Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ Lời thơ đầy tâm trạng, chất chứa một nỗi niềm, một thân phận. Ý thơ hướng vào nỗi lòng riêng, xoáy vào niềm đau khôn xiết của một thời con gái với duyên phận lỡ làng. Biểu tượng trầu cau không chỉ tượng trưng cho cưới hỏi gắn kết tình yêu đôi lứa mà còn gắn với niềm hy vọng, nỗi buồn, sự hoài niệm quá khứ, cả sự cô đơn hay lỡ làng duyên phận. Tâm hồn người con gái đi qua chiến tranh cứ đêm đêm lắng lại, mãi quấn quýt và nghẹn ngào với trầu cay, cứ khát hoài một mối tình không dứt: Chị em quấn quýt trầu không với tình (Lê Thị Mây) Biểu tượng cau trầu cứ lặp đi, lặp lại như một ám ảnh đầy da diết về thân phận người con gái chung thuỷ đợi chờ: Những cây cau cháy xém ngang thân Dây trầu lại trở màu bén lá (Ý Nhi) Ngày còn son trẻ các chị bói trầu để đoán tìm nhân duyên, hạnh phúc ước mơ về tình yêu sắt son: Qua vườn hái đẫm môi hôn Một giây quấn quýt tâm hồn trầu cau (Lê Thị Mây) Đó là nỗi đau hoài niệm về mối tình không thành trong quá khứ: Thủa ấy người hẹn với lá trầu cay Dù xế bóng chợ chiều tan vãn khách Chút vôi hồng đỏ môi tôi thầm tiếc Trách tôi cười cúi nón hoá chia ly (Lê Thị Mây) Biểu tượng trầu cau trở thành nỗi khát khao, niềm hy vọng, sự đón đợi hạnh phúc của người con gái đi qua chiến tranh. 3. Một số biểu tượng khác cũng có ý nghĩa không nhỏ trong thơ nữ, đó là dòng sông, biển, sóng, gió, cát, trăng. Thiên nhiên là một phần tâm hồn của mỗi tác giả. Thiên nhiên trong thơ nữ giúp người đọc nhận ra hình tượng con người bên trong, con người của tâm hồn, của tính cách phản chiếu một quan niệm, một cách nhìn, một thái độ sống. Những biểu tượng thiên nhiên đó xuất hiện khá nhiều lần trong thơ nữ và là thi liệu quen thuộc để các chị gửi gắm tâm hồn mình. Ta gặp một biểu tượng sóng: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể (Xuân Quỳnh) Đó có thể là một ngọn gió mà họ yêu đến rát lòng (Ý Nhi) cho dù khi đi qua làm sạm mặt cánh đồng. Có thể là Dòng sông mát đôi bờ cỏ hoa (Lâm Thị Mỹ Dạ), là ngọn sóng phập phồng nỗi nhớ sóng lùi ra doi cát như gương soi (Ý Nhi), làbiển gầm trong đêm, là con thuyền khum mái lá, là cánh buồm lay ngọn gió (Lâm Thị Mỹ Dạ) và thả neo mãi trong lòng người đọc là thuyền và biển của tình yêu: Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ (Xuân Quỳnh) Ý nghĩa của biểu tượng được khai thác từ quy luật, từ sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên để khẳng định tình yêu dù muôn vời cách trở vẫn thuỷ chung, nặng nghĩa, nặng tình. Cùng với những biểu tượng thiên nhiên ấy, trong thơ Lê Thị Mây có một vầng trăng của người thiếu phụ với nhiều mất mát, hy sinh. Thơ chị không hề có vầng trăng mười tám đôi mươi viên mãn tròn đầy mà luôn là vầng trăng đứt gãy, cắt đôi lỡ làng duyên phận: Gương hai mảnh soi ngày làm con gái Để vầng trăng còn khuyết lại trong hồn (Hạnh phúc – Lê Thị Mây) Đó là vầng trăng đơn độc đầy mặc cảm của số phận: Mượn yêu mà dám cầu xin Vầng trăng đem gối sân đình người tu (Thổ lộ – Lê Thị Mây) Có khi vầng trăng đau đáu nỗi niềm sâu kín đang mải mê trên con đường tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc: Nửa vầng trăng Lang thang Trôi giữa rạng ngày xanh tái Ôi giấc mơ Bị cắt hết máu Giấc mơ Của người thiếu phụ chờ chồng Nửa vầng trăng Trong lịch sử văn học, Nguyễn Du từng cắt đôi vầng trăng để biểu thị sự đợi chờ thâu đêm vời vợi: Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Lê Thị Mây dấn sâu thêm một cấp độ mới của tâm hồn người phụ nữ chờ chồng: đau đáu, đợi chờ, thắc thỏm không yên. Đó là vầng trăng lang thang lạc vào ban ngày thiếu sức sống, xanh tái nhợt nhạt như ôm nỗi sầu muộn đến vô cùng tràn vào trong không gian lắng sâu, da diết. Chính lúc này đây Trăng cũng khuyết một vết thương lòng. Cát là một biểu tượng, ở đó các nữ thi sĩ gửi gắm lòng mình với những nỗi buồn chẳng cùng ai chia sẻ và mang giấu vào cát: “Tôi đem hết cuộc đời mình đến cát” (Ý Nhi). Cát là nơi bao bọc, chở che, cát đắp luỹ xây thành, chiến hào dọc theo bờ cát: Cuộc đời tôi có cát chở che Khi đánh giặc cát làm công sự (Xuân Quỳnh) Cát là bạn tri âm, mang tâm tình của người con gái: Mênh mông cát một tâm tình Lẫn cùng cát một trái tim dịu dàng (Lê Thị Mây) Cát ẩn chứa tâm tình người xưa, nén lại nỗi đau, lòng căm hận của cha anh chúng ta: Cát nén lại lời cha nóng bỏng cát mềm (Lâm Thị Mỹ Dạ). Dù chứng kiến và thấm đẫm máu lửa của chiến tranh, cát vẫn muôn đời thể hiện mình như vốn có, vẫn mãi im lặng, trắng phau, mịn màng hút hồn bao nhà thơ: Lao xao bờ cát làng quê Hạt cát trôi cát úp mặt về nguồn Hồn trong cát dấu chân vang vọng (Lê Thị Mây) Trong mắt các tác giả nữ cát vẫn vậy nguyên sơ như thủa ban đầu: Cát vẫn nghìn năm im lặng Nghìn năm vẫn trắng đến bây giờ Nào đạn, nào lửa, nào bom Cát vẫn cứ nguyên là cát (Xuân Quỳnh) . Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ Lời thơ đầy tâm trạng, chất chứa một nỗi niềm, một thân phận. Ý thơ hướng vào nỗi lòng riêng,. 3. Một số biểu tượng khác cũng có ý nghĩa không nhỏ trong thơ nữ, đó là dòng sông, biển, sóng, gió, cát, trăng. Thiên nhiên là một phần tâm hồn của mỗi tác giả. Thiên nhiên trong thơ nữ giúp. hình tượng con người bên trong, con người của tâm hồn, của tính cách phản chiếu một quan niệm, một cách nhìn, một thái độ sống. Những biểu tượng thiên nhiên đó xuất hiện khá nhiều lần trong thơ