1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ _3 pps

5 652 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 213,33 KB

Nội dung

Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan thể hiện quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng của tác giả. Quá trình tạo nghĩa của biểu tượng luôn gắn với những yếu tố như điều kiện hoàn cảnh sống, tâm lý con người, thời đại, lịch sử của cộng đồng. Chẳng hạn: biểu tượng con rùa trong văn học dân gian nói lên tính cách nhẫn nhục và thân phận nghèo hèn của những con người bị đè nén áp bức trong xã hội cũ. Văn học trung đại lấy cây trúc cây tùng là biểu trưng của người quân tử. Trong văn học hiện đại biểu tượng cây tre thể hiện đức tính cần cù nhẫn nại, kiên cường và sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Trong thơ biểu tượng chính là hình ảnh cụ thể giàu cảm xúc, có khả năng biến hoá và chứa đựng nhiều tầng nghĩa sâu xa. Biểu tượng gắn với cách thức suy luận, cách tư duy, quan niệm nghệ thuật và thái độ thầm mỹ của chủ thể trữ tình. Nghệ sỹ dùng hệ thống biểu tượng này để phản ánh cuộc sống và tự biểu hiện tâm hồn tính cách của mình trong thơ. Các biểu tượng in dấu vào thơ và lưu lại ý nghĩa, tạo vẻ đẹp phong phú cho tác phẩm. Thi sỹ lấy những biểu tượng thiên nhiên để gửi gắm tâm sự, gợi mở những điều sâu kín của tâm hồn là một cách thể hiện lòng mình chân thành nhất. Tuỳ vào quan điểm và thị hiếu thẩm mỹ của mỗi thời đại, trào lưu văn học và tâm hồn của người cầm bút mà họ chọn cho mình những biểu tượng ưa thích. Thơ nữ chống Mỹ có cách lựa chọn biểu tượng khá độc đáo, vừa mang nét chung của thời đại vừa mang vẻ đẹp riêng khó lẫn. 1. Thiên nhiên trong thơ nữ trước hết là thế giới hoa cỏ. Tràn ngập trong thơ các chị là vô số các loài hoa. Danh mục các loài hoa được trồng và hiện lên trong thơ nữ cứ nối dài ra mãi nhưng để lại ấn tượng lâu bền nhất không phải hoa huệ, hoa lan, hoa hồng, hoa mai mà là hoa doi, hoa chắt chiu, hoa cỏ may, hoa lau, chùm hoa bóng nước, hoa mộc, hoa bưởi, hoa cây ngải đắng, hoa dại, rau muống, hoa sở, hoa sim, hoa mơ bình dị, thân thuộc, dân dã đời thường như cuộc đời, như thân phận bé mọn của người phụ nữ, như đắng cay nghiệt ngã và gian nan thử thách đè lên đôi vai mỏng mảnh gầy guộc. Trong thơ Ý Nhi có một biểu tượng của loài cây đắng đót mà đầy ý nghĩa với cuộc sống con người. Đó là hoa lá ngải vàhoa dâu tím thẫm trước hiên nhà mang lại một niềm tin mạnh mẽ của sự sinh tồn. Đó còn là đoá hoa bần vô cùng thân thiếtcủa tôi ơi. Nhà thơ như đang thốt lên khúc nhạc lòng trước cánh hoa bé bỏng thả hồn xoè trên mép nước. Một sắc hoa được chắt chiu từ dải đất hẹp vị bùn mặn chát để dâng cánh hoa mềm còn đọng ngấn phù sa (Hoa bần) mang hương cho đời. Và còn đây nữa hoa chạc chìu xanh như thể sắc trời (Ngọn gió với hoa chạc chìu) đang hiển hiện trước mắt người đọc một sắc xanh tràn trề sức sống. Lâm Thị Mỹ Dạ gọi hoa chắt chiu là hoa của mẹ, biểu tượng cho cuộc đời tần tảo vất vả, nhọc nhằn và đắng cay. Nhữngbông sen trắng bông sen hồng đang nở giữa lòng em hồ rộng để nói lời yêu thương ngọt ngào và âu yếm cùng anh. Tronghương cau bồi hồi, hương ổi ngập ngừng đâu đó mang tình em đến bện níu vào tình anh để giăng mắc đan dệt tơ duyên. Đó là tâm hồn, là phẩm chất tinh khiết, trinh trong đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam. Phan Thị Thanh Nhàn lại xao xuyến bồi hồi trước hương bưởi thơm cho lòng bối rối – một biểu tượng của tình yêu. Chị cũng quặn lòng trước loài hoa Lê ki ma đỏ, một biểu tượng đẹp của con người anh hùng bất khuất khi chị Sáu hồn nhiên cầm trên tay ung dung bước ra pháp trường. Đây là tình yêu riêng tư được đặt hài hoà trong tình yêu Tổ quốc, là ý chí của người phụ nữ trước sự sống còn của dân tộc. Dưới vòm cây lặng lẽ, mong chờ của loài hoa doi trắng một vùng Quảng bá (Hoa doi), Xuân Quỳnh lại đốt lòng cùng câu hỏi yêu em nhiều không anh? Cùng với hoa xoan tím ngõ nở giữa buồn thương để tưởng nhớ người mẹ xấu số đã khuất là hoa sim, hoa cúc ngập tràn tuổi thơ. Trong thơ chị còn cả loài hoa cỏ may găm mãi vào ký ức nhà thơ và vương vào tâm trí người đọc. Đọng lại trong đáy mắt người đọc là sắc tím biếc – một sắc màu tình yêu, sự thuỷ chung chờ đợi của chùm hoa bóng nước trong thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. Ấn tượng và lạ lùng là cánh hoa chạc chìu giăng mắc trong thơ Lê Thị Mây như tay bện níu bàn tay qua thời gian, năm tháng vẫn ấm mãi một màu xanh hy vọng. Trước một sắc hoa tâm hồn bao người phải lắng lại và suy tư chiêm nghiệm, Ý Nhi thốt lên: Tôi gặp lòng tôi vô cùng xao động Lại bình yên trong sắc hoa bần Đó cũng là một phương thức thể hiện tâm hồn khá đặc sắc trong thơ các chị. Điều đáng nói là các nhà thơ nữ hình như muốn đặc biệt quan tâm đến những loài hoa bé bỏng, nhỏ nhoi, yếu đuối, không rực rỡ khoe sắc, không ngạt ngào hương thơm mà dung dị, tự nhiên. Nó được chắt chiu từ hương của đất đai cỗi cằn, sỏi đá hay từ nơi đầm lầy nước mặn thiếu vị ngọt mỡ màu phù sa. Hoa nở trên đảo cát, hoa vượt lên từ đồng chua nước mặn, hoa vươn lên dọc chiến hào trong vành đai trắng, hoa nở trên đồi sỏi đá, hoa nở giữa lòng người, hoa của quá khứ, hoa trong hoài niệm, hoa của trải nghiệm cuộc đời, hoa của niềm tin và ước mong hạnh phúc Hoa nở trên những chặng đường đời đã qua của các chị. Các nhà thơ nữ đã gửi gắm trong biểu tượng hoa bao nhiêu nỗi niềm tâm sự. Lắng lại sau hình tượng này là sự phản chiếu cuộc đời và số phận con người. Trong ao ước âm thầm, biểu tượng hoa mang bóng dáng cuộc đời người phụ nữ như dâng hương sắc làm đẹp cho đời. Ở đây ta bắt gặp các tác giả nữ đang suy tư, trăn trở về cái hư không bất định trước cuộc đời. Đó cũng chính là một biểu tượng thật độc đáo, đầy nữ tính trong thơ nữ chống Mỹ. 2. Trong cảm thức của người Việt Nam và đặc biệt đối với người con gái quả cau lá trầu có ý nghĩa lớn, bởi biểu tượng này gắn với tình yêu hôn nhân. Cau trầu là lễ vật để cưới xin. Ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt, trong lễ cưới hỏi luôn có mâm trầu buồng cau. Miếng trầu quyện với cau thắm đỏ ăn rồi quấn quýt bên nhau. Đó là duyên, là phận, là tình yêu đôi lứa. Người ta yêu nhau khi tâm đầu ý hợp mới dám nhận cau trầu của nhau. Nhận miếng trầu là nhận kết nghĩa tương giao, là nhận lời yêu. Trong mỗi gia đình người Việt cây cau vườn trầu mọc nép mình bên bờ tường, giản dị mộc mạc nhưng in đậm trong ký ức mỗi con người. Vườn trầu với những chiếc lá xanh rờn mang hình trái tim duyên dáng cùng với hàng cau cao vút thanh mảnh, lung linh trong nắng sớm còn là biểu tượng cho quê hương với bao nhiêu nỗi nhớ niềm thương của người con xa xứ. Miếng trầu, quả cau là nơi gửi gắm tình yêu, là bến bờ neo đậu tình cảm và lòng thuỷ chung: Hoa cau nở bồi hồi Hương ngập ngừng đâu đó Tình em như hương cau Phải anh là ngọn gió? (Lâm Thị Mỹ Dạ) Từ nét đẹp văn hoá đó của dân tộc, thơ nữ mượn biểu tượng trầu cau để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tình cảm của mình. Tràn ngập trong thơ nữ là biểu tượng trầu cau như một day dứt khôn nguôi: Ôi buồng cau lỗ chín ngã bên thềm Hay: Buồng cau lỗ chín đam mê vội vàng Cau rừng lổ trái cau xinh Yêu nhau hẹn cưới dây trầu hẹn tươi Cau rừng lổ vội má đào trung trinh (Lê Thị Mây) Hiện lên trong thơ các chị là hình tượng người con gái hẹn hò tình tự, đã nhận miếng trầu dạm hỏi với một người con trai. Nhưng rồi chiến tranh đến họ đành chia tay nhau để ra chiến trận. Chiến trường cướp mất người yêu, anh mãi nằm lại nơi núi rừng Trường Sơn. Cơi trầu còn nguyên, héo khô trong mỏi mòn chờ đợi. Miếng trầu quả cau dạm hỏi ấy cứ vương vấn và neo lại trong ký ức trở thành nỗi đau hoài niệm về tình yêu không trọn vẹn. Các chị cứ bồi hồi thao thức cùng người đã hẹn với lá trầu cay: Trầu cánh phượng thách người chưa dám cưới Dao trầu lạnh đến lệ rơi Đừng têm cánh phượng ngã mười trăng suông Lá trầu xanh mấy ngọn gió còn xanh Em đợi chợ chiều, chợ tối còn duyên (Lê Thị Mây) . Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan thể hiện quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng của tác. mình những biểu tượng ưa thích. Thơ nữ chống Mỹ có cách lựa chọn biểu tượng khá độc đáo, vừa mang nét chung của thời đại vừa mang vẻ đẹp riêng khó lẫn. 1. Thiên nhiên trong thơ nữ trước hết. ngọn gió? (Lâm Thị Mỹ Dạ) Từ nét đẹp văn hoá đó của dân tộc, thơ nữ mượn biểu tượng trầu cau để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tình cảm của mình. Tràn ngập trong thơ nữ là biểu tượng trầu cau như

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN