1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 4 docx

6 358 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 129,76 KB

Nội dung

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 4 Nhân Tông phê vào sách Khoa giáo do sư giải thích, có câu: “Đã qua tay Huyền Quang rồi thì một chữ cũng không thể thêm bớt”. Sư được người đời đương thời tôn trọng như thế. Thơ của sư thì thấy các tập Ngọc Tiên, Trích diễm, Việt âm, có các câu ‘Nhất lãnh thuế y, Bán gian thạch thất’ cùng với ‘Đức bạc thường tàm kế tổ đăng’, cho đến ‘Dĩ thị thành thiền tâm nhất phiến, Cũng thanh tức tức vị thùy đa’. Khí chất núi rừng khói ráng thể hiện trong ngôn từ. Con người đạm bạc giản dị đơn sơ, tưởng cũng có thể thấy được. Thì đâu có cái chuyện nói năng không gốc gác như thế tục đã ngoa truyền? Hoặc có người nói: Thế thì nên bỏ bản hạnh ấy chăng? Xin trả lời: Không thể. Giới hạnh của nhà sư rất cao, thì việc sống lôi thôi, lo cưới gả càng khó nói. Sự việc của sư đã rõ ràng, thì chuyện mâm tỏi thành đồ chay trở nên vớ vẩn. Nhà vắng đem ra mà xét lại, thì có thể nói rằng: vua Trần nhiều lần sai thử sư mà sư không thể phạm, Trúc Lâm Tam Tổ thế mà cam tâm được sao? Năm Tân Mùi Cảnh Hưng triều Lê (1751), chánh tiến sĩ đốc trấn Ngô Thì Sĩ, hiệu Ngọ Phong Công, làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai soạn ”. Qua hai lời ghi cuối sách Tam tổ thực lục tờ 60a5-b8 này, ta biết bản Tổ gia thực lục, mà Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm đã sao chép vào trong Tam tổ thực lục là một bản sách do Tô Xuyên Hầu Lê Quang Bí đem từ Trung Quốc về vào năm 1569. Trình Tuyền Hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1580) có đọc bản Thực lục mới được đem về này và viết Giải trào văn. Sau đó bản văn đã được Ngô Thỉ Sĩ , cha của Ngô Thời Nhiệm, sao chép và viết lời phụ chú. Căn cứ vào lời giải trình của Ngô Thì Sĩ, ta có thể giả thiết quá trình hình thành Tam tổ thực lục đã diễn ra như sau. Thứ nhất, xuất phát từ bản Tổ gia thực lục có trong tủ sách của cha mình, Ngô Thời Nhiệm đã lấy đọc và thấy cuối bản Tổ gia thực lục này Huyền Quang được thụy là “Trúc Lâm thiền sư đệ tam đại, đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả”. Từ đó Ngô Thời Nhiệm đã nảy sinh ý nghĩ xây dựng một tác phẩm mang tên Tam tổ thực lục. Rồi thì Ngô ThờI Nhiệm đã đem y ữnghĩ này trình bày với Tính Quảng. Tính Quảng có thể là vị bổn sư đã trao pháp danh Hải Lượng cho Ngô Thời Nhiệm, nếu ta căn cứ vào pháp danh của hai người này đã được đặt theo một dòng kệ truyền pháp của phái Trí Bảng Đột Không thuộc dòng Lâm Tế: Trí tuệ thanh tịnh Đạo đức viên minh Chân như tín hải Tịch chiếu phổ thông Tâm nguyên quảng tục Bản giác xương long Năng nhân thánh quả Thường diễn khoan hoằng Duy truyền pháp ấn Chứng ngộ hội dung Kiên trì giới hạnh Vĩnh thiệu tổ tông Sau khi trình bày với Tính Quảng, một kế hoạch đã hình thành. Đó là lấy phần tiểu sử của Trần Nhân Tông trong Thánh đăng ngữ lục và bản Niên phổ khắc trên bia đá dựng trước tháp Viên Thông của Pháp Loa tại chùa Thanh Mai cùng với bản Tổ gia thực lục để tạo nên sách Tam tổ thực lục ta hiện có cùng với một số đoạn phiến các tác phẩm của ba vị tổ vừa nêu này đang nằm rơi rớt tại các chùa biết dưới tên Thiền đạo yếu học. Từ khi sách Tam tổ thực lục ra đời, khái niệm ba vị tổ này càng được truyền bá rộng rãi và củng cố thêm với sự xuất hiện của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh mà bản in sớm nhất là vào năm Cảnh Thìn thứ 3 (1795). Trong phần mở đầu của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Ngô Thời Nhiệm đã trình bày về tiểu sử ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang, rồi sau đó Ngô Thời Nhiệm viết về bản thân mình và gọi là “Trúc Lâm đệ tứ tôn”. Từ Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn ngược lên cho đến năm 1765, khi Tam tổ thực lục lần đầu tiên được in bán, ta thấy giả thiết về quá trình ra đời của Tam tổ thực lục trên không phải là hoàn toàn vô lý, và sự tham gia của Ngô Thời Nhiệm vào sự hình thành tác phẩm ấy hoàn toàn không phải là vô chứng cớ. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của Ngô Thời Nhiệm cùng một loạt các thiền sư của dòng thiền Trúc Lâm do Ngô Thời Nhiệm phục hồi như thiền sư Hải Âu Vũ Trinh (1726 - 1823), Hải Hòa Nguyễn Đăng Sở, Hải Huyền Ngô Thì Hoành, Hải Điền Nguyễn Hữu Đàm v.v Đây là những tên tuổi lớn, những trí thức lớn của thời đại, xuất thân từ những danh gia vọng tộc của nửa cuối thế kỷ thứ 18. Do ảnh hưởng và uy tín của các thiền sư trí thức lớn này thuộc thiền phái Trúc Lâm và khái niệm Trúc Lâm tam tổ đã trở nên phổ biến và được chấp nhận, dẫn đến những cái nhìn lệch lạc về sự phát triển của dòng thiền này. Thực tế, như ta đã thấy, Huyền Quang, ngoại trừ Tổ gia thực lục, chưa bao giờ được gọi là Trúc Lâm tam đại thiền tổ. Ngược lại, đây là mỹ hiệu mà vua Trần Minh Tông đã dùng trước khi băng hà để gọi thiền sư Kim Sơn. Vậy thì tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm phải là Kim Sơn, chứ không phải là Huyền Quang. Trước đây, chúng tôi đã đề xuất ý kiến và chứng minh rằng Kim Sơn có khả năng đã viết Thiền uyển tập anh, bộ lịch sử Phật giáo thiền tông Việt Nam đầu tiên sau Chiếu đối bản của Thông Biền (?-1134), Chiếu đối lục của Biện Tài và Nam tông tự pháp đồ của Thường Chiếu. Thánh đăng ngữ lục ngày nay không thấy ghi ai viết ra. Nhưng căn cứ vào nội dung cũng như văn phong, ta có thể giả thiết người viết bộ sách này cũng không ai khác hơn là Kim Sơn. Ngoài ra, Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục cũng có thể do Kim Sơn viết. Như thế có thể nói, vào giữa thế kỷ thứ 14, cả một cao trào nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam đã bùng nổ. Và Kim Sơn như một vị thiền sư nổi bật dưới triều vua Minh Tông chắc chắn đã chủ trì công tác sưu tầm và viết nên ba bộ sử Phật giáo vừa nói. Điều đáng tiếc là cho đến nay ta chưa có bất cứ thông tin gì mới mẻ về vị thiền sư này, ngoài những gì đã chép trong Thánh đăng ngữ lục. Dẫu thế, ta có thể chắc chắn ít nhất là cho đến những năm 1358 thiền phái Trúc Lâm đang có những hoạt động mạnh mẽ ở triều đình cũng như nơi thôn xóm. Có khả năng bản khắc Niên phổ trên bia dựng trước tháp Viên Thông của Pháp Loa là do chính Kim Sơn thực hiện. Vấn đề tại sao đến năm 1362, bản Niên phổ của Pháp Loa mới được khắc vào bia đá và dựng trước tháp của Pháp Loa? Phải chăng trong thời gian Minh Tông còn sống, việc dựng bia có vấn đề gì chăng? Dẫu sao đi nữa, sau khi Minh Tông mất, Kim Sơn phải sống thêm một thời gian nữa. Và vì những người kế nghiệp của Minh Tông như Dụ Tông thì chỉ ăn chơi sa đọa, hay Nghệ Tông thì lại quá nhút nhát do dự, nên hào khí Đông