loại với đặc trưng, thế mạnh riêng cần được vận dụng thích ứng trong từng trường hợp cụ thể.

1. Phóng sự :

Phóng sự là thể loại được coi như thành tựu đặc biệt của báo chí là một phương tiện chuyển tải độc đáo dành cho thông tin. Trong hệ thống thể loại báo chí phóng sự là thể loại duy nhất có trình bày một cách khái quát lại vừa chi tiết cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn, đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng. Người làm báo thường sử dụng hình thức phóng sự để thông tin về những vấn đề nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Tác giả trình bày diễn biến cụă kiện và thông qua đó chứng minh cho kết luận của mình. Cũng có khi tác giả chỉ đóng vai trò người phản ảnh một cách khách quan và đề xuất những đòi hỏi bức thiết từ thực tế đặt ra. Trên cơ sở công thức “6 W” bài phóng sự còn phải có tầm khái quát để từ đó trả lời những câu hỏi có liên quan tới hiện thực. Với tư cách là một thể loại xung kích của báo chí trong đời sống hiện đại đang có những biến đọng liên tục, phóng sự càng

được chú trọng và phát triển. Theo nhận định của tác giả Đức Dũng trong cuốn “các thể ký báo chí”, phóng sự chính là ngòi nổ cho sự bùng nổ của thể ký nói chung vào nửa cuối thập kỷ 80 cho đến nay. Với bút pháp giàu chất văn học và “cái tôi” trần thuật vừa xúc cảm vừa trí tuệ phóng sự rất thích hợp và thực sự phát huy vai trò trong lĩnh vực thông tin và Gia đình. Trong đó phóng sự điều tra gây được nhiều mối quan tâm cho độc giả bởi trong điều kiện xã hội chứa nhiều vấn đề phức tạp, trắng đen lẫn lộn qua bài phóng sự điều tra chân thật, thuyết phục được lòng người sẽ tạo ra được một dư luận mạnh mẽ về vấn đề đó.

Phóng sự “cùng nhau vượt qua đớn đau” của Ngọc Việt đăng trên GĐXH số 99 ra từ 10 đến 13/12/2002 nhân tháng chiến dịch về ngày thế giới phong chống AIDS 1/12/2002 cho chúng ta hiểu và cảm thông hơn nữa với những người mắc căn bệnh này : họ luôn bị người thân, gia đình và xã hội xa lánh. Bài báo đi vào những cuộc đời số phận cụ thể và qua đó gióng lên một hồi chuông cảnh báo trong việc phân biệt đối xử với những đối tượng này và đưa ra những việc làm hữu hiệu, thiết thực về phòng chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV của Xuân Thiện - Thọ Xuân- Thanh Hoá để các nơi noi gương học tập. Phóng sự điều tra “vì đâu có trăng phụ đèn” Phan Vân cho bạn đọc biết một cách chi tiết về một gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với 2 vợ chồng và một đứa con nhưng rồi người chồng bội bạc làm gia đình tan nát, điêu đứng lại còn đánh đập hành hạ vợ con gây thương tật nặng ở Yên Thành, Nghệ An bằng những chi tiết cụ thể và chính kiến của tác giả tạo ra lòng căm phẫn một “dư luận” lớn tiếng lên án về hành động dã man của người cha tàn bạo (Báo GĐXH số 92 từ 15/11 đến 19/11/2002).

Phóng sự và phóng sự điều tra thực sự là thể loại khá ưu việt là mũi nhọn trong cuộc đấu tranh chống sự suy thoái các giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam. Những con số, sự kiện và cách lập luận chặt chẽ xác đáng của tác giả giúp người đọc nắm rõ vấn đề trong hệ thống phát triển, thuyết phục người đọc, tạo dư luận xã hội để giải quyết vấn đề.

