1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong ppt

5 723 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 221,16 KB

Nội dung

Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Đại Việt, Thiền phái Trúc Lâm thể hiện đạo lý tình người và tạo ra sức mạnh toàn dân chiến thắng quân thù. Quan trọng hơn, tư tưởng Thiền phái còn để lại cho hậu thế một giá trị văn hóa giàu tính triết lý, đạo đức nhân sinh. Một trong những đại biểu khai sáng và định hình tư tưởng thiền phái Trúc Lâm là Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông đã để lại một giá trị tâm linh thiền đạo qua sự nghiệp sáng tác văn chương khá đồ sộ, có nhiều đóng góp cho văn học trung đại nói chung, văn học Phật giáo Thiền tông nói riêng. Việc nghiên cứu tìm hiểu Giá trị tư tưởng Thiền học trong bài “Cư trần lạc đạo phú” của Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tư tưởng Thiền học được phản ánh qua sinh hoạt Thiền phái và ý thức tự chủ của dân tộc Đại Việt qua văn hóa, văn học, ngôn ngữ chữ Nôm và những xúc cảm chân thành trước quê hương, đất nước. 1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm Sách Thơ văn Lý- Trần, tập II ghi nhận ông là “nhà văn hoá, nhà thơ xuất sắc ở thế kỷ XIII. Ông đã sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm ở Việt Nam, đáp ứng một nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người Việt đương thời, mặt khác cũng nhằm góp phần vào xây dựng một nước Đại Việt có quy mô bề thế, có văn hoá độc lập, chống lại những ngoại lai, phi dân tộc” (1) . Sau khi nhường ngôi cho con, Trần Nhân Tông làm Thái thượng hoàng và làm Tổ Trúc Lâm hoằng pháp độ sinh. Điều này được sách Tam Tổ thực lục ghi lại: “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hành giáo lý Thập thiện” (2) . Cũng chính con người với nhiều trọng trách như thế nên sự nghiệp sáng tác của Trần Nhân Tông khá phong phú, phản ánh đúng tư tưởng của ông như Trần Nhân Tông thi tập, Tăng già toái sự, Đại Hương Hải ấn thi tập, Thạch thất mỵ ngữ… Đáng chú ý nhất là hai tác phẩm chữ Nôm Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca không chỉ có giá trị về mặt nội dung tư tưởng Thiền học mà còn góp phần cắm cái mốc cho sự phát triển tiếng Việt trong lịch sử văn học dân tộc. Là một áng văn Nôm viết về tư tưởng Thiền “ở đời mà vui với đạo” có tên chính thức Cư trần lạc đạo phú. Có thể nói tác phẩm là bản tuyên ngôn của con đường hành đạo mà Phật giáo Đại Việt đã đề ra và chi phối toàn bộ tư tưởng, cuộc sống người dân lúc bấy giờ. Đây cũng là một trong những tác phẩm được giới nghiên cứu Phật giáo và văn hoá dân tộc đặc biệt quan tâm, được thiền sư Chân Nguyên trích dẫn trình bày cho vua Lê Chính Hoà vào khoảng năm 1692 trong Kiến tính thành Phật lục (3) . Chính vì thế, tác phẩm góp phần tác động vào sự tồn tại và ảnh hưởng mạnh mẽ trong quá trình truyền đạt tư tưởng Thiền học Việt Nam. Theo Lê Mạnh Thát, bản in xưa nhất của tác phẩm này là vào năm 1745 do Sa di ni Diệu Liên vâng lệnh thầy mình khắc in lại và bản gỗ lưu lại ở chùa Liên Hoa – Thăng Long (4) . Nó được in kèm theo Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang và Ngộ đạo nhân duyên kệ của Chân Nguyên. Việc in kèm như thế chứng tỏ văn bản mà ni cô Diệu Liên dùng để in phải đến từ một truyền bản của Chân Nguyên, tức là bản của nửa cuối thế kỷ XVII. Từ đây, vấn đề truyền bản của Cư trần lạc đạo phú khá rõ ràng. Trong lời dẫn bản in 1930 trong Thiền tông bản hạnh, thiền sư Thanh Hanh (1840- 1936) cho biết: vào năm Gia Long thứ 12 (1814), bản Thiền tông bản hạnh đã được in lại và cùng với nó chắc chắn phải có Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca. Hơn nữa, khi lập bản mục lục các kinh sách Phật giáo trong Đạo giáo nguyên lưu (Quyển thượng, tờ 5a), An Thiên có ghi tên tác phẩm Trần triều thập hội lục. Rõ ràng, Thập hội lục của triều Trần chính là 10 hội của Cư trần lạc đạo phú. 2. Giá trị nội dung tư tưởng Thiền học của Cư trần lạc đạo phú Toàn bài gồm 10 hội, mỗi hội co giãn từ 13 câu (Hội thứ ba và bốn) cho tới 30 câu. Và mỗi hội gieo một vần, các hội chẵn gieo vần bằng và hội lẻ gieo vần trắc. Cuối hội thứ mười có thêm bài kệ theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán. Có thể xem bài kệ ở cuối tác phẩm đã thể hiện chủ đề tư tưởng Thiền học của bài phú, đồng thời là cơ sở lý luận hình thành chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” của Thiền phái Trúc Lâm. 2.1. Chủ thuyết Cư trần lạc đạo Trước khi hình thành chủ thuyết “Cư trần lạc đạo”, thì Trần Thái Tông - người đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm đã chọn bản kinh Kim Cương và kinh Kim Cương tam muội chú giải để làm cơ sở lý luận biện tâm, thực thi đời sống hướng nội trước bối cảnh lịch sử cả dân tộc đang ra sức chấn hưng đất nước. Theo nguyên lý duyên khởi của tư tưởng Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Viên Giác thì bản thân từng cá thể không thể tồn tại độc lập mà không có sự liên hệ khác, nhất là giai đoạn cả nước đang xây dựng và phát triển trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, các thành viên Thiền phái chủ trương bổ sung thêm một số quan điểm được đúc kết từ các bản kinh Đại thừa nói trên để làm cơ sở lý luận tạo tiền đề hình thành chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” phục vụ cho đường lối hoạt động Thiền phái, góp phần xây dựng, phát triển đất nước: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Cư trần vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền. Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm, Vô tâm trước cảnh hỏi gì thiền) (tr.510). Thực tế, những năm trước và sau triều Lý (vào các năm 1009, 1020, 1034, 1295) các bản Kinh Đại thừa đã được truyền vào nước ta và mãi đến năm 1295 vua Trần mới cho khắc in rộng rãi. Phật giáo thời Lý- Trần hưng thịnh với việc các vua đứng ra lập thêm Thiền phái. Lý Thánh Tông lập ra phái Thảo Đường với chủ trương tùy tục. Trần Nhân Tông lập ra phái Trúc Lâm không chỉ chủ trương tùy tục mà còn nhập thế tích cực (5) . Điều đáng nói là không như các Thiền phái Trung Hoa chủ trương “bất lập văn tự”, Thiền phái Trúc Lâm vẫn lấy việc nghiên cứu, học tập kinh điển để làm cơ sở việc hành trì chứng ngộ. Đọc lại toàn bộ văn bản của Thiền phái Trúc Lâm, chúng ta sẽ thấy những bản kinh như Kim Cương, Kim Cương tam muội chú giải, Lăng Nghiêm, Bát Nhã, Hoa Nghiêm được xem là cơ sở lý luận để hình thành nên chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” và chi phối toàn bộ tư tưởng Thiền phái. Bằng cách này hay cách khác, các thiền sư đã tham cứu, giảng thuyết đạo lý Thiền trên cơ sở Thiền - Giáo song hành. Trước đó, Trần Thái Tông đã y cứ vào kinh điển Đại thừa, nhất là Kinh Kim Cương và Kim Cương tam muội chú giảiđể làm cơ sở giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống. Tuệ Trung đã y cứ kinh Bát Nhã, Hoa Nghiêm diễn giải quan điểm tùy tục của Thường Chiếu thành Hòa quang đồng trần để chấn hưng đất nước và đạo pháp. Con người cần quay về sống thực tại bây giờ và tại đây. Như vậy, thực tại vốn vô thường, huyễn ảo, biến dịch theo tư duy phân biệt của con người. Dù Phật giáo tuyên bố thực tại là Không, Không trong nghĩa không phân biệt, không có sự tham dự của luận lý, của các thức, chứ không phải là hư vô, trống rỗng; cái thực tại này được kinh Lăng Già xác nhận “Thế giới của hư ngụy này chính là thường hằng, chính là chân lý”. . Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Đại Việt, Thiền phái Trúc. cho văn học trung đại nói chung, văn học Phật giáo Thiền tông nói riêng. Việc nghiên cứu tìm hiểu Giá trị tư tưởng Thiền học trong bài “Cư trần lạc đạo phú” của Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông. triều thập hội lục. Rõ ràng, Thập hội lục của triều Trần chính là 10 hội của Cư trần lạc đạo phú. 2. Giá trị nội dung tư tưởng Thiền học của Cư trần lạc đạo phú Toàn bài gồm 10 hội, mỗi hội co

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w