Lược sử vềVuaTrầnNhânTông HOÀNG ĐẾ TRÂNNHÂNTÔNG TRÚC LÂM ĐỆ NHẤT TỔ ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG 竹 林 第 一 祖 調 御 覺 皇 1258 – 1308) Là vị vua thứ ba nhà Trần, tên húy là Trần Khâm, lúc nhỏ còn có tên Phật Kim, Nhật Tôn, con trưởng của vua Thánh Tông và Thái hậu Nguyên Thánh, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Nguyên Phong thứ 8, 1258. Ngài sinh ra khi cuộc chiến tranh chống Nguyên lần thứ nhất của quân dân Đại Việt vừa giành thắng lợi. Ngay từ nhỏ Ngài đã sớm chứng kiến hậu quả tàn khốc của chiến tranh và nỗi nhục mất nước. Năm 1274, vừa lúc 16 tuổi, Ngài được tấn phong làm Thái tử, lấy trưởng nữ của Trần Hưng Đạo làm Thái tử phi (sau là Thái hậu Khâm Từ). Tháng 10 năm Mậu Dần, 1278, vua cha Thánh Tông nhường ngôi cho Ngài, Ngài nhận chiếu chỉ lên ngôi cửu ngũ, xưng là Hiếu Hoàng, lúc này vừa 20 tuổi. Mùa xuân năm sau (1279), Ngài đổi niên hiệu Bảo Phù làm Thiệu Bảo, ban chiếu đại xá thiên hạ, chính thức cùng quần thần lo ổn định tình hình chính sự, xây dựng lực lượng quốc phòng, phát triển đất nước. Sau thất bại lần thứ nhất vào năm 1258, năm 1282, nhà Nguyên lại muốn thôn tính Đại Việt, nhưng chưa trực diện tấn công, mà lấy cớ mượn đường sang đánh Chiêm Thành. Hiểu rõ âm mưu thâm độc của chúng, Ngài kiên quyết cự tuyệt, tìm mọi kế thoái thác kể cả đúc tượng vàng thế mạng sang chầu nhà Nguyên; một mặt Ngài tích cực chuẩn bị lực lượng để đối phó. Biết được thế giặc hung hãn sẽ tràn sang nước ta, Ngài cùng Thượng hoàng Thánh Tông cho mở hội nghị dân chủ Bình Than, triệu tập các vương hầu khanh tướng để bàn kế sách, thống nhất một lòng trong triều đình quyết tâm đánh Nguyên Mông; đầu năm 1285, Ngài lại mở hội nghị Diên Hồng mời bô lão trong nước đến dự nhằm thống nhất ý chí, đoàn kết toàn dân chống giặc. Và khi kẻ thù xâm lượctràn sang, mặc dù đang giữ ngôi vua, Ngài vẫn trực tiếp làm tướng, chỉ huy một đạo binh thuyền giáp trận với quân Nguyên trên sông Bạch Đằng…Bằng việc dấn thân trực tiếp ra trận mạc, Ngài đã khích động được lòng tướng sĩ dũng cảm xông lên giết giặc. Với tư tưởng thân dân và sự minh triết của mình, trong kháng chiến chống Nguyên Mông, TrầnNhânTông thực sự tin vào lực lượng đoàn kết toàn dân. Tin vào lòng ái quốc của các vị tướng, anh em chú bác, binh lính giàu cơ mưu và quyết tâm chống kẻ thù rất cao trên các mặt trận. Qua hai lần đánh Nguyên Mông (1285 và 1288), vượt lên tất cả, Ngài trở thành ngọn cờ tiêu biểu về chính sách đoàn kết dân tộc, nhà tổ chức, lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt qua gian khổ, đưa cuộc kháng chiến đến ngày thắng lợi. Sau chiến thắng Nguyên Mông, với sự thông tuệ của bậc trượng phu, Ngài tỏ lòng khoan dung, nhân ái, không tham phú quí, chức quyền, muốn rời bỏ ngôi vua đi dép cỏ vào chùa tu Phật. Việc này như ta đã thấy Ngài có cơ duyên ngay từ lúc nhỏ, kể cả khi lên ngôi Thái Tử, Ngài cũng đã muốn dứt bỏ áo hoàng bào trốn lên núi quyết chí tu Phật. Nhưng vì việc nước trước họa xâm lăng, nên Ngài phải đảm nhận cầm quyền thống lĩnh toàn dân chống ngoại xâm. Nay giang sơn thái bình, việc nước nhẹ phần, Ngài muốn giành thì giờ và tâm sức vào việc nối tiếp truyền thống, ý