Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong Kinh nghiệm cho thấy, thể chứng thực tại một cách trọn vẹn khi nào tâm thức bước ra khỏi vòng luẩn quẩn phân biệt “nhị kiến” để an nhiên tự tại mà Trần Nhân Tông tâm đắc trong Thượng sĩ hành trạng: “Ta trộn lẫn cùng thế tục, hòa cùng ánh sáng, đối với mọi vật chưa từng xúc phạm hay trái ngược”. Trong Hội thứ nhất, ông khẳng định rõ: Mình ngồi thành thị; Nết dụng sơn lâm, Muôn nghiệp an nhàn lặng an nhàn thể tính; Nửa ngày rồi tự tại thân tâm (tr.506). Thực tại ấy hiển hiện ra đấy, từ xưa đến nay phô bày mọi nơi, mọi lúc mà Trần Nhân Tông cho là tùy duyên mà vui với đạo trong Cư trần lạc đạo phú. Thể chứng thực tại là thể chứng Phật tâm, là tự tại giải thoát Niết bàn ngay giữa dòng đời, đúng như tinh thần Hòa quang đồng trần của Tuệ Trung: Cơ tắc xan hề hòa la phạn, Khốn tắc miên hề hà hữu hương. Hứng thời xuy hề vô khổng địch, Tĩnh xứ phần hề giải thoát hương. (Đói thì ăn chừ, cơm tùy ý, Mệt thì ăn chừ, làng không làng. Hứng lên chừ, thổi sáo không lỗ, Lắng xuống chừ, đốt giải thoát hương) (tr.278-280). Do đó, chúng ta chẳng có gì ngạc nhiên khi Trần Nhân Tông viết Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca và các tác phẩm khác nữa, trong đó giá trị lý luận “Cư trần lạc đạo” trở thành hệ tư tưởng chính cho Thiền phái Trúc Lâm hoạt động trong một bối cảnh đất nước luôn phải đối diện các cuộc chiến tranh vệ quốc vừa xảy ra. Không chỉ ba lần quân dân ta chiến thắng quân Nguyên Mông mà đến thế kỷ thứ XVIII với chiến thắng oanh liệt của quân dân Tây Sơn, trong đó nổi bật những gương mặt Phật tử tự nhận mình là người thừa kế truyền thống Trúc Lâm như Thượng thư Tỉnh Phái hầu Ngô Thì Nhậm - thiền sư Hải Lượng, Hương Lĩnh Bá, tiến sĩ Nguyễn Đăng Sở - thiền sư Hải Âu… (6) . Theo Đoàn Thị Thu Vân trong bài Tuệ Trung Thượng sĩ và Thiền phong đời Trần thì tinh thần bài kệ cũng là tôn chỉ của Sơ Tổ và là tư tưởng nhất quán của Thiền phái được thể hiện qua bốn điểm: 1. Hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp; 2. Hành động tùy duyên, tức là làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái quy luật tự nhiên; 3. Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực; 4. Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù Thiền hay Phật (7) . Để đạt được như vậy, các nhà tư tưởng Thiền phái đã có cả quá trình hoạt động và đúc kết từ thực tiễn trong tiến trình hình thành tư tưởng “Cư trần lạc đạo” đi từ tùy tục của Thường Chiếu, rồi đến biện tâm của Trần Thái Tông chuyển qua hòa quang đồng trầncủa Tuệ Trung Thượng sĩ và sau cùng là tùy duyên lạc đạo của Trần Nhân Tông. Thực tế cuối đời Lý đầu đời Trần, nước ta phải đối diện các vấn đề khủng hoảng khiến thiền sư Đạo Huệ than “Loạn lạc tứ tung do tham ái mà tới” (8) . Những người có ưu tư đối với tiền đồ Dân tộc và Phật giáo như Trí Bảo, Tín Học, Trí Nhàn đã đưa ra biện pháp kêu gọi mọi người đừng để lợi nhiễm cuốn hút vào cơn lốc tham ái. Ái là nói lên khuynh hướng mang tính cá nhân chủ động. Còn nhiễm nói đến sự tương tác giữa cá nhân và tập thể mà đôi khi bản thân không làm chủ được dẫn đến tệ nạn tham nhũng mang tính hệ thống. Biện pháp giải quyết là kêu gọi “Có lợi có nhiễm thì Bồ tát không làm; không lợi, không nhiễm thì Bồ tát làm” nhằm cứu vãn khủng hoảng. Các thiền sư giai đoạn này đã có ý thức đi tìm một hướng đi mới cho Phật giáo. Kết quả, Thiền phái Thảo Đường, Trúc Lâm ra đời, giới xuất gia không còn đóng khung hoạt động trong ngôi chùa, họ cũng kết hợp với Phật tử tham gia công việc xã hội. Cuộc sống của giới xuất gia từ đây nặng tính thế tục. Chủ trương tùy tục hình thành và đi vào đời sống thực tiễn. Ta thấy ngay trong Hội thứ hai, Trần Nhân Tông kêu gọi thực thi đạo đức, bỏ xan tham, đừng có cầu danh, sống cuộc sống giản dị, tiết kiệm để đối trị tham nhũng: “Dừng hết tham sân mới lảu lòng mầu