A đã tàn lụi dần. Từ đó, những ngọn “đèn thánh” đã không được ai chép tiếp nữa. Điều này có nghĩa những người có uy tín và danh vọng lớn như thiền sư Kim Sơn đã mất dưới triều Dụ Tông. Nói thẳng ra, thiền sư Kim Sơn có thể đã mất vào khoảng những năm 1365 -1370. Từ khoảng năm mất này, ta có thể suy ra năm sinh của Kim Sơn vào khoảng thời gian trước và sau năm1300 không bao xa, để có thể làm đệ tử của Pháp Loa trước khi Pháp Loa mất vào năm 1330. Dòng thiền Trúc Lâm từ sau Kim Sơn trở đi chắc chắn phát triển mạnh mẽ. Ngay tại Côn Sơn với chùa Tư Phúc do Pháp Loa và Huyền Quang cùng xây dựng nên, ta đã thấy sự hiện diện của các nhà sư làm thơ tìm đến tư đồ Trần Nguyên Đán để hỏi chữ, như một bài thơ của vị tư đồ này nói tới: Thập niên chính tỉnh phụ thu đăng, Tùng hạ hành ngâm ỷ sấu đằng. Tùy mã vọng trần vô tục khách, Khấu môn vấn tự hữu thi tăng. Thoái nhàn Lục Dã tri hà cập? Tán cấp Thanh miêu tạ bất năng. Tọa đãi công thành danh toại hậu, Nhất khâu lão cốt dĩ lăng tằng. (Mười năm chính sự phụ đèn thu, Chống gậy hàng thông lặng đọc thư, Theo ngựa trông mù không khách tục, Hỏi thơ gõ cửa có thiền sư. Lui về Lục Dã khi nào kịp, Ban phát Thanh miêu thế phải từ, Ngồi đợi công thành danh đã toại, Một gò xương trắng chất cao chừ.) Còn Phạm Nhân Khanh, mà ta có dịp gặp trong Thánh đăng ngữ lục tờ 37a6, khi vua Trần Minh Tông sai đưa thư cho thiền sư Huyền Quang, chắc chắn là trước năm 1334, trong một bài thơ đưa quốc sư Lãm Sơn về núi cũng đã nói đến vị quốc sư này nổi danh với những bài thơ: Xuất san kỷ nhật cánh hoàn san, Vị ái san cư ý tự nhàn. Tùng viện chữ trà hương mạc mạc Hạc tuyền tẩy bát thủy sàn sàn. Phóng khai thiền giá cao thiên cổ, Phát lộ thi danh chính nhất ban. Qui hướng lĩnh vân thâm xứ ngọa, Âm thi pháp vũ tẩy nhân gian. (Xuống núi mấy ngày lại trở lên, Vì yêu ở núi ý thênh thênh, Viện tùng trà nấu thơm ngào ngạt, Suối hạc bát chùi nước láng lênh. Rộng mở giá thiền cao vạn thuở, Nổi danh thơ phú chính riêng mình. Trở về mây núi nơi sâu thẳm, Lặng vãi mưa thiền rửa chúng sinh.) Và đặc biệt khi quân Chiêm Thành dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga đã liên tiếp trong nhiều năm tiến đánh thủ đô Thăng Long, thì một đội quân gồm những người xuất gia đã được thành lập dưới sự chỉ huy của thiền sư Đại Than. Thiền sư này tên thật và pháp hiệu gì ta hiện không truy ra được. ĐVSKTT 8 tờ 4b8 - 5a1 chỉ ghi: “Tháng ba (năm Tân Dậu Xương Phù thứ năm - 1381) sai quốc sư Đại Than đốc suất các tăng nhân trong nước, và các tăng nhân không có độ điệp ở rừng núi, người nào khỏe mạnh, tạm thời làm lính đi đánh Chiêm Thành”. Và Phạm Nhân Khanh đã làm bài thơ ca ngợi vị thiền sư Đại Than và đội quân những người xuất gia của ông chứ không cho biết gì thêm: . tiểu sử ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang, rồi sau đó Ngô Thời Nhiệm viết về bản thân mình và gọi là Trúc Lâm đệ tứ tôn”. Từ Trúc Lâm tông chỉ nguyên. VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 4 Nhân Tông phê vào sách Khoa giáo do sư giải thích, có câu: “Đã qua tay Huyền. được gọi là Trúc Lâm tam đại thiền tổ. Ngược lại, đây là mỹ hiệu mà vua Trần Minh Tông đã dùng trước khi băng hà để gọi thiền sư Kim Sơn. Vậy thì tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm phải là Kim

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w