chí cao thượng của Tổ tiên, rời bỏ vương quyền quay về nghiên cứu thiền tông. Ngày 9 tháng 3 năm Qúi Tỵ, 1293, Ngài quyết định giao quyền chính sự cho Thái tử Thuyên, tức vua Anh Tông, còn Ngài lui về Thiên Trường làm Thái Thượng hoàng, lúc này mới 35 tuổi. Tuy đã nhường ngôi, nhưng Ngài vẫn canh cánh việc nước, nên thường “nhẹ đai thỏng áo” vân du đây đó khắp các miền quê để quan sát dân tình, tìm phương kế giúp triều đình trị quốc, dưới vai trò Thượng hoàng cố vấn. Tháng 7 năm Giáp Ngọ, 1294, từ Phủ Thiên Trường, Ngài cùng Thái hậu Tuyên Từ (dì ruột đồng thời là kế mẫu của Huyền Trân Công chúa) đi chơi cung Vũ Lâm, nguyên là chốn trước đây ông nội Thái Tông, vua cha Thánh Tông từng lui tới học Phật, và cũng là căn cứ địa của vuaTrần trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba, chỉ cách Thiên trường vài chục dặm – nay còn ngôi đền Thái Vi, thờ các vuaTrần và thờ cả Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, Thái sưTrần Quang Khải - thuộc thôn Văn Lâm, Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Thấy cảnh đẹp hùng vĩ của sông núi Vũ Lâm, Ngài tính chuyện xuất gia. Nhưng khi nghe tin giặc xâm lấn Nghệ An, Ngài liền bỏ cuộc du ngoạn, tự thân làm tướng, thống lĩnh đại quân đi đánh dẹp. Gần một năm chiến trận, toàn thắng quân Ai Lao, mùa hạ năm Ất Mùi, 1295, Ngài trở về Thăng Long, sai ban thưởng tướng sĩ, cất gươm đao, phủi bụi chiến bào rồi Ngài lại thả bộ về phủ Thiên Trường chăm lo học Phật… Trải qua mấy mùa kiết hạ, thấm nhuần hơn về giáo lý thiền tông. Tháng 8 năm Kỷ Hợi, 1299, lúc vừa 41 tuổi, Ngài rũ bỏ bụi trần, Ngài xuất gia lên núi Yên Tử làm vị Sơn Tăng, tu dòng khổ hạnh “Mặc áo cà sa nằm trướng giấy/ Màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương”, Ngài lấy hiệu Hương Vân Đầu Đà, sau đổi là Trúc Lâm Đầu Đà, kế thừa nghiệp Tổ, Ngài nối pháp làm tổ thứ 6 của phái thiền Yên tử. Thời gian tinh cần kinh kệ tu 12 hạnh đầu đà, Ngài vân du nhiều nơi, làm nhiều thơ văn về giáo lý nhà Phật, với tinh thần “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/ Đói đến thì ăn mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền” mở ra một dòng thiền mới – thiền Trúc Lâm, với tư tưởng minh triết của sự nhập thế đạo và đời là một mang đậm bản sắc văn hóa Đại Việt, sau Ngài trở thành Sơ Tổ của phái thiền này… Tháng 3 năm Tân Sửu, 1301, Ngài vân du các nơi trong nước, đến trại Bố Chính lập am Tri Kiến cư trú (chỗ ấy nay thuộc Lệ Thủy, Quảng Bình), rồi sang Chiêm Thành. (Hiện có tư liệu khẳng định rằng, Ngài đã dừng chân tại thành Châu Lý – nay thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Ngài ở lại đây ít ngày và đã khất thực trong thành này, rồi mới sang Chiêm Thành. Xem như vậy, lộ trình này Ngài đã mở ra cho Công chúa Huyền Trân sau vào Chiêm được dễ dàng). Ngài ở lại Đồ Bàn một thời gian, nhiều lần đàm đạo với vua Chiêm và các tăng sĩ Phật giáo. Nhằm giữ vững biên cương, thắt chặt tình hòa hiếu, với chiến lược giúp người chính là giúp mình, nhân đấy Ngài hứa gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Đến tháng 11, Ngài từ Chiêm Thành trở về. Chuyến đi này, lịch sử ghi nhậnTrầnNhânTông là vị Nguyên thủ quốc