hiệu quả cao hơn trong gia đình trên các báo.
3. Tiểu phẩm.
Tiểu phẩm là những câu chuyện nhỏ trên báo chí, nó là một thể loại gần gũi với văn học hơn cả. Nhìn lại quá trình phát triển của tiểu phẩm ta thấy có sự đứt quãng : Những năm đầu thế kỷ XX nó phát triển mạnh mẽ nhưng trong thời kỳ chống Mỹ nó lại hầu như vắng bóng. Tiểu phẩm chỉ thực sự phát triển và phát huy vai trò của minh trong cuộcđấu tranh mới từ sau năm 1986. Hiện nay ta bắt gặp tiểu phẩm trên bất kỳ ấn phảo báo chí nào với một lối hành văn nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Nó đả động tới mọi thói hư tật xấu của con người từ lối ứng xử hàng ngày đến những vấn đề thời sự nóng bỏng như tệ tham nhũng, tệ quan liêu… và dường như “mùa nào thức ấy” các báo theo sát dòng sự kiện : vào mùa cưới thì một loạt các vấn đề xung quanh đám cưới từ ăn uống, trang trí, lời ăn tiếng nói của hai họ thậm chí cái thiếp mời cũgn được báo chí quan tâm, nhắc nhở thường xuyên liên tục rồi đến ma chay giỗ tiết… Nhìn chung các tiểu phẩm tuy nhỏ dung lượng khoảng trên dưới 100 từ nhưng có đầu có cuối rõ ràng mạch lạc kết bài cũng như mở bài đầu phải tạo được ấn tượng ngay tức thì bằng lối hành văn nhẹ nhàng sâu cay của tiểu phẩm hiện nay.
II. MỘT SỐ CÁCH TỔ CHỨC TÁC PHẨM BÁO CHÍ HIỆU QUẢ. QUẢ.
Song song với việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin gắn với hiện thực sinh động của đời sống và phát triển các thể loại báo chí nhằm mục đích chuyển tải thông tin đa dạng, linh hoạt các báo chí áp dụng một số hình thức tổ chức hệ thống tác phẩm để tăng tính
hấp dẫn, sinh động và mang lại tính đặc trưng cho ấn phẩm. Sử dụng phổ biến trên nhiều tờ báo, tạp chí là các hình thức chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề.
1. Chuyên mục
Đây là hình thức sắp xếp, xây dựng hệ thống tác phẩm mang tính định kỳ ở một vị trí (thường là cố định) trên mặt báo. Hình thức chuyên mục đồng thời quy định luôn lĩnh vực mà bài báo đề cập, cả văn phong và dung lượng bài viết. Vì thế thông tin sử dụng trong chuyên mục có tính đặc thù cao, tạo thành thói quen tiếp nhận cho bạn đọc. Qua khảo sát có thể nhận thấy các ấn phẩm đều xây dựng một hệ thống chuyên mục theo quy trình riêng trên cơ sở cân đối, xem xét mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình. Chuyên mục thể hiện “gu” thông tin của tờ báo. Hệ thống chuyên mục trên báo “GĐXH” được xem là rất sinh động, đa dạng, tiếp cận nhiều mặt của đời sống giáodục làm tăng tính hấp dẫn của tờ báo trên một cái nhìn tổng thể. Có thể kể ra đây một số chuyên mục mới lạ mang đặc trưng phong cách của tờ báo và với một văn phong thể hiện khá hiện đại như “người khác giới nhìn nhau” ; “bác sĩ gia đình” ; “nỗi niềm ai tỏ” ; “nết ăn nết ở” ; “sức khoẻ tình dục” ; “câu lạc bộ đi tìm một nửa” ; “bàn tròn cho một thế giới không có bạo lực” ; “mẹo vặt” ; “cẩm nagn làm đẹp”…
Các chuyên mục “bác sĩ gia đình” ; “nỗi niềm ai tỏ” ; “sức khoẻ tình dục” đều tồn tại dưới dạng hỏi đáp. Nó vừa có hình thức của một cuộc hỏi - đáp tức phỏng vấn của độc giả với người phụ trách lại vừa mang tính chất thư tín trên báo chí.
Chuyên mục “nết ăn nết ở”, “người khác giới nhìn nhau” thì đôi khi là một bài tiểu luận, phiếm luận nhưng thông thường trong
“nết ăn nết ở” là tiểu phẩm với bút pháp mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay những thói hư tật xấu của con người.
Có thể nhận thấy một xu hướng chung là các ấn phẩm đều chú ý xây dựng, phát triển hệ thống chuyên mục. Tính đặc thù của các thông tin là một gợi mở cho người cầm bút và thông tin trên chuyên mục hình thành thói quen tiếp nhận cho bạn đọc. Sự tẻ nhạt đơn điệu của nhiều tờ báo có một phần do thiếu chú ý đến hình thức này.
2. Chuyên trang :
Đây là hình thức sắp xếp thông tin theo lĩnh vực. Các ấn phẩm báo chí hiện nay đều áp dụng cách tổ chức này. Một chuyên trang có thể bao gồm nhiều chuyên mục. Chuyên trang không phải là sự khô cứng các nộidung thông tin vào một diện tích cụ thể trê mặt báo, giữa các trang thường có một sự điều tiết nhất định để đạttới sự hài hoà của toàn ấn phẩm. Trên cơ sở sự phân định nội dung cho từng trang báo, chuyên trang đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc tìm hiểu và nắm bắt những thông tin mình yêu thích một cách nhanh chóng. Đây cũng là căn cứ để ban biên tập tổ chức bài vở cho nội dung một số báo. Hình thức này cũng ảnh hưởng đến sự phân công công việc cho các phóng viên, thường là theo các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Báo GĐXH viết về vấn đề gia đình có 4 chuyên trang khác nhau như “Gia đình và trẻ em” ; “Gia đình và pháp luật” ; “Bách khoa gia đình”… Sự phân chia nội dung thông tin theo lĩnh vực là xu thế tất yếu của báo chí hiện đại. Có ý kiến dự báo rằng tính chuyên sâu của lĩnh vực thông tin sẽ càng được đề cao thậm chí tới mức chuyên biệt.
Hình thức tổ chức thông tin này thường được sử dụng khi những vấn đề nổi cộm, được xã hội quan tâm hoặc nhân các sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn của đất nước, dân tộc. Chuyên đề được khuôn định trong một số trang nhất định, đăng tải những bài viết tiếp cận, lý giải vấn đề từ nhiều khía cạnh, cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin tổng hợp, khá toàn diện để nhận biết bản chất vấn đề. Hình thức cấu trúc một chuyên đề được xem là hiệu quả áp dụng trên ấn phẩm của báo GĐXH như chuyên đề nước sạch, chuyên đề về phòng chống HIV/AIDS, chuyên đề bạo lực tình dục, chuyên đề 8 - 3, chuyên đề nhà giáo…
Các hình thức tổ chức thông tin như chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề đã góp phần nâng cao hiệu quả sức hấp dẫn thông tin. Tuy nhiên đây chỉ là một số biện pháp bổ trợ, không nên quá lạm dụng trên mặt báo mà cần có sự cân nhắc, điều tiết, thay đổi khi không còn thích hợp để tạo sự sinh động cho các ấn phẩm.