viên giác”, hay “Cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác; Ăn rau trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay”. Sống trong một xã hội loạn ly, vào những năm tháng cuối đời Lý, đầu đời Trần, giới Phật giáo phải ý thức về mình để có thái độ sống biết giữ đạo và gánh vác việc đời. Quan điểm của Trần Nhân Tông là phải tùy tục. Tùy tục là sống theo với đời mà vẫn giác ngộ. Điểm này, trước đó Trường Nguyên cũng bàn đến với khái niệm tại quang tại trần, nhưng lý do vì sao thì Trường Nguyên không phát biểu rõ. Và Thường Chiếu đã bổ sung bằng cách diễn đạt khá rõ với quan điểm tùy tục khi người học trò hỏi về pháp thân: Tại thế vi nhân thân/ Tâm vi Như Lai tạng/ Chiếu diệu thả vô phương/ Tầm chi cánh tuyệt khoáng (Ở thế là nhân thân/ Tâm là Như Lai tạng/ Chiếu dọi khắp muôn phương/ Nếu tìm không thấy bóng) (9) Pháp thân hay tự tính giác ngộ được Thường Chiếu gọi là Như Lai tạng thì tồn tại khắp nơi. Có điều, con người tồn tại qua xác thân ngũ uẩn, việc xác lập xác thân trở nên quan trọng đối với ông. Trần Thái Tông sau này cũng chú trọng vấn đề sắc thân khi đi tìm sự giác ngộ. Quan điểm này có được là do Thường Chiếu và các nhà tư tưởng Thiền phái đã biết y cứ vào tư tưởng Đại phương quảng Hoa Nghiêm kinh (số 52, ĐTK 279, tờ 275b 17-18: “Một là tất cả, tất cả là một” để làm cơ sở lý luận, nhất là vận dụng vào đời sống, thực thi công việc hộ nước an dân: “Như một lỗ chân lông mà biểu hiện đủ pháp giới thì tất cả lỗ chân lông đều như thế. Nên biết tâm không thì không một kẽ hở nào không là thân Phật” (10) . Vậy pháp thân chính là Phật thân, là thân sinh diệt của con người. Đây là điểm mới của Thường Chiếu và Trần Nhân Tông muốn khẳng định “Bụt ở trong nhà; chẳng phải tìm xa; Nhân khuấy bản nên ta tìm Bụt; Đến cốc hay Bụt chỉn là ta” (Hội thứ năm). Con người có thể giác ngộ ngay trong đời sống thường nhật của chính mình. Khi đề ra chủ trương tùy tục, ngoài việc y cứ nhiều bản kinh Đại thừa, rõ nét nhất vẫn là Hoa Nghiêm, Thường Chiếu và sau này Tuệ Trung, Trần Thái Thái Tông và Trần Nhân Tông còn thừa hưởng cả một quá trình chuẩn bị của hai dòng thiền Pháp Vân và Kiến Sơ như là xu thế phát triển tất yếu của tư tưởng Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Một xu thế Phật giáo mới mà mỗi lúc càng nhấn mạnh rõ nét vai trò của xác thân hiện hữu trong quá trình đi tìm sự giác ngộ, hay nói cách khác là không thể giác ngộ nếu từ bỏ xác thân con người. Chân lý chỉ hiện khởi cho bất cứ ai tìm thấy trong đời sống thực, chứ không ở đâu xa cả. Và như thế, dù tăng hay tục, ở trong chùa hay ngoài xã hội đều có thể ngộ đạo. Điều này cung cấp một cơ sở lý luận mới cho một nền Phật giáo mới đang hình thành với chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” mà Trần Nhân Tông đề xướng. Trước mắt, chủ trương tùy tục được những người kế thừa dòng thiền của Thường Chiếu hầu hết là cư sĩ như Thông Thiền, qua Tức Lự, lại gặp Ứng Thuận, từ Ứng Thuận qua Tiêu Diêu lại gặp Tuệ Trung, kể cả các vua đầu nhà Trần vận dụng để thoát cảnh phân ly và đánh tan xâm lược Nguyên Mông. Trong đó Tuệ Trung là người có đóng góp lớn cho đất nước qua hai cuộc chiến chống quân Nguyên Mông và cũng là người truyền tâm ấn cho Sơ Tổ Trúc Lâm. Và Trần Nhân Tông triển khai chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” làm tư tưởng chính cho cả Thiền phái hoạt động. . Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong Kinh nghiệm cho thấy, thể chứng. khi Trần Nhân Tông viết Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca và các tác phẩm khác nữa, trong đó giá trị lý luận “Cư trần lạc đạo trở thành hệ tư tưởng chính cho Thiền phái Trúc. kết từ thực tiễn trong tiến trình hình thành tư tưởng “Cư trần lạc đạo đi từ tùy tục của Thường Chiếu, rồi đến biện tâm của Trần Thái Tông chuyển qua hòa quang đồng trầncủa Tuệ Trung Thượng