gia Đại Việt đầu tiên đi ra nước ngoài, và cũng có thể xem như Ngài là Ông Tổ của ngành du lịch Việt Nam. Những năm sau này, Ngài dành thời gian và tâm sức vào việc giáo hóa, dạy dân chúng thực hành phép tu Thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ tự mê tín dâm tà, tìm người nối pháp, lập chùa chiền, mở giới đàn, khắc kinh kệ. Bằng uy đức và sự minh triết của mình, Ngài thống nhất các thiền phái Phật giáo trong nước thành một giáo hội mà Ngài là vị Tăng thống… Và cũng vào lúc này, tháng 2 năm Ất Tỵ, 1305, sứ Chiêm sang nước ta dâng lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trần. Bởi vì lời hứa trước đây của Ngài khi còn vân du bên Chiêm Thành, nên người Chiêm mới làm như vậy. Bậc trượng phu cốt trọng chữ tín, lời nói nặng tựa cửu đỉnh, và cũng để giữ tình hòa hiếu với phía Nam, cho nên việc cưới gả Huyền Trân mới được chấp nhận. Tháng 6 năm Bính Ngọ, 1306, Huyền Trân Công chúa vâng lời vua cha và anh, tuân theo thiên mệnh, sang Chiêm làm dâu. Ông con rể Chế Mân cắt đất hai châu Ô, Lý làm vật sính lễ dâng lên vua Trần. Kể từ đây, phên dậu nước ta trải dài tới tận sông Thu Bồn, để rồi các triều đại sau đứng chân, tiếp thêm sức mạnh, đưa văn hóa Đại Việt tiến dần về Đất Mũi Cà Mau. Suốt hơn 30 năm tận lực vì giang sơn đất nước, vì dân tộc và đạo pháp, vào đêm ngày 01 tháng 11 năm Mậu Thân, 1308, tại am Ngọa Vân trên núi Yên Tử, Ngài ngồi giảng bài kệ cuối cho chúng tăng, rồi nằm theo thế sư tử, an nhiên viên tịch, thọ 51 tuổi. Thiền sư Bảo Sát, môn đệ của Ngài theo di chúc làm lễ hỏa táng. Mấy hôm sau, vua Anh Tông và triều đình về Yên Tử tổ chức lễ tang, thu xá lợi chia làm ba: một cất ở bảo tháp Huệ Quang trên núi Yên Tử (nay còn tháp có tên Phật Hoàng), một đưa vào chùa Tư Phúc trong kinh thành sau lại đưa về thờ tại tháp Phổ Minh ở phủ Thiên Trường (nay thuộc thành phố Nam Định); phần nữa rước về táng ở Đức Lăng, phủ Long Hưng, cạnh Chiêu Lăng của vua Thái Tông, Dụ Lăng của vua Thánh Tông (ba lăng mộ ấy bây giờ thuộc xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình); tôn miếu hiệu Nhân Tông; thụy hiệu là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”; dân gia xưng tụng là Giác Hoàng Điều Ngự, hay Trúc Lâm Đại Sĩ. TrầnNhânTông là vị vua anh hùng cứu nước, vị vua thân dân, nhà chiến lượctài ba, nhà chính trị, quân sự, ngoại giao xuất sắc, là nhà thơ, nhà văn hóa lớn, vị thiền sư lỗi lạc của dân tộc ở đầu thế kỷ XIV- vị Tổ của Phật giáo Việt Nam. Thời của Ngài đất nước hùng cường, văn hóa phát triển rực rỡ, nhântài nhiều vô kể, Phật giáo đạt đến cực thịnh, bờ cõi giang sơn mở rộng về Nam…trong đó có một phần là tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Bàn vềTrầnNhân Tông, sách Đại Việt sử ký toàn thư khen rằng: “Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần”. Dương Phước Thu . Lược sử về Vua Trần Nhân Tông HOÀNG ĐẾ TRÂN NHÂN TÔNG TRÚC LÂM ĐỆ NHẤT TỔ ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG 竹 林 第 一 祖 調 御 覺 皇 1258 – 1308) Là vị vua thứ ba nhà Trần, . Hoàng Điều Ngự, hay Trúc Lâm Đại Sĩ. Trần Nhân Tông là vị vua anh hùng cứu nước, vị vua thân dân, nhà chiến lược tài ba, nhà chính trị, quân sự, ngoại