Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt. Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty...) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn.cần dẫn nguồnTrong tiếng Việt, chứng khoán còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví dụ như trong từ sàn giao dịch chứng khoán. Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành. Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (bookentry) hoặc dữ liệu điện tử.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
- -ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá cổ phiếu
TAC
Trang 21 Nền kinh tế 2013
Nhận định chung: Kinh tế vĩ mô năm 2013 đã từng bước ổn định Tăng trưởng và sản xuất đã có sự chuyển biến tích cực đi lên về cuối năm Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn còn ở mức thấp, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn là những vấn
đề tiếp tục đặt ra cho năm 2014
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Lạm phát tiếp tục ổn định Cán cân thanh toán quốc tế năm 2013 dự báo thặng dư Vốn FDI tăng mạnh thể hiện việc tái lập niềm tin trong trung hạn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam Thị trường tiền tệ - ngoại hối ổn định Tình trạng nợ xấu có sự cải thiện hơn nhờ nỗ lực tái cơ cấu nợ và
xử lý nợ xấu từ phía các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước Nhờ
đó đã giúp tháo gỡ khó khăn về chi phí tài chính cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn
Sản xuất có dấu hiệu cải thiện
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu cải thiện vào cuối năm nhờ xuất khẩu tăng khá
Doanh nghiệp bớt khó khăn hơn với số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động có xu hướng tăng dần qua từng tháng (so với cùng kỳ) và số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã tăng thấp hơn so với các tháng trước
Cơ cấu tín dụng tích cực hơn khi tập trung phục vụ cho sản xuất và hỗ trợ thị trường
Mặc dù sản xuất được cải thiện nhưng nền kinh tế vẫn còn khó khăn:
Trang 3Sức mua của người dân chậm cải thiện, thể hiện qua mức hàng hóa bán
lẻ và dịch vụ tiêu dùng cũng như vận chuyển hàng hóa tăng chậm hơn cùng kì năm trước
Sản xuất và doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn Tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong bối cảnh tổng cầu thấp
Thu ngân sách thấp hơn kế hoạch Điều này đã ảnh hưởng đến cân đối ngân sách trung hạn
1 Tổng quan về ngành chế biến dầu thực vật
Công nghệ chế biến thực phẩm xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 – 2015 (chiếm 13% nhu cầu
nhân lực cao toàn quốc)
10 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới
Nguồn: Dantri.com.vn/
Trang 4ROA, ROE của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm là cao: dưới
góc độ khả năng sinh lời, thống kê của Vietnam Report trên danh sách V1000 (1.000 DN đóng thuế cao nhất VN năm 2013) cho thấy, ngành thực phẩm - đồ uống có chỉ số ROE và ROA cao thứ hai trong các ngành kinh doanh, chỉ sau ngành viễn thông Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm - đồ uống cũng thuộc top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng - tài chính - bảo hiểm, viễn thông, khoáng sản - xăng dầu, xây dựng - BĐS - VLXD
Ngành chế biến dầu ăn có tiềm năng tăng trưởng tốt:
Hiện mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân 7 đến 8 kg/người/năm, mức tiêu thụ này còn thấp so với khuyến cáo của WHO là cần đến 13,5 kg người /năm (Bình quân tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới năm 2010 là 17 kg/người/năm, còn ở Mỹ là 36 kg/người/năm), thêm vào đó, người dân sử dùng dầu ăn thay thế mỡ động vật ngày càng nhiều nên dự báo lượng tiêu thụ
sẽ gia tăng ở thị trường Việt Nam
Mức tiêu thụ dầu thực vật tính trên đầu người ở Việt Nam
Trang 5Nguồn: Foreign Agricultural service/USDA,GAIN (Global
Agricultural Information Network) report, 2012.
Dự kiến phát triển sản lượng dầu tinh luyện ở Việt Nam ngày càng lớn Việt Nam có khoảng 35 doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dầu thực
vật trên thị trường nội địa, phần lớn là các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), các thương hiệu được biết đến nhiều là Tường An, Neptune, Mezan và Simply Sản lượng dầu thực vật tinh luyện tăng đều mỗi năm Năm 2011, sản lượng dầu thực vật tinh luyện các loại ở Việt Nam khoảng 750 ngàn tấn, tăng 7% so với năm trước Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương, giai đoạn
2011-2015, Việt Nam sản xuất 1.138 ngàn tấn dầu tinh luyện, 268 ngàn tấn dầu thô
và xuất khẩu 50 ngàn tấn dầu các loại
Sự phát triển sản lượng dầu tinh luyện ở Việt Nam
Trang 6Nguồn: Foreign Agricultural service/USDA,GAIN (Global Agricultural Information Network) report, 2012.
Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dầu thực vật Việt Nam phần lớn dựa vào nhập khẩu Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam chủ yếu sử
dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu như dầu cọ, dầu đậu nành; nguồn trong nước như dầu mè, dầu phộng, dầu cám gạo… Cọ và đậu nành là hai loại hạt được sử dụng nhiều nhất (chiếm khoảng 65% cơ cấu nguyên liệu sản xuất dầu thực vật trên thế giới) chủ yếu nhờ giá thành rẻ Trong cơ cấu sản xuất dầu thực vật tại Việt Nam, dầu cọ chiếm khoảng 60% và dầu nành chiếm khoảng 30% Tuy nhiên gần như 100% nhu cầu dầu cọ và dầu nành của Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu Nguyên nhân là do trong nước chỉ chủ động được một số loại cây có dầu vốn là thế mạnh như lạc, vừng ở quy mô nhỏ và giá cả các loại dầu này sau khi chiết xuất lại có giá thành cao hơn cả dầu nành, dầu
cọ nhập khẩu Chính việc phụ thuộc đến 90% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến giá bán của các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc và giá nguyên liệu thế giới và tạo tính thiếu bền vững cho các doanh nghiệp trong ngành
Trong năm 2011 nhập 734 ngàn tấn dầu thô và dầu tinh luyện các loại Dầu thô được nhập khẩu là dầu cọ từ Indonesia, Malaysia, Campuchia và Mỹ; dầu đậu nành từ Argentina, Malaysia, Thailand, Brazil và Hàn Quốc Nhập khẩu một ít dầu cải, dầu ô liu và dầu hướng dương Phần lớn dầu đậu nành và
Trang 7dầu cọ nhập khẩu được dùng làm thực phẩm, số ít dùng trong công nghiệp và
mỹ phẩm
Lượng dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam
Nguồn: Foreign Agricultural service/USDA,GAIN report, 2012; Tổng
cục hải Quan.
Từ năm 2010, lượng xuất khẩu dầu thực vật của Việt Nam bắt đầu gia tăng Hiện chưa có số liệu chính thức về xuất khẩu dầu thực vật của Việt
Nam, nhưng theo dữ liệu từ Global Trade Atlas, năm 2011, Việt Nam xuất khẩu trên 35 ngàn tấn dầu các loại với trị giá khoảng 45 triệu USD
Các nước nhập khẩu loại dầu thực vật từ Việt Nam
Trang 8Nguồn: Foreign Agricultural service/USDA,GAIN report, 2012;
Global Trade Atlas
2 Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An
2.1Sơ lược về Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An
Vốn điều lệ: 189.802.000.000 đồng
KL CP đang niêm yết: 18.980.200 CP
KL CP đang lưu hành: 18.980.200 CP
Giá CP hiện tại (10/01/2014): 44.800 VND/CP
Lịch sử hình thành:
• Từ trước năm 1975 tiền thân của Tường An là cơ sở sản xuất nhỏ tên gọi Tường An Công ty do một người Hoa làm chủ Sau ngày giải phóng, cơ sở được Nhà nước tiếp qiản và chuyển tên là Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty
• Ngày 20/11/1977, Bộ lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTPTC chuyển Xí Nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty thành Xí Nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam, sản lượng sản xuất hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch
• Tháng 7/1984 Nhà máy dầu Tường An là đơn vị thành viên của Liên hiệp các Xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập
• Từ 1991 đến 10/1994 đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất thiết bị, xây dựng mạng lưới phân phối chuẩn bị hội nhập
• Ngày 04/06/2004 Nhà máy dầu Tường An thuộc Công ty dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam thành Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An
• Ngày 26/12/2006 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HCM
Trang 9• Công ty bắt đầu niêm yết với mã cổ phiếu TAC ngày 26/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh
Hoạt động chính: TAC là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh
các loại dầu thực vật với các nhóm sản phẩm chính bao gồm: dầu chiên xào, dầu cao cấp và dầu đặc Trong đó, dầu chiên xào là dòng sản phẩm chính chiếm gần 90% doanh thu và 50% lợi nhuận của TAC nhưng lại có biên lợi nhuận thấp nhất do mức độ cạnh tranh gay gắt nhất
Thị phần đang có xu hướng sụt giảm: Cùng với Cái Lân, Tường An
là một trong hai nhãn hiệu dầu ăn phổ biến nhất với độ nhận biết trên 90% số người tiêu dùng được hỏi Tuy nhiên kết quả khảo sát của W&S cũng cho biết, trong khi nhóm khách hàng có độ tuổi từ 20 – 29 ưa chuộng nhãn hiệu Neptune (39%) thì nhóm khách hàng từ 30 tuổi trở lên lại ưa thích sử dụng dầu ăn Tường An (29%) Như vậy Tường An đang trở nên kém ưu thế dần so với các nhãn hàng dầu ăn khác hiện có trên thị trường Thêm vào đó sự tràn vào của các hãng dầu ăn nước ngoài đang là mối đe dọa đối với Tường An
Cơ chế mua nguyên vật liệu chưa minh bạch: Vocarimex – Công ty
mẹ của TAC cũng tham gia vào việc chào bán nguyên vật liệu cho TAC và chủ tịch HĐQT của TAC là người trực tiếp lựa chọn nhà cung cấp Tuy nhiên chủ tích HĐQT cũng là thành viên trong Ban Tổng Giám đốc của Vocarimex Điều này tạo ra mâu thuẫn lợi ích cũng như thiệt hại cho các cổ đông của TAC khi giá nguyên liệu của TAC có thể không cạnh tranh bằng giá nguyên liệu của các Công ty dầu ăn khác như Cái Lân – đối thủ cạnh tranh chính của TAC Tuy nhiên, một điểm tích cực được ghi nhận là tỷ lệ mua nguyên liệu từ Vocarimex của TAC trong thời gian gần đây đang có xu hướng giảm dần, từ mức khoảng 85% trong các năm trước xuống còn khoảng 60% trong năm
2011 và 2012, phản ánh phần nào khả năng chi phối của Vocarimex đối với TAC có thể đang giảm xuống
Trang 102.2.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ số khả năng thanh toán
Tỷ suất thanh toán tiền
mặt
0,
24
0,
16
0,
32
Tỷ suất thanh toán nhanh 0,
34
0,
26
0,
48
Tỷ suất thanh toán hiện
Hệ số thanh toán hiện thời của TAC có biến động qua các năm và đang
có xu hướng giảm Trong năm 2010, TAC duy trì được hệ số thanh toán hiện thời khá tốt, nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống và năm 2012 tuy có tăng lên nhưng chưa đạt mức của năm 2010 Dù vậy, hệ số thanh toán hiện thời trên 1 vẫn đảm bảo cho TAC có thể thanh toán những món nợ đến hạn đầy đủ và đúng hạn Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh của TAC chưa đạt tiêu chuẩn, do hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn Do đặc điểm của ngành chế biến thực phẩm, công ty cần phải có chiến lược dự trữ nguyên liệu nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cũng như
để ổn định giá thành sản phẩm đầu ra Điều này một phần cũng tác động đến việc công ty phải sử dụng các nguồn vay nợ để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
2.2.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn và khả năng trả nợ
Nợ dài hạn/Vốn CSH 0,
15
0,
09
-
Nợ dài hạn/Tổng Tài sản 0,
06
0,
03
-
Nợ ngắn hạn/Vốn CSH 1, 1, 1,
Trang 1140 83 65
Nợ ngắn hạn/Tổng Tài
sản
0,
55
0,
63
0,
62
Tổng nợ/Vốn CSH 1,
55
1,
93
1,
65
Tổng nợ/Tổng Tài sản 0,
61
0,
66
0,
62
Đòn bẩy tài chính 0,
39
0,
34
0,
38
Tỷ trọng nợ so với vốn chủ sở hữu của TAC ở mức khá lớn Hiện tại,
nợ phải trả chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nguồn vốn của công ty và liên tục duy trì trong các năm Điều này tiềm ẩn rủi ro về khả năng trả nợ của công ty bởi vì vốn vay nhiều sẽ gâp áp lực lớn cho công ty trong việc trả lãi vay Trong trường hợp công ty không sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả thì rủi ro này là rất lớn
Đòn bẩy tài chính duy trì mức trung bình khoảng 0,37 qua các năm cho thấy cơ cấu vốn của TAC không thay đổi Vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản Đây cũng là mức trung bình so với các công ty thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm
2.2.3 Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng
Chỉ số tăng trưởng
Năm 2011, do thị trường khó khăn cộng với sự tăng giá đột biến của nguyên liệu nhập khẩu mà lợi nhuận của TAC sụt giảm đáng kể (giảm 71% so với năm 2010) Sau đó đến năm 2012, mức tăng trưởng lợi nhuận đã được
Trang 12phục hồi, tăng 153% nhưng về con số tuyệt đối vẫn chưa thể bằng mức lợi nhuận của năm 2010
