1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong doc

5 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 195,12 KB

Nội dung

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong 1. Với tầm vóc danh nhân văn hóa, Trần Nhân Tông (1258-1308) tỏa sáng trên tư cách một vị hoàng đế sáng suốt, vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và để lại những áng thi ca thấm đậm lẽ đạo tình đời. Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và để lại nhiều tác phẩm thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm đặc biệt giá trị (1) . Trên thực tế, có thể nhận diện về Trần Nhân Tông như một nhân vật lịch sử, một mẫu hình hoàng đế phương Đông gắn với vị thế thiền sư - nhà truyền giáo và tư cách thi nhân - người kiến tạo những giá trị văn hóa. Ở đây, trong phạm vi cụ thể hơn, trước hết chúng tôi định vị Trần Nhân Tông như một tác gia văn học, trên cơ sở đó sẽ soi chiếu trở lại cả ba phương diện hoàng đế - thiền sư - thi sĩ cùng hiện diện trong một tác gia Trần Nhân Tông; nói cách khác, chúng tôi không nhằm phác thảo chân dung một nhân vật lịch sử hoàng đế nói chung mà chủ ý qua thơ văn sẽ đi đến xác định đặc điểm kiểu mẫu tác gia hoàng đế - thiền sư - thi sĩ Trần Nhân Tông 2. Vào ngày 24-2 năm Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông lui về Bắc cung làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Hoàng thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông). Mùa đông năm ấy, nhằm ngày 11-11, Hoàng trưởng tử Khâm ra đời. Đến tháng 12 năm Quý Dậu (1273), Hoàng trưởng tử Khâm được sách phong làm Hoàng thái tử, lấy con gái trưởng của Hưng Đạo Vương làm phi Kịp đến ngày 22-10 năm Mậu Dần (1278), Trần Thánh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Khâm (Nhân Tông). Từ đây, Trần Nhân Tông bắt đầu một trang đời mới trên cương vị bậc Hoàng đế, đặc biệt đã cùng Trần Thánh Tông và toàn dân Đại Việt đánh tan hai cuộc xâm lược của đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh (1285, 1287-1288). Trong thời điểm nguy nan của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1285, Trần Nhân Tông cho khắc thơ vào thuyền ngự để động viên quân sĩ và khẳng định niềm tin chiến thắng: Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh. (Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ, Hoan, Diễn còn kia chục vạn quân) Bước vào cuộc kháng chiến, Trần Nhân Tông từng trực tiếp sai người đi dò xét tình hình giặc, từng đi thuyền nhẹ và đi bộ qua các vùng Ba Chẽ - Quảng Yên - Yên Hưng (Quảng Ninh), từng trực tiếp chỉ huy đánh giặc trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình và dọc sông Hồng. Trên tư cách bậc đế vương, Trần Nhân Tông đã có lời nói và hành động khá đặc biệt trước việc chém được đầu Nguyên soái Toa Đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Vua trông thấy thủ cấp của Toa Đô, thương hại nói: "Người làm tôi phải nên như thế này". Rồi cởi áo ngự, sai quân đem liệm chôn, nhưng ngầm sai lấy đầu Toa Đô đem tẩm dầu để răn, vì cớ Toa Đô mượn đường vào cướp nước ta đã ba năm" (2) . Thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, Trần Nhân Tông đề cao lễ nghĩa kẻ bề tôi ngay cả khi biết đó là kẻ đối địch; mặt khác, ở vị thế người đứng đầu cả một nước, một dân tộc độc lập, tự chủ, ông kiên quyết sai