Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt.Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty...) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn.cần dẫn nguồnTrong tiếng Việt, chứng khoán còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví dụ như trong từ sàn giao dịch chứng khoán.Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành.Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (bookentry) hoặc dữ liệu điện tử.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá cổ phiếu STB 1 I. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 1. Những điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến ngành ngân hàng 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Trong đó, quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%. Như vậy, mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng vẫn được đánh giá là cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong tổng mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67% xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước và đóng góp vào mức tăng chung 2,09%. Khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012 và đóng góp vào GDP 2,85 điểm phần trăm. Về tốc độ sử dụng GDP trong năm nay, , tiêu dùng cuối năm tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62% điểm phần tram, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,0% điểm phần trăm do xuất siêu 1.2. Lạm phát Lạm phát cả năm 2013 có khả năng đạt khoảng 6,15% và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Theo nhận định từ Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có thể nói mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2013 gần 2 như đã thành hiện thực theo chỉ tiêu đề ra (tăng 8% theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của Quốc hội và tăng 6-6,5% theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chỉnh phủ). Kể từ tháng 6/2013 trở lại đây, tốc độ tăng CPI theo tháng có xu hướng tăng cao hơn so với đầu năm và đạt mức cao nhất trong 2 tháng cuối của quý III/2013 (tháng 8/2013: 0,83% và tháng 9/2013: 1,06%), tuy nhiên tốc độ tăng lại có biểu hiện giảm trong tháng 10/2013 (0,49%) và tiếp tục giảm mạnh trong tháng 11/2013 (0,34%). Kết quả cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát mới đây cũng cho thấy, các TCTD kỳ vọng CPI tháng 12/2013 chỉ tăng 0,62% so với tháng 11/2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ 2 năm trước (0,27% tháng 12/2012 và 0,53% tháng 12 năm 2011). Trong báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2013, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng dự báo lạm phát cả năm 2013 không quá 6,3%. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, có thể nói Việt Nam đã đạt được thành công trong công cuộc kiểm soát lạm phát trong năm 2013. Năm 2013 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ, qua đó giúp ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong những năm vừa qua, trước những con sóng suy giảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ động đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, lạm phát đã được kiểm soát thành công, lạm phát tính theo năm đã giảm rõ rệt, từ mức 23,02% tháng 8/2011 3 (so với cùng kỳ) xuống mức 7,5% (tháng 8/2013) và 5,78% (tháng 11/2013). Theo kết quả khảo sát gần đây, lạm phát trong năm 2014 được các TCTD kỳ vọng chỉ tăng ở mức một con số, với mức tăng trung bình 6,74%, mức kỳ vọng này nằm trong ngưỡng mục tiêu đề ra của Quốc hội (khoảng 7%). Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn là một thách thức lớn đối việc việc kiểm soát lạm phát năm 2014. Bởi vì, thứ nhất là theo nhận định của các TCTD việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý tiếp tục là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến diễn biến lạm phát trong năm 2014. Thứ hai là với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn trong năm 2014 (5,8%), nới lỏng bội chi ngân sách lên 5,3% GDP, cùng với phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ thì mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ lại tạo ra áp lực lớn cho cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ. 1.3. Lãi suất Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tín dụng linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế. Thực hiện chỉ đạo trong các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trong năm 2013 là: Tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ; chủ động điều hành cung ứng tiền nhằm ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo tính thanh 4 khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần kiềm chế lạm phát ở mức thấp và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành tín dụng linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các TCTD, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế. Chỉ đạo các TCTD nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, áp dụng lãi suất cho vay mới ở mức hợp lý, xem xét tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cũ xuống dưới 13%/năm trên cơ sở khả năng tài chính nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ vay vốn giữa doanh nghiệp với các TCTD như gia hạn nợ, xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tính toán miễn và giảm lãi vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận được những khoản vay mới. Trong năm 2013, NHNN đã giảm 2%/năm đối với các mức lãi