Sự xuất hiện của nhiều nhãn hàng dầu ăn nhập khẩu cũng như sự đa dạng hóa sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là Công ty Cái Lân cũng gây không
ít khó khăn cho TAC Về chiến lược kinh doanh, TAC không hề có thêm một nhãn hàng mới nào cho đến nay Đây là một trong những điểm bất lợi trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay
2.2.4 Nhóm chỉ tiêu sinh lời
Chỉ số sinh lời
Giá trị sổ sách/một cổ phiếu
Doanh số/một cổ phiếu (S)
171.6
03
233.5
24
212.4
11
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
4.6
19
1.3
29
3.3
64 Trước hết ta phân tích chỉ số ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản) Tương ứng với mức tăng trưởng lợi nhuận ta thấy ROA của năm 2011 có sự sụt giảm
rõ rệt và bắt đầu phục hồi lại vào năm 2012 Chỉ số ROE cũng có mức biến động tương tự Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu không biến động nhiều, do đó
sự biến động của hai chỉ số này chỉ phụ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận
Xét về lãi trên 1 cổ phiếu, chỉ số EPS chỉ ra rằng, nếu không kể đến sự sụt giảm đáng kể vào năm 2011, lãi trên cổ phiếu đạt mức trung bình dao động từ 3.500 – 4500 VND/CP Đây cũng là mức trung bình của thị trường so với các công ty cùng trong ngành chế biến thực phẩm, và cũng không phải là một mức quá hấp dẫn Chưa kể đến sự sụt giảm lợi nhuận đột ngột và giảm
Trang 13sâu trong năm 2011 thì ý kiến đầu tư vào cổ phiếu TAC chưa phải là một lời khuyên có tính thuyết phục cao
2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu theo mô hình
Dupont
Tỷ suất sinh lời của tài sản
3,
45
4,
30
4,
02
Tỷ suất sinh lời của doanh thu 2,69% 0,57% 1,58%
Đòn bẩy tài chính 0,
39
0,
34
0,
38
Khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu
Khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu của TAC khá thấp, cho thấy TAC chưa có một chính sách bán hàng hiệu quả Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2010 dừng ở mức 2,69% và trong năm 2011 giảm mạnh xuống 0,57%, sau đó lại tăng lên 1,58% Đây cũng là đặc trưng của ngành chế biến thực phẩm cũng như phù hợp với điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay
Tỷ lệ tạo doanh thu từ tài sản
Tổng tài sản của TAC hầu như không tăng trưởng trong ba năm 2010 –
2012 Doanh số trong năm 2011 và 2012 có tăng không nhiều so với năm
2010 và duy trì ở mức trung bình 4 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 4 đồng doanh thu Như vậy doanh thu của TAC khá ổn định Sự sụt giảm lợi nhuận là do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu nhập khẩu
Đòn bẩy tài chính (TTS/VCSH)
Tỷ trọng nợ so với vốn chủ sở hữu của TAC ở mức khá lớn Hiện tại,
nợ phải trả chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nguồn vốn của công ty và liên tục
Trang 14duy trì trong các năm Điều này tiềm ẩn rủi ro về khả năng trả nợ của công ty bởi vì vốn vay nhiều sẽ gâp áp lực lớn cho công ty trong việc trả lãi vay Trong trường hợp công ty không sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả thì rủi ro này là rất lớn
Đòn bẩy tài chính duy trì mức trung bình khoảng 0,37 qua các năm cho thấy cơ cấu vốn của TAC không thay đổi Vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản Đây cũng là mức trung bình so với các công ty thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm
3 Khuyến nghị đầu tư
Dựa trên việc phân tích các chỉ số trên đây, ta có thể thấy rằng mức tăng trưởng trung bình của TAC trong những năm gần đây rất thấp, thậm chí không tăng trưởng Trong khi đó mức tăng trưởng toàn ngành là vào khoảng 9% Điều này cho thấy hoạt động của TAC không hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
Thêm vào đó chính sách mua nguyên liệu không hợp lý, sự yếu kém trong cạnh tranh đã khiển TAC mất dần thị phần
Do đó, khuyến nghị của Tôi đưa ra là nên Bán cổ phiếu TAC hoặc không nên đầu tư dài hạn vào cổ phiếu này