2. Thư tín :

Vấn đề thư trên báo chí đã xuất hiện từ lâu ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới ví dụ thư gửi các cháu thiếu nhi nhi đồng nhân dịp khai giảng, thư chúc tết … của Bác đã được báo chí đăng tải rất nhiều. Hiện nay trên báo chí Việt Nam xuất hiện một thể loại thư ngỏ gần như là một biến thể phổ biến nhất của thể loại chính luận thư tín. Các báo thường đăng thư ngỏ trong những chuyên mục đặc trưng như : “Nỗi niềm ai tỏ”, “sức khoẻ tìnhdục” , “bàn tròn cho một thế giới không có bạo lực” của báo GĐXH và các chuyên mục “Hỏi gì đáp ấy” ; “Tư vấn gia đình” của báo Nông nghiệp Việt Nam; chuyên mục “gửi người đàn ông tôi yêu” của phụ nữ Việt Nam… Tất cả các bức thư được công bố đều là những bức thư có ý nghĩa xã hội. Ngoài người nhận trực tiếp còn có đông đảo bản đọc của báo. Những người có hoàn cảnh tâm trạng, vị thế như đã viết cho toà soạn và cả những người không có hoàn cảnh giống như vậy nhưng họ muốn hiểu được những vấn đề đang được tranh luận, vướng mắc trong thư để qua đó có thêm kinh nghiệm sống. Thư ngỏ tuy chỉ gửi cho một người với tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh cụ thể những nó thu hút nhiều người cùng suy nghĩ về những vấn đề nêu lên trong thư. Nhiều bức thư được gửi tới toà soạn để tâm sự để mong có được lời khuyên đã được đông đảo độc giả tham gia giúp đỡ với nhiều ý kiến hay, tạo ra một diễn đàn rộng lớn ví dụ như những bức thư gửi tới chuyên mục bàn tròn “cho một thế giới không có bạo lực”

của báo GĐXH. Các chuyên mục như “tâm tình” (báo Đại đoàn kết”, “Nỗi niềm ai tỏ” (GĐXH)… là những tình huống éo le của cuộc sống mà thông thường người trong cuộckhông biết phải xử trí rấo họ rơi vào bế tắc, hoang mang lo sợ và cần có một lời khuyên chí tình chí lý. Nhưng đôi khi nó chỉ là những thắc mắc vụn vặt đơn giản tưởng như ai cũng biết, ai cũng giải quyết được vậy mà thực tế lại ngược lại hoàn toàn. Những băn khoăn, trăn trở trong các tình huống ứng xử trong cuộc sống diễn ra đối với các em học sinh PTTH hoặc THCS, là điều dễ hiểu nhưng đối với những bậc làm cha làm mẹ thậm chí là bậc ông bậc bà không phải là không có thể mới biết chuyển người thì giỏi nhưng khi rơi vào mình thì lại lúng túng chẳng biết làm sao cho dù thật là đơn giản. Như bức thư của một cô sinh viên khoa học xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nói rằng : Cô ấy : “có nên yêu cho tiện không?” khi mà cô ấy chưa rung động trước một chàng trai nào chỉ vì bạn bè xung quanh ai cũng có đôi, đi đâu chơi cô cũng thấy bạn bè ái ngại và phải lo lắng cho mình đơn lẻ tội nghiệp, hoặc bức thư của một bác ở thành phố Hồ Chí Minh năm nay đã 60 tuổi có con cái sắp dựng vợ gả chồng rồi mà vẫn băn khoăn khi người yêu cũ mấy chục năm trời của vợ là thông gia “tương lai gần” của gia đình…

Những tình huống như vậy ta gặp hàng ngày trên báo nhưng sở dĩ ta vẫn muốn đọc bởi đằng sau câu hỏi là những câu trả lời gỡ rối thông mình, thấu tình đạt lý khiến mình không ở hoàn cảnh đó cũng thấy thú vị còn ở hoàn cảnh đó thì đó quả là một lời khuyên ngàn vàng.

Như vậy thể loại thư tín trên báo chí ngày nay thực sự đã đáp ứng được một phần không nhỏ đời sống tâm tư tình cảm của độc giả ở mọi lứa tuổi hoàn cảnh khác nhau. Qua những câu chuyện cụ thể, con người cụ thể báo chí thực hiện chức năng giáo dục thành công hơn cả nó thấm sâu, nhớ lâu bởi đó là người thật việc thật. Thư tín là một loại trao đổi thông tin hiệu

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trên báo chí đương đại (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w