suất điều hành, giảm 3%/năm đối với trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND dành cho các lĩnh vực ưu tiên, giảm 1%/năm trần lãi suất tiền gửi VND, cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 6 tháng trở lên. Để giảm dần mặt bằng lãi suất theo lộ trình đề ra và ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã chuẩn bị các biện pháp cần thiết để chủ động hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho các TCTD tại các thời điểm nhu cầu thanh toán cao; đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động. Với các giải pháp điều hành kết hợp với điều hành linh hoạt cung ứng tiền, mặt bằng lãi suất năm 2013 tiếp tục giảm 2-5%/năm, tương đương 5 mức lãi suất trong các năm 2005-2006, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định. Mặc dù lãi suất giảm, nhưng tiền gửi tiếp tục tăng. Tính đến ngày 12/12, nguồn vốn huy động tăng 15,61% so với cuối năm 2012, trong đó tiền gửi ngoại tệ tăng 13,7%, tiền gửi VND tăng 15,93%. Thanh khoản của hệ thống các TCTD tiếp tục cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của toàn hệ thống. Trong năm 2013, mặt bằng lãi suất ổn định và tiếp tục giảm. Đến cuối năm 2013, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dao động quanh mức 2-5%/năm tùy theo kỳ hạn, lãi suất huy động và cho vay VND trên thị trường giảm 2-5%/năm, tương đương với mức lãi suất trong các năm 2005-2006, từng bước chấm dứt tình trạng cạnh tranh qua lãi suất. Bên cạnh các biện pháp điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông để giảm dần mặt bằng lãi suất, NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với 5 lĩnh vực ưu tiên gồm: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể là, điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên theo xu hướng giảm của trần lãi suất tiền gửi VND. NHNN đã tiến hành hỗ trợ nguồn vốn và giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với 7 TCTD để khuyến khích các TCTD tiếp tục cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đến cuối tháng 11/2013, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 17% so với cuối năm 2012; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%, công nghiệp hỗ trợ tăng 10,84%. 6 Để giảm dần tình trạng tồn kho thị trường bất động sản, NHNN đã phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 11/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP. Để triển khai áp dụng Thông tư này, NHNN đã dành 30.000 tỉ VND để tái cấp vốn hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay hỗ trợ nhà ở, thời hạn cho vay có thể kéo dài 10 năm với mức lãi suất tái cấp vốn hiện nay là 4,5%/năm. Kết quả bước đầu, đến cuối tháng 11/2013, các NHTM đã giải ngân cho 1.236 khách hàng với tổng dư nợ 470,8 tỉ đồng. Đầu tháng 12/2013, NHNN đã đề xuất và được Chính phủ chấp thuận thực hiện cho vay tái cấp vốn đối với trái phiếu đặc biệt với mức lãi suất thấp hơn 2% so với lãi suất tái cấp vốn do NHNN quy định tại từng thời kỳ, giúp kích thích giải quyết nợ xấu nhanh hơn. Đây được coi là biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, đồng thời là yếu tố quan trọng để các TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Tính đến ngày 12/12, tín dụng toàn hệ thống TCTD tăng 8,83% so với cuối năm 2012, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra (12%) nhưng hiệu quả và chất lượng tín dụng cải thiện rõ rệt, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện theo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm cả về tỉ trọng và con số tuyệt đối. Tóm lại, điều hành tín dụng và lãi suất năm 2013 tiếp tục gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương giảm dần tỉ trọng tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển, tập trung nguồn vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong đó, mục tiêu cuối cùng và quan trọng hàng đầu là tiếp tục 7 giảm dần mặt bằng lãi suất theo lộ trình đề ra, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và hỗ trợ thị trường. Trong năm 2014 và những năm tiếp theo, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất cho vay cho phù hợp với mức lãi suất phố biến trên thị trường quốc tế, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 2.Tình hình thế giới Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. 3. Triển vọng của ngành ngân hàng 8 Tỷ lệ NIM thu hẹp. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, thanh khoản ngân hàng dồi dào đã tạo điều kiện để NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất từ đầu năm 2012 đến nay. Theo đó, lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động đã giảm từ 7-8% so với đầu năm ngoái. Lãi suất cho vay cũng giảm tuy nhiên tốc độ giảm chậm hơn lãi suất huy động. Dựa trên dự báo lạm phát ở mức 6-7% trong năm 2013, chúng tôi kỳ vọng lãi suất huy động sẽ giữ ở mức 7% và lãi suất cho vay bình quân có thể tiếp tục giảm thêm 1-2% trong thời gian tới. Theo đó, tỷ lệ lãi biên (NIM) có thể tiếp tục bị thu hẹp. Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng cải thiện từ nửa sau của năm 2013. Tính đến ngày 31/5/2013 tín dụng chỉ tăng trưởng 2,98% so với mục tiêu 12% mà NHNN đặt ra cho cả năm. Tỷ lệ hàng tồn kho lớn, nhu cầu tiêu dùng yếu và tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao là nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng của tín dụng. Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng tín dụng chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu cải thiện khá rõ ràng. Tăng trưởng tín dụng đã thoát khỏi trạng thái âm từ tháng 3/2013, tăng lên 1,4% vào tháng 4/2013, đạt 2,98% vào tháng 5/2013 và có thể đẩy nhanh hơn trong nửa cuối năm 2013 nhờ: (1) Sự phục hồi của nền kinh tế theo tính mùa vụ; (2) Triển khai gói 30.000 tỷ hỗ trợ thị trường bất động sản; (3) VAMC ra đời sẽ tác động tích cực đến quá trình giải quyết nợ xấu; (4) Các gói tín dụng ưu đãi liên tục được ngân hàng đưa ra trong thời gian gần đây; (5) Lãi suất cho vay bình quân tiếp tục giảm. Đây là những chỉ báo tích cực tạo cơ sở cho tín dụng tăng trưởng trong nửa sau của năm 2013. Theo đó, BVSC cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 10-12% trong năm 2013 là có thể đạt được. 9 Chi phí dự phòng vẫn ở mức cao do nợ xấu tiếp tục gia tăng. Việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao ở những năm trước trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp, cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể. Hệ quả là chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng làm lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm trong năm 2012. Mặc dù NNHN công bố tỷ lệ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm từ 8,6% xuống 6% trong Q1/2013, tuy nhiên tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay sẽ khiến nợ xấu có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Thêm vào đó, một điều đáng quan ngại là tỷ lệ nợ xấu trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số được các NHTM công bố. Do đó, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai. Lợi nhuận ngân hàng dự báo không cải thiện nhiều trong năm 2013. Mặc dù tăng trưởng tín dụng kỳ vọng sẽ khởi sắc từ đầu quý 2 nhưng ngành ngân hàng vẫn phải tiếp tục đối mặt với khó khăn khác như tỷ lệ lãi biên (NIM) có xu hướng giảm, nguy cơ nợ xấu gia tăng và chi phí dự phòng ở mức cao. Quan điểm đầu tư. Trong ngắn hạn, ngân hàng không phải là ngành hấp dẫn để đầu tư. Tuy nhiên khó khăn hiện tại sẽ tạo sự phân hóa rõ nét hơn giữa nhóm ngân hàng có cơ sở khách hàng ổn định, quản trị rủi ro tốt và nhóm ngân hàng yếu kém. Những ngân hàng có quy mô lớn, năng lực tài chính mạnh vẫn có khả năng mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động, chiếm lĩnh thị trường, bứt phá để tạo đà cho các bước phát triển tiếp theo. Bên cạnh đó, quá trình tái cấu trúc hệ thống sẽ giúp ngành ngân hàng hoạt động lành mạnh và tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai. Ngoài ra, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều tiềm năng khai 10 [...]... những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011 2012: Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh... Khuyến nghị đầu tư Cổ phiếu STB đang giao dịch gần ngưỡng kháng cự 17.4 đã thiết lập hồi đầu tháng 12 với hệ số P/E đang rất cao so với trung bình ngành Giá cổ phiếu STB được dự đoán có nhiều khả năng giảm trong thời gian tới Theo phương pháp so sánh chỉ số, cổ phiếu STB được định giá ở mức 13.5, thấp hơn 22% so với mức giao dịch hiện tại là 17.3, khuyến nghị 'BÁN' đối với cổ phiếu STB 19 DANH MỤC TÀI... đặc biệt ở phân khúc bán lẻ và dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Do đó, nhà đầu tư Dài hạn nên xem xét tích lũy những cổ phiếu ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị rủi ro tốt và định giá hấp dẫn II/ Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín – Sacombank (STB) 1 Quá trình hình thành và phát triển 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP)... hành tự do và tính thanh khoản cao Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường 14 Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank... Bộ và Tây nguyên 2008:Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào 2009:Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu. .. tân Bình, Thành Công và Lữ Gia 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng /cổ phiếu để tăng vốn... phiếu vàng của Việt Nam Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và. .. Tên cổ đông Tỷ lệ Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam 10.3% Trần Phát Minh 4.8% Trầm Trọng Ngâm 4.79% Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Exim 4.73% CTCP đàu từ tài chính Sài Gòn Á Châu 2.49% Trầm Khải Hòa 2.08% Cổ đông khác 70.82% 15 3 Phân tích cơ bản cổ phiếu STB ( 3 quý đầu năm 2013 ) Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: 12Q2 Thu 12Q3 12Q4 13Q1 13Q2 13Q3 1,675.5 1,789.4 1,810.8 1,630.9 1,606.9... Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005 Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bước đầu thực... đạt gần 70% so với kế hoạch là 3,200 tỷ đồng STB có rất nhiều khả năng đạt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trong năm nay Các chỉ số lợi nhuận ROA và ROE của STB đều giảm nhẹ so với cùng kì năm ngoái (lần lượt là 1.08% xuống 1.05% và 11.11% xuống 10.09%) do sự tăng trưởng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn hơn sự tăng trưởng của lợi nhuận Tính thanh khoản của STB khá tốt khi tỉ lệ cho vay/ tiền gửi khách . NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá cổ phiếu STB 1 I. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 1 tính thanh khoản cao. Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường. 14 Tháng. nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố. Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh