Đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ của HS là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Qua KT-ĐG biết được nguyên nhân để giáo viên định hướng các tác động đến kết quả học tập của HS ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng, nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh, quyết định sư phạm để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
Trang 1Phần thứ hai
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN CÔNG NGHỆ
I HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN CÔNG NGHỆ Ở CẤP THCS
1 Khái quát về kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ
Trang 2• Đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ của HS là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo
dục Qua KT-ĐG biết được nguyên nhân để giáo viên định hướng các tác động đến kết quả học tập của HS
ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng,
nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh, quyết định sư phạm để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn
• Như vậy, đánh giá là một yếu tố quan trọng đề giúp giáo viên đề ra kế hoạch thực hiện chương trình, kịp thời phát hiện ra những yếu kém, những PPDH không phù hợp với đối tượng HS để có những thay đổi trong công tác giảng dạy
Trang 3• Đánh giá kết quả học tập của HS cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch giáo dục của môn học.
Trang 4* THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ
• Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ ở một số trường THCS thuộc một số địa phương cho thấy, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay do giáo viên thực hiện Cách đặt
câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức được học của học sinh Cách kiểm tra đánh giá này còn bộc lộ những hạn chế nhất định như:
Trang 5- Các bài kiểm tra không thể hiện được nhiều nội dung kiến thức mà các em được học ở trường; bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức liên quan khác
Trang 6- Việc hướng dẫn cho HS phải ôn tập, cách thức làm bài như thế nào cho tốt, chỉ cho các em thấy những điểm còn yếu cần khắc phục sau khi kiểm tra chưa thực
hiện được nhiều nhưng GV vẫn yêu cầu HS phải làm bài tốt
Trang 7- Kết quả KT-ĐG HS chưa chính xác, chưa phản ánh được kết quả học tập trong cả quá trình Việc cho điểm không thống nhất giữa GV trong cùng một trường và giữa các trường còn khá phổ biến.
Trang 8Vì vây, đối với môn Công nghệ giáo viên cần
nắm vững quy trình biên soạn đề kiểm tra, xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể
cho từng phần, chương, bài là rất cần thiết
Trang 92 Quy trình biên soạn đề kiểm tra
môn Công nghệ
• Bước 1 Xác định mục đích của đề kiểm tra
• Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra
• Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng
mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
• Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận
• Bước 5 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án)
và thang điểm
• Bước 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm
tra
Trang 10Bước 1
Xác định mục đích của đề kiểm tra
khi biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào
1.Mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra 2.Căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn học và thực tế học tập của HS
3 Cơ sở vật chất của nhà trường về môn Công nghệ để xây dựng mục đích của đề kiểm tra
cho phù hợp.
4 Căn cứ vào chương trình giảm tải của BGD
Trang 11Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra
- Xuất phát từ đặc điểm của môn học Công nghệ giáo viên cần xác định các hình thức kiểm tra: + Kiểm tra lý thuyết;
Trang 12Bước 2.
Các hình thức kiểm tra viết:
1 Đề kiểm tra tự luận :
* Ưu điểm:
- Kiểm tra tự luận phù hợp với thói quen của GV,HS;
- Dễ ra đề, có thể ra đề dạng “mở” để HS vận dụng tổng hợp kiến thức;
- HS phải nắm vững kiến thức mới làm được bài;
- Đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS;
- Đánh giá được tư duy sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức của HS
Trang 14- Hạn chế chép bài hoặc trao đổi khi làm bài;
- Dễ chấm bài, có thể chấm bài bằng phương tiện hiện đại;
- Độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng đề, không phụ thuộc nhiều vào chủ quan của giáo viên
Trang 15- Dễ kiểm tra kiến thức, khó kiểm tra kỹ năng, khó
đánh giá tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức
Trang 16Bước 2.
• 3 Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức tự luận
và trắc nghiệp khách quan: Trong đề kiểm tra
có cả câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
• Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên
có nhiều phiên bản đề khác nhau
• Hoặc cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra
phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho HS làm phần tự luận.
Trang 17Bước 3 Thiết lập ma trận đề KT
Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí hai chiều của đề kiểm tra, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
• Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương
trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi
và tổng số điểm của các câu hỏi
• Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức
Trang 19Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu điểm= %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu điểm= TL%
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu điểm= %
Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu
Trang 20Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1 Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;
B2 Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3 Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương );
B4 Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5 Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %;
B6 Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7 Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8 Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9 Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết
Trang 21+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Trang 22Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận
* Nguyên tắc biên soạn câu hỏi theo ma
Trang 23• a Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn
• 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
• 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
• 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn
đề cụ thể;
• 4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
• 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ
hiểu đối với mọi học sinh;
Trang 24• 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
• 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi
hay nhận thức sai lệch của học sinh;
• 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
• 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
• 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác
nhất;
• 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên
đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
Trang 25• b Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
• 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
• 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề
kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
• 3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
• 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
• 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các
hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
Trang 26• 6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
• 7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ
những khái niệm, thông tin;
• 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
• 9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian
để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
• 10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic
mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Trang 27Bước 5 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án)
- Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để HS có thể tự đánh giá được bài làm của mình
Trang 28* Cách tính điểm
a Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia
đều cho tổng số câu hỏi
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi
câu hỏi được 0,25 điểm.
Trang 29• Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng
số câu hỏi Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm
• Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:10X /Xmax
• Trong đó
• + X là số điểm đạt được của HS;
• + Xmax là tổng số điểm của đề.
• Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả
lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32/40= 8điểm
Trang 30• b Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách1: Điểm toàn bài là 10 điểm Phân phối điểm cho
mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70%
thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần
lượt là 3 điểm và 7 điểm Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3/12 = 0,25điểm
Trang 31• Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai
phần Phân phối điểm cho mỗi phần theo
nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến HS hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai
là 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:
Trang 32+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Trang 33Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ
và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự
Trang 34c Đề kiểm tra tự luận
• Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Trang 35Bước 6.
Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
1 Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác
2 Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có
phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không?
Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
Trang 363.Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và
đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay
đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này,
GV có thể tham khảo).
4 Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang
điểm.
Trang 37ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Trang 38ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ 7
I MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh, mục tiêu đạt được sau khi được học các kiến thức về đất trồng , phân bòn, giống cây trồng và sâu bệnh hại cây
trồng Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các biện pháp sử dung cải tạo và bảo vệ đất, cách sử dụng các loại phân bón thông thường, biện pháp sản xuất
và bảo quản giống cây trồng,và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Đồng thời ứng dụng được các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất
II HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Kiểm tra lý thuyết
- Đề kiểm tra viết kết hợp 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
- Thời gian làm bài 45 phút
III THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Trang 392 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp tự luận và trắc
nghiệm khách quan)
Trang 40Cấp độ
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1
Đất trồng nhận biết Học sinh
được các loại đất
Hiểu mục đích của biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
Áp dung các biện pháp cải tạo đất vào trồng trọt
Chủ đề 2
Phân bón cách bón Biết các
phân dựa vào thời
kì bón
Nêu được tác hại khi bón phân không đúng cách
Trình bày được khái niệm, tác dung của phân bón
Số câu 3
Số điểm Số câu 1 Số điểm Số câu1 Số điểm Số câu1 Số điểm
2 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Trang 41Cấp độ
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao
Hiểu quy trình của phương pháp lai
Vân dụng biện pháp sản xuất giống cây trồng
Số câu1
Số điểm 1.0
Số câu1
Số điểm 0.25
5
Biết được các biện pháp hóa học phòng trừ sâu bệnh hại
Hiểu được tác dụng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
Trình bày được ưu nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại
Biết cách
sử dụng thuốc hóa học nhằm bảo vệ môi trường
Trang 42Cấp độ
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao
Trang 43I Khoanh tròn câu trả lời đúng
Câu 1: Mục đích của việc làm ruộng bậc thang là
a.Tăng bề mặt lớp đất trồng b.Gữi nước liên tục, thay nước thường xuyên.
c Tăng độ che phủ d Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế rửa trôi.
Câu 4: Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phá hoại cây trồng mạnh nhất vào thời
kì:( biết được giai đoạn phá hoại của côn trùng
a trứng b sâu non c nhộng
d Sâu trưởng thành.
Câu 5 : Ở địa phương em thường thấy khoai lang, cây sắn, cây mía được nhân giống
theo phương pháp nào dưới đây?
a Giâm cành b.Ghép mắt c Chiết cành d.Bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Trang 44II Lựa chọn các từ thích hợp “ Phấn hoa, nhị hoa, nhụy hoa, làm mẹ,
làm bố” điền vào chỗ trống trong các câu sau đây để hoàn thành
phương pháp lai:(1đ)
“Lấy ………1……….của cây dùng………2……… thụ phấn
cho…………3………của cây dùng …………4……… Sau đó,lấy hạt của cây dùng làm mẹ gieo trồng ta được cây lai Chọn các cây có đặc tính tốt làm giống”
II Ghép các câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho phù hợp
và ghi kết quả vào cột C (1đ)
A Chống chịu được sâu bệnh
C Tránh được thời kì sâu bệnh phát sinh
D Tăng sức chống chịu của cây
E Trừ mầm mống sâu bệnh
2- 3-
Trang 451-B Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: Phân bón là gì? Tác dụng của phân bón trong trồng
trọt? Bón phân không đúng có ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng? (2.0 đ)
Câu 2: Vai trò của giống cây trồng? Tiêu chí của 1 giống cây
trồng tốt? (2.0đ)
Câu 3: Thế nào là biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu
bệnh hại là gì? Nêu ưu điểm và nhược điểm của biện pháp hóa học(2.0đ)
Câu 4: Để cải tạo đất người ta thường trồng xen cây nông
nghiệp với cây phân xanh nào? Bòn vôi có tác dụng gì trong trông trọt? (1.0đ)
Trang 46Câu 1 2 3 4 5
V HƯỚNG DẪN CHẤM THANG ĐIÊM
A PHẦN TRẮC NGHIỆM
I Khoanh tròn câu trả lời đúng
II Lựa chọn các từ thích hợp “, nhụy hoa, làm mẹ, Phấn hoa,
nhị hoa, làm bố” điền vào chỗ trống
1-Phấn hoa 2-Làm bố 3-Nhụy hoa 4-Làm mẹ
II Ghép các câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C
1- E, 2-C, 3-A
B Phần tự luận:
Trang 47Câu Đáp án Biểu
điểm Câu 1
(2,0điểm) *Phân bón: là thức ăn do con người bổ sung cho cây trống Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm, lân, kali
* Tác dụng: Làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản
* Lưu ý; bón phân không đúng: quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản
( 1.0 đ ) (0.5đ) (0.5đ)
Câu 2
(2,0điểm) * Vai trò của giống cây trồng- Tăng năng suất và chất lượng nông sản
- Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng
(0.25 đ) (0.25 đ) (0.25 đ)
Câu 3
(2,0điểm) * Biện pháp hóa học:- Là sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt sâu bệnh
- Ưu điểm: ít tốn công, tiêu diệt sâu bệnh nhanh
- Nhược điểm: gây độc cho con người, vật nuôi, giết chết các sinh vật khác, gây ô nhiễm môi trường
- Lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học: Phun đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, phun theo chiều gió….
(0.5đ) ( 0.5đ) ( 0.5đ) (0.5đ)