1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong .Kết thúc khúc ca thành docx

7 404 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 205,37 KB

Nội dung

Dưới gốc giường thiền kinh một quyển, Thanh nhàn hai chữ đáng muôn đồng Huệ Chi dịch Với tư cách vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông thể hiện khả năng thâu thái những g

Trang 1

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư

- Thi sĩ Trần Nhân tong

Trang 2

Kết thúc khúc ca thành đạo, Trần Nhân Tông lại có bài kệ biểu cảm tâm thức con người đạt đạo, thấu hiểu lẽ chân như và trở lại hòa nhập trong cuộc sống đời thường:

Cảnh tịch an cư tự tại tâm,

Lương phong xuy đệ nhập tùng âm

Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển,

Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn kim

(Sống yên giữa cảnh lặng lòng không,

Gió mát hiu hiu lọt bóng thông

Dưới gốc giường thiền kinh một quyển,

Thanh nhàn hai chữ đáng muôn đồng)

(Huệ Chi dịch)

Với tư cách vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông thể hiện khả năng thâu thái những giá trị tinh thần Phật giáo từ bên ngoài để sáng tạo nên một Thiền phái bản địa, nội sinh trên cơ sở thực tiễn xã hội và mạch nguồn tư tưởng văn hóa dân tộc Trần Nhân Tông cũng là nhân vật lịch sử hiếm hoi kết hợp nhuần nhuyễn cả hai vai trò vương quyền và thần quyền, vị thế giáo chủ và một thiền sư đắc đạo, nhà truyền giáo

và nhà truyền bá văn hóa bằng chính những trang thơ độc đáo

4 Về sự nghiệp sáng tác, Trần Nhân Tông còn để lại trên ba mươi tác phẩm, trong

đó có các bài tán, minh, thơ chữ Hán và hai bài phú chữ Nôm Các sáng tác của Trần Nhân Tông trải rộng diện đề tài từ dòng thơ chiến trận đến tâm sự buồn vui đời thường,

từ vận mệnh quốc gia đến nỗi niềm người khuê phụ, từ lối thơ xướng họa đến tức sự, từ thơ bang giao đến vịnh cảnh non sông tươi đẹp, từ tiếng nói bậc đế vương đến sâu thẳm chất Thiền Chỉ xem qua nhan đề các bài thơ cũng thấy bước chân ông đã trải khắp mọi miền xứ sở, từ miền quê Thiên Trường (Nam Định) đến động Vũ Lâm (Ninh Bình), hương Cổ Châu, chùa Thần Quang (Bắc Ninh), Châu Lạng (Bắc Giang), từ một cuộc Tây chinh đến hồ Động Thiên - Yên Tử (Quảng Ninh) Bậc hoàng đế - thiền sư - thi nhân vui với một nhành mai, bâng khuâng trong một sớm mùa xuân, một chiều trước

Trang 3

cánh đồng làng, một ngày thu nơi non cao chùa vắng, một sự hòa nhập nội tâm trầm tư trong cõi thiền sâu lắng

Trên thực tế, đương nhiên thật khó tách bạch chân dung thi nhân Trần Nhân Tông trong mối liên hệ với tiếng thơ của một hoàng đế hay đơn thuần với vị thế một thiền sư đắc đạo Bởi lẽ trong mỗi bài thơ in đậm chủ đề quan phương trong ngôi vị đế vương thì Trần Nhân Tông vẫn có cách nói riêng, có những ý thơ và tứ thơ độc đáo Chiếu ứng với những bài thơ hướng về cảm quan Phật giáo, Trần Nhân Tông vẫn thể hiện được tiếng nói trữ tình và âm hưởng cuộc đời trần thế Trên tất cả, Trần Nhân Tông luôn biểu lộ tư chất con người nghệ sĩ, luôn phát hiện giá trị cái đẹp trong thế giới thực tại, cả trong những suy tưởng triết học Phật giáo cũng như cuộc sống đời thường Xin nhấn mạnh thêm, vị thế hoàng đế và cảm quan Phật giáo không đối nghịch với cuộc sống mà thực chất chỉ là những cách nhìn nhận và hình dung khác nhau về thực tại Hơn thế nữa, hồn thơ Trần Nhân Tông không quá khuôn thước, giáo điều trong tín niệm của một con

nhang đệ tử toàn tòng; càng chưa bị Nho giáo hóa theo lối cá nhân "khắc kỷ phục lễ", quan phương, chính thống Vì thế tinh thần Phật giáo thấm đậm trong thơ ông được chiêm nghiệm, kết tinh từ chính cuộc đời, tạo nên một cách quan niệm, hình dung về kiếp người và cõi đời nương theo tinh thần nhà Phật Đặc tính "hòa quang đồng trần" còn được thể hiện ở nhiều tác phẩm in đậm dấu ấn Thiền học của Trần Nhân Tông mà

vẫn xuất lộ các hình ảnh, điển tích Nho giáo Đơn cử trong Cư trần lạc đạo phú vẫn thấy nhắc đến "Sách Dịch xem chơi", "Ơn Nghiêu khoáng cả", "Ngay thờ chúa, thảo thờ cha", "Ngựa cao tán cả", "Gác ngọc lầu vàng" ; trong Đắc thú lâm tuyền thành đạo

cavẫn thấy có "Công danh chăng trọng - Phú quý chăng màng", "Tần Hán xưa kia",

"Xẩy tỉnh giấc hòe", "An thân lập mệnh" Nói một cách khái quát, phẩm chất thi nhân ở Trần Nhân Tông thường trực hiện diện trong hình ảnh một hoàng đế - thi nhân (và đồng thời: một thi nhân - hoàng đế) bên cạnh hình ảnh một thiền sư - thi nhân (và đồng thời: một thi nhân - thiền sư) Cũng như nhiều tâm hồn thi nhân khác, Trần Nhân Tông đặc biệt yêu mến mùa xuân, có thơ viết về sớm xuân, phong cảnh mùa xuân, đêm xuân tháng hai, cảnh cuối xuân và ngày xuân tặng bánh cho sứ giả Cùng viết về mùa xuân nhưng

có khi nhà vua nhập cuộc trong mối lo toan thế sự, nhắc đến điệu múa giá chi, món bánh

Trang 4

rau trong lễ tiết tháng ba và đằng sau đó là ý thức khẳng định truyền thống văn hóa dân tộc:

Giá chi vũ bãi thí xuân sam,

Huống trị kim triêu tam nguyệt tam

Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,

Tòng lai phong tục cựu An Nam

(Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính)

(Múa giá chi rồi thử áo xuân,

Hôm nay hàn thực buổi thanh thần

Bánh rau đầy đặn như hồng ngọc,

Nước Việt tục này theo cổ nhân)

(Ngày xuân tặng bánh cho Trương Hiển khanh

- Trần Lê Văn dịch)

Có khi Trần Nhân Tông ngỡ ngàng trước hình ảnh đôi bướm trắng và bản thân cảnh tượng đó đã làm nên một tứ thơ sinh động:

Thụy khởi khải song phi,

Bất tri xuân dĩ qui

Nhất song bạch hồ điệp,

Phất phất sấn hoa phi

(Xuân hiểu)

(Ngủ dậy, mở cửa sổ,

A, xuân về rồi đây!

Kìa một đôi bướm trắng,

Nhằm hoa, phơi phới bay)

(Buổi sớm mùa xuân - Trần Lê Văn dịch)

Trang 5

Có khi trong cảnh cuối xuân, thi nhân ngẫm ngợi câu chuyện kiếp người, bâng khuâng suy nghiệm về lẽ sắc sắc không không Vẫn là cảnh xuân, vẫn là trăm hoa năm nào đấy thôi nhưng dường như bây giờ nhà thơ mới nhận diện được bản chất sự sống, đạt đến tự tại, bình thản giữa cõi đời Đó là sự trả giá bằng cả thời gian đời người, bằng

sự nghiệm sinh trong cuộc sống, sự thức tỉnh và thức nhận bản chất lẽ sinh - tử, còn - mất, hữu - vô:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm tại bách hoa trung

Như kim kham phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng

(Xuân vãn)

(Tuổi trẻ chưa tường lẽ sắc không,

Xuân sang hoa nở rộn tơ lòng

Chúa xuân nay đã thành quen mặt,

Nệm cỏ ngồi yên ngó rụng hồng)

(Xuân muộn - Ngô Tất Tố dịch)

Bên cạnh việc đề vịnh cảnh chùa cõi Phật, Trần Nhân Tông còn có nhiều bài thơ ghi lại hình ảnh một cảnh quê Thiên Trường, Châu Lạng, một chiều thu Vũ Lâm, một lần lên núi Bảo Đài, một sớm xuân tàn nơi sơn phòng non cao tịch mịch Trong số này

có những bài mà ngôn từ nghệ thuật thi ca đạt đến kiệt tác:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý qui ngưu tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền

(Thiên Trường vãn vọng)

Trang 6

(Thôn trước thôn sau tựa khói lồng,

Bóng chiều dường có lại dường không

Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết,

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)

(Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường -

Ngô Tất Tố dịch)

Bài thơ như một bức tranh sống động về miền quê đồng bằng Bắc Bộ, ở đó có khói lam chiều, có sự chuyển giao giữa một ngày sôi động với chiều tà tĩnh lặng, có sự khuất vắng dần của bóng người và tiếp nối sức sống của thế giới tự nhiên, có không gian bóng chiều và âm hưởng tiếng sáo thanh bình, có hoạt cảnh lũ trẻ dắt trâu về cuối ngõ và

cò trắng xuống đồng Có thể nói kiệt tác Thiên Trường vãn vọng xứng đáng là bài thơ

mở đầu cho dòng thơ đề vịnh làng cảnh thôn quê Việt Nam

Mở rộng diện đề tài, Trần Nhân Tông không chỉ viết về cây mai, về hoa mai nở sớm, về gió trăng mà còn tập trung phản ánh nỗi lòng người lính trên đường Tây chinh, cảm nhận được thế giới tâm linh Tuệ Trung Thượng sĩ, ghi nhớ hình bóng vua cha và các nhà sư ở chùa Phổ Minh Đi xa hơn, Trần Nhân Tông tiếp tục bày tỏ niềm cảm thông với người khuê phụ:

Thụy khởi câu liêm khán trụy hồng,

Hoàng ly bất ngữ oán Đông phong

Vô đoan lạc nhật Tây lâu ngoại,

Hoa ảnh chi đầu tận hướng Đông

(Khuê oán)

(Tỉnh giấc rèm nâng ngó cánh hồng,

Hoàng oanh im tiếng giận Đông phong

Lầu Tây vô cớ vầng dương lặn,

Cả bóng hoa cành ngả hướng Đông)

Trang 7

(Nỗi oán hận của người khuê phụ -

Trần Lê Văn dịch)

Thi nhân nhập thân cùng nỗi sầu khuê phụ, cô đơn trước một cánh hồng rơi rụng, một tiếng chim vừa dứt, một chiều hoàng hôn mặt trời khuất nẻo và đẩy bóng hình muôn vật cùng ngả về Đông Đây cũng là một trong những bài thơ đầu tiên viết về người phụ

nữ, khơi nguồn cho dòng thơ phản ánh nỗi niềm người chinh phụ, cung nữ, thiếu phụ chờ chồng và bao kiếp đào hoa bạc mệnh giai đoạn sau này

5 Thay lời kết

Trong lịch sử dân tộc, triều đại nhà Trần (1225-1400) nổi lên như một hiện tượng độc đáo gắn với sự kiện các hoàng đế đều lui về hậu trường làm Thái thượng hoàng, đều trở thành thiền sư và người ham chuộng Phật giáo, đồng thời cũng là những thi nhân nổi tiếng Đây là mẫu hình tác gia độc đáo dựa trên nền tảng căn rễ cơ sở văn hóa thời đại

Lý - Trần và không lặp lại(14) Trong số đó, danh nhân văn hóa Trần Nhân Tông chính là mẫu hình tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ tiêu biểu cho cả một thời đại huy hoàng Trải qua sự chuẩn bị từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Tung, phải đến Trần Nhân Tông mới hội đủ điều kiện để định hình Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nội sinh trong nền văn hóa và Phật giáo dân tộc Có thể coi triều Trần (Trần Nhân Tông nói riêng) là bước phát triển đỉnh cao của nhà nước quân chủ Phật giáo Nối tiếp vương triều Trần, từ thời Minh thuộc và Lê Sơ, lịch sử xã hội Đại Việt chuyển sang trang mới với sự thắng thế căn bản của mô hình quân chủ Nho giáo và xuất hiện loại hình tác gia hoàng

đế kiểu mới

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w