Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong Rõ ràng, Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội. Phật giáo là gì, chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống. Từ đây, chúng ta không ngạc nhiên gì khi Trần Nhân Tông xây dựng chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” để làm tôn chỉ hoạt động cho Thiền phái. Thông qua bài phú “Cư trần lạc đạo”, tư tưởng ở đời mà vui với đạo càng làm sáng tỏ tinh thần tùy duyên để con người an trú với đạo. Ngay câu mở đầu của Hội thứ nhất, Sơ Tổ đã cho biết phạm trù đời và đạo được xác định theo quan điểm mới mà các Thiền phái Trung Hoa chưa từng đề cập đến “Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm”. Ta có thể hiểu đời là thành thị, đạo là sơn lâm. Tuy vậy, cuộc sống thực tiễn cho thấy, một người dù ở thành thị gánh vác bao nhiêu việc đời, song họ biết xử lý công việc với lòng trong sạch chẳng khác gì ở núi rừng. Đây chính là quan điểm “chẳng phải đại ẩn, tiểu ẩn, không phân biệt tại gia, xuất gia” như Trần Thái Tông đề xuất trong Thiền tông chỉ nam tự. Xưa nay, mọi người đều biết đại ẩn chính là sống ở thành thị nhộn nhịp mà giữ lòng trong sáng, còn tiểu ẩn là sống ở núi rừng để trau dồi bản thân đến chỗ hoàn thiện. Người Phật tử thời Trần chỉ tùy duyên, tùy thuận vào mối liên hệ phân công của xã hội theo khả năng của mình mà thể hiện đời sống đạo bằng cách: Dứt trừ nhân ngã, thì ra thực tướng Kim cương; Dừng hết tham sân mới lảu lòng mầu Viên giác (Hội thứ hai). Thế nên, Trần Thái Tông đã thực thi lời khuyên của Quốc sư Phù Vân mà đạt được sự giác ngộ. Tiếp theo, Trần Nhân Tông cho rằng không phải đến núi Cánh Diều của Yên Tử hay lại am Sạn của Đông Sơn mà có sự giác ngộ: Áng tư tài tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh Diều Yên Tử Răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Đông (tr.506). Những danh lam thắng cảnh ấy như Cánh Diều Yên Tử và am Sạn non Đông chỉ là nơi con người quy hướng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của non sông mà tu tâm dưỡng tính, như Huyền Quang đã họa trong bài Vịnh Vân Yên tự phú: Ngồi đỉnh Vân Tiêu; Cưỡi chơi Cánh Diều. Coi Đông Sơn tựa hòn kim lục; Xem Đông Hải tựa miệng con ngao (tr.711). Sự giác ngộ hiện hữu ngay giữa đời. Tuy nhiên, Trần Nhân Tông không cực đoan phủ nhận cuộc sống thanh tịnh của rừng núi, chính vua đã nhiều lần vào núi Yên Tử, Vũ Lâm để an trú tâm thức tịnh hóa tâm hồn mà ta thấy được trong Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca: “Vượn mừng hủ hỷ; Làm bạn cùng ta. Vắng vẻ ngàn kia; Thân lòng hỷ xả” (tr.533). Như vậy, vấn đề quan trọng không phải là sống ở thành thị hay núi rừng mà giác ngộ, nhất là ở giữa cuộc đời trần tục giác ngộ mới thật đáng tự hào. Chính bản thân Trần Nhân Tông là người tìm thấy giác ngộ ngay những ngày với cương vị nhà lãnh đạo tối cao đang ráo riết chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh do Hốt Tất Liệt tiến hành vào năm 1287 và nhất là rơi vào thời điểm khi mẹ ngài vừa mất như sử liệu ghi (11) . Rõ ràng, giữa bao nhiêu biến động và phiền lụy của cuộc đời, con người có thể chuyển hóa thân tâm “muôn nghiệp lặng, an nhàn thể tính” chẳng khác nào Pháp Loa nói trong bài kệ Thị tịch. Khi con người cắt đứt vạn duyên hão huyền, tức là đoạn tận các nghiệp để chấm dứt hệ lụy: Vạn duyên tiệt đoạn nhất thân nhàn, Tứ thập dư niên mộng ảo gian. Trân trọng chư nhân hưu tá văn, Ná biên phong nguyệt cánh hoàn khoan. (Một thân nhàn nhã dứt muôn duyên, Hơn bốn mươi năm những hão huyền. Nhân bảo các người đừng gạn hỏi, Bên kia trăng gió rộng vô biên) (tr.648). Phật luôn hóa hiện giữa đời, mỗi người chỉ cần đoạn xan tham, sống đạo đức nhân nghĩa với người khác thì ai cũng là Phật Thích Ca, Phật Di Lặc. Đây là giá trị thiết thực mà tư tưởng “Cư trần lạc đạo” đem lại: Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca, Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di Lặc (tr.506). Phật giáo dưới thời Trúc Lâm là thế. Người Phật tử có thể sống và trở thành những vị Phật như Thích Ca và Di Lặc. Chính tư tưởng này mới tác động vào tâm thức mọi người với mọi khả năng tự tin, đầy bản lĩnh sáng tạo để cống hiến. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực mà Thiền phái đã thành tựu. 2.2. Tinh thần nhập thế Tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của Thiền tông Việt Nam. Trong bài viết Tìm hiểu về Trần Nhân Tông, vị Tổ sáng lập dòng thiền Trúc Lâm, Mạn Đà La phát biểu: “Tinh thần của Thiền học Trúc Lâm là thiền học dân tộc, nghĩa là một mặt không ngừng phát triển tận cùng khả năng giác ngộ giải thoát để vươn lên đỉnh cao của con người: giác ngộ giải thoát hoàn toàn; mặt khác, không ngừng tích cực, xây dựng an lành cho chúng sinh bằng cách trước hết phục vụ đất nước, dân tộc những người gần mình và có ân nghĩa đối với cuộc sống của mình” (12) . Thiền phái Trúc Lâm đã nhập thế cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước. Thực ra, tinh thần nhập thế đã có từ thời