lấy đầu Toa Đô tẩm dầu làm răn vì can tội "mượn đường vào cướp nước ta" Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược năm 1287-1288, trên tư cách Hoàng đế, Trần Nhân Tông thể hiện rõ tinh thần yêu nước và tài năng tổ chức, tập hợp lực lượng. Trước thế giặc, vua từng hai lần hỏi ý kiến Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn: "Thế giặc năm nay thế nào?", và: "Giặc tới, liệu tình hình thế nào?", rồi được Trần Quốc Tuấn trả lời: "Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn", và: "Năm nay đánh giặc nhàn" Trong việc dùng người, Trần Nhân Tông biết Trần Khánh Dư là kẻ tham nhưng vẫn sử dụng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Khánh Dư tính tham lam thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng nên không nỡ bỏ mà thôi" (3) Nhà vua còn trực tiếp hòa giải mối hiềm khích giữa Tả phụ Lê Tòng Giáo với Hàn lâm phụng chỉ Đinh Củng Viên, kết quả: "Từ đó, Tòng Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau ngày càng gắn bó" Đến ngày toàn thắng, Trần Nhân Tông cử lễ bái yết Chiêu Lăng và có hai câu thơ nổi tiếng nhằm khẳng định bản lĩnh, sức mạnh và thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu. (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông ngàn thuở vững âu vàng) Trong thời bình, Trần Nhân Tông thực hiện chủ trương "khoan sức dân", mở rộng sản xuất, đưa ra chính sách thi cử và tuyển dụng nhân tài tiến bộ, thúc đẩy kinh tế, văn hóa dân tộc phát triển ổn định. Với tầm nhìn xa rộng, ngay cả sau chiến thắng, khi đã nhường ngôi cho con và bản thân làm Thượng hoàng (1293), Trần Nhân Tông vẫn đích thân đi đánh dẹp nơi biên ải, trực tiếp giám sát, khuyên bảo vua Anh Tông và tham gia cắt đặt công việc chính sự. Trần Nhân Tông cũng là người trực tiếp điều binh khiển tướng củng cố vững chắc vùng biên giới phía Tây và phía Nam đất nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Canh Dần (1290) Vua thân đi đánh Ai Lao. Triều thần can rằng: "Giặc Hồ vừa rút, vết thương chưa lành, đâu đã có thể dấy binh đao!". Vua nói: "Chỉ có thể lúc này ra quân thôi. Vì sau khi giặc rút, ba cõi tất cho là lính tráng, ngựa chiến của ta đã chết cả, thế không thể nổi lên, sẽ có sự khinh nhờn từ bên trong, cho nên phải cất quân lớn để thị uy". Bầy tôi đều nói: "Nhà vua há chẳng biết làm nhọc dân là việc đáng lo, nhưng còn có việc to lớn hơn thế nữa. Thánh nhân lo xa, bọn thần không thể nghĩ được" Rồi khi đã lên làm Thái thượng hoàng, Trần Nhân Tông vẫn lo toan việc nước: "Năm Giáp Ngọ (1294) Tháng 8. Thượng hoàng đích thân đi đánh Ai Lao, bắt được người và súc vật nhiều không kể xiết" (4) Ngay cả khi đã xuất gia tu hành, đến năm Tân Sửu (1301), Trần Nhân Tông vân du các nơi và sang tận Chiêm Thành cầu đạo, đồng thời có bàn đến việc quốc sự và hứa gả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Bính Ngọ (1306) Mùa hạ, tháng 6, gả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế Mân. Trước đây, Thượng hoàng (Nhân Tông) vân du sang Chiêm Thành đã hứa gả rồi. Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn chuyện vua Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung Nô làm thơ, từ bằng quốc ngữ để châm biếm việc đó Đinh Mùi (1307) Mùa xuân, tháng Giêng, đổi hai châu Ô, Lý thành châu Thuận và châu Hóa. Sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên hai châu đó. Trước đấy chúa Chiêm Thành Chế Mân đem đất hai châu đó làm lễ vật dẫn cưới nhưng người các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không chịu theo. Vua (Anh Tông) sai Nhữ Hài đến tuyên dụ đức ý, chọn người trong bọn họ trao cho quan tước, lại cấp ruộng đất, miễn tô thuế ba năm để vỗ về" (5) Trong công việc triều chính cũng như cuộc sống thường nhật, Trần Nhân Tông thực sự là vị vua anh minh, khoan từ, cố kết được lòng người. Ngay một việc như Phùng Sĩ Chu có công đoán: "Thế nào cũng đại thắng", vua mừng bảo: "Nếu đúng như lời đoán sẽ có trọng thưởng. Đến khi giặc yên, vua nói: "Thiên tử không có nói đùa". Vua coi Sĩ Chu là người trung hiếu, có tài văn nghệ, lấy làm Hành khiển, sau thăng đến Thái phó Trần Nhân Tông còn tỏ ra là người không quá câu nệ, cố chấp vào khuôn thước lễ nghi quan phương. Khi để tang Thượng hoàng Thái Tông mới hơn ba tháng, Ngự sử đại phu Đỗ Quốc Kế tâu: "Phàm để tang không nên làm thương tổn người sống. Nay thiên tử đều dùng kiệu khiêng, thế là người sống bị tổn thương, xin hãy cưỡi ngựa". Hiểu rõ bản chất sự việc, vua nghe theo, từ đó dùng ngựa có yên màu trắng Trần Nhân Tông cũng là người sống thủy chung như nhất, có trước có sau, đối xử bình dị, chân tình với cả những gia đồng, người ở. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua từng ngự chơi bên ngoài. Giữa đường, hễ gặp gia đồng của vương hầu thì tất gọi tên chúng mà hỏi: "Chủ mày ở đâu?", rồi răn các vệ sĩ không được thét đuổi. Đến khi về cung, bảo tả hữu rằng: "Ngày thường thì có thị vệ tả hữu, khi quốc gia lâm hoạn nạn thì chỉ có bọn chúng có mặt". Vì là vua cảm mến bọn chúng đi theo bảo vệ mình hồi phải chạy ra khỏi kinh thành mà nói thế" (6) Trong vai trò Thượng hoàng, Trần Nhân Tông vẫn nghiêm túc răn dạy vua Anh Tông từ việc lớn đến việc nhỏ. SáchĐại Việt sử ký toàn thư chép: "Bấy giờ Thượng hoàng (Nhân Tông) từ phủ Thiên Trường trở về kinh sư. Các quan trong triều không ai biết cả. Vua (Anh Tông) thì uống rượu xương bồ say khướt. Thượng hoàng thong thả đi khắp các cung điện, từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Cung nhân dâng bữa. Thượng hoàng ngoảnh nhìn không thấy vua, lấy làm lạ, hỏi là Quan gia ở đâu? Cung nhân vào trong nội đánh thức nhưng vua không tỉnh. Thượng hoàng giận lắm, lập tức trở về Thiên Trường, xuống chiếu cho các quan ngay ngày mai đều phải tới phủ Thiên Trường để điểm danh, ai trái lệnh sẽ bị xử tội. Đến giờ Mùi vua mới tỉnh, cung nhân đem việc ấy tâu lên. Vua sợ quá, đi rảo ra khỏi cửa cung không thấy ai coi giữ; qua chùa Tư Phúc thấy học trò Đoàn Nhữ Hài ở cửa chùa. . Tác gia Hoàng đế - Thi n sư - Thi sĩ Trần Nhân tong 1. Với tầm vóc danh nhân văn hóa, Trần Nhân Tông (125 8-1 308) tỏa sáng trên tư cách một vị hoàng đế sáng suốt, vị tổ của Thi n. văn sẽ đi đến xác định đặc điểm kiểu mẫu tác gia hoàng đế - thi n sư - thi sĩ Trần Nhân Tông 2. Vào ngày 2 4-2 năm Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông lui về Bắc cung làm Thái thượng hoàng, nhường. ba phương diện hoàng đế - thi n sư - thi sĩ cùng hiện diện trong một tác gia Trần Nhân Tông; nói cách khác, chúng tôi không nhằm phác thảo chân dung một nhân vật lịch sử hoàng đế nói chung mà

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w