1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong .Với Chi hậu Bạ thư Chánh pdf

6 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 196,23 KB

Nội dung

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong Với Chi hậu Bạ thư Chánh chưởng Phí Mộc Lạc cũng được Trần Nhân Tông quí trọng tài năng, được đổi họ tên thành Bùi Mộc Đạc và cho theo hầu ngày đêm. SáchĐại Việt sử ký toàn thư cũng như Tam tổ thực lục (10) đều chép việc Trần Nhân Tông từng mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí Riêng sách Tam tổ thực lục ghi chép khá kỹ lưỡng cuộc đời Trần Nhân Tông với ý nghĩa một tiểu truyện thiền sư, khởi đầu từ việc Trúc Lâm Đại sĩ (Trần Nhân Tông) sinh ra gắn với điềm lạ, cuộc đời hành đạo có nhiều công tích, để lại nhiều thơ văn và cuối cùng là cái chết thanh thản, "hóa thân", "trở về" theo đúng cảm quan "sinh ký tử qui" của Phật giáo (11) Trong tiểu truyện về thiền sư Trần Nhân Tông cũng mang đặc tính hỗn dung thể loại, tàng trữ các giá trị thi ca, những lời đối thoại, hỏi đáp về Phật - Pháp - Tăng, về quá khứ - hiện tại - vị lai, về công án - giáo điển, về nhân quả - hóa thân Sách này cũng mô tả chi tiết những sự kiện diễn ra trong suốt tháng cuối cùng, lập danh sách bốn tác phẩm của Điều Ngự còn truyền lại. Đồng thời sách tiếp tục giới thiệu việc Điều Ngự mở ba giới đàn ở chùa Chân Giáo trong đại nội, chùa Báo Ân ở Siêu Loại, chùa Phổ Minh ở Thiên Trường và đi đến tổng kết quá trình đào tạo tăng ni: "Các đệ tử nối dòng pháp đã liệt kê đầy đủ nơi bản đồ trong Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục, còn những người được Điều Ngự dẫn dắt, âm thầm khế hợp với tông chỉ thì không kể hết" Xác định vị thế thiền sư Trần Nhân Tông trong bối cảnh Phật giáo thời Trần, thầy Nguyễn Lang nhấn mạnh các phương diện "một ông vua xuất gia", "ý nguyện xây dựng một nền hòa bình Chiêm - Việt lâu dài" và nguyện ước "xây dựng một giáo hội mới" (12) Trên phương diện sáng tác, Trần Nhân Tông còn để lại nhiều tác phẩm in đậm tư tưởng Phật giáo. Nhiều bài thơ khơi nguồn cảm hứng tương tự như một hoàng đế, một nhà nho, một ông quan đề vịnh cảnh chùa đất Phật: Đề Cổ Châu hương thôn tự (Đề chùa làng hương Cổ Châu), Động Thiên hồ thượng (Trên hồ Động Thiên), Đề Phổ Minh tự thủy tạ (Đề nhà thủy tạ chùa Phổ Minh), Thiên Trường phủ (Phủ Thiên Trường), Đại Lãm Thần Quang tự (Chùa Thần Quang trên núi Đại Lãm) ; có thơ ngợi ca công tích bậc cao tăng như Tán Tuệ Trung Thượng sĩ (Ca ngợi Thượng sĩ Tuệ Trung) và trực tiếp viết tiểu truyện về sư thầy với Thượng sĩ hành trạng (Hành trạng của Thượng sĩ Tuệ Trung) Tuy nhiên, những tác phẩm căn cốt thể hiện sâu sắc tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông chính là những trang viết bày tỏ trực tiếp quan niệm của tác giả. Bàn về mối quan hệ hữu - vô, Trần Nhân Tông mở đầu cho chín khổ thơ đều bằng câu Hữu cú vô cú (Câu hữu câu vô) và đi đến đoạn kết với ý tưởng phá chấp, dứt trừ phân chia vọng niệm, đạt tới cảnh giới vô phân biệt: Hữu cú vô cú, Điêu điêu đát đát. Tiệt đoạn cát đằng, Bỉ thử khoái hoạt. (Câu hữu câu vô, Khiến người rầu rĩ. Cắt đứt mọi duyên như dây leo, Thì hữu và vô đều thông suốt) Trần Nhân Tông cũng để lại những lời giảng giải dưới hình thức hỏi đáp có ý nghĩa như những công án phân biệt mê ngộ bằng thơ. Tùy theo cơ duyên, mỗi người sẽ có được một cách hiểu, tìm đến một lời giải, một lối thụ cảm riêng. Chẳng hạn, Trần Nhân Tông đã trả lời câu hỏi của môn đệ về gia phong của tam thế Phật và của chính Hòa thượng: "Lại hỏi: - Thế nào là gia phong của Phật quá khứ? Đáp: Rừng vườn vắng vẻ không người quản, Mận trắng đào hồng riêng tự hoa. Hỏi: - Thế nào là gia phong của Phật hiện tại? Đáp: Nước trắng mênh mông chim én lạc, Vườn tiên đào thắm gió xuân say. Lại hỏi: - Thế nào là gia phong của Phật vị lai? Đáp: Đợi triều bên bể trăng gần mọc, Nghe sáo thuyền câu khách nhớ nhà. Lại hỏi: - Thế nào là gia phong của Hòa thượng? Đáp: Áo rách ôm mây, ban mai húp cháo, Bình xưa dốc nguyệt, trời khuya nấu trà" (Băng Thanh dịch) Theo một chiều hướng khác, thầy Thích Thanh Từ đi sâu phân tích những đóng góp của Trần Nhân Tông giai đoạn từ khi làm Thái thượng hoàng rồi chính thức xuất gia tu hành cho đến ngày qui tịch: "Quyển Hai quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam Con người của Sơ Tổ Trúc Lâm làm việc gì phải đến nơi đến chốn, đạt kết quả viên mãn mới thôi. Đánh giặc khi nào quân xâm lăng ra khỏi nước mới dừng. Nghiên cứu Phật pháp đến chỗ uyên thâm nhất mới thỏa mãn. Tu hành đến ngộ đạo mới đi hoằng hóa. Thật là một tấm gương sáng ngời để cho kẻ đời, người đạo học hỏi theo Ở đây nói hai quãng đời là kể từ khi Ngài làm Thái thượng hoàng, còn là cư sĩ mà học Phật rất uyên bác. Cụ thể là bài Cư trần lạc đạo phú đã nói lên chỗ thấy hiểu của Ngài không thua kém các Thiền sư Trung hoa. Đến khi xuất gia làm Tăng sĩ, Ngài quên thân tu khổ hạnh, miệt mài chốn núi rừng đến ngộ đạo mới mãn nguyện. Qua bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, chúng ta thấy rõ tinh thần này. Xuất gia vào núi sâu không phải để trốn đời mà cốt gia công luyện lọc tâm mê lầm để được trong sạch, giác ngộ tròn đầy. Đến đây Ngài mới hài lòng vào cuộc đời để giáo hóa chúng sinh" (13) . Có thể nói đây chính là một cách nhận diện chân dung con người thiền sư Trần Nhân Tông và đồng thời cũng mượn hai tác phẩm lớn để lý giải thực chất những đóng góp của Trúc Lâm Đại sĩ với cõi đời nói chung và với Phật giáo nói riêng. Điều cần chú ý là cả hai tác phẩm trường thiên đều bằng chữ Nôm, giữ vai trò định giá tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông cũng như khơi mở cho bộ phận thơ Nôm dân tộc phát triển. Với Cư trần lạc đạo phú, tác giả nhấn mạnh nội dung "phú ở cõi trần vui đạo". Qua mười hội và ngay từ câu mở đầu mỗi hội cũng thấy rõ nét nghĩa của sự tỉnh thức, phát hiện, đúc kết với các từ ngữ: Biết vậy , Tin xem , Vậy mới hay , Vậy cho hay , Thực thế , Chưng ấy , Tượng chúng ấy Tác phẩm là một bản hòa ca về con người biết vui với đạo khi đang sống giữa cõi đời và đi đến lời kệ có ý nghĩa tóm lược, tổng kết toàn bộ nội dung bài phú: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền. (Cõi trần vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no mệt ngủ yên. Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm, Vô tâm trước cảnh hỏi chi Thiền) (Huệ Chi dịch) Đúng như kiến giải của thầy Thích Thanh Từ, tác phẩm Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca lại nhấn mạnh sắc thái "được thú lâm tuyền thành đạo" và có ý nghĩa như một đối ảnh so với Cư trần lạc đạo phú. Với hình thức thơ trường thiên bốn câu, Trần Nhân Tông chỉ ra mối quan hệ giữa cái thân - chủ thể con người với cảnh giới tự nhiên và cảm nhận: Sinh có nhân thân, Ấy là họa cả Yên bề phận khó, Kiếm chốn dưỡng thân Vắng vẻ ngàn kia, Thân lòng hỷ xả Cốc hay thân huyễn, Chẳng khác phù vân An thân lập mệnh, Thời tiết nhân duyên Thân này chẳng quản, Bữa đói bữa no Pháp thân thường trụ, Phổ mãn thái hư . Tác gia Hoàng đế - Thi n sư - Thi sĩ Trần Nhân tong Với Chi hậu Bạ thư Chánh chưởng Phí Mộc Lạc cũng được Trần Nhân Tông quí trọng tài năng, được. về thi n sư Trần Nhân Tông cũng mang đặc tính hỗn dung thể loại, tàng trữ các giá trị thi ca, những lời đối thoại, hỏi đáp về Phật - Pháp - Tăng, về quá khứ - hiện tại - vị lai, về công án -. thực lục ghi chép khá kỹ lưỡng cuộc đời Trần Nhân Tông với ý nghĩa một tiểu truyện thi n sư, khởi đầu từ việc Trúc Lâm Đại sĩ (Trần Nhân Tông) sinh ra gắn với điềm lạ, cuộc đời hành đạo có nhiều

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w