Mâu Tử khi đạo Phật mới du nhập, nhưng phải đến Phật giáo đời Trần với Thiền phái Trúc Lâm thì tinh thần nhập thế mới được phát huy cao độ. Nó không chỉ tạo ra bản sắc Thiền tông Đại Việt mà còn tác động mạnh mẽ vào đời sống chính trị văn hóa xã hội nước nhà. Việc định hướng bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở rộng biên cương, chấn hưng văn hóa Đại Việt của nhà Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng tùy duyên mà vui với đạo của Thiền phái. Sự thành công của nhà Trần là nhờ các ông vua lãnh đạo đất nước biết vận dụng tư tưởng “Cư trần lạc đạo” để huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của toàn dân để xây dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng cường mà không có một thế lực nào ngăn cản được. Với tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyên”của kinh Hoa Nghiêm cho rằng đã quy định tính chất nhập thế của Thiền phái. Tuy nhiên, có ý kiến khái niệm nhập thế không phải là thuật ngữ chỉ dành cho Nho giáo - một hệ thống triết học mang tính thực tiễn chính trị và luân lý đạo đức rất cao… khái niệm nhập thế này nhằm phân biệt với khuynh hướng xuất thế của triết hoc Lão - Trang (13) . Thiển ý của chúng tôi, cả hai khái niệm nhập thế của Nho giáo và xuất thế của Lão giáo mà tác giả này đề cập càng không thể đánh đồng với khái niệm nhập thế và xuất thế mà Phật giáo quy định. Khái niệm nhập thếđã được Phật định hình từ lâu theo tinh thần: “Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sinh, vì an lạc cho quần sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (14) . Và các đệ tử của Phật từ xưa đến nay đã đi từ thành thị đến nông thôn để làm lợi cho đời. Xét cho cùng, khái niệm xuất thế của đạo Phật thì mang ý nghĩa nhập thế mà Phật đã vạch định. Bài văn Cảnh sách của Quy Sơn (771-853) rất phổ biến trong các Thiền đường Việt Nam đã nêu khái niệm xuất thế khá rõ: “Phù xuất gia giả phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu” (Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phái rúng động, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi” (15) . Phật giáo Đại Việt gắn với nền Phật giáo thế sự, lấy chủ trương tùy tục để nhập thế. Thông Thiền (đệ tử Thường Chiếu) đề xuất khái niệm xuất thế được xác lập theo tinh thần duyên sinh vô ngã: “Chỉ xem ngũ uẩn đều không, tứ đại vô ngã, chân tâm không tướng, không đến không đi, khi sinh tính không đến, khi chết chẳng đi, yên tỉnh viên tịch, tâm cảnh như một. Phải hiểu được như vậy mới chóng đốn ngộ, không bị ba đời ràng buộc. Như thế, người xuất thế, tất thảy các điều ấy không thể tách rời nhau” (16) . Quy định nội dung xuất thế như thế, con người không nhất thiết xuống tóc xuất gia, chỉ cần ngộ cái lý năm uẩn là không, chân tâm không tướng… thể nhập đời trong mối tương quan mà có thái độ sống thích hợp, cống hiến cho đời là cho đạo. Huống nữa, Thiền phái còn y cứ kinh Pháp Hoa làm cơ sở lý luận cho việc nhập thế thì quan điểm Phật giáo đi vào đời đã trở thành nét đặc trưng với lời dạy nổi tiếng về nhiệm vụ của một vị Phật “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho chúng sinh”. Và quan điểm vào đời tùy thời, tùy yêu cầu từng giai đoạn của lịch sử giao phó mà Phật giáo tham gia đóng góp cho nước nhà. Đạo Phậtnhập thế trở nên có một thế nhập lớn trong lòng dân tộc. Nó trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho đường lối Thiền phái hoạt động từ đó và sau này: Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc, Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công (Hội thứ ba) (tr.506). Chính tư tưởng tu hành và giác ngộ ngay giữa trần tục đã hình thành nên mẫu người Phật tử biết đem đạo ứng dụng vào đời. Chính Trần Thái Tông là người sống trong thế giới danh lợi, thế mà ông vẫn giải thoát và là người chủ trương đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời. Không chỉ Thái Tông mà một loạt thiền sư xuất gia, tại gia của giai đoạn này đều tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị của đất nước. Họ có thể là nhà tư tưởng, tướng cầm quân, nhà tri thức lớn, nhà thơ nhà văn, thầy thuốc tùy theo sự phân công và khả năng mà sẵn lòng tham gia cống hiến, sống đúng đạo lý như Trần Nhân Tông nói trong Cư trần lạc đạo: Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm, Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu. Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân, Học đạo thờ thầy, dọt xương óc chưa thông của báo (Hội thứ sáu) (tr.507). . Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong Rõ ràng, Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân. Trần Nhân Tông, vị Tổ sáng lập dòng thiền Trúc Lâm, Mạn Đà La phát biểu: “Tinh thần của Thiền học Trúc Lâm là thiền học dân tộc, nghĩa là một mặt không ngừng phát triển tận cùng khả năng giác. Việt của nhà Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng tùy duyên mà vui với đạo của Thiền phái. Sự thành công của nhà Trần là nhờ các ông vua lãnh đạo đất nước